Sơ bộ về một số loại hình đánh giá trong giáo dục
Mục lục
- 1 Đôi nét về đánh giá tổng kết và đánh giá quá trình
- 2 Sơ bộ về đánh giá sơ khởi và đánh giá chẩn đoán
- 3 Những điểm chính yếu về đánh giá theo chuẩn và đánh giá theo tiêu chí
- 4 Một số vấn đề chung về đánh giá chính thức và không chính thức
- 5 Đặc điểm cơ bản của đánh giá khách quan và chủ quan
- 6 Một số lưu ý trong đánh giá cá nhân và đánh giá nhóm
- 7 Đôi nét về đánh giá trên lớp học, đánh giá dựa vào nhà trường, đánh giá trên diện rộng
- 8 Một số vấn đề cơ bản về suy ngẫm, tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng
- 9 Sơ bộ về đánh giá xác thực (Authentic Asessment)
- 10 Tiếp cận đánh giá năng lực sáng tạo (Alternative Assessment)
- 11 Những điểm chính yếu về đánh giá trên lớp học
- 12 Nguồn
Đôi nét về đánh giá tổng kết và đánh giá quá trình[sửa]
Xét theo tính liên tục và thời điểm đánh giá thì đánh giá trong giáo dục thường được chia thành các loại là đánh giá quá trình và đánh giá tổng kết.
- Xem chi tiết: Đôi nét về đánh giá tổng kết và đánh giá quá trình
Sơ bộ về đánh giá sơ khởi và đánh giá chẩn đoán[sửa]
Trọng tâm của GV trong những ngày đầu năm học là tìm hiểu từng HS và nhóm nói chung để tổ chức lớp học thành một tập thể lớp học có nề nếp.
- Xem chi tiết: Sơ bộ về đánh giá sơ khởi và đánh giá chẩn đoán
Những điểm chính yếu về đánh giá theo chuẩn và đánh giá theo tiêu chí[sửa]
Xem xét dựa theo chuẩn tương đối của nhóm người cùng được đánh giá và chuẩn về mức độ thành thạo đáp ứng chuẩn mực mong đợi thì đánh giá trong giáo dục được chia thành các loại là đánh giá dựa theo chuẩn và đánh giá dựa theo tiêu chí.
Một số vấn đề chung về đánh giá chính thức và không chính thức[sửa]
Đánh giá chính thức là loại hình đánh giá có mục tiêu rất gần với đánh giá tổng kết hay đánh giá kết quả, dựa trên các thiết kế có dạng KT viết trên giấy, được chấm điểm nhằm đưa ra kết luận phân loại về người học.
Đặc điểm cơ bản của đánh giá khách quan và chủ quan[sửa]
Đánh giá chủ quan là hình thức đánh giá chất lượng của cái cần đánh giá dựa theo ý kiến riêng của người đánh giá.
- Xem chi tiết: Đặc điểm cơ bản của đánh giá khách quan và chủ quan
Một số lưu ý trong đánh giá cá nhân và đánh giá nhóm[sửa]
Việc đánh giá có thể được thực hiện riêng biệt cho một học sinh (đánh giá cá nhân) hoặc cho một nhóm học sinh (đánh giá tiến hành theo nhóm).
- Xem chi tiết: Một số lưu ý trong đánh giá cá nhân và đánh giá nhóm
Đôi nét về đánh giá trên lớp học, đánh giá dựa vào nhà trường, đánh giá trên diện rộng[sửa]
Căn cứ vào phạm vi đối tượng đánh giá (học sinh), có thể phân chia hệ thống đánh giá giáo dục phổ thông thành 3 loại là: đánh giá trên lớp học, đánh giá dựa vào nhà trường và đánh giá trên diện rộng.
- Xem chi tiết: Đôi nét về đánh giá trên lớp học, đánh giá dựa vào nhà trường, đánh giá trên diện rộng
Một số vấn đề cơ bản về suy ngẫm, tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng[sửa]
Tự suy ngẫm là việc người học xem xét tự đặt ra những câu hỏi liên quan đến mục tiêu, ước mơ... công việc và sự tiến bộ của bản thân.
Sơ bộ về đánh giá xác thực (Authentic Asessment)[sửa]
Đánh giá xác thực (hay còn gọi là đánh giá thực hoặc đánh giá qua thực tiễn hoặc đánh giá năng lực thực hành) là một thuật ngữ mới xuất hiện trong khoảng hai thập niên trở lại đây trong hệ thống lí luận về kiểm tra, đánh giá nhờ những đổi mới căn bản trong khoa học đo lường và kiểm tra, đánh giá.
- Xem chi tiết: Sơ bộ về đánh giá xác thực
Tiếp cận đánh giá năng lực sáng tạo (Alternative Assessment)[sửa]
Cũng giống như thuật ngữ “đánh giá xác thực”, thuật ngữ “đánh giá năng lực sáng tạo” (một số tài liệu dịch thuật là đánh giá phi truyền thống hay đánh giá thay thế) mới xuất hiện khoảng ba thập niên trở lại đây trong hệ thống lí luận về kiểm tra, đánh giá.
- Xem chi tiết: Tiếp cận đánh giá năng lực sáng tạo
Những điểm chính yếu về đánh giá trên lớp học[sửa]
Đánh giá trên lớp học là quá trình giáo viên thu thập thông tin trong từng bài học, hàng ngày, hàng tháng... phân tích và phản hồi thường xuyên kết quả thu được để tìm hiểu xem học sinh đã học thế nào, học được bao nhiêu, và có phản ứng tích cực hay tiêu cực đối với hướng tiếp cận giảng dạy của mình, từ đó điều chỉnh hoạt động dạy theo hướng nâng cao kết quả học tập cho mỗi học sinh.
- Xem chi tiết: Đánh giá trên lớp học
Nguồn[sửa]
- Tài liệu tập huấn Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh; môn Toán cấp trung học phổ thông; Vụ giáo dục trung học; 2014