Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Đặt câu hỏi một cách thông minh
Từ VLOS
Đã bao giờ bạn có câu hỏi nhưng lại sợ những gì người khác nghĩ chưa? Hoặc bạn lo rằng mình sẽ không được trả lời đúng ý? Bạn có thể tìm thấy vài mẹo nhỏ (trên mạng) để đặt được những câu hỏi rõ ý và thoáng đạt nhằm giúp bạn và những người khác hiểu được thông tin liên quan, cũng như tìm ra đáp án hữu ích đối với bạn. Tuy nhiên, nếu bạn cần thêm những sự trợ giúp cụ thể hơn, hãy xem từng mục trong bài viết này.
Mục lục
Các bước[sửa]
Phần 1: Kĩ năng cơ bản[sửa]
-
Giải
thích
những
điều
bạn
chưa
hiểu/hiểu
nhầm.
Biện
hộ
cho
câu
hỏi
"Sao
bạn
lại
không
hiểu
nhỉ?"
Lời
giải
thích
này
không
nhất
thiết
phải
là
sự
thật,
tuy
nhiên,
nó
phải
che
giấu
được
việc
bạn
đã
không
tập
trung
chú
ý.
- "Em xin lỗi, em chưa nghe rõ..."
- "Em vẫn chưa hiểu rõ sự giải thích đó..."
- "Hình như em đã bỏ lỡ điều gì đó khi đang mải ghi chép..."
-
Trình
bày
những
điều
bạn
đã
biết.
Hãy
nói
ra
những
điều
mà
bạn
đã
hiểu
về
chủ
đề
này.
Việc
này
sẽ
thể
hiện
rằng
bạn
hiểu
một
chút
về
vấn
đề
và
khiến
bạn
có
vẻ
thông
minh
hơn.
- "...Em hiểu là Vua Henry muốn li khai khỏi Công giáo để có thể ly hôn...."
- "...Tôi hiểu là công việc này bao gồm cả phúc lợi..."
- "...Tôi hiểu rằng lượng chất đưa vào cơ thể sẽ được phân bố đều..."
-
Nói
ra
những
điều
bạn
chưa
biết.
- "...Nhưng em không hiểu sao việc đó lại dẫn tới sự hình thành của giáo hội Anh."
- "...nhưng tôi không hiểu liệu trong đó có bao gồm chăm sóc răng miệng không."
- "...Nhưng hình như tôi chưa rõ vì sao ta lại làm thế."
- Tỏ ra tự tin. Bạn muốn thể hiện rằng mình là người thông minh và đã chú ý tối đa, tuy nhiên, chỉ là có chút vấn đề trong khi trao đổi thông tin.
-
Phản
hồi
hợp
lí.
Nếu
họ
trả
lời
và
nói
rằng
ý
đó
đã
được
trình
bày
rất
rõ
ràng,
hãy
chuẩn
bị
sẵn
một
câu
phản
hồi
để
khiến
mình
có
vẻ
thông
minh
hơn.
- "Tôi xin lỗi. Tôi tưởng bạn đã nói một điều khác hẳn và nghe có vẻ không đúng lắm. Tôi không muốn tỏ ra bất lịch sự và cho rằng bạn đã sai. Là lỗi tại tôi, tôi xin lỗi." Vân vân...
- Nõi rõ ràng hết sức có thể. Khi nói, hãy dùng ngôn ngữ chuẩn mực với từ ngữ phù hợp và ngữ pháp chính xác. Bạn nên cố gắng hết sức. Việc này sẽ rất có ích trong việc khiến bạn và câu hỏi của bạn có vẻ thông minh hơn.
Phần 2: Điều chỉnh sao cho phù hợp với hoàn cảnh[sửa]
-
Đặt
câu
hỏi
trong
một
cuộc
phỏng
vấn.
Khi
đặt
câu
hỏi
với
nhà
tuyển
dụng,
bạn
sẽ
muốn
tỏ
ra
rằng
mình
đã
suy
nghĩ
kĩ
lưỡng
về
cách
thức
làm
việc
và
hiệu
quả
của
mình
trong
vị
trí
công
việc
đó.
Hãy
thể
hiện
với
họ
rằng
bạn
rất
phù
hợp
với
các
giá
trị
và
chính
sách
của
công
ty.
Bạn
có
thể
đặt
ra
những
câu
hỏi
như:
- "Anh có thể mô tả một tuần làm việc điển hình của vị trí này không?"
- "Tôi sẽ có cơ hội phát triển và thăng tiến như thế nào?"
- "Công ty quản lý nhân viên như thế nào?"
-
Đặt
câu
hỏi
với
ứng
viên.
Khi
đặt
câu
hỏi
với
ứng
viên,
bạn
nên
tìm
ra
những
dấu
hiệu
cho
thấy
họ
sẽ
là
một
nhân
viên
như
thế
nào.
