Xin việc khi không có kinh nghiệm

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Bước chân vào một ngành nghề hoặc chuyển sang một lĩnh vực mới đều yêu cầu bạn phải bắt đầu từ vị trí học việc để có thể cải thiện trình độ chuyên môn của mình. Để được tuyển vào làm trong một lĩnh vực hoàn toàn mới yêu cầu bạn phải có tự tin và động lực, tuy nhiên, hầu hết mọi người không nhận thức được tất cả những kỹ năng và trình độ chuyên môn mà họ có thể mang đến tại nơi làm việc. Hãy cùng tìm hiểu cách xin việc khi bạn chưa có kinh nghiệm.

Ảnh minh họa

Các bước[sửa]

Bắt đầu bằng Tình nguyện viên[sửa]

  1. Xác định công việc hoặc ngành nghề bạn muốn làm việc.
  2. Chọn công việc lý tưởng của bạn trong ngành nghề đó. Sau đó, tìm hiểu cách thức mọi người chọn được công việc lý tưởng đó, thử 2 hoặc 3 vị trí khác nhau.
  3. Ứng tuyển vào vị trí thực tập sinh, được trả lương hoặc không trả lương. Tìm kiếm trên những công cụ tìm việc lớn như Vietnamworks và trang web của công ty. Bắt đầu làm thực tập sinh càng sớm càng tốt.
  4. Bắt đầu từ vị trí tình nguyện viên. Nếu bạn không thể làm thực tập sinh, bạn nên làm tình nguyện viên cho tổ chức đó vào buổi tối hoặc cuối tuần. Xin làm vị trí tình nguyện viên sẽ dễ dàng hơn xin làm thực tập sinh có trả lương hoặc tín chỉ đại học.
    • Trong một số ngành nghề, như phi chính phủ hoặc y tế, vị trí tình nguyện viên có giá trị ngang với thực tập sinh. Khi bạn bắt đầu làm tình nguyện viên, hãy xin được đảm nhận nhiều trách nhiệm hoặc đảm nhận một sáng kiến công việc nào đó.
  5. Làm việc ở vị trí thực tập sinh hoặc tình nguyện viên cho đến khi bạn có được công việc chính thức. Bạn càng làm lâu trong ngành nghề đó càng tốt.
    • Rất nhiều người bắt đầu làm tình nguyện viên sau năm đầu tiên học tập, nên họ có thể tiếp thu những kiến thức về ngành nghề đó và xác định liệu đó có phải ngành nghề phù hợp với mình hay không.

Xác định Kỹ năng[sửa]

  1. Lấy một tờ giấy. Liệt kê tất cả những kỹ năng quan trọng đối với một người đi làm nói chung và một người làm trong lĩnh vực của bạn nói riêng.
    • Liệt kê tất cả những kỹ năng máy tính của bạn. Bao gồm cả kỹ năng làm việc với hệ điều hành Windows và Mac, đánh máy trên 60 từ trong một phút, sử dụng thành thạo PowerPoint hoặc các chương trình Microsoft Office khác, lập trình trang web, viết blog, hệ thống quản lý nội dung, cơ sở dữ liệu, thiết kế đồ họa, v.v. Nếu bạn không có bất cứ kỹ năng máy tính nào, hãy tham gia những khóa học miễn phí hoặc giá rẻ ở thư viện địa phương và thêm khóa học đó vào danh sách kỹ năng của mình.
    • Liệt kê kỹ năng giao tiếp. Bạn có kỹ năng nói trước đám đông, viết lách, đào tạo và hướng dẫn làm việc nhóm tốt. Đó là những kỹ năng bạn có thể phát triển qua các lớp luyện viết và trở thành thành viên trong câu lạc bộ phát triển kỹ năng nói trước công chúng.
    • Định hình kỹ năng nghiên cứu và giải quyết vấn đề. Học sinh, sinh viên và những người làm blog đều có kỹ năng tìm kiếm tốt, đó là một tài sản cho công ty. Những người có kỹ năng tổ chức và quản lý văn phòng tốt có thể tự tin về kỹ năng giải quyết vấn đề xuất sắc.
    • Bổ sung thêm kỹ năng lãnh đạo. Nếu bạn đã từng chỉ đạo một dự án trong công việc, hay qua hoạt động từ thiện hoặc trong nhóm bạn bè, bạn có thể có thêm vào kỹ năng lãnh đạo cho mình. Hãy viết ra những kinh nghiệm đòi hỏi bạn phải giao tiếp với nhiều phòng ban khác nhau hoặc tổ chức một dự án nhóm. Rất nhiều ông chủ tìm kiếm những ứng viên vừa có thể làm việc độc lập lại vừa có thể làm việc trong môi trường đội nhóm.
  2. Đừng quên thêm vào những kỹ năng bạn trau dồi trong công việc trước đó, hoặc công việc làm thêm vào mùa hè, hay công việc tạm thời và những việc bạn đã giúp đỡ gia đình và bạn bè.
  3. Giải thích những kỹ năng này có thể áp dụng như thế nào vào công việc hoặc ngành nghề mới. Hãy phân tích cẩn thận và sáng tạo trong bước này. Khi bạn biết mình có thể áp dụng những kỹ năng của mình như thế nào, bạn có thể giải thích nó cho ông chủ tiềm năng của mình.

