Xoa dịu cơn táo bón một cách nhanh chóng và tự nhiên

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Táo bón thường do chế độ ăn uống không cung cấp đủ chất xơ và/hoặc không cung cấp đủ nước cho cơ thể. Táo bón cũng có thể xảy ra do bạn ít tập thể thao, hoặc do tác dụng phụ của một số loại thuốc. Ai cũng từng bị táo bón, nhưng tin tốt là có một số biện pháp an toàn, dịu nhẹ và tự nhiên để có thể xoa dịu và ngăn ngừa cơn táo bón. Chỉ cần một số thay đổi nhỏ trong thói quen hàng ngày, bạn có thể đối phó với táo bón mà không cần tốn kém và có thể thực hiện tại nhà. Các phương pháp điều trị tự nhiên và thay đổi lối sống có thể giúp bạn đối phó với táo bón trước mắt và ngăn ngừa bệnh tái phát trong tương lai. Nếu cơn táo bón tái phát và các biện pháp sau không đem lại hiệu quả, bạn nên đi khám bệnh.

Các bước[sửa]

Phương pháp Chữa trị Tức thời[sửa]

  1. Uống nhiều nước. Chất thải cứng, khô là một nguyên nhân phổ biến gây táo bón, vì vậy uống nhiều nước sẽ giúp bạn dễ dàng đi vệ sinh. Uống nhiều nước đặc biệt quan trọng khi bạn thêm lượng chất xơ vào chế độ dinh dưỡng.[1]
    • Nam giới nên uống ít nhất 12 cốc nước (3 lít) mỗi ngày. Phụ nữ nên cố gắng uống ít nhất 8 cốc nước (2,5 lít) mỗi ngày.[2]
    • Tránh dùng đồ uống chứa cafein và cồn khi bạn đang bị táo bón. Thức uống chứa cafein như cà phê và nước ngọt, cũng như các loại thức uống chứa cồn thường gây lợi tiểu. Lợi tiểu làm cơ thể mất nước khi phải đi tiểu nhiều. Và như vậy sẽ gây táo bón nặng.[3][4]
    • Các chất lỏng khác, chẳng hạn như nước trái cây, nước súp, và các loại trà thảo mộc là thức uống tốt cho bạn. Tránh dùng các loại trà có chứa cafein. Lê và táo là loại thuốc nhuận tràng tự nhiên dịu nhẹ.[5][6]
  2. Ăn nhiều chất xơ. Chất xơ là thuốc nhuận tràng tự nhiên. Nó làm tăng lượng nước trong phân và làm tăng khối lượng phân, giúp chất bã di chuyển qua đại tràng nhanh hơn và thuận lợi hơn.[7] Thay đổi lượng chất xơ đột ngột có thể gây ra tình trạng tích khí và đầy hơi, do đó bạn nên tăng từ từ lượng chất xơ vào cơ thể qua các bữa ăn. Các chuyên gia khuyên rằng bạn nên cung cấp ít nhất 20-35 gram chất xơ cho cơ thể mỗi ngày.[8]
    • Chất xơ có thể làm giảm sự hấp thụ các loại thuốc khác trong cơ thể bạn. Dùng thuốc ít nhất một giờ trước khi bổ sung chất xơ hoặc hai giờ sau đó.[7]
    • Các thực phẩm sau là lựa chọn tốt để bổ sung thêm chất xơ cho cơ thể:[9]
      • Các loại quả mọng và hoa quả, đặc biệt là những loại có thể ăn được cả vỏ, chẳng hạn như táo và nho.
      • Các loại rau lá xanh sẫm như cải, cây mù tạc, củ cải đường, và củ cải Thuỵ Sĩ.
      • Các loại rau củ khác như bông cải xanh, rau chân vịt, cà rốt, bông cải, cải bruxen, atisô và đậu xanh.
      • Đậu và các loại họ đậu khác như đậu tây đỏ, đậu navy, đậu garbanzo, đậu pinto, đậu lima, đậu trắng, đậu lăng và đậu đen.