Tránh
đặt
ra
những
câu
hỏi
quá
phổ
biến
và
cứng
nhắc
vì
bạn
sẽ
được
nhận
những
câu
trả
lời
được
soạn
sẵn
thay
vì
sự
chân
thật
-
thứ
sẽ
dễ
lộ
ra
nếu
bạn
đặt
những
câu
hỏi
độc
đáo
hơn.
Ví
dụ:
- "Ở vị trí này, bạn sẽ không thích làm những công việc nào?" Câu hỏi này sẽ thể hiện những điểm yếu của ứng viên.
- "Bạn nghĩ công việc này sẽ thay đổi như thế nào trong 5 năm nữa? 10 năm nữa?" Câu hỏi này sẽ cho thấy cách họ ứng phó với sự thay đổi và khả năng nhìn xa trông rộng.
- "Khi nào thì bạn được phép làm sai nguyên tắc?" Câu hỏi này sẽ đánh giá được đạo đức nghề nghiệp của họ, cũng như họ có khả năng thích ứng với các tình huống phức tạp không hay vẫn còn cứng nhắc.
-
Đặt
câu
hỏi
trên
mạng.
Mọi
người
sẽ
dễ
trả
lời
các
câu
hỏi
trên
mạng
của
bạn
hơn
nếu
chúng
là
những
câu
hỏi
hợp
lý.
Không
ai
muốn
trả
lời
những
điều
mà
bạn
có
thể
tự
tìm
ra
trong
vòng
hai
phút
nhờ
Google
(hoặc
wikiHow).
Để
có
cơ
hội
cao
được
người
khác
trả
lời
câu
hỏi,
hãy
đọc
các
phần
dưới
đây.
Hãy
cố
gắng:
- Tìm hiểu trước. Hãy tự nghiên cứu để trả lời câu hỏi của mình.
- Giữ bình tĩnh. Sự tức giận hoặc bối rối và việc thể hiện chúng trong câu hỏi sẽ khiến mọi người lờ đi hoặc cười cợt bạn.
- Sử dụng đúng ngữ pháp và chính tả. Điều đó sẽ thể hiện rằng bạn nghiêm túc và mong đợi một câu trả lời nghiêm túc. Nếu bạn không dám chắc về chính tả hoặc ngữ pháp, hãy thử gõ vào Word hoặc Google Docs để được kiểm tra nhanh.
-
Đặt
câu
hỏi
trong
cuộc
họp.
Các
câu
hỏi
trong
một
buổi
họp
có
thể
rất
đa
dạng,
tuỳ
thuộc
vào
công
việc
và
vai
trò
của
bạn.
Nếu
các
mục
trước
và
tiếp
theo
đây
không
có
ích
đối
với
bạn,
bạn
có
thể
thử
những
ý
tưởng
cơ
bản
sau:
- Đặt ra những câu hỏi mở rộng chủ đề và giải quyết vấn đề. Đặt câu hỏi về việc cuộc họp này có đang đi đúng hướng hay không. Tìm hiểu xem chủ đề của cuộc họp này có liên quan tới vấn đề mà công ty đang phải đối mặt như thế nào.
- Đi thẳng vào vấn đề. Đừng nói lan man. Việc đó sẽ khiến mọi người mất hứng và coi thường bạn.
- Nhìn vào tương lai. Đặt ra những câu hỏi về việc công ty phải thích ứng như thế nào trong tương lai và phải vượt qua những thách thức gì để thành công.
Phần 3: Hoàn thiện câu hỏi[sửa]
- Nói đúng trọng tâm. Điều quan trọng nhất khi đặt ra một câu hỏi thông minh là: có vừa đủ thông tin để hỏi, biết về những điều mình sắp nói và không đặt ra câu hỏi ngớ ngẩn. Nói chung, không có câu hỏi nào là ngớ ngẩn, nhưng nếu bạn có thể tự tìm được câu trả lời thông qua Google mà vẫn đi hỏi thì như vậy là ngớ ngẩn. Hãy học cách hoàn thiện câu hỏi trước khi nhờ người khác giải đáp.
- Cân nhắc mục đích. Bạn cần phải quyết định xem câu hỏi của mình có mục đích gì. Câu trả lời sẽ giúp bạn đạt được điều gì? Việc này sẽ có ích khi bạn cần quyết định mình cần thông tin gì từ người được hỏi. Bạn càng hiểu rõ điều mình cần, câu hỏi của bạn sẽ càng thông minh hơn và bạn cũng sẽ có vẻ như vậy.
