Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Xóa sẹo ở chân
Từ VLOS
Những vết sẹo ở chân có thể khiến bạn ngại ngùng khi diện những bộ váy hoặc quần short ngắn để lộ chân. Tuy không thể hoàn toàn xóa sạch sẹo, nhưng vẫn có các loại kem, gel, các sản phẩm y khoa và các liệu pháp tại nhà có thể làm mờ sẹo rõ rệt. Bạn hãy đọc bài viết này của wikiHow để tìm hiểu thêm.
Mục lục
Các bước[sửa]
Làm mờ sẹo[sửa]
-
Biết
sẹo
của
bạn
thuộc
loại
nào.
Trước
khi
chọn
cách
điều
trị,
điều
cần
thiết
là
bạn
cần
biết
loại
sẹo
mà
bạn
cần
xử
lý
thuộc
loại
nào,
vì
có
những
cách
điều
trị
chỉ
có
tác
dụng
với
một
số
loại
sẹo.
Bạn
cũng
nên
tham
khảo
bác
sĩ
da
liễu
trước
khi
áp
dụng
bất
cứ
phương
pháp
điều
trị
nào.
Các
loại
sẹo
chủ
yếu
bao
gồm:
- Sẹo lồi (keloid scar): Đây là các sẹo to, có vẻ đang phát triển, xuất phát từ việc các vết thương tự lành một quá mạnh mẽ. Sẹo lồi có thể phát triển theo thời gian, thậm chí tái phát cả sau khi phẫu thuật. Sẹo lồi thường xuất hiện ở những người có nước da sẫm màu.
- Sẹo phì đại (hypertrophic scar): Đây là các sẹo nổi, ban đầu có màu đỏ hoặc hồng. Chúng sẽ tự mờ dần theo thời gian. Những sẹo này có thể là do bỏng hoặc phẫu thuật và có thể ngứa.
- Sẹo lõm hay còn gọi là sẹo teo (atrophic scar): Đây là các sẹo lõm sâu do tình trạng mụn trầm trọng hoặc các nốt thủy đậu để lại.
- Rạn da (stretch mark): Đây là các vết sẹo mỏng màu tím đỏ, xuất hiện khi tăng hoặc giảm cân quá nhanh. Vết rạn da thường xảy ra ở phụ nữ mang thai. Sẹo loại này sẽ mờ dần theo thời gian và chuyển sang sắc trắng.
- Sẹo co rút (contracture scar): Các vết sẹo này thường do bỏng nặng và có thể chiếm diện tích rộng trên da. Sẹo co rút gây cảm giác thắt chặt, đặc biệt khi ở quanh các khớp, có thể hạn chế khả năng vận động.
- Đốm sậm màu (dark spots): Các đốm này thực chất không phải sẹo mà là một dạng tăng sắc tố da sau khi bị viêm, thông thường do muỗi hoặc côn trùng đốt.
- Bắt đầu điều trị sẹo ngay sau khi chúng xuất hiện. Bạn nên xử lý sẹo – bằng kem hoặc cách điều trị thích hợp – ngay sau khi vết thương lành hẳn. Hầu hết các phương pháp điều trị sẹo sẽ có hiệu quả hơn nhiều khi áp dụng với các sẹo mới, như vậy bạn sẽ tiết kiệm được thời gian và tiền bạc trong quá trình điều trị.
- Tẩy da chết thường xuyên. Hầu hết các loại sẹo sẽ dần dần tự biến mất khi da tự tái tạo – bong các lớp da cũ và phát triển các lớp da mới. Bạn có thể giúp đẩy nhanh quá trình này bằng cách tẩy lớp da chết thường xuyên khi tắm, sử dụng bàn chải lông cứng hoặc đá bọt.[1]
- Thoa kem chống nắng. Đây là một trong những lời khuyên thường bị bỏ qua, mặc dù nó có thể giúp làm mờ sẹo rõ rệt. Nhiều người không nhận ra rằng các sẹo mới cực kỳ nhạy cảm với tia UVA, và việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có thể khiến chúng đậm màu hơn. Nếu thoa kem chống nắng với chỉ số chống nắng ít nhất là SPF 30 lên vùng da có các vết sẹo mới, bạn có thể hạn chế đáng kể tình trạng da bị biến màu.[1]
- Mát-xa chân. Việc mát-xa chân thường xuyên có thể giúp đánh tan các mô xơ gây sẹo. Động tác mát-xa cũng cải thiện sự lưu thông máu, từ đó giúp ngăn chặn quá trình biến màu. Bạn có thể mát-xa khi tắm dưới vòi sen bằng bàn chải tắm hoặc dùng tay chà từng chân với động tác xoay tròn liên tục.
