Đôi nét về đánh giá tổng kết và đánh giá quá trình

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Xét theo tính liên tục và thời điểm đánh giá thì đánh giá trong giáo dục thường được chia thành các loại là đánh giá quá trình đánh giá tổng kết.

Đánh giá tổng kết (summative assessment)[sửa]

Đánh giá tổng kết hay còn gọi là đánh giá kết quả là đánh giá có tính tổng hợp, bao quát, nhằm cung cấp thông tin về sự tinh thông/thành thạo của HS ở các mặt nội dung kỉến thức, kĩ năng và thái độ sau khi kết thúc một khoá/lớp học hoặc một môn học/học phần/CT.

Xem chi tiết: Đánh giá tổng kết

Đánh giá quá trình (formative ossessment)[sửa]

Đánh giá quá trình là hoạt động đánh giá diễn ra trong tiến trình thực hiện hoạt động giảng dạy môn học/khoá học, cung cấp thông tin phản hồi cho GV nhằm mục tiêu cải thiện hoạt động hướng dẫn, giảng dạy. Đánh giá quá trình thường được thực hiện trong quá trình giảng dạy môn học/hay khoá học/lớp học. Đánh giá quá trình, còn được gọi là "Đánh giá giáo dục" được thực hiện để hỗ trợ cho việc nâng cao chất lượng dạy và học. Đánh giá quá trình có thể do GV hoặc đồng nghiệp hay do người học cùng thực hiện, cung cấp thông tin phản hồi về hoạt động học tập của người học và không nhất thiết được sử dụng cho mục đích xếp hạng, phân loại.

Xem chi tiết: Đánh giá quá trình

Đánh giá tổng kết và đánh giá quá trình trong một bối cảnh học tập thường được gọi lần lần lượt Đánh giá về kết quả học tập Đánh giá vì quá trình học tập hay vì sự tiến bộ của người học. Đánh giá về kết quả học tập thường có bản chất tổng kết và nhằm mục đích đo lường kết quả học tập của người học, xếp loại HS, đồng thời thông báo kết quả đánh giá đó cho người học, phụ huynh và cán bộ quản lí. Đánh giá về kết quả học tập thường diễn ra khi kết thúc một chương, phần, học kì, hay năm học. Đánh giá vì quá trình học tập hay vì sự tiến bộ của người học lại mang bản chất thường xuyên và được GV thực hiện nhằm rà soát điều chỉnh phương pháp giảng dạy cũng như lên kế hoạch giảng dạy tiếp theo cho từng người học và cả lớp.

Rss.jpg
Mời bạn đón đọc các bài viết tiếp theo bằng cách đăng kí nhận tin bài viết qua email hoặc like fanpage Thuvienkhoahoc.com để nhận được thông báo khi có cập nhật mới.

Nguồn[sửa]

Liên kết đến đây