- So sánh những điều bạn đã biết và chưa biết. Trước khi hỏi, hãy nghĩ về những gì bạn đã biết và chưa biết về chủ đề đó. Bạn có nhiều thông tin không, hay chỉ cần một số chi tiết nhỏ? Bạn có hoàn toàn lơ mơ về chủ đề này không? Bạn càng biết nhiều thông tin về chủ đề đó, câu hỏi của bạn sẽ càng thông minh hơn.
- Tìm những điểm gây khó hiểu. Xem xét những điều bạn đã biết và những điều bạn còn chưa hiểu. Bạn có chắc chắn về những điều mình đã biết không? Thường thì những điều mà chúng ta tưởng là đã biết sẽ tạo ra những cậu hỏi khó trả lời, vì thông tin ban đầu vốn đã không chính xác. Nếu được, tốt nhất là hãy tìm hiểu thông tin cơ bản trước đã.
- Nhìn nhận vấn đề từ nhiều phía. Câu hỏi của bạn có thể được trả lời bằng cách nhìn nhận vấn đề từ nhiều hướng khác nhau. Một hướng tiếp cận mới có thể giúp bạn nhìn thấy những điểm mà trước đây bạn không thấy, nhờ đó, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết.
- Tìm hiểu trước. Nếu bạn vẫn còn nhiều câu hỏi và có cơ hội, hãy tự tìm hiểu thông tin trước khi nhờ tới người khác. Nắm được thật nhiều thông tin trước khi hỏi là phần quan trọng nhất trong việc đặt câu hỏi một cách thông minh. Sự hiểu biết của bạn về vấn đề đó sẽ được thể hiện khi bạn trình bày.
- Quyết định xem mình cần thông tin gì. Khi đã tìm hiểu xong, bạn sẽ biết rõ hơn về những điều mình đang cần. Hãy xem xét điều đó, và nếu được, hãy ghi lại để không quên bất kì điều gì khi đã sẵn sàng đặt câu hỏi.
- Tìm đúng người để hỏi. Một yếu tố quan trọng khác khi muốn đặt ra câu hỏi thông minh là đảm bảo bạn đã hỏi đúng người. Nắm được vấn đề sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt hơn, nhưng trong một số tình huống nhất định, có thể bạn vẫn muốn đảm bảo rằng mình đã hỏi đúng người (nếu bạn định tìm tới một khoa/phòng làm việc nào đó, hoặc nhờ cậy một người chưa quen biết).
Phần 4: Hình thành câu hỏi[sửa]
- Sử dụng đúng ngữ pháp. Khi đặt câu hỏi, hãy dùng đúng ngữ pháp cũng như ngữ âm. Nói rõ ràng và rành mạch. Việc này không chỉ giúp bạn có vẻ thông minh hơn mà còn đảm bảo rằng người được hỏi hiểu được bạn và những điều mà bạn muốn biết.
- Sử dụng đúng từ ngữ. Luôn cố gắng hỏi cụ thể và sử dụng đúng từ ngữ. Không dùng ngôn ngữ cường điệu và đảm bảo hỏi đúng những gì mình cần biết. Ví dụ: đừng hỏi một doanh nhân xem họ có cần tuyển người không nếu bạn chỉ đang quan tâm tới một vị trí công việc nhất định. Tương tự, đừng hỏi xem họ có còn vị trí công việc nào không, thay vào đó, hãy hỏi xem vị trí mà bạn thích có đang cần người làm không.
- Đặt câu hỏi một cách lịch sự và gợi mở. Bạn đang tìm thông tin để bổ sung vào những điều mình chưa biết, và họ là những người có câu trả lời, vì thế, hãy lịch sự. Trong trường hợp bạn không thoả mãn với câu trả lời, hoặc nó không đúng với những gì bạn đang hỏi, hãy nhẹ nhàng hỏi xem sao họ biết thông tin này. Hỏi thêm những điều chung chung đó sẽ tạo ra một lối tắt tới thông tin bạn cần, như vậy, bạn sẽ tìm kiếm được công cụ để tự trả lời câu hỏi của mình từ lúc này trở đi.
-
Hỏi
một
cách
đơn
giản.
Đừng
lan
man
hoặc
giải
thích
nhiều
hơn
những
điều
người
khác
cần
biết
để
trả
lời
câu
hỏi
của
bạn.
Những
thông
tin
bổ
sung
có
thể
gây
phân
tâm
và
khiến
bạn
nhận
được
câu
trả
lời
hoàn
toàn
khác
với
mong
đợi
-
nếu
người
mà
bạn
hỏi
hiểu
nhầm
mục
đích
của
bạn.
- Ví dụ: đừng kể với bác sĩ về cả một ngày của bạn trong khi đề cập tới vấn đề về sức khoẻ. Họ không cần biết rằng sáng nay bạn đã bắt xe buýt muộn. Những gì họ cần biết là bạn đã ăn sáng khác mọi ngày và giờ thì bạn bị đau bụng.