Xác định Thành tựu[sửa]

  1. Hãy nghĩ đến bất cứ giải thưởng nào bạn đã đạt được. Từ giải nhân viên của tháng, cho đến nhân viên bán lẻ xuất sắc, cho đến thành viên danh dự trong danh sách đề cử, các giải thưởng và danh hiệu nên được liệt kê để thể hiện sự cống hiến, đạo đức công việc nổi bật của bạn.
  2. Đừng bao giờ bỏ qua những thành tựu hoặc kỹ năng bạn đã đạt được qua công việc tình nguyện viên. Mọi người đều phát triển các kỹ năng chuyên sâu trong thời gian làm tình nguyện viên.
    • Các thành tích tình nguyện chuyên sâu sẽ thể hiện sự cống hiến cho công việc và động lực của bạn. Trong thư xin việc, bạn nên giải thích động lực để thành công của mình và nó đồng hành như thế nào trong khát khao thành công trong công việc của bạn.
  3. Phát triển chuyên môn. Nếu bạn đang cố gắng bước vào những lĩnh vực như viết lách, biên tập phim hoặc thiết kế nội thất, hãy tạo ra những sản phẩm mẫu có thể thể hiện được trước ông chủ tiềm năng của bạn.
    • Bắt đầu viết blog. Khi bạn nghiên cứu và trau dồi kiến thức, hãy viết về những phát triển mới nhất trong ngành nghề đó. Sau đó đưa trang blog đó vào trong sơ yếu lý lịch của mình.
    • Viết các bài viết mẫu với nhiều phong cách khác nhau nếu bạn muốn trở thành một nhà văn. Đăng chúng vào danh mục trên trang web hoặc làm thành tác phẩm mẫu định dạng PDF để có thể gửi đi được.
    • Tình nguyện làm một dịch vụ nào đó như thiết kế nội thất miễn phí cho bạn bè hoặc gia đình. Lưu lại những dự án đó và làm thành một tập danh mục.

Viết Sơ yếu lý lịch Hiệu quả[sửa]

  1. Suy nghĩ lại về cách viết sơ yếu lý lịch của mình. Hầu hết mọi người đều cho rằng sơ yếu lý lịch phải đi theo một trình tự thời gian tuy nhiên đây lại không phải hình mẫu cho những ai muốn tiến vào một lĩnh vực mới.
  2. Bắt đầu với những gạch đầu dòng về bản thân. Luôn nhớ phải cung cấp thêm thông tin liên lạc cụ thể.
  3. Thêm mô tả ngắn gọn súc tích ngay từ ban đầu. Giải thích những kỹ năng nổi bật và điều gì đã thôi thúc bạn tiến vào lĩnh vực này trong vòng 2 đến 3 câu. Bạn cần viết về mục này sau khi đã điền xong sơ yếu lý lịch của mình.
  4. Sắp xếp kinh nghiệm làm việc đi cùng với kỹ năng sẽ tốt hơn là theo trình tự thời gian làm việc. Tạo từ 4 đến 6 đầu mục, mỗi đầu mục liệt kê ít nhất 3 kỹ năng hoặc thành tựu.
    • Đảm bảo trình độ chuyên môn bạn chọn đưa vào sơ yếu lý lịch là điểm yêu cầu ở ứng viên trong bản mô tả công việc. Hướng sơ yếu lý lịch của mình đến từng công việc. Xem lại danh sách kỹ năng và thành tựu của bản thân để tạo ra nhiều lựa chọn cho bản sơ yếu lý lịch.
    • Luôn sử dụng động từ chủ động khi mô tả kinh nghiệm của mình. Ví dụ, nếu bạn đang nói đến kinh nghiệm vi tính của mình, bạn có thể dùng các từ như "lập trình," "đào tạo" hoặc "tạo ra" khi nói đến các chương trình.
  5. Đưa phần bằng cấp và đào tạo bên dưới phần kinh nghiệm thực tiễn của bản thân. Đảm bảo bạn đưa đầy đủ tất cả thành tích học tập cũng như tên của chương trình đào tạo vào trong bản sơ yếu lý lịch.
  6. Liệt kế bất cứ chức vụ nào bạn nắm giữ trong một nhóm từ thiện hoặc tổ chức ở trường học. Giữ vai trò làm chủ tịch, thư ký, chủ tịch hội đồng hoặc thủ quỹ cho một tổ chức cộng đồng có thể giúp bạn thiết lập được mạng lưới quan hệ và chứng minh được sự cống hiến của mình cho công việc.
    • Đừng quên liệt kê bất cứ kỹ năng hoặc thành tựu nào bạn đạt được qua công việc tình nguyện này.

Định hướng Tìm kiếm Công việc[sửa]

  1. Sử dụng các trang tìm việc tổng hợp như Vietnamworks, CareerBuilder, vieclam24h để bắt đầu tìm kiếm các vị trí công việc ở mức học việc.
    • Nếu bạn tìm việc đã lâu, hãy đăng ký một lớp tìm việc ở thư viện địa phương hoặc các văn phòng đào tạo công việc.
  2. Xác định phạm vi tìm kiếm ở mức từ 0 đến 2 năm kinh nghiệm. Nó giúp loại đi những công việc yêu cầu có nhiều kinh nghiệm khi bạn muốn ứng tuyển.
  3. Mở rộng quan hệ tại các sự kiện cộng đồng. Hỏi về vị trí công việc mới ở các công ty. Mối quan hệ cá nhân có thể không mang đến công việc cho bạn, nhưng có thể mang đến cho bạn một cơ hội được phỏng vấn.
  4. Bắt đầu từ làm việc bán thời gian. Một số công ty có thể sẽ sẵn sàng nhận người mới theo thời vụ hoặc bán thời gian. Hãy tìm kiếm công việc toàn thời gian khi bạn đã được nhận vào đó.
  5. Yêu cầu một cuộc phỏng vấn. Bạn nên thuyết phục người quản lý thuê bạn nếu bạn có thể nói với họ rằng bạn có khả năng học những kỹ năng mới nhanh nhạy như thế nào và đưa cho họ ví dụ để chứng minh.
    • Luôn tự tin và đừng bao giờ tự nguyện cho rằng mình không có kinh nghiệm. Kinh nghiệm bạn có từ những lĩnh vực khác hoặc công việc khác cũng được tính là kinh nghiệm ở bất cứ lĩnh vực nào nếu bạn có thể chứng minh mình có thể áp dụng những kỹ năng đó trong công việc mới.

Những thứ bạn cần[sửa]

  • Thực tập sinh
  • Vị trí tình nguyện viên
  • Danh sách kỹ năng
  • Danh sách thành tựu
  • Trang blog
  • Danh mục
  • Sơ yếu lý lịch phù hợp
  • Mạng lưới quan hệ
  • Kỹ năng tìm việc
  • Công việc thời vụ/bán thời gian
  • Phỏng vấn
  • Tự tin

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này