Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Xử lý khi bị chảy nước mũi
Từ VLOS
(đổi hướng từ Xử lý khi bị Chảy nước mũi)
Nước mũi (dịch mũi) là một loại dịch nhầy có màu trong suốt, có tác dụng như một tấm lọc, giúp ngăn cản các loại hạt không mong muốn trong không khí đi vào cơ thể qua đường mũi. Nước mũi là cơ chế tự vệ tự nhiên của cơ thể, tuy nhiên, đôi khi cơ thể lại tiết ra quá nhiều dịch mũi khiến cho việc đối phó với chảy nước mũi trở nên phiền phức và dường như không có hồi kết. Cách tốt nhất để giải quyết vấn đề này là xác định được nguyên nhân dẫn đến tình trạng chảy nước mũi và tập trung xử lý nguyên nhân đó. Các nguyên nhân gây chảy nước mũi thường gặp là do dị ứng, viêm mũi không do dị ứng, viêm nhiễm và các bất thường trong cấu trúc mũi.
Mục lục
Các bước[sửa]
Tham khảo Ý kiến Bác sĩ[sửa]
-
Hãy
tìm
đến
bác
sĩ
nếu
bạn
có
dấu
hiệu
bị
viêm
nhiễm.
Nếu
bạn
đang
gặp
rắc
rối
với
nước
mũi
và
nghẹt
mũi,
rất
có
thể
là
do
các
vi
khuẩn
đã
phát
triển
và
làm
tắc
xoang
mũi,
dẫn
đến
viêm
xoang.[1]
- Dấu hiệu của viêm xoang bao gồm xoang áp, nghẹt mũi, đau hoặc đau đầu kéo dài quá 7 ngày.
- Nếu bị sốt, bạn có thể đã bị viêm xoang.
-
Theo
dõi
sự
thay
đổi
của
nước
mũi.
Nếu
nước
mũi
chuyển
sang
màu
xanh
nhạt
hoặc
vàng
nhạt
hoặc
có
mùi,
điều
đó
có
nghĩa
là
vi
khuẩn
đã
phát
triển
trong
xoang
mũi
dẫn
đến
viêm
xoang.
- Khi xoang mũi bị tắc do nghẹt mũi, nước mũi và các vi khuẩn sẽ bị giữ lại trong đó. Nếu không xử lý kịp thời xoang áp và nghẹt mũi, vi khuẩn sẽ gây ra viêm xoang.
- Cũng có thể bạn đã bị viêm xoang do vi rút nếu hiện tượng nghẹt mũi và xoang áp xảy ra do bị cảm lạnh hoặc bị cúm.
- Các loại thuốc kháng sinh đều không có tác dụng nếu bạn bị viêm nhiễm do vi rút. Khi bị cảm lạnh hoặc cúm do vi rút, hãy bổ sung kẽm, vitamin C và/hoặc pseudoephedrine (PSE – một hoạt chất được tìm thấy trong nhiều loại thuốc chữa cảm cúm).
-
Uống
kháng
sinh
theo
chỉ
định
của
bác
sĩ.
Nếu
bác
sĩ
khám
và
rút
ra
kết
luận
bạn
bị
viêm
xoang
do
vi
khuẩn,
bác
sĩ
có
thể
sẽ
kê
thuốc
kháng
sinh
cho
bạn.
Hãy
nhớ
uống
thuốc
theo
đúng
liều
lượng
và
thời
gian
được
kê.[2]
- Thậm chí nếu bạn cảm thấy khá hơn rất nhanh chỉ sau 1-2 lần uống thuốc, hãy uống đủ liều như chỉ định của bác sĩ. Việc không uống kháng sinh đủ liều có thể dẫn đến tình trạng kháng thuốc.[3] Ngoài ra, uống thuốc đủ liều cũng có lợi cho bạn vì rất có thể vi khuẩn vẫn còn trong xoang mũi.
- Hãy cẩn thận vì có một số bác sĩ sẵn sàng kê thuốc kháng sinh cho bạn trước khi có kết quả xét nghiệm chính xác về nguyên nhân của tình trạng viêm nhiễm.[3] Bạn nên hỏi bác sĩ về quy trình cần thực hiện để đảm bảo việc kê kháng sinh là phù hợp.