      • Các loại ngũ cốc nguyên hạt chưa qua chế biến. Nguyên tắc nhận biết đơn giản là thông qua màu sắc, nếu ngũ cốc có màu nhạt hay màu trắng, có thể chúng đã qua xử lý. Chọn các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo nâu, bỏng ngô, yến mạch, và đại mạch. Nếu bạn đang sử dụng ngũ cốc dinh dưỡng, hãy đọc qua nhãn sản phẩm để đảm bảo bạn dùng ngũ cốc chứa nhiều chất xơ. Hãy sử dụng bánh mì lúa mạch, bánh mì được làm từ bột chưa tẩy trắng, bột chưa qua xử lý.[10]
      • Hạt giống và các loại hạt như bí ngô, vừng, hướng dương hoặc hạt lanh,[11] và cả hạnh nhân, hạt óc chó và hạt hồ đào.
  3. Ăn mận khô. Mận khô rất giàu chất xơ. Chúng cũng chứa sorbitol, một loại đường làm lỏng phân giúp làm dịu cơn táo bón.[12] Sorbitol cũng là một chất kích thích đại tràng nhẹ giúp phân có thể được đào thải nhanh chóng và giảm nguy cơ táo bón.
    • Nếu bạn không thích lớp vỏ nhăn nheo hay vị của mận khô, bạn có thể dùng nước ép mận khô. Tuy nhiên, nước ép mận khô ít chất xơ hơn mận nguyên trái.
    • 100 gram mận khô nguyên trái chứa khoảng 15 gram sorbitol, trong khi 100 gram nước ép mận khô chỉ chứa khoảng 6 gram sorbitol. Nếu dùng nước ép, bạn sẽ phải uống nhiều nước ép hơn để có thể đạt được lợi ích tương tự như ăn mận khô, và nước ép mận khô cũng chứa nhiều đường hơn.[13]
    • Tránh tiêu thụ quá nhiều mận khô. Mận khô sẽ bắt đầu phát huy tác dụng trong vòng một vài giờ. Điều quan trọng là bạn phải để mận hoặc nước mận có thời gian tiêu hoá trước khi uống hoặc ăn thêm, nếu không, bạn sẽ có nguy cơ bị tiêu chảy.
  4. Tránh dùng phó mát và các sản phẩm từ sữa. Phó mát và các sản phẩm từ sữa thường chứa đường sữa, nhiều người khá nhạy cảm với thành phần này. Đường sữa có thể gây đầy hơi, và gây táo bón cho một số người. Nếu bạn đang bị táo bón, bạn không nên ăn phó mát, uống sữa, và dùng các sản phẩm từ sữa cho đến khi các bạn cảm thấy khoẻ hơn.[14]
    • Sữa chua, đặc biệt là sữa chua có chứa men vi sinh là một ngoại lệ. Sữa chua có chứa các loại men vi sinh như "Bifidobacterium longum" hoặc "Bifidobacterium animalis" đã được chứng minh là có thể giúp bạn đi tiêu thường xuyên hơn và ít đau hơn.[15][16]
  5. Dùng các thực phẩm bổ sung có chứa chất tạo khối phân. Một số loại thảo mộc dịu nhẹ có tác dụng nhuận tràng và làm mềm phân. Chúng bao gồm mã đề, hạt lanh, và cỏ cà ri. Bạn thường có thể tìm mua các thực phẩm bổ sung này dưới dạng viên nang, viên nén, hoặc bột hoà tan tại các cửa hàng sản phẩm dinh dưỡng và nhà thuốc. Một số loại trà cũng có thể chứa chất này. Hãy nhớ uống nhiều nước khi sử dụng các loại thực phẩm này.[17]
    • Chiết xuất mã đề được bào chế thành nhiều dạng, bao gồm dạng bột và viên nén. Đây cũng là nguyên liệu chủ đạo dùng trong các loại thực phẩm chức năng chống táo bón như Metamucil. [18] Nhiều người có thể bị tích khí hoặc đau bụng khi dùng chiết xuất mã đề.[19]
    • Hạt lanh được sử dụng cho chứng táo bón và tiêu chảy. Hạt lanh cung cấp chất xơ và axit béo omega- 3. Bạn có thể thêm hạt lanh vào sữa chua hoặc ngũ cốc để ăn.[20][21]
    • Không nên dùng hạt lanh cho những người bị bệnh máu không đông, tắc ruột hoặc cao huyết áp. Không dùng hạt lanh nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú.[20]
    • Cỏ cà ri được sử dụng để điều trị một số bệnh về tiêu hóa, bao gồm đau bụng và táo bón.[22] Không nên sử dụng cỏ cà ri nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú. Trẻ em không nên dùng cỏ cà ri.[22]
  6. Dùng dầu thầu dầu. Khi bạn đang bị táo bón, dầu thầu dầu (Castor oil) có thể giúp kích thích đường ruột. Nó cũng có tác dụng bôi trơn ruột để chất bã có thể dễ dàng được đào thải khỏi cơ thể.[23]
    • Dầu thầu dầu thường an toàn khi sử dụng. Tuy nhiên, bạn nên dùng theo liều lượng được khuyến cáo. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn bị viêm ruột thừa hoặc tắc nghẽn đường ruột. Không sử dụng dầu thầu dầu nếu bạn đang mang thai.[23]
    • Dầu thầu dầu có thể gây nhiều tác dụng phụ hiếm gặp và các triệu chứng khó chịu nếu bạn dùng quá liều. Dùng dầu thầu dầu quá liều có thể gây đau bụng, chóng mặt, ngất, buồn nôn, tiêu chảy, phát ban, khó thở, đau ngực, và nghẹn. Hãy đến bệnh viện nếu bạn dùng dầu thầu dầu quá liều.[24]
    • Dầu cá có thể "gây" táo bón. Trừ khi có chỉ định của bác sĩ, không nên uống dầu cá để trị táo bón.[25][26]
  7. Bổ sung magiê. Magiê rất hiệu quả trong việc làm giảm táo bón. Nó giúp làm tăng lượng nước trong ruột và làm mềm phân để phân có thể di chuyển khỏi ruột dễ dàng.[27] Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thực phẩm bổ sung magiê vì nó có thể gây tương tác với các loại thuốc khác như kháng sinh, thuốc giãn cơ và thuốc hạ huyết áp.[27] Ngoài việc cung cấp magiê qua các nguồn thực phẩm, chẳng hạn như bông cải xanh và các loại đậu, có nhiều cách khác để bổ sung magiê.
    • Bạn có thể bổ sung magiê bằng cách thêm một thìa uống trà (hoặc 10-30 gram) muối Epsom (magiê sulfate) vào 200 – 250 ml nước. Khuấy đều và uống. Đối với một số người, hỗn hợp này có mùi vị khá khó uống.[28]
    • Magiê citrate thường có trong các loại thuốc viên hoặc thuốc dạng dịch. Dùng theo liều lượng in trên bao bì sản phẩm (hoặc theo chỉ định của bác sĩ hoặc dược sĩ). Uống mỗi liều thuốc với một cốc nước đầy.[27]
    • Magiê hydroxide, còn gọi là sữa của magiê, cũng có hiệu quả trong việc điều trị táo bón.

Thay đổi Lối sống Lâu dài[sửa]

  1. Kết hợp thêm sữa chua vào chế độ ăn uống hàng ngày của bạn. Sữa chua có chứa các vi khuẩn sống có lợi (men vi sinh) giúp giữ cho hệ thống tiêu hóa của bạn luôn khỏe mạnh và hoạt động tốt. Hãy kèm thêm một cốc sữa chua vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày của bạn.[29]
    • Các vi khuẩn trong sữa chua được cho là làm thay đổi hệ vi sinh trong ruột. Và giúp thức ăn được tiêu hóa và chất bã được đào thải ra khỏi cơ thể nhanh hơn.
    • Kiểm tra nhãn hiệu để đảm bảo sữa chua bạn mua có chứa men vi sinh. Không có các men vi sinh này, sữa chua sẽ không có tác dụng giúp ích cho hệ tiêu hoá.
    • Các loại thực phẩm lên men và được cấy vi khuẩn như nấm vi sinh Kombucha, kimchi và dưa cải cũng chứa vi khuẩn hữu ích có thể hỗ trợ tiêu hóa và giảm táo bón.[30]
  2. Tránh các loại thực phẩm đã qua chế biến sẵn. Các loại thực phẩm đã qua chế biến và "thức ăn nhanh" có thể gây táo bón mãn tính. Những thực phẩm này thường chứa nhiều chất béo và ít chất xơ và không cung cấp nhiều dinh dưỡng. Bạn cần tránh sử dụng các thực phẩm sau:[31]
    • Các loại hạt đã qua xử lý hoặc chế biến. Bánh mì trắng, bánh ngọt, các loại mì sợi, ngũ cốc ăn sáng thường được làm từ bột đã bị tước bỏ nhiều chất xơ và mất chất dinh dưỡng. Hãy sử dụng các loại ngũ cốc nguyên hạt.
    • Thức ăn vặt. Thực phẩm chứa nhiều chất béo và đường có thể gây táo bón. Cơ thể của bạn sẽ cố gắng để nhận calo từ chất béo trước, vì vậy sẽ làm chậm quá trình tiêu hoá. [32]
    • Xúc xích, thịt đỏ, thịt hộp thường chứa nhiều chất béo và nhiều muối. Hãy dùng các loại thịt nạc như cá, thịt gà, và thịt gà tây.
    • Khoai tây rán dạng chips, khoai tây chiên, và các loại thực phẩm tương tự không cung cấp nhiều dinh dưỡng và có rất ít chất xơ. Thay vì vậy, hãy dùng khoai lang nướng hoặc khoai lang hầm hoặc bỏng ngô.
  3. Thường xuyên tập thể dục. Ít tập thể dục có thể gây yếu ruột, gây khó khăn trong việc đào thải chất bã ra khỏi cơ thể. Lối sống ít vận động có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và gây táo bón.[33] Tập thể dục ít nhất 3-4 lần một tuần.[31]
    • Đi bộ, bơi lội, chạy bộ, và tập yoga là những lựa chọn tuyệt vời. Chỉ cần 10-15 phút tập thể dục mỗi ngày sẽ giúp cơ thể khoẻ mạnh.
  4. Chú ý đến nhu cầu của cơ thể. Cơ thể của bạn sẽ cho bạn biết khi bạn cần phải đi vệ sinh.[33] Nhu cầu đi tiêu của mỗi người mỗi khác, nên khái niệm "bình thường" có phạm vi khá rộng. Nhiều người đi tiêu trung bình 1-2 lần mỗi ngày, nhưng vài người chỉ có thể đi 3 lần một tuần. Chỉ cần cơ thể cảm thấy thoải mái thì bạn không cần lo lắng về nhu cầu đi tiêu của bản thân.[34]
    • Táo bón có thể được hình thành hoặc chuyển sang trầm trọng hơn khi bạn "nhịn" đi tiêu. Nếu bạn thường xuyên "nhịn", bạn có thể làm cơ thể ngừng tạo ra các tín hiệu để bạn nhận biết khi bạn cần đi tiêu. "Nhịn" cũng sẽ gây khó khăn cho lần đi vệ sinh tiếp theo. [35][4]
  5. Tránh phụ thuộc vào thuốc nhuận tràng. Lạm dụng thuốc nhuận tràng, đặc biệt là thuốc nhuận tràng kích thích, có thể làm cơ thể bạn phụ thuộc vào thuốc. Không nên sử dụng thuốc nhuận tràng mỗi ngày. Nếu bạn bị táo bón mãn tính, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn các phương pháp điều trị thay thế khác.[36]
    • Thuốc nhuận tràng có chứa polyethylene glycol thường an toàn để sử dụng lâu dài hơn các loại khác.[36][37]

Thử qua các Biện pháp Khác[sửa]

  1. Tập thể dục. Nếu bạn có thể, hãy đi bộ trong giờ nghỉ để ruột được "xoa bóp".[38]
    • Bắt đầu bằng việc đi chậm trong khoảng 30 giây. Dần dần tăng tốc độ đi bộ nhanh đến mức có thể nhưng đừng chạy .
    • Đi bộ nhanh trong khoảng 5 phút. Sau đó đi chậm trong 5 phút. Tổng thời dành cho việc đi bộ nên vào khoảng ít nhất 10 phút mỗi giờ.[39]
    • Đừng lo lắng nếu bạn không có đủ thời gian để đi bộ theo hướng dẫn trên vì bạn cần phải làm các công việc khác. Chỉ cần cố đi bộ sao cho tốc độ nhanh hơn bình thường vào bất cứ khi nào bạn có thể.
    • Nếu bạn đang bị táo bón nặng, và bạn cảm thấy hơi khó chịu, đừng nản lòng. Ít ra hôm nay bạn cũng cảm thấy tốt hơn so với các ngày khác.
  2. Hãy thử một tư thế khác. Thổ dân có xu hướng đi tiêu trong tư thế ngồi xổm, và tư thế này có thể hữu ích cho bạn.[40] Khi bạn đi vệ sinh, hãy gác chân lên rìa bồn tắm để chân được co lên.[41]
    • Hãy co đầu gối của bạn sao cho tiến vào càng gần ngực càng tốt. Tư thế này làm tăng áp lực lên ruột và có thể giúp bạn đi tiêu dễ dàng hơn.
  3. Hãy thử tập yoga. Một số tư thế yoga có thể giúp kích thích ruột và hướng dẫn cơ thể chuyển động theo các tư thế thoải mái để có thể đi tiêu dễ dàng. Các tư thế này có thể làm tăng áp lực lên ruột và giúp ruột đào thải chất bã dễ dàng hơn.[42] Bạn có thể thử các tư thế sau:
    • Tư thế Baddha Konasana (tư thế góc cố định): Ở tư thế ngồi, uốn cong đầu gối của bạn và áp hai chân lại với nhau sao cho hai lòng bàn chân chạm vào nhau, và dùng tay giữ lấy các ngón chân. Rung chân nhanh chóng, sau đó nghiêng người về phía trước sao cho trán bạn chạm sàn đất. Giữ nguyên tư thế trong 5-10 nhịp thở.
    • Tư thế Pavanamuktasana (tư thế ống bễ): Ở tư thế nằm ngửa, duỗi chân. Từ từ co chân lại, và dùng hai bàn tay để giữ nguyên tư thế. Sau đó kéo đầu gối lên sát ngực và ngọ nguậy các ngón chân. Giữ nguyên tư thế trong 5-10 nhịp thở, sau đó làm tương tự với chân còn lại.
    • Tư thế Uttanasana (Tư thế gập người về phía trước): Ở tư thế đứng, chân thẳng, và từ phần eo, bạn hãy gập người xuống sâu và chạm vào thảm tập hoặc nắm vào phần chân sau. Giữ nguyên tư thế trong 5-10 nhịp thở.
  4. Dùng dầu khoáng. Dầu khoáng sẽ tạo màng trơn và chống nước quanh phân, giúp phân duy trì độ ẩm và di chuyển dễ dàng qua ruột kết.[43] Bạn có thể tìm mua dầu khoáng tại hầu hết các hiệu thuốc. Thông thường, dầu khoáng thường được kết hợp dùng chung với các chất lỏng như sữa,nước trái cây, hoặc nước, để có thể dễ dàng hấp thụ.[44]
    • Không dùng dầu khoáng mà không có chỉ định của bác sĩ nếu bạn đang gặp phải một trong các tình trạng sau: dị ứng thực phẩm hoặc thuốc, mang thai, suy tim, viêm ruột thừa, khó nuốt, đau bụng, buồn nôn hoặc nôn mửa, chảy máu trực tràng, hoặc các vấn đề về thận.[44]
    • Không dùng thuốc nhuận tràng hoặc thuốc làm mềm phân cùng lúc với dầu khoáng trừ có chỉ định của bác sĩ.
    • Không dùng dầu khoáng cho trẻ em dưới 6 tuổi.
    • Không dùng dầu khoáng thường xuyên. Sử dụng thường xuyên có thể làm bạn phụ thuộc vào tác dụng nhuận tràng của thuốc. Nó cũng ngăn khả năng hấp thụ các vitamin A, D, E, và K của cơ thể. [45]
    • Không dùng dầu khoáng quá liều lượng được chỉ định. Dùng quá liều có thể gây các tác dụng phụ nghiêm trọng, bao gồm đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn và nôn. Nếu bạn dùng quá liều, hãy đến bệnh viện.[46]
  5. Hãy thử dùng các loại thuốc bào chế từ thảo mộc như thuốc xổ. Đối với tình trạng táo bón hiếm hoặc nặng, các loại thảo dược mạnh có thể giúp giảm táo bón. Các loại thuốc này thường không an toàn để sử dụng lâu dài và chỉ nên được dùng như phương sách cuối cùng nếu các phương pháp điều trị khác không đem lại hiệu quả. Phương pháp điều trị bằng các loại thuốc bào chế từ thảo dược phổ biến bao gồm [47]
    • Sennosides là thuốc nhuận tràng kích thích. Thuốc cung cấp nước cho ruột để giúp bạn đi tiêu của dễ dàng. Thuốc nhuận tràng senna thiên nhiên cần 6-12 giờ để phát huy tác dụng. Các loại thuốc này thường được bào chế dưới dạng dịch hoặc dạng viên dùng qua đường uống.[48]
    • Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng senna nếu bạn vừa phẫu thuật, hoặc bạn đang dùng thuốc nhuận tràng mỗi ngày, hoặc bạn đang mắc các bệnh về tiêu hóa.[49]
    • Cây hắc mai châu Âu đôi khi cũng được dùng để điều trị táo bón. Nhưng chỉ được dùng để điều trị ngắn hạn (ít hơn 8-10 ngày). Loại cây này có thể gây ra các tác dụng phụ như đau bụng, tiêu chảy, suy nhược cơ bắp, và các vấn đề tim mạch. Không nên sử dụng nếu bạn đang mang thai, cho con bú, hoặc trẻ dưới 12 tuổi.[50]
    • Không dùng cây hắc mai châu Âu nếu bạn bị đau dạ dày hoặc gặp các vấn đề về đường ruột, chẳng hạn như viêm ruột thừa, bệnh Crohn IBS, hoặc viêm loét đại tràng.
  6. Tham khảo ý kiến bác sĩ. Nếu bạn bị táo bón mãn tính, bạn có thể cần đến các phương pháp điều trị khác hiệu quả hơn so với việc dùng các bài thuốc tại nhà. Ví dụ, bác sĩ có thể kê toa các loại thuốc khác và thuốc nhuận tràng mạnh hơn so với những loại thông thường bạn có thể mua tại nhà thuốc. Bạn nên đi khám nếu bạn không thể đi vệ sinh quá 3 ngày. [31]
    • Nếu táo bón nhẹ diễn ra hơn ba tuần, hãy đi khám. Bạn cũng nên đi khám nếu bạn đi tiêu ra máu, bị đau dạ dày, hoặc bị sụt cân. [51][31]
    • Bác sĩ có thể kê toa thuốc nhuận tràng tăng áp lực thẩm thấu (hypersmolar) giúp làm mềm phân cho bạn. Các thuốc nhuận tràng phổ biến nhất là lactulose (Kristalose), sorbitol, và polyethylene glycol (MiraLax).[52]

Lời khuyên[sửa]

  • Nếu bạn bị táo bón định kỳ và các phương pháp trên không đem lại hiệu quả, hãy trao đổi với bác sĩ và cho bác sĩ biết vấn đề của bạn.
  • Nếu bạn không cảm thấy cơn táo bón dịu bớt, hãy kết hợp nhiều phương pháp cùng lúc. Ví dụ, bổ sung chất xơ, đi dạo, uống trà senna và thử tập một vài tư thế yoga. Không dùng kết hợp nhiều loại thuốc nhuận tràng cùng lúc.
  • Ăn thực phẩm có nhiều chất xơ và uống nhiều nước không chỉ giúp giảm bớt, mà còn giúp ngăn ngừa táo bón.
  • Điều này nghe có vẻ khó để thực hiện, tuy nhiên hãy cố gắng thư giãn và để cho ruột của bạn (và trọng lực) làm công việc tự nhiên của nó khi bạn đi vệ sinh.
  • Hãy thử uống nước chanh . Các axít trong chanh sẽ làm mềm phân và giúp bạn đi tiêu dễ dàng.
  • Khó có thể dự đoán được phương pháp nào sẽ đem lại hiệu quả cho bạn và khi nào thì mới có kết quả. Hãy chắc chắn rằng bạn dành thời gian và không ngần ngại đi vệ sinh khi có nhu cầu.
  • Uống nước mật ong ấm có thể giúp bạn.
  • Khi thức dậy vào buổi sáng, bạn hãy uống 2-4 cốc nước, nó sẽ giúp bạn. Cách làm này sẽ giúp loại bỏ độc tố khỏi cơ thể.
  • Khi ngồi, hãy đặt chân lên ghế nhỏ.
  • Uống trà chanh hoà thêm gừng vào buổi sáng.
  • Ăn ngũ cốc khô (như ngũ cốc All Bran) vào buổi sáng vì chúng rất giàu chất xơ.
  • Tránh dùng các thực phẩm như chuối! Chúng có xu hướng làm chậm quá trình tiêu hoá. Các loại rau lá xanh là lựa chọn tốt nhất.

Cảnh báo[sửa]

  • Dùng thuốc theo liều lượng được chỉ định. Quá liều có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng.
  • "Tự nhiên" không có nghĩa là "an toàn". Tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng các bài thuốc thiên nhiên, đặc biệt là nếu bạn đang mắc các bệnh khác. Thảo dược và một số thực phẩm có thể gây tương tác với vài loại thuốc và một số loại bệnh.
  • Nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú, hoặc đang phải chăm sóc trẻ sơ sinh hoặc trẻ em bị táo bón, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thử các phương pháp trên.
  • Không dùng thuốc nhuận tràng nếu bạn bị đau bụng nặng, nôn, hoặc buồn nôn.[31]
  • Thạch của lô hội là thuốc nhuận tràng tự nhiên. Tại Hoa Kỳ, FDA (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm) không cho phép bán thạch của lô hội mà không có sự chỉ định của bác sĩ vì lý do an toàn.[53] Thạch của lô hội rất mạnh và có thể gây kích ứng đường ruột. Sử dụng thạch của lô hội thường không được khuyến khích.[54]

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. http://www.webmd.com/digestive-disorders/water-a-fluid-way-to-manage-constipation
  2. http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/nutrition-and-healthy-eating/in-depth/water/art-20044256
  3. http://my.clevelandclinic.org/health/diseases_conditions/hic_constipation
  4. 4,0 4,1 http://www.webmd.com/women/features/lifestyle-habits?page=2
  5. http://www.webmd.com/digestive-disorders/chronic-constipation-7/default.htm
  6. http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/infant-and-toddler-health/expert-answers/infant-constipation/faq-20058519
  7. 7,0 7,1 http://www.webmd.com/digestive-disorders/laxatives-for-constipation-using-them-safely
  8. http://www.webmd.com/digestive-disorders/for-women
  9. http://www.mayoclinic.org/healthy-living/nutrition-and-healthy-eating/in-depth/high-fiber-foods/art-20050948
  10. http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/nutrition-and-healthy-eating/in-depth/whole-grains/art-20047826
  11. http://www.med.nyu.edu/content?ChunkIID=21714
  12. http://onlinelibrary.wiley.com/doi/10.1111/j.1365-2036.2011.04594.x/full
  13. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/11401245
  14. http://www.medicinenet.com/constipation_foods_5_foods_to_avoid_and_5_to_eat-page3/views.htm
  15. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3198021/
  16. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/18533353
