"Khả năng mường tượng" của mắt chi phối năng lực thị giác

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Để trí tưởng tượng vượt ra khỏi hoàn cảnh thực tế có thể chi phối cách bạn nhìn thấy thế giới. Nghiên cứu thực hiện tại Đại học Vanderbilt chứng minh hình ảnh tinh thần - những điều mà mắt cảm nhận được bằng khả năng mường tượng - tác động trực tiếp đến năng lực thị giác của chúng ta.

Hình ảnh minh họa chuỗi sự kiện trong thí nghiệm, từ góc trên bên trái qua góc dưới bên phải. Đầu tiên, người tham gia thí nghiệm được cho quan sát một màn hình trống và tưởng tượng ra một hình ảnh xanh lục. Tiếp theo, người tham gia thí nghiệm đeo vào chiếc kính có hai mắt kính khác màu nhau, màu xanh (mắt trái), màu đỏ (mắt phải) và quan sát một màn hình hai lớp chồng lên nhau: lớp màu xanh và lớp màu đỏ. Hình ảnh màu xanh có thể thấy ở mắt trái và màu đỏ ở mắt phải. Trải qua một quãng thời gian lâu hơn, người tham gia thí nghiệm càng đắm chìm trí tưởng tượng trong màu xanh thì càng có vẻ nhìn thấy màu xanh lục càng nhiều, điều này chứng tỏ rằng trí tưởng tượng có thể tác động đến đối tượng mà con người nhìn thấy trong bối cảnh sau đó. Hình ảnh: Joel Pearson, nguồn http://www.sciencedialy.com

Chúng tôi cho rằng dấu vết của ký ức ngắn hạn trong não bộ dẫn dắt chỉnh bởi hình ảnh trực giác mà mắt mường tượng được và có thể trở thành thiên kiến nhận thức trong những bối cảnh tiếp theo”, theo tiết lộ của Joel Pearson, nhà nghiên cứu thuộc Khoa tâm lý học - Đại học Vanderbilt và là người lãnh đạo công trình nghiên cứu. “Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên đưa ra quan niệm rõ ràng về trí tưởng tưởng làm biến đổi khả năng thị giác ngay lúc bạn đang hình dung về đối tượng cũng như sau đó”.

“Đó là khám phá quan trọng bởi chúng gợi ý những mong đợi và hoạt động hồi tưởng lại trải nghiệm đóng vai trò như một cơ chế tiềm ẩn định hướng nhận thức của con người”, Pearson và đồng tác giả nhận định.

Thật đáng chú ý khi biết những trải nghiệm tri giác ăn sâu trong tâm thức có thể thay đổi cách mà một người nhìn thấy bối cảnh sau đó. Điều gì có thể xảy ra khi bạn nhận ra kẻ quấy rầy đáng ghét trong nhà bếp, như một con chuột? Đột nhiên bạn mường tượng ra chuột có trong mọi búi rác và mọi góc tối – hoặc những thứ mà bạn hình dung ra. Tưởng tượng về những điều có thể tồn tại hoặc xảy ra, dù chỉ một lần, có thể thay đổi cách mà bạn nhận thức sự vật được không?

“Bạn có thể cho rằng cần thiết phải hình dung sự vật 10 hoặc 100 lần trước khi chúng có tác động. Kết quả của chúng tôi cho thấy khi ở trạng thái thích hợp, ngay cả một hình ảnh tưởng tượng đơn lẻ có thể lật đổ cách bạn nhìn thấy thế giới ở chiều này hoặc chiều khác”, Frank Tong, giáo sư trợ giảng ngành tâm lý học và là đồng tác giả của nghiên cứu cho biết.