-
Sử
dụng
câu
hỏi
mở
hoặc
câu
hỏi
đóng.
Tuỳ
thuộc
vào
tình
hình,
bạn
có
thể
muốn
dùng
tới
câu
hỏi
mở
hoặc
câu
hỏi
đóng.[1]
Khi
bạn
muốn
có
một
câu
trả
lời
cụ
thể
hoặc
đơn
giản
là
"có"
hoặc
"không",
hãy
hỏi
câu
hỏi
đóng.
Khi
bạn
cần
càng
nhiều
thông
tin
càng
tốt,
hãy
dùng
câu
hỏi
mở.
- Những câu hỏi mở thường bắt đầu với những cụm từ như "tại sao" và "hãy nói thêm về..."
- Những câu hỏi đóng thường bắt đầu với những cụm từ như "khi nào" và "ai".
- Tỏ ra tự tin. Khi hỏi, hãy tỏ ra tự tin. Đừng rụt rè hoặc ra vẻ ăn năn. Như vậy, bạn sẽ có vẻ thông minh hơn và khiến người khác đỡ chỉ trích bạn về những gì bạn muốn hỏi hơn. Trong một số tình huống nhất định, điều này cũng rất quan trọng. Nếu bạn đang hỏi thầy cô giáo, đừng lo lắng gì về thái độ rụt rè của mình, nhưng nếu bạn đang đặt câu hỏi trong một cuộc phỏng vấn, đây lại là một điều cần lưu ý.
- Đừng dùng từ đệm. Từ đệm là những từ như "ừm", "à", "ờ", "coi như là"... Đó là những từ bạn dùng để đệm vào câu nói trong khi đang cố nghĩ ra từ ngữ phù hợp để sử dụng. Hầu hết mọi người đều sử dụng chúng một cách vô thức. Bạn nên sử dụng càng ít từ đệm càng tốt nếu muốn tỏ ra thông minh hơn và khiến câu hỏi của mình rành mạch hơn.
- Giải thích lí do của câu hỏi. Nếu việc này có ích và tình huống cho phép, bạn nên giải thích vì sao bạn nêu ra câu hỏi này hoặc mục đích cuối cùng của bạn là gì. Điều đó sẽ làm rõ mọi sự hiểu nhầm và giúp người được hỏi đưa ra những thông tin mà bạn không biết là bạn cần.
-
Đừng
bao
giờ
đặt
câu
hỏi
một
cách
hung
hăng.
Nếu
bạn
làm
thế,
bạn
sẽ
thể
hiện
rằng
mình
đặt
câu
hỏi
chỉ
để
chứng
minh
với
mọi
người
là
bạn
đúng
còn
họ
thì
sai,
nghĩa
là
bạn
rất
thích
tranh
cãi
và
đầu
óc
không
cởi
mở.
Hãy
đặt
câu
hỏi
vì
bạn
thực
sự
quan
tâm.
Nếu
không,
bạn
sẽ
chỉ
nhận
được
những
câu
trả
lời
đầy
tính
đề
phòng
và
không
hữu
ích.
- Đừng hỏi: "Có đúng là nhiều người sẽ được ăn uống đầy đủ hơn nếu chúng ta ăn ngũ cốc trực tiếp thay vì cho động vặt ăn rồi ăn thịt chúng không?"
- Hãy hỏi: "Nhiều người ăn kiêng cho rằng lượng thực phẩm sẵn có sẽ tăng lên nếu xã hội không đầu tư chúng vào ngành công nghiệp sản xuất thịt. Nghe có vẻ hợp lý, nhưng liệu bạn có biết bất kì lí lẽ nào để phản bác lại điều đó không?"
- Hãy cứ hỏi đi! Phần quan trọng nhất của việc đặt câu hỏi là hỏi. Không có câu hỏi nào là ngớ ngẩn, vì thế, bạn không nên ngại đặt câu hỏi khi cần thiết. Đặt câu hỏi là việc mà những người thông minh thật sự sẽ làm. Hơn nữa, bạn càng trì hoãn việc hỏi bao nhiêu, vấn đề của bạn sẽ càng khó khăn hơn bấy nhiêu.
Phần 5: Tận dụng tối đa câu trả lời[sửa]
- Tránh làm người trả lời cảm thấy không thoải mái. Nếu thấy người trả lời câu hỏi bắt đầu cảm thấy không thoải mái và kiến thức đã vượt ngoài tầm hiểu biết của họ, đừng xoáy sâu vào chủ đề đó nữa. Trừ khi bạn đang đặt câu hỏi trong một lĩnh vực chuyên môn với tư cách là nhà báo, thượng nghị sĩ hoặc luật sư, hiếm khi việc ép buộc người khