Sơ bộ về đánh giá năng lực người học
Trước hết cần thống nhất cách hiểu: Đánh giá năng lực người học (sau khi học một nội dung, hay sau một giai đoạn học tập) cũng là một loại đánh giá trong giáo dục, có đối tượng đánh giá chính là năng lực chung, cốt lõi cần đạt.
Do đó, trước hết đánh giá năng lực người học phải tuân thủ các quy tắc, tính chất, kĩ thuật chung của đánh giá trong giáo dục, như đã điểm lại ở phần trên.
Ngoài ra, người tham gia đánh giá năng lực cần có hiểu biết về năng lực, các thành tố cấu trúc, các tiêu chuẩn, tiêu chí của nó (như vừa điểm lại ở phần trên) để có thể mô tả được các năng lực đó, tiến tới xây dựng được biến đánh giá, tạo công cụ đánh giá.
Nghĩa là, để đánh giá năng lực người học GV cần: Hiểu được các phương pháp đánh giá năng lực, vận dụng được chúng trong dạy học.
Để làm được GV cần hình dung trước diễn biến, dự kiến được cách thu thập và xử lí các thông tin phản hồi; có biện pháp điều chỉnh kịp thời cho mỗi tình huống. đánh giá được năng lực của người học qua các hoạt động cũng như theo thời gian, dựa theo chuẩn đã định (như đề cập ở phần tiếp theo).
Ta biết, trong DH theo hướng tiếp cận năng lực, việc đánh giá KQHT của HS không quá chú trọng việc KT khả năng tái hiện kiến thức đã học mà luôn chú trọng khả năng vận dụng sáng tạo tri thức trong những tình huống ứng dụng khác nhau.
Để đánh giá một năng lực người ta cần mô tả nó, coi đó như những tiêu chuẩn để từ đó cụ thể hoá theo các cấp độ thành các tiêu chí đánh giá (chẳng hạn như bảng trên). Sau đó, minh hoạ mỗi cấp độ đạt được qua lĩnh vực nội dung. Ket quả sự minh hoạ này được xem như chuẩn thành tích.
Dựa vào đó dự thảo bộ công cụ đánh giá. Với bộ công cụ có được, người ta đo lường trên đối tượng HS cụ thể. Qua phân tích, xử lí số liệu, biết được độ khó, độ phân biệt của mỗi câu hỏi mà điều chỉnh dần. Quá trình cứ thế lặp lại đến khi cỏ kết quả ổn định, nhàm đảm bảo được độ tin cậy và độ giá trị. Hơn nữa, nhờ công cụ đánh giá, dựa trên kết quả đo lường ta có thể tạo được thang đo năng lực.
I. Ta có thể tham khảo cách đánh giá năng lực người học của Úc[sửa]
Nước Úc đã xây dựng một thang đo (thang ĐG) Quốc gia, gồm 10 mức (band), từ band 1 đến band 10. Với thang này, mỗi lớp 3, 5, 7 và 9 sẽ được đo trên một phổ gồm 6 band, trong số 10 band đó. Chẳng hạn, với lớp 5 phổ để đo từ band 3 đến band 8. Khi một HS đạt mức thấp nhất trong 6 band thuộc phổ để đo của mỗi lớp được xem là chưa đạt chuẩn quốc gia. Còn nếu HS đạt từ mức 2 trở lên trong 6 mức thuộc phổ để đo của mỗi lórp được xem là đạt chuẩn quốc gia. Tất nhiên, khi HS nào đó đạt band 8, tức là đạt ở mức cao, có thể chuyển lên lớp trên để học.
- Xem chi tiết: Cách đánh giá năng lực người học của Úc
II. Tiếp cận đánh giá theo năng lực của PISA[sửa]
Các bài toán của PISA đều xuất phát íừ bối cảnh, tình huống và những vấn đề thực tiễn gắn với cuộc sống cá nhân, cộng đồng hay toàn cầu và có thể xảy ra hàng ngày. Các bài toán PISA đề cập nhiều phương diện, nhiều chủ để. Vì thế, đề thi PISA rất phong phú về chủng loại, bao phủ toàn bộ nội dung tương thích trong CT môn Toán ở trường phổ thông. Hơn nữa, chúng được thiết kế dưới dạng các bài tập, đa dạng, sinh động, có minh hoạ bẳng hình ảnh, bảng biểu, đồ thị và thách thức người giải bởi lời dẫn hay cách đặt các câu hỏi, từ dễ đến khó.
- Xem chi tiết: Cách đánh giá theo năng lực của PISA
Nguồn[sửa]
- Tài liệu tập huấn Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh; môn Toán cấp trung học phổ thông; Vụ giáo dục trung học; 2014