- Nếu các dấu hiệu bệnh không giảm ngay cả sau khi bạn đã uống đủ liều thuốc được kê, hãy thông báo cho bác sĩ. Bạn có thể sẽ phải dùng một liều kháng sinh khác.
- Thảo luận với bác sĩ về các xét nghiệm dị ứng hoặc các biện pháp phòng ngừa khác nếu bạn thường xuyên bị chảy nước mũi.
-
Tìm
kiếm
sự
trợ
giúp
về
mặt
y
tế
nếu
tình
trạng
chảy
nước
mũi
kéo
dài.
Trong
một
số
trường
hợp,
bạn
có
thể
bị
chảy
nước
mũi
kéo
dài
mặc
dù
đã
áp
dụng
nhiều
biện
pháp
trị
liệu.[4]
- Nếu bạn tiếp tục bị viêm mũi hoặc chảy nước mũi kéo dài, hãy trao đổi với bác sĩ.
- Bạn có thể sẽ cần thực hiện một loạt các xét nghiệm để xác định liệu bạn có bị dị ứng với thứ gì đó tại nhà hoặc nơi làm việc hay không.
- Hơn nữa, bạn có thể bị polyp mũi (khối u) hoặc các thay đổi khác về mặt cấu trúc ở khoang mũi, khiến tình trạng càng tồi tệ hơn.
-
Hỏi
ý
kiến
bác
sĩ
về
các
bất
thường
cấu
trúc
mũi.
Bất
thường
phổ
biến
nhất
gây
chảy
nước
mũi
là
polyp
mũi.[5]
- Polyp mũi phát triển theo thời gian và polyp nhỏ thường khó phát hiện và không gây ra vấn đề gì.
- Polyp lớn hơn có thể làm tắc nghẽn đường đi của không khí qua xoang mũi, gây kích ứng, khiến nước mũi tiết ra nhiều hơn.
- Các bất thường khác có thể là biến dạng vách ngăn hoặc sùi vòm họng, tuy nhiên, những bất thường này thường không gây tiết nhiều nước mũi.
- Tổn thương ở mũi hoặc khu vực xung quanh cũng có thể gây ra bất thường về cấu trúc, và đôi khi có triệu chứng liên quan như tiết nhiều nước mũi. Thông báo cho bác sĩ của bạn nếu gần đây bạn có tổn thương ở vùng mặt hoặc mũi.
Thay đổi Lối sống[sửa]
-
Dùng
bình
rửa
mũi.
Bình
rửa
mũi
là
dụng
cụ
có
hình
dáng
giống
như
một
ấm
trà
nhỏ.
Nếu
sử
dụng
đúng
cách,
bình
rửa
mũi
có
thể
giúp
đẩy
nước
mũi
và
các
chất
gây
kích
ứng
ra
khỏi
mũi
và
bổ
sung
độ
ẩm
cho
xoang
mũi.
[6]
- Bình rửa mũi sẽ phát huy tác dụng khi bạn để nước trong bình (nước muối hoặc nước cất) chảy vào một bên mũi và chảy ra ở mũi bên kia, giúp loại bỏ các chất gây kích ứng và vi trùng.
- Cho khoảng 100 ml nước muối vào bình, sau đó nghiêng đầu vào chậu rửa mặt và đặt vòi của bình rửa vào lỗ mũi phía trên.
- Rót nước trong bình vào lỗ mũi và để nước chảy ra ở lỗ mũi còn lại. Lặp lại quy trình này với lỗ mũi bên kia.
- Đây là quá trình rửa mũi vì bạn dùng chất lỏng để làm sạch mũi, loại bỏ nước mũi và chất gây kích ứng khiến cơ thể tiết nước mũi nhiều hơn. Bạn có thể dùng bình rửa mũi một hoặc hai lần mỗi ngày.
- Bình rửa mũi cũng có tác dụng tăng độ ẩm và khiến xoang mũi cảm thấy dễ chịu hơn. Bạn có thể mua bình tại các hiệu thuốc với chi phí thấp mà không cần đơn của bác sĩ. Hãy nhớ rửa sạch bình sau mỗi lần sử dụng.
-
Tự
làm
dung
dịch
nước
muối.
