Đạt được điều gì đó trong cuộc sống

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Để đạt được điều gì đó trong cuộc sống, bạn sẽ cần xác định những mục tiêu quan trọng trong đời, tạo kế hoạch hành động, và thậm chí nên cân nhắc vấn đề về tính cách cá nhân. Đạt được mục tiêu liên quan đến việc hiểu rõ mục đích, quyết tâm vững chắc, và có hệ thống phần thưởng khích lệ bạn trên con đường đã chọn. Và điều quan trọng nhất là cần có một mục tiêu luôn tạo cho bạn cảm hứng phấn đấu.

Các bước[sửa]

Đặt mục tiêu[sửa]

  1. Hiểu rõ mục tiêu trong đời. Có thể bạn mong muốn đạt được bằng cấp trình độ nâng cao nào đó, lập gia đình, kinh doanh thành công hoặc viết sách. Hãy bắt đầu mường tượng những mục tiêu này và trò chuyện với người thành công về cách để bạn có thể đạt được điều mà bạn khao khát. Tự hỏi bản thân điều thực sự khiến bạn hạnh phúc là gì và cố gắng theo đuổi niềm hạnh phúc đó.[1]
  2. Nhận biết điểm mạnh. Thật là một ý tưởng tồi khi theo đuổi quỹ đạo cuộc sống chỉ bởi vì ai đó bảo bạn phải làm thế. Tuy nhiên, những người khác sẽ có thể nhận ra điểm mạnh của bạn theo cách không thiên vị mà cách đó thì bạn thường không thể có được. Lắng nghe họ nói về ưu điểm và nhược điểm của bạn. Cố gắng điều chỉnh mục tiêu theo thế mạnh của bạn.[2]
    • Ví dụ, nếu bạn giỏi vẽ tranh, hãy cân nhắc nghề nghiệp trong lĩnh vực thiết kế đồ họa. Nếu giỏi viết văn, nghĩ về cách mà bạn có thể phát huy nó trong công việc. Điều đó không nhất thiết nghĩa là bạn nên cam kết bản thân trở thành một tiểu thuyết gia hoặc một nghệ sĩ, là những nghề khó thực hiện. Song bạn nên xem xét những nghề khác có sử dụng các kỹ năng này, như là quảng cáo, kiến trúc, thiết kế nội thất, hoặc luật.
  3. Xác định chướng ngại vật cản trở mục tiêu. Ví dụ, có thể bạn có một sáng kiến kinh doanh, nhưng lại không có đủ vốn để đạt được kết quả tốt đẹp lúc khởi đầu. Thật là không thực tế khi tham gia môn thể thao hoặc một số nghề chuyên môn khi quá một độ tuổi nhất định. Hãy trò chuyện với những người đã theo đuổi con đường mà bạn đang hứng thú để quyết định liệu đó có phải là lựa chọn hiệu quả dành cho bạn.

Tạo kế hoạch[sửa]

  1. Trò chuyện với người thành công. Để có ý thức về điều mà bạn sẽ cần làm nhằm đạt được mục tiêu, bạn nên trò chuyện với ai đó đã thành công trong lĩnh vực đó. Hãy hỏi họ về các bước họ đã thực hiện để thành công. Cố gắng hiểu được “cái giá” mà họ phải trả, về mặt số giờ làm việc mà họ tận tụy mỗi ngày. Tạo một kế hoạch để tiếp bước thành công của họ.
    • Một phần trong việc này sẽ bao gồm thiết lập lịch trình hàng ngày. Nếu họ cam kết dành 3 giờ làm việc mỗi ngày, cân nhắc liệu bạn có thể làm tương tự như thế. Bạn có phải cần cắt bỏ thời gian xem tivi trong lịch trình không hoặc là nghiêm khắc giới hạn số giờ xem tivi mỗi ngày? Bạn sẽ chỉ biết được kết quả nếu thực hiện tính toán.[3]
  2. Tạo kế hoạch hành động đạt được mục tiêu. Mục tiêu sẽ trở nên đạt được dễ dàng hơn nếu bạn tạo một kế hoạch ghi nhận chúng. Hãy thiết lập dòng thời gian cho mỗi mục tiêu và xác định các bước cần thiết để đạt được mỗi mục tiêu. Viết ra thật cụ thể nhất về ngày tháng, những bước nhỏ, và điểm mốc thành công có thể được xác minh.[4]
    • Quyết định những bước cần thiết để đạt được mỗi mục tiêu trong đời. Ví dụ, để vào được trường luật danh tiếng ở Mỹ, trước tiên bạn cần phải có bằng cử nhân với điểm trung bình cao. Sau đó, bạn sẽ cần đạt được điểm số cao trong Bài thi tuyển sinh đầu vào của trường Luật (Law School Admissions Test – LSAT). Và rồi bạn sẽ nộp đơn xét tuyển vào danh sách các trường luật danh tiếng đã được chọn lọc kỹ.
    • Chia mỗi mục tiêu lớn thành nhiều bước nhỏ hơn. Ví dụ, nộp đơn xét tuyển vào trường Luật danh tiếng sẽ yêu cầu bạn nộp thư giới thiệu, viết bài luận cá nhân, và liệt kê chi tiết bất kỳ kinh nghiệm nào mà bạn có trong văn phòng luật. Xác định những bước nhỏ hơn này thật sớm giúp bạn chủ động trong việc tạo lập quan hệ với giáo sư người có thể viết thư giới thiệu cho bạn trước khi bạn tốt nghiệp. Tương tự, bạn có thể bắt đầu kế hoạch tìm công việc bán thời gian vào mùa hè tại văn phòng luật trong suốt những năm chưa tốt nghiệp.
    • Tạo kế hoạch tìm ra chướng ngại vật và thách thức cá nhân. Chẳng hạn, nếu mục tiêu của bạn là kết hôn và có một gia đình riêng, song bạn không thể tìm thấy người yêu lãng mạn bởi vì bạn gặp khó khăn với bản tính nhút nhát. Bạn có thể nhờ bạn bè giới thiệu bạn với mọi người, tham dự nhiều hoạt động xã hội, hoặc gặp gỡ chuyên gia tư vấn tình cảm để có lời khuyên.
  3. Luôn có động lực phấn đấu. Một khi đã có kế hoạch hành động, bạn nên tự thưởng bản thân mỗi lúc đạt được mục tiêu. Nếu đó là mục tiêu nhỏ, hãy ra ngoài ăn tối hoặc uống nước, có thể dành một ít thời gian nghỉ ngơi. Nếu đó là một mục tiêu lớn, hãy dành một kỳ nghỉ dài. Tự thưởng bản thân sẽ giữ bạn luôn có động lực phấn đấu, mặc dù bạn cần đảm bảo rằng bạn đã đặt ra cột mốc thành công, như là phần trăm cụ thể tăng trong doanh số bán hàng hoặc điểm số trong Bài thi tuyển sinh đầu vào của trường Luật (LSAT). Nếu không, có lẽ bạn không thúc ép bản thân đạt tới tiêu chuẩn thật cao.[5]
    • Suy ngẫm về nhu cầu cá nhân. Cùng với nhu cầu thể chất để luôn no đủ, được che chở và khỏe mạnh, hãy cân nhắc nhu cầu tinh thần, tình cảm, và tâm linh khi bạn cố gắng để đạt được điều gì đó trong đời. Nhu cầu cần cảm thấy được tôn trọng, khích lệ về mặt tinh thần, được thử thách và được yêu thương là các yếu tố quan trọng để kéo dài động lực. Luôn duy trì ý thức về kết quả của sự cố gắng mà bạn thực hiện.
    • Xác nhận rằng mục tiêu của bạn sẽ nuôi dưỡng động lực. Ví dụ, cơ hội gây dựng một gia đình yêu thương sẽ khả thi nhiều hơn nếu bạn chọn một người bạn đời mà giúp bạn cảm thấy được yêu và được tôn trọng, và động viên bản thân theo đuổi mục tiêu trong đời.
  4. Đánh giá tiến độ của bạn. Liên tục đánh giá liệu bạn có đang đạt được mục tiêu đã đề ra. Nếu không, quyết định liệu bạn có tự cam kết đầy đủ không, và, nếu không thì hãy dành nhiều thời gian hơn trong lịch trình để đạt được điều mà bạn mong đợi. Nếu đang làm việc chăm chỉ song không có hiệu quả, xem xét một chiến lược khác có thể sẽ khả quan hơn, hoặc bạn cần nghĩ đến một mục tiêu mới.[5]

Thay đổi quan điểm sống[sửa]

  1. Học cách để trì hoãn sự vừa lòng. Một trong những yếu tố dự đoán hiệu quả nhất về kiểu người thành công là ai đó có thể trì hoãn cảm giác vừa lòng vì phần thưởng lớn hơn trong tương lai. Có một thói quen xấu làm tốn thời gian hoặc tổn hại sức khỏe—như ăn thức ăn vặt hoặc xem tivi—và rèn luyện từ bỏ nó miễn là bạn có thể chịu được.
    • Điều này được chứng minh qua thí nghiệm về món kẹo dẽo, trong đó người ta hứa sẽ cho trẻ hai viên kẹo dẽo nếu chúng có thể kìm chế không ăn một viên kẹo dẽo trong vòng 15 phút. Những ai mà trì hoãn sự vừa lòng để có được 2 viên kẹo dẽo sẽ có điểm SAT cao hơn (Scholastic Aptitude Test là một trong những kỳ thi chuẩn hóa cho việc đăng ký vào các trường đại học tại Hoa Kỳ), sức khỏe tốt hơn, và nguy cơ lạm dụng thuốc thấp hơn. Các nghiên cứu theo sau đó cho thấy rằng nếu trẻ chắc chắn nhận được phần thưởng khi chúng tạm hoãn sự vừa lòng, thì chúng sẽ có khả năng thành công cao hơn.[6]
  2. Trau dồi chịu đựng bền bỉ. Tương tự, điều quan trọng là rèn luyện sự kiên nhẫn. Ngừng suy nghĩ về cuộc sống như kiểu chạy nước rút, thay vào đó hãy nghĩ về nó như cuộc thi chạy marathon. Đừng mong chờ đạt được mục tiêu trong một giai đoạn ngắn dồn sức nổ lực. Hãy luôn tích cực và cố gắng hướng tới mục tiêu thật kiên trì nhất có thể.[7]
    • Ví dụ, Seinfeld tranh luận rằng chìa khóa thành công là hãy ngồi thư giãn và viết một số câu nói đùa mỗi ngày. Đó không phải là giai đoạn căng thẳng hay hành động được kích thích mãnh liệt, mà là thói quen tận tâm, nhất quán.[8]
    • Một vài người khuyên bạn nên hoàn thành nhiệm vụ quan trọng nhất hoặc khó khăn nhất vào lúc khởi đầu ngày mới. Nếu làm thế, bạn sẽ có đà phấn đấu và những nhiệm vụ khó khăn sẽ không khiến bạn sợ đến mức phải trì hoãn.[9]
  3. Tiếp tục phát huy kỹ năng xã hội. Nghiên cứu chứng minh rằng ngày nay người thành công nhất là những ai kết hợp kỹ năng với sự tương tác đúng đắn trong hoàn cảnh xã hội. Các kỹ năng xã hội trở nên ngày càng quan trọng trong thế giới hiện đại.[10] Thực hành thường xuyên là cách tốt nhất để nuôi dưỡng những kỹ năng này.
    • Luyện tập hòa nhập xã hội, ngay cả khi chỉ nói “xin chào” hoặc “cảm ơn” với ai đó mà bạn gặp ở nơi công cộng. Quan sát cách mà những người nổi tiếng hành động để xác định điều mà họ thực hiện thu hút được người khác. Tương tự, hãy chú ý đến cách người khác phản ứng với bạn để nhận ra điều gì hữu ích và điều gì không hữu ích.[11]
  4. Tự tin. Nhiều nghiên cứu cho rằng sự tự tin mà bạn đặt ra cho bản thân cũng quan trọng như trình độ chuyên môn thật sự của bạn.[12] Hãy nghĩ về thành tích mà bạn đã đạt được. Rèn luyện ngôn ngữ cơ thể bộc lộ sự tự tin. Một khi bạn đã phát triển sự tự tin để hành động và thành công, sự tự tin sẽ song hành với thành tích của bạn.[13]
    • Để thể hiện sự tự tin, hãy đứng thẳng với hai vai hướng ra sau và ngực ưỡn ra. Điều chỉnh giọng nói nghe thật rõ ràng. Giao tiếp bằng mắt khi trò chuyện với ai đó.[14] Hãy tập thể dục để có ngoại hình và cảm giác khỏe mạnh.[15]
  5. Chấp nhận thay đổi. Nhiều người cảm thấy việc chấp nhận thay đổi gây áp lực lên bản chất thực sự của họ. Tuy nhiên, người thành công nhất là những ai không xem bản thân họ là hoàn chỉnh, thay vì thế họ nghĩ họ đang phát triển, đang thay đổi để cải thiện kỹ năng, và áp dụng vào thế giới quanh họ.[16] Hãy thiết lập bản thân theo mẫu người thành công và làm theo gương của họ.
    • Mặc dù tính xác thực của mỗi cá nhân là một tài sản quý giá, bạn không nên cho phép bản thân trì hoãn bởi sự không thể thay đổi. Thay vào đó, nên chấp nhận ý tưởng xác thực đang phát triển: rằng con người thật sự của bạn là ai đó mà bạn đang trở thành, chứ không phải là bạn của trước đây.[17]

Nguồn và Trích dẫn[sửa]