- Dùng kem che khuyết điểm. Kem che khuyết điểm có thể đem lại hiệu quả tuyệt vời khi dùng để che các vết sẹo ở chân. Nhớ chọn loại có cùng tông màu với da chân và tán đều cho tiệp màu với vùng da xung quanh. Kem che khuyết điểm chống thấm nước là tốt nhất trong điều kiện thời tiết thất thường, và mỹ phẩm hóa trang chuyên nghiệp (dày hơn nhiều so với mỹ phẩm thông thường) sẽ rất tuyệt đối với những vết sẹo quá rõ.
Dùng các liệu pháp tại nhà[sửa]
-
Sử
dụng
dầu
vitamin
E.
Vitamin
E
từ
nhiều
năm
nay
đã
được
sử
dụng
trong
nhiều
liệu
pháp
tốt
cho
sức
khỏe
và
thẩm
mỹ,
và
nhiều
người
quả
quyết
rằng
nó
rất
hiệu
quả
trong
việc
điều
trị
sẹo.
Dầu
vitamin
E
có
tác
dụng
dưỡng
ẩm
và
chứa
các
chất
chống
ô-xy
hóa
mạnh,
giúp
sửa
chữa
làn
da
và
cải
thiện
các
mô
bị
tổn
thương.
- Bạn có thể uống viên vitamin E hoặc bôi dầu vitamin E bằng cách dùng ghim chọc vỡ một viên vitaminn E và bôi dầu lên vùng da tổn thương.[2]
- Bạn có thể cần thử một lượng nhỏ trước khi thoa lên vùng da rộng, vì dầu vitamin E có thể gây phản ứng dị ứng đối với một số người tới mức phải đến bác sĩ da liễu.[3]
-
Thử
dùng
bơ
ca
cao.
Bơ
ca
cao
là
một
sản
phẩm
tự
nhiên
có
thể
làm
mờ
sẹo
nhờ
tác
dụng
giữ
ẩm
và
làm
mềm
lớp
ngoài
cùng
và
lớp
giữa
của
da,
đồng
thời
làm
mịn
bề
mặt
da.
Bạn
có
thể
dùng
ca
cao
nguyên
chất
hoặc
dùng
lotion
có
chứa
bơ
ca
cao
bôi
lên
vùng
da
sẹo
2-4
lần
mỗi
ngày.[4]
- Nên mát-xa bơ ca cao lên da bằng động tác xoay tròn, đảm bảo bơ ca cao thấm hoàn toàn vào da.
- Lưu ý rằng bơ ca cao điều trị cho các vết sẹo mới sẽ có hiệu quả hơn so với các vết sẹo cũ, tuy nhiên bạn vẫn thấy có sự cải thiện ở cả hai loại sẹo.
-
Thoa
nước
cốt
chanh.
Nước
cốt
chanh
là
liệu
pháp
tại
nhà
thông
dụng
nhất
trong
điều
trị
sẹo,
mặc
dù
có
nhiều
nhận
xét
trái
chiều.
Người
ta
tin
rằng
nước
cốt
chanh
có
thể
làm
mờ
sẹo
nhờ
tác
dụng
tẩy
trắng
giúp
sẹo
bớt
đỏ,
đồng
thời
có
tác
dụng
lột
da
giúp
tái
tạo
làn
da.
Mặc
dù
nước
cốt
chanh
giúp
một
số
người
làm
mờ
sẹo,
phương
pháp
này
lại
không
được
các
bác
sĩ
da
liễu
khuyến
khích,
do
nước
cốt
chanh
có
thể
tác
động
mạnh
và
làm
khô
da,
hơn
nữa
nó
không
được
khoa
học
chứng
thực
là
có
tác
dụng
xóa
sẹo.[5]
- Nếu vẫn quyết định dùng nước cốt chanh để làm mờ sẹo, bạn hãy cắt một miếng chanh nhỏ và vắt trực tiếp lên các vết sẹo. Để nước cốt chanh lưu lại trên da qua đêm hoặc nhiều giờ. Không thoa nước cốt chanh mới quá một lần mỗi ngày.