Nếu
bạn
muốn
tự
làm
dung
dịch
rửa
mũi,
hãy
dùng
nước
cất
hoặc
nước
tiệt
trùng.[7]
Bạn
cũng
có
thể
dùng
nước
đun
sôi
để
nguội
nhưng
tuyệt
đối
không
dùng
nước
lấy
trực
tiếp
từ
vòi
vì
nước
này
có
thể
chứa
chất
bẩn
và
chất
kích
ứng.
- Dùng khoảng 200 ml nước, 1/4 thìa cà phê muối ăn dạng hạt và 1/4 thìa cà phê muối nở. Lưu ý, không dùng muối tinh thông thường. Khuấy đều cho tan muối và đổ dung dịch vào bình rửa.
- Bạn có thể bảo quản dung dịch nước muối đã pha trong vòng 5 ngày trong chai/lọ đậy kín và để trong tủ lạnh. Trước khi dùng, lấy dung dịch ra khỏi tủ lạnh và chờ đến khi dung dịch đạt được nhiệt độ phòng.
-
Chườm
nóng
cho
vùng
mặt.
Chườm
nóng
có
thể
giúp
giảm
đau
do
xoang
áp
gây
ra,
làm
loãng
nước
mũi
và
giúp
nước
mũi
chảy
ra
khỏi
xoang
mũi
dễ
dàng
hơn.[1]
- Làm ướt một chiếc khăn nhỏ hoặc một miếng vải bằng nước nóng, sau đó đặt khăn lên mặt ở chỗ bạn cảm thấy nhiều áp lực nhất.
- Nhìn chung, bạn có thể đặt khăn lên vùng mắt, lông mày, mũi và gò má (nửa trên của khuôn mặt).
- Sau mỗi vài phút, làm nóng lại khăn và tiếp tục đắp lên mặt để giảm đau và áp lực.
-
Gối
đầu
cao
khi
ngủ.
Việc
này
giúp
khoang
mũi
được
thông
thoáng
trong
đêm
và
ngăn
nước
mũi
tích
tụ
trong
mũi.[1]
- Nghỉ ngơi đầy đủ để cơ thể khỏe mạnh và phòng chống viêm xoang do cơ thể tiết quá nhiều nước mũi trong xoang mũi.
-
Tăng
cường
độ
ẩm
cho
không
gian
sống.
Không
khí
khô
có
thể
là
một
chất
kích
ứng,
gây
ra
nhiều
vấn
đề
cho
xoang
mũi
như
chảy
nước
mũi
và
nghẹt
mũi.[8]
- Máy tạo độ ẩm có 2 loại chính: tạo sương lạnh và tạo hơi ấm, mỗi loại lại có nhiều biến thể khác nhau. Nếu bạn bị khô mũi, dẫn đến khó chịu, kích ứng và chảy nước mũi, hãy xem xét sử dụng máy tạo ẩm tại nhà.[9]
- Các loại cây trồng trong nhà cũng có tác dụng tăng độ ẩm trong không khí. Bạn có thể sử dụng cây trồng trong nhà như một giải pháp thay thế hoặc bổ sung cho máy tạo ẩm.
- Cách đơn giản khác để tăng độ ẩm tạm thời bao gồm hơi nước bốc lên từ nước đun sôi trên bếp, mở cửa phòng tắm, xả nước nóng hoặc phơi quần áo trong nhà.
-
Sử
dụng
hơi
nước.
Hơi
nước
làm
loãng
dịch
nhầy
ở
ngực,
mũi
và
họng,
giúp
bạn
đẩy
dịch
nhầy
ra
khỏi
cơ
thể
dễ
dàng
hơn.[10]
- Đun sôi một ấm nước sau đó đưa mặt vào gần miệng ấm và hít thở với hơi nước bốc lên trong vài phút.
- Dùng một chiếc khăn đủ lớn đề chùm lên đầu, giúp hơi nước tập trung lại để bạn hít thở được nhiều hơn.
- Ngoài ra, bạn có thể tắm nước nóng để làm loãng nước mũi.
-
Tránh
các
chất
kích
ứng.
Việc
tiếp
xúc
với
chất
phơi
nhiễm
như
khói,
thay
đổi
nhiệt
độ
đột
ngột,
mùi
hóa
chất
mạnh,
có
thể
khiến
xoang
mũi
tiết
nhiều
nước
mũi
hơn.
Đôi
khi,
nước
mũi
sẽ
chảy
ngược
vào
họng
(được
biết
đến
là
hội
chứng
chảy
dịch
mũi
sau),
các
chất
gây
kích
ứng
còn
có
thể
khiến
phổi
tiết
ra
dịch
nhầy
gọi
là
đờm.
Bạn
có
thể
sẽ
muốn
ho
để
tống
đờm
ra
khỏi
cơ
thể.[8]
- Bỏ hút thuốc nếu bạn đang hút thuốc. Cố gắng tránh tiếp xúc với khói thuốc, kể cả trực tiếp và gián tiếp.
- Nếu bạn biết chắc đó chính là một trong những nguyên nhân gây chảy nước mũi, hãy tránh đốt rác trong vườn hoặc đứng ngược chiều gió khi đốt lửa trại.
- Các chất gây ô nhiễm khác mà chúng ta hít phải cũng có thể gây ra rắc rối cho xoang mũi. Hãy cẩn thận với bụi, lông của vật nuôi, các loại men và nấm mốc tại nhà và nơi làm việc. Thay các loại lưới lọc không khí (trong điều hòa chẳng hạn) thường xuyên để giảm thiểu các chất gây kích ứng trong nhà.
- Khí thải, hóa chất sử dụng trong công việc và ngay cả sương khói cũng có thể kích thích quá trính tiết dịch mũi giống như chất gây dị ứng. Hiện tượng này được gọi là viêm mũi không do dị ứng.
-
Hãy
bảo
vệ
xoang
mũi
khỏi
thay
đổi
nhiệt
độ
đột
ngột.
Nếu
công
việc
đòi
hỏi
bạn
phải
làm
việc
trong
môi
trường
nhiệt
độ
lạnh,
dịch
mũi
sẽ
được
tích
tụ
nhiều
hơn
trong
xoang
mũi
và
chảy
ra
ngoài
khi
bạn
đến
một
môi
trường
ấm
hơn.[8]
- Thực hiện các biện pháp giữ ấm cho vùng mặt và mũi nếu bạn phải ra ngoài khi trời lạnh.
- Đội mũ ôm đầu để giữ ấm cho phần đầu và xem xét sử dụng khẩu trang hoặc mặt nạ (loại trùm đầu giống như mặt nạ trượt tuyết) để giữ ấm cho phần mặt.
-
Xì
mũi
đúng
cách
và
thật
nhẹ
nhàng.
Tuy
nhiên,
có
một
số
chuyên
gia
cho
rằng
việc
xì
mũi
đôi
khi
có
hại
hơn
là
có
lợi.[11]
- Xì mũi nhẹ nhàng, từng bên một.
- Xì mũi quá mạnh có thể tạo thành những lỗ nhỏ ở xoang mũi. Nếu trong mũi đã có sẵn vi khuẩn hoặc chất kích ứng không mong muốn, việc hỉ mũi sẽ khiến cho vi khuẩn hoặc các chất này càng đi sâu hơn vào trong xoang mũi.
- Luôn dùng dụng cụ sạch (khăn hoặc khăn giấy) để xì mũi và phải rửa tay thật sạch sau đó để tránh phát tán vi khuẩn hoặc vi trùng gây bệnh.
Sử dụng Sản phẩm Không cần Kê đơn[sửa]
-
Uống
thuốc
kháng
histamin.
Thuốc
kháng
histamin
là
loại
thuốc
không
cần
đơn
của
bác
sĩ
và
có
tác
dụng
tốt
đối
với
các
vấn
đề
về
xoang
mũi
liên
quan
đến
chất
gây
dị
ứng
hoặc
viêm
mũi
dị
ứng.[12]
- Thuốc kháng histamin hoạt động dựa trên cơ chế khóa các phản ứng của cơ thể khi tiếp xúc với chất gây dị ứng. Các phản ứng loại này khiến cho cơ thể sản sinh ra histamin và thuốc kháng histamin có tác dụng giảm thiếu phản ứng của cơ thế khi tiếp xúc với chất gây dị ứng hoặc kích ứng.
- Thuốc kháng histamin có tác dụng tốt nhất trên bệnh nhân bị dị ứng theo mùa hoặc cả năm.
- Dị ứng theo mùa thường là do các loại chất mà cây cối tạo ra trong môi trường khi trổ bông và nở hoa vào mùa xuân và mùa thu. Dị ứng vào mùa thu thường là do loài cỏ phấn hương gây ra.