Nhằm phân tích mức độ ảnh hưởng của tưởng tượng lên nhận thức, Pearson, Tong và Colin Clifford - Đại học Sydney tiến hành thí nghiệm với các mẫu hoa văn đơn giản gồm các đường kẻ dọc hoặc kẻ ngang, có thể được hình dung rõ ràng trong vùng nhận thức thị giác cơ bản ở não bộ. Người tham gia thí nghiệm được quan sát hai mẫu hoa văn khác biệt với từng bên mắt, tức cả hai mắt cùng hoạt động và ganh đua với nhau: một bên mắt được quan sát mẫu hoa văn gồm các đường nằm ngang màu xanh lục và mắt kia được quan sát các đường kẻ xóc màu đỏ. Trong q uãng thời gian hai bên mắt cạnh tranh nhau, từng bên mắt luân phiên nhau quan sát tác nhân kích thích, hình ảnh kích thích xuất hiện trở đi trở lại phía trước hai mắt. Những người tham gia thí nghiệm cho biết họ nhìn thấy hình ảnh mà họ tưởng tượng ra trước đó, chứng minh giả thuyết của các nhà nghiên cứu về hình tượng có thể chi phối cuộc chiến ganh đua trong hoạt động cảm nhận màu sắc của hai bên mắt.

Những thí nghiệm khác cho thấy mức độ tác động của hình tượng lên nhận thức tương liên với mức độ mạnh hay yếu của hình ảnh trước màn trong những mẫu hoa văn khi tiến hành thử nghiệm. Có sự thay đổi mạnh hơn trong nhận thức khi những người tham gia thí nghiệm có nhiều thời gian hơn để quan sát hoặc tưởng tượng mẫu hoa văn cá biệt. Các nhà nghiên cứu nhận thấy cả hình tượng và nhận thức có thể hướng dẫn quá trình xây dựng lên “dấu hiệu tri giác” tác động theo sau nhận thức.

Pearson, Clifford và Tong cũng khám phá ra sự biến đối của hình ảnh định hướng trong tưởng tượng làm biến đổi tác động của hình ảnh lên nhận thức. Bởi hình ảnh định hướng được xử lý trong các vùng tiền nhận thức thị giác, điều này ám chỉ rằng những tương tác hình ảnh lên nhận thức có thể xuất hiện tại những giai đoạn sớm của quá trình xử lý hình ảnh thị giác.

Phát hiện mới này cung cấp một công cụ khách quan để đánh giá những ý niệm tưởng tượng khó nắm bắt.

“Thật khó khăn để bắt một ai đó nhận được những trải nghiệm hình ảnh xảy đến với mức chính xác cao bởi cảm giác rất chủ quan”, Tong tâm sự. “Chúng tôi tìm thấy những tác động hình ảnh trong khi tất cả những người tham gia thí nghiệm, có thể do những khác biệt về cường độ dọc theo đối tượng. Vì thế đây có thể là là thước đo giúp chúng tôi đánh gia cường độ của hình tượng tinh thần trong mỗi cá nhân và mức độ chi phối của hình tượng lên nhận thức”.

Phát hiện này có thể giúp giải quyết cuộc tranh luận bế tắc từng bế tắc trong thời gian dài trong cộng đồng nghiên cứu khoa học: liệu hình tượng tinh thần thuộc về thị giác – hình ảnh kép đôi khi chỉ là một mặt mà ta nhìn thấy - hay chỉ là những lý thuyết trừu tượng.

“Gần đây, với trợ giúp của công cụ quét não tiên tiến, giờ đây chúng tôi biết rằng khi bạn tưởng tượng, một vài vùng não bộ có liên quan đến thị giác sẽ sáng lên và bạn nhận ra nhờ những hoạt động này”, Pearson nói. “Như vậy, nhưng bằng chứng này càng ngày càng ám chỉ rằng có những chồng chéo to lớn giữa hình ảnh tinh thần và cái được nhìn thấy. Nghiên cứu của chúng tôi không chỉ hướng đến hình ảnh và những vấn đề liên quan đến thị giác mà còn cho biết hình tượng tác động trực tiếp đến cái mà bạn nhìn thấy”.

Nghiên cứu được cấp vốn bởi Viện Sức khỏe Quốc gia (Hoa Kỳ), Hội đồng Tài trợ Nghiên cứu Úc, Hội đồng nghiên cứu Tâm thần và Sức khỏe Quốc gia Úc, Martin. Pearson là thành viên của Trung tâm nghiên cứu Thị giác Vanderbilt, Tong là thành viên của Trung tâm nghiên cứu Thị giác Vanderbilt và Trung tâm Khoa học Nhận thức và Hệ thống thần kinh Vanderbilt.

Nguồn[sửa]

Liên kết đến đây

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này