- Nếu thấy nước cốt chanh nguyên chất có vẻ như quá mạnh, bạn có thể pha loãng với nước trước khi thoa lên da, hoặc trộn với dưa chuột xay để giảm độ mạnh của liệu pháp này.
-
Dùng
lô
hội.
Lô
hội
là
một
loài
thực
vật
nổi
tiếng
với
tác
dụng
giữ
ẩm
và
làm
dịu.
Lô
hội
thường
được
dùng
chữa
bỏng,
tuy
nhiên
cũng
có
thể
dùng
như
một
cách
điều
trị
sẹo
tự
nhiên
và
hiệu
quả.
Lô
hội
có
đặc
tính
kháng
viêm
và
kháng
khuẩn,
do
đó
có
tác
dụng
tốt
nhất
khi
điều
trị
các
vết
sẹo
mới
(mặc
dù
không
nên
bôi
lên
các
vết
thương
hở).
Lô
hội
làm
dịu
và
giúp
tái
tạo
làn
da,
nhờ
đó
các
vết
sẹo
cũng
mờ
dần
qua
thời
gian.[6]
- Bẻ một nhánh lô hội và lấy chất gel trong như nhựa cây bôi trực tiếp lên vùng da có sẹo. Mát-xa cho chất gel ngấm vào da bằng động tác xoay tròn. Lô hội rất nhẹ dịu trên da, do đó bạn có thể thoa đến 4 lần một ngày.
- Nếu không có sẵn cây lô hội (mặc dù hầu như vườn ươm nào cũng có bán), thì có nhiều loại kem và lotion có chứa chiết xuất lô hội, cũng có hiệu quả tương đương.
-
Thử
dùng
dầu
ô
liu.
Dầu
ô
liu
là
một
liệu
pháp
tự
nhiên
khác
có
thể
cải
thiện
các
vết
sẹo.
Đặc
biệt,
dầu
ô
liu
nguyên
chất
(extra
virgin
olive
oil)
được
cho
là
đem
lại
kết
quả
tốt
nhất
nhờ
hàm
lượng
a-xít
cao
hơn
các
loại
dầu
ô
liu
khác,
lượng
vitamin
E
và
K
cũng
cao
hơn.[7]
Dầu
ô
liu
có
tác
dụng
làm
mềm
và
dưỡng
ẩm
da,
làm
chậm
sự
phát
triển
của
mô
sẹo,
đồng
thời
chất
a-xít
trong
dầu
giúp
tẩy
đi
lớp
da
chết.
- Thoa một thìa cà phê dầu lô liu nguyên chất lên vùng da có sẹo và mát-xa với động tác xoay tròn cho đến khi dầu ngấm vào da. Bạn có thể dùng dầu ô liu để lột da bằng cách trộn với một thìa cà phê muối nở và mát-xa lên các vết sẹo, sau đó rửa sạch bằng nước ấm.
- Bạn có thể tăng tính hiệu quả của liệu pháp này bằng cách trộn với một loại dầu khác. Kết hợp 2 phần dầu ô liu với 1 phần dầu nụ tầm xuân (rosehip), hoa cúc (chamomile) hoặc cúc xu xi (calendula) và thoa hỗn hợp này lên các vết sẹo. Các loại dầu bổ sung sẽ tăng tác dụng làm dịu của dầu ô liu.
-
Thử
dùng
dưa
chuột.
Dưa
chuột
là
một
liệu
pháp
tự
nhiên
được
cho
là
có
tác
dụng
đánh
tan
mô
sẹo,
đồng
thời
làm
mát
và
dịu
vùng
da
bị
viêm
xung
quanh
vết
sẹo.
Cũng
như
các
liệu
pháp
trên,
dưa
chuột
có
tác
dụng
tốt
nhất
khi
điều
trị
các
vết
sẹo
mới.
Gọt
vỏ
một
quả
dưa
chuột,
cắt
khúc
và
bỏ
vào
máy
xay
nhuyễn
thành
bột
nhão
mịn.
Đắp
một
lớp
mỏng
lên
vùng
da
sẹo
và
để
qua
đêm,
hoặc
đắp
một
lớp
dày
và
rửa
sạch
sau
20
phút.[8]
- Phần dưa chuột xay còn lại có thể đậy lại và bảo quản trong tủ lạnh trong nhiều ngày, và bạn nên tiếp tục đắp dưa chuột lên vùng da sẹo mỗi đêm.
- Bạn có thể tăng hiệu quả cho liệu pháp này bằng cách trộn dưa chuột xay với một số liệu pháp mô tả ở trên như nước cốt chanh, dầu ô liu hoặc lô hội.
Dùng các sản phẩm không kê toa[sửa]
-
Thử
dùng
kem
hoặc
gel
làm
mờ
sẹo.
Có
nhiều
sản
phẩm
không
kê
toa
bán
ở
hiệu
thuốc
được
cho
là
làm
mờ,
thậm
chí
xóa
sẹo.
Các
sản
phẩm
này
có
hiệu
quả
với
bạn
hay
không
là
tùy
vào
loại
sẹo
và
mức
độ
nghiêm
trọng
của
sẹo.
- Mặc dù các chuyên gia y tế không mấy lạc quan về tỷ lệ thành công của các loại kem này[9], nhiều người vẫn nhận thấy các sản phẩm như Mederma và Vita-K có hiệu quả.
- Mederma có tác dụng tốt đối với vết rạn da và các loại sẹo khác nếu được dùng đều đặn 3-4 lần mỗi ngày trong 6 tháng. Nó có tác dụng làm mềm và làm nhẵn các vết sẹo trên chân hoặc bất cứ vùng da nào trên cơ thể.[10]
-
Dùng
miếng
dán
silicone
trị
sẹo.
Miếng
dán
silicone
trị
sẹo
là
một
phương
pháp
mới
tuyệt
vời
để
xử
lý
sẹo,
đặc
biệt
đối
với
các
vết
sẹo
xấu
xí.
Đây
là
miếng
silicone
tự
dán,
do
đó
nó
sẽ
dính
vào
da,
đồng
thời
công
nghệ
silicone
có
tác
dụng
cung
cấp
độ
ẩm,
làm
mềm
và
làm
mờ
sẹo.
Bạn
có
thể
mua
miếng
dán
silicone
trị
sẹo
không
cần
toa
bác
sĩ
ở
các
hiệu
thuốc
hoặc
trên
mạng,
mỗi
hộp
thường
cung
cấp
đủ
số
lượng
miếng
dán
cho
8-12
tuần
sử
dụng.
- Miếng dán silicone đã được chứng minh là có hiệu quả điều trị sẹo, nhưng nó cũng đòi hỏi thời gian và sự kiên nhẫn mới thấy kết quả rõ rệt. Miếng dán sẽ làm mòn sẹo hàng ngày, 12 giờ mỗi ngày, trong thời gian 2-3 tháng.[11]
-
Thử
dùng
kem
tẩy
trắng.
Kem
tẩy
trắng,
ví
dụ
như
các
sản
phẩm
chứa
thành
phần
hydroquinone,
có
tác
dụng
làm
mờ
các
loại
sẹo
như
vết
rạn
da
và
các
đốm
sậm
màu
bằng
cách
cải
thiện
tình
trạng
tăng
sắc
tố
da
vốn
gây
ra
các
sẹo
mầu
nâu
đậm,
đen,
đỏ
tươi
hoặc
tím.
Các
loại
kem
này
có
tác
dụng
làm
sáng
màu
các
vết
sẹo,
nhờ
đó
chúng
sẽ
mờ
đi
theo
thời
gian.
- Lưu ý rằng các loại kem có gốc hydroquinone mặc dù có hiệu quả nhưng bị cấm ở Liên minh châu Âu vì được cho rằng có khả năng gây ung thư và làm tăng rủi ro ung thư da.[12]
- Các sản phẩm hydroquinone vẫn có bán tại Mỹ với hàm lượng đến 2%. Các sản phẩm chứa hàm lượng cao hơn cần phải có toa bác sĩ.
Dùng các phương pháp điều trị y khoa[sửa]
-
Thử
dùng
phương
pháp
mài
da.
Mài
da
là
phương
pháp
lột
lớp
da
chết,
sử
dụng
chổi
cước
kim
loại
xoay
tròn
hoặc
đầu
mài
kim
cương
để
loại
bỏ
lớp
da
ngoài
bên
trên
và
xung
quanh
vết
sẹo.
Trong
vài
tuần
sau
khi
điều
trị,
lớp
da
mới
sẽ
mọc
trở
lại
và
các
vết
sẹo
sẽ
mờ
hẳn.
Phương
pháp
mài
da
thường
áp
dụng
cho
sẹo
mụn
và
các
sẹo
khác
trên
mặt,
tuy
nhiên
cũng
có
thể
dùng
để
điều
trị
sẹo
trên
chân
với
bác
sĩ
phẫu
thuật
giỏi.
Phương
pháp
mài
da
trên
chân
là
một
thủ
thuật
tinh
vi
vì
da
chân
rất
mỏng
và
có
rủi
ro
hại
nhiều
hơn
lợi
nếu
được
thực
hiện
không
đúng.[13]
- Phương pháp mài da trên chân thường chỉ được áp dụng cho các đốm sậm màu hoặc các vết sẹo lõm do muỗi đốt, v.v… Sẹo lồi hoặc sẹo phì đại (sẹo nổi) không nên áp dụng phương pháp mài da.
- Lên cuộc hẹn với bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ có chứng nhận của hội đồng chuyên khoa, có khả năng đánh giá tình trạng sẹo của bạn và xác định phương pháp mài da có phù hợp với bạn không. Lưu ý rằng bảo hiểm thường không chi trả cho phẫu thuật thẩm mỹ.
-
Lột
da
bằng
hóa
chất.
Phương
pháp
lột
da
bằng
hóa
chất
có
thể
sử
dụng
để
điều
trị
các
sẹo
nông,
đặc
biệt
công
hiệu
với
các
vết
sẹo
trên
chân
do
tình
trạng
tăng
sắc
tố
da.
Trong
quá
trình
lột
da
bằng
hóa
chất,
bác
sĩ
da
liễu
sẽ
thoa
một
lớp
dung
dịch
a-xít
lên
vùng
da
sẹo
và
để
yên
trong
khoảng
2
phút.
Bạn
sẽ
có
cảm
giác
nóng
rát
nhưng
sẽ
hết
khi
a-xít
được
trung
hòa
và
dung
dịch
được
rửa
sạch.
Hai
tuần
sau
khi
điều
trị,
những
lớp
trên
cùng
của
da
sẽ
bắt
đầu
bong
ra,
để
lộ
lớp
da
mới
mịn
màng
bên
dưới.[14]
- Tùy vào tình trạng sẹo, có thể bạn phải trải qua nhiều buổi trong liệu trình lột da bằng hóa chất trước khi thấy sự khác biệt rõ rệt trên da.
- Lưu ý, lớp da mới sau khi lột da bằng hóa chất sẽ cực kỳ nhạy cảm; bạn phải bảo vệ bằng cách tránh ánh nắng mặt trời và dùng kem chống nắng với chỉ số SPF cao trong nhiều tuần sau.
-
Thử
dùng
liệu
pháp
laser.
Liệu
pháp
laser
là
một
lựa
chọn
tuyệt
vời
để
cải
thiện
những
vết
sẹo
sâu
hơn
so
với
các
vết
sẹo
có
thể
dùng
liệu
pháp
mài
da
và
lột
da
bằng
hóa
chất.
Liệu
pháp
laser
hoạt
động
bằng
cách
đốt
các
mô
sẹo,
cho
phép
lớp
da
mới
mọc
lên
và
thay
thế
bề
mặt
có
sẹo.
Vùng
da
sẽ
được
làm
tê
bằng
một
loại
kem
đặc
biệt
trước
khi
bắt
đầu
thực
hiện
thủ
thuật,
do
đó
cách
điều
trị
này
không
gây
đau.
Một
ưu
điểm
khác
nữa
của
liệu
pháp
này
là
tia
laser
có
thể
nhằm
vào
vết
sẹo
một
cách
chính
xác,
do
đó
vùng
da
xung
quanh
không
bị
ảnh
hưởng.[15]
- Liệu pháp laser chỉ nên được thực hiện ở bệnh viện có uy tín và với đội ngũ nhân viên được đào tạo cẩn thận, do tia laser có thể nguy hiểm nếu được sử dụng không đúng cách.
- Có thể bạn cần quay trở lại bệnh viện với một liệu trình điều trị nhiều buổi để loại bỏ hoàn toàn sẹo. Nhược điểm của liệu pháp này là khá đắt đỏ, có giá từ vài triệu đến hàng trăm triệu đồng, tùy kích thước và độ sâu của sẹo.
-
Tiêm
steroid.
Liệu
pháp
tiêm
steroid
được
dùng
trong
điều
trị
sẹo
lồi,
loại
sẹo
nổi
tiếng
là
khó
chữa.
Với
sẹo
lồi
nhỏ,
các
mũi
tiêm
steroid
có
các
chất
như
hydrocortisone
được
tiêm
thẳng
vào
vùng
da
xung
quanh
sẹo.
Các
sẹo
lồi
lớn
hơn
đôi
khi
được
cắt
và
đông
lạnh
trước
khi
tiêm
steroid.[16]
- Liệu pháp tiêm steroid là một quá trình hơn là một thủ thuật được thực hiện một lần, và cứ cách hai đến ba tuần một lần bạn cần phải quay lại bệnh viện để tiêm thuốc.
- Liệu pháp này có tỷ lệ thành công cao, nhưng tương đối tốn kém và có thể làm biến màu da nếu bệnh nhân có da sẫm màu. Tham khảo bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ để xác định xem liệu pháp này có thích hợp với bạn không.[17]
-
Thử
dùng
collagen
hoặc
các
chất
làm
đầy
khác.
Các
mũi
tiêm
collagen
hoặc
các
chất
làm
đầy
khác
có
thể
rất
hữu
hiệu
trong
việc
cải
thiện
các
vết
sẹo
sâu
như
sẹo
rỗ
do
thủy
đậu.
Collagen
là
một
loại
protein
tự
nhiên
của
động
vật,
được
tiêm
vào
da
với
kim
tiêm
mỏng
để
làm
đầy
các
sẹo
lõm.
Tuy
rất
công
hiệu,
nhưng
liệu
pháp
collagen
không
có
kết
quả
vĩnh
viễn,
vì
cơ
thể
hấp
thụ
collagen
tự
nhiên.
Bạn
cần
phải
đi
làm
đầy
sẹo
lại
sau
khoảng
4
tháng.[18]
- Mỗi mũi tiêm collagen có giá khoảng 5 triệu đồng, vì vậy đi hết liệu trình điều trị sẹo có thể rất tốn kém.
- Bạn cần phải thử trước khi tiêm collagen để đảm bảo không xảy ra phản ứng dị ứng nào với liệu pháp này.
Cảnh báo[sửa]
- Bạn cần chắc chắn không bị dị ứng trước khi áp dụng bất cứ liệu pháp nào lên chân. Thử trước một lượng nhỏ để đảm bảo không bị dị ứng.
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ 1,0 1,1 http://www.howtogetridofscarsfast1.com/how-to-get-rid-of-scars-on-legs.htm
- ↑ http://www.huffingtonpost.com/2013/06/21/vitamin-e-oil-tips_n_3477654.html
- ↑ http://www.peoplespharmacy.com/2009/08/24/vitamin-e-is-controversial-treatment-for-scars/
- ↑ http://www.buzzle.com/articles/does-cocoa-butter-heal-scars.html
- ↑ https://www.zocdoc.com/answers/11861/does-lemon-juice-help-make-scars-fade
- ↑ http://www.aloeplant.info/scarred-for-life-not-with-aloe/
- ↑ http://scarremovaladvice.com/10-tips-olive-oil-scar-removal/
- ↑ http://a.scarsoff.com/how-to-reduce-scars-using-cucumber/
- ↑ http://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/scars
- ↑ http://www.mederma.com/learning/scars_what_to_expect
- ↑ http://www.cvs.com/shop/product-detail/ScarAway-Silicone-Scar-Sheets?skuId=854247
- ↑ http://safecosmetics.org/article.php?id=289
- ↑ http://www.webmd.com/beauty/dermabrasion/dermabrasion-21085
- ↑ http://www.hopkinsmedicine.org/healthlibrary/conditions/adult/dermatology/chemical_peel_85,P00267/
- ↑ http://www.skinandlasers.com/laser-scar-removal.htm
- ↑ http://www.shape.com/lifestyle/beauty-style/6-new-ways-remedy-scars
- ↑ http://www.wisegeek.org/what-is-the-best-keloid-scar-treatment.htm
- ↑ http://www.ienhance.com/procedures/scar-revision