- Những người bị dị ứng quanh năm thường là do bị dị ứng với các chất khác khó tránh khỏi trong môi trường sống hàng ngày, có thể là bụi, lông vật nuôi, gián hoặc côn trùng sống trong/quanh nhà.
- Thuốc kháng histamin sẽ có tác dụng. Tuy nhiên, với những người bị dị ứng theo mùa hoặc quanh năm ở mức độ nặng, cần phải có những biện pháp điều trị dị ứng tích cực hơn. Trong trường hợp đó, hãy gặp bác sĩ để có thêm nhiều lựa chọn.
-
Dùng
thuốc
giảm
nghẹt
mũi.
Thuốc
giảm
nghẹt
mũi
có
hai
dạng
là
dạng
uống
và
dạng
xịt.
Thuốc
uống
giảm
nghẹt
mũi
có
chứa
các
thành
phần
như
phenylephrine
và
pseudoephedrine.
Tác
dụng
phụ
thường
gặp
của
những
sản
phẩm
này
bao
gồm
bồn
chồn,
chóng
mặt,
cảm
giác
nhịp
tim
tăng
cao,
huyết
áp
tăng
nhẹ
và
vấn
đề
về
giấc
ngủ.[2]
- Thuốc uống giảm nghẹt mũi hoạt động trên cơ chế thu hẹp mạch máu trong mũi, làm cho mô bị sưng co lại. Loại thuốc này làm cho dịch mũi khô lại trong thời gian ngắn nhưng làm giảm xoang áp và giúp mũi thông thoáng, khiến bạn dễ thở hơn.
- Bạn có thể mua sản phẩm có chứa pseudoephedrine (thường được quảng cáo là Sudafed) mà không cần đơn của bác sĩ. Tuy nhiên, các sản phẩm này đều được để ở sau quầy thu ngân của hiệu thuốc do các lo ngại về việc sử dụng thuốc không đúng.
- Trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng thuốc uống giảm nghẹt mũi nếu bạn có tiền sử bệnh tim hoặc tăng huyết áp.
-
Dùng
thuốc
dạng
xịt.
Thuốc
giảm
nghẹt
mũi
dạng
xịt
hoặc
nhỏ
mũi
cũng
là
thuốc
không
cần
đơn
của
bác
sĩ
nhưng
phải
cẩn
trọng
khi
sử
dụng.
Mặc
dù
các
sản
phẩm
này
có
tác
dụng
làm
thông
thoáng
đường
mũi
và
giảm
xoang
áp
nhanh
chóng,
việc
sử
dụng
thuốc
quá
thường
xuyên
(nhiều
hơn
3
lần/ngày)
sẽ
dẫn
đến
phản
ứng
ngược.[13]
- Phản ứng ngược có nghĩa là cơ thể của bạn sẽ tự điều chỉnh theo loại thuốc mà bạn sử dụng, và bạn sẽ bị nghẹt mũi và xoang áp lại hoặc bị nặng hơn nếu bạn ngưng sử dụng thuốc. Do đó, hãy sử dụng loại thuốc này không quá 3 lần/ngày để tránh phản ứng ngược.
-
Cân
nhắc
sử
dụng
corticosteroid
cho
mũi.
Corticosteroids
cho
mũi
có
ở
dạng
xịt
giúp
làm
giảm
tình
trạng
viêm
ở
xoang
mũi,
giảm
chảy
dịch
mũi
và
tiết
quá
nhiều
dịch
mũi
do
các
chất
gây
dị
ứng
hoặc
kích
ứng.[12]
Corticosteroids
cho
mũi
được
dùng
để
điều
trị
lâu
dài
các
vấn
đề
về
mũi
và
xoang.
- Một vài loại thuốc không cần đơn trong khi một vài loại khác phải có đơn của bác sĩ mới mua được. Fluticasone và triamcinolone là hai chất có trong các loại thuốc mà bạn có thể mua được mà không cần đơn của bác sĩ.
- Những người sử dụng corticosteroids cho mũi thường sẽ cảm thấy đỡ hơn sau vài ngày sử dụng. Lưu ý: dùng thuốc đúng theo hướng dẫn kèm theo.
-
Xịt
nước
muối.
Nước
muối
xịt
mũi
có
tác
dụng
làm
thông
thoáng
và
cung
cấp
độ
ẩm
cho
đường
mũi.