  17. http://www.webmd.com/digestive-disorders/tc/nonprescription-medications-and-products-bulking-agents-and-laxatives
  18. http://www.webmd.com/drugs/2/drug-797/psyllium-oral/details
  19. http://www.webmd.com/drugs/2/drug-797/psyllium-oral/details#side-effects
  20. 20,0 20,1 http://www.webmd.com/vitamins-supplements/ingredientmono-991-flaxseed.aspx?activeingredientid=991&activeingredientname=flaxseed
  21. http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/druginfo/natural/990.html
  22. 22,0 22,1 http://www.webmd.com/vitamins-supplements/ingredientmono-733-fenugreek.aspx?activeingredientid=733&activeingredientname=fenugreek
  23. 23,0 23,1 http://www.webmd.com/drugs/2/drug-278/castor-oil-oral/details
  24. http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/002768.htm
  25. http://www.webmd.com/vitamins-supplements/ingredientmono-993-fish%20oil.aspx?activeingredientid=993&activeingredientname=fish%20oil
  26. http://www.mayoclinic.org/drugs-supplements/omega-3-fatty-acids-fish-oil-alpha-linolenic-acid/safety/hrb-20059372
  27. 27,0 27,1 27,2 http://www.webmd.com/vitamins-supplements/ingredientmono-998-magnesium.aspx?activeingredientid=998&activeingredientname=magnesium
  28. http://www.nhs.uk/Conditions/Constipation/Pages/MedicineOverview.aspx?medicine=Epsom%20salts
  29. http://www.health.harvard.edu/blog/probiotics-may-ease-constipation-201408217377
  30. http://www.wellandgoodnyc.com/2013/08/09/7-fermented-foods-you-should-be-eating/
  31. 31,0 31,1 31,2 31,3 31,4 http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/patientinstructions/000120.htm
  32. http://www.webmd.com/women/features/lifestyle-habits
  33. 33,0 33,1 http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/constipation/basics/treatment/con-20032773
  34. http://www.webmd.com/women/features/digestive-problems
  35. http://www.medicalnewstoday.com/articles/150322.php
  36. 36,0 36,1 http://www.webmd.com/women/features/lifestyle-habits?page=3
  37. http://www.medicinenet.com/constipation/page5.htm#home_remedies_diet_and_otc_medications_to_treat_constipation
  38. http://www.webmd.com/digestive-disorders/exercise-curing-constipation-via-movement
  39. http://www.everydayhealth.com/digestive-health/exercise-and-constipation.aspx
  40. http://www.npr.org/blogs/health/2012/09/20/161501413/for-best-toilet-health-squat-or-sit
  41. http://www.nhs.uk/Conditions/Constipation/Pages/Treatment.aspx
  42. http://www.joyoushealth.com/blog/2012/10/02/yoga-poses-for-constipation/
  43. http://www.mayoclinic.org/drugs-supplements/laxative-oral-route/description/drg-20070683
  44. 44,0 44,1 http://www.drugs.com/cdi/mineral-oil-liquid.html
  45. http://familydoctor.org/familydoctor/en/diseases-conditions/constipation/treatment.html
  46. http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/002684.htm
  47. http://www.henriettes-herb.com/faqs/medi-3-13-constipation.html
  48. http://www.webmd.com/drugs/2/drug-56057/natural-senna-laxative-oral/details
  49. http://www.constipationexperts.co.uk/blog/2013/05/8-herbs-for-constipation.html
  50. http://www.webmd.com/vitamins-supplements/ingredientmono-772-european%20buckthorn.aspx?activeingredientid=772&activeingredientname=european%20buckthorn
  51. http://www.webmd.com/digestive-disorders/when-to-see-doctor
  52. http://www.medicinenet.com/constipation/page5.htm#home_remedies_diet
  53. http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/druginfo/natural/607.html
  54. http://www.peoplespharmacy.com/2002/06/10/aloe-vera/

Liên kết đến đây