Hãy
xịt
nước
muối
theo
đúng
hướng
dẫn
và
kiên
nhẫn.
Bạn
có
thể
sẽ
thấy
tác
dụng
sau
1-2
lần
xịt
đầu
tiên
nhưng
cần
phải
tiếp
tục
sử
dụng
để
đạt
hiệu
quả
tốt
nhất.[2]
- Lọ xịt muối có tác dụng gần giống như bình rửa mũi, cung cấp độ ẩm cho các mô xoang bị kích ứng và tổn thương và loại bỏ các chất gây kích ứng và dị ứng không mong muốn.
- Nước muối xịt mũi có tác dụng giảm chảy và tiết nhiều dịch mũi – nguyên nhân dẫn đến nghẹt mũi và hội chứng chảy dịch mũi sau.
Áp dụng Biện pháp Điều trị Tự nhiên[sửa]
-
Uống
nhiều
nước.
Uống
nước
hoặc
các
chất
lỏng
khác
sẽ
giúp
làm
loãng
dịch
mũi.
Nếu
bạn
muốn
hết
nghẹt
mũi
và
chảy
nước
mũi
ngay
lập
tức,
việc
uống
nhiều
chất
lỏng
giúp
làm
loãng
dịch
mũi
và
nước
mũi
sẽ
nhanh
chóng
chảy
hết
ra
ngoài.
Chất
lỏng
giúp
cơ
thể
tống
dịch
mũi
ra
ngoài
để
bạn
có
thể
nhanh
chóng
trở
lại
trạng
thái
bình
thường.[8]
- Uống nước ấm vừa bổ sung lượng chất lỏng cần thiết cho cơ thể vừa bổ sung độ ẩm cho đường mũi khi bạn hít vào hơi nước bốc lên từ nước ấm hoặc nóng.
- Bất cứ loại chất lỏng ấm, nóng nào đều có tác dụng tốt, như cà phê, trà nóng hoặc thậm chí là một bát súp.
-
Uống
một
cốc
toddy
nóng.
Công
thức
để
làm
một
cốc
toddy
nóng
cần
nước
nóng,
một
chút
rượu
whiskey
hoặc
rượu
khác,
chanh
tươi
và
một
thìa
mật
ong.[14]
- Có bằng chứng khoa học chứng minh rằng một cốc toddy nóng có tác dụng trong việc chữa nghẹt mũi, giảm tiết dịch mũi, giảm xoang áp, viêm họng và các triệu chứng khác về xoang mũi liên quan đến cảm lạnh.
- Hãy chú ý giới hạn lượng rượu sử dụng vì dùng quá nhiều rượu có thể khiến cho xoang mũi bị sưng nhiều hơn, tình trạng nghẹt mũi trở nên nghiêm trọng hơn và cơ thể càng tiết nhiều dịch mũi hơn. Hơn nữa, bạn nên tránh thường xuyên uống quá nhiều rượu vì như vậy sẽ không tốt cho sức khỏe của bạn.
- Chế biến một cốc toddy nóng không cồn bằng cách thay thế rượu bằng một loại trà mà bạn yêu thích và vẫn dùng chanh tươi và mật ong.
-
Uống
trà
thảo
mộc.
Bên
cạnh
tác
dụng
bổ
sung
độ
ẩm
cho
xoang
mũi,
trà
thảo
mộc
còn
có
thêm
tác
dụng
trong
việc
giảm
nhẹ
các
rắc
rối
liên
quan
đến
xoang
mũi.[15]
- Thử cho một vài lá húng bạc hà vào trong cốc trà nóng của bạn. Húng bạc hà có chứa tinh chất bạc hà giúp làm giảm xoang áp, nghẹt mũi và tiết dịch mũi. Bạn sẽ thấy kết quả tốt nhất nếu vừa uống trà thảo mộc có vài là húng bạc hà vừa hít hơi nước bốc lên từ cốc trà.
- Húng bạc hà thường được dùng để hỗ trợ điều trị trong các trường hợp tiết quá nhiều dịch mũi hoặc các bệnh liên quan đến xoang khác. Húng bạc hà và tinh chất bạc hà cũng được dùng để giảm ho và khó thở.
- Không uống trực tiếp tinh dầu bạc hà. Không dùng húng bạc hà hoặc tinh chất bạc hà cho trẻ nhỏ.[16]
- Trà xanh và các chế phẩm từ trà xanh đã được chứng minh là có chứa các thành phần giúp duy trì sức khỏe và có thể hỗ trợ điều trị một vài triệu chứng về xoang mũi, nhất là những triệu chứng có liên quan đến cảm lạnh. Hãy từ từ tăng lượng trà xanh mà bạn đang uống để tránh các tác dụng không mong muốn như đau dạ dày hay táo bón.[14]
- Trong trà xanh có chứa caffeine và nhiều hợp chất hoạt tính khác. Những người có tiền sử bệnh tật hoặc phụ nữ mang thai nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng trà xanh thường xuyên để chữa bệnh.
- Trà xanh có thể tương tác với các loại thuốc thông thường. Ví dụ như với thuốc kháng sinh, thuốc tránh thai, thuốc điều trị ung thư, thuốc điều trị hen suyễn và các loại thuốc kích thích. Vì vậy, cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thay đổi phác đồ điều trị hoặc chế độ ăn, nhất là khi những thay đổi đó có liên quan đến các chế phẩm từ thảo dược.
-
Dùng
sản
phẩm
từ
thảo
dược
khác.
Luôn
thận
trọng
khi
sử
dụng
sản
phẩm
từ
thảo
dược
và
phải
hỏi
ý
kiến
bác
sĩ
trước
khi
bắt
đầu
một
phác
đồ
điều
trị
có
sử
dụng
các
sản
phẩm
từ
thảo
dược.[1]
- Có một vài bằng chứng chứng tỏ sự kết hợp giữa thảo dược có thể hữu ích trong việc điều trị các vấn đề liên quan đến xoang mũi. Sản phẩm điều trị bệnh liên quan đến xoang mũi mà không cần đơn của bác sĩ thường chứa nhiều loại thảo dược khác nhau.
- Hãy tìm các sản phẩm có chứa cây hoa ngọc trâm, gốc cây khổ sâm, cơm cháy, cỏ roi ngựa và chua me đất. Sự kết hợp giữa các loại thảo mộc này có thể có phản ứng phụ như đau dạ dày hoặc đi ngoài.
-
Thử
dùng
sâm.
Người
ta
đã
tiến
hành
nghiên
cứu
về
loại
sâm
của
Bắc
Mỹ
để
tìm
hiểu
những
đặc
tính
của
loại
cây
này
trong
việc
điều
trị
một
số
bệnh.
Nghiên
cứu
này
cho
thấy
nhiều
bằng
chứng
về
tác
dụng
của
loại
sâm
này
đối
với
các
triệu
chứng
về
mũi
và
xoang
liên
quan
đến
cảm
lạnh
thông
thường.[14]
- Rễ sâm được xếp vào nhóm “có thể có tác dụng” đối với người lớn trong việc giảm tần suất, độ nghiêm trọng và thời gian kéo dài của các triệu chứng cảm lạnh thông thường. Không có kết quả nghiên cứu liên quan đến việc sử dụng rễ sâm cho trẻ em.
- Các phản ứng phụ được ghi nhận khi sử dụng rễ sâm bao gồm: thay đổi huyết áp, hạ đường huyết, các vấn về tiêu hóa như đi ngoài, ngứa, và viêm da, khó ngủ, đau đầu, bồn chồn và chảy máu âm đạo.
- Sâm thường có phản ứng với nhiều loại thuốc như thuốc điều trị tâm thần phân liệt, tiểu đường, trầm cảm và các loại thuốc làm loãng máu như warfarin. Những người sắp trải qua phẫu thuật hoặc đang trong thời gian hóa trị không nên dùng sâm hoặc rễ sâm.[14]
-
Dùng
cơm
cháy,
bạch
đàn
và
cam
thảo.
Các
biện
pháp
điều
trị
bằng
thảo
mộc
thường
được
dùng
để
điều
trị
chứng
tiết
nhiều
dịch
mũi
và
các
vấn
đề
về
xoang
mũi.
Những
loại
thảo
dược
này
có
thể
có
phản
ứng
với
các
loại
thuốc
đã
nói
ở
trên,
vì
vậy,
hãy
tham
khảo
ý
kiến
bác
sĩ
trước
khi
sử
dụng.[16]
- Những người đang mang bệnh không nên sử dụng các loại thảo mộc nói trên. Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú, bị tiểu đường, huyết áp cao, bệnh tự miễn, bệnh thận, bệnh gan, nồng độ kali thấp, ung thư nhạy cảm với hormon hoặc các bệnh liên quan đến bệnh tim, hoặc các bệnh đòi hỏi phải thường xuyên sử dụng aspirin hoặc thuốc làm loãng máu như warfarin.[16]
- Cơm cháy có tác dụng tốt trong trường hợp bị chảy nhiều dịch mũi hoặc các vấn đề liên quan đến xoang. Các sản phẩm chiết xuất từ cơm cháy có chứa vitamin C trong khi các loại thảo mộc khác được dùng để giảm nghẹt mũi.
- Tinh dầu bạch đàn khá đậm đặc và có thể gây độc nếu uống phải. Tuy nhiên, bạch đàn thông thường có trong nhiều sản phẩm khác nhau, đặc biệt là các sản phẩm được dùng để chữa ho. Sản phẩm có chứa bạch đàn có thể được dùng để xoa lên da như kem thoa ngực, hoặc để uống với lượng nhỏ dưới dạng các viên thuốc giảm ho. Bạn cũng có thể cho bạch đàn vào máy tạo ẩm để tinh dầu bạch đàn dễ dàng bốc hơi, giúp giảm nghẹt mũi.
- Rễ cam thảo là một loại thảo mộc khá phổ biến. Tuy nhiên, không có nhiều bằng chứng mang tính khoa học về tác dụng của cam thảo trong việc điều trị chứng nghẹt mũi và tiết nhiều dịch mũi.
-
Tìm
hiểu
kỹ
về
Echinacea
(một
loại
cúc
tím).
Rất
nhiều
người
sử
dụng
các
sản
phẩm
từ
echinacea
để
chữa
nghẹt
mũi,
chảy
nhiều
dịch
mũi
và
cảm
lạnh.[17]
- Các nghiên cứu khoa học vẫn chưa chứng minh được tác dụng đáng kể của echinacea trong việc điều trị nghẹt mũi, khô mũi hoặc các triệu chứng cảm lạnh. [17]
- Echinacea có trong rất nhiều sản phẩm khác nhau, được sản xuất từ những bộ phận khác nhau của loại cây này. Qúa trình sản xuất hiện nay vẫn chưa được tiêu chuẩn hóa dưới sự quản lý của pháp luật. Người ta cũng không chắc chắn về việc nên sử dụng bộ phận nào của cây và tác dụng của sảm phẩm này có thể vẫn chưa được biết đến.[17]
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ 1,0 1,1 1,2 1,3 http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/acute-sinusitis/basics/definition/con-20020609
- ↑ 2,0 2,1 2,2 http://familydoctor.org/familydoctor/en/diseases-conditions/sinusitis.printerview.all.html
- ↑ 3,0 3,1 http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/consumer-health/in-depth/antibiotics/art-20045720
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hay-fever/basics/definition/con-20020827
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/nonallergic-rhinitis/basics/definition/con-20026910
- ↑ http://www.health.com/health/gallery/0,,20466430,00.html
- ↑ https://www.mylifestages.org/health/allergies/neti_pot_solution.page
- ↑ 8,0 8,1 8,2 8,3 http://www.mayoclinic.org/symptoms/runny-nose/basics/definition/sym-20050640
- ↑ http://www.iallergy.com/default.php?cPath=11_86
- ↑ http://www.minahealth.com/how_do_i_get_rid_of_phlegm.htm
- ↑ http://www.wcvb.com/health/dont-blow-your-nose-too-hard/31883388
- ↑ 12,0 12,1 http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hay-fever/basics/definition/con-20020827
- ↑ http://familydoctor.org/familydoctor/en/drugs-procedures-devices/over-the-counter/decongestants-otc-relief-for-congestion.html
- ↑ 14,0 14,1 14,2 14,3 http://www.healthline.com/health/cold-flu/natural-cold-remedies#15
- ↑ http://www.foxnews.com/health/2012/02/27/how-to-relieve-sinus-pressure-naturally/
- ↑ 16,0 16,1 16,2 http://umm.edu/health/medical/altmed/condition/common-cold
- ↑ 17,0 17,1 17,2 https://nccih.nih.gov/health/tips/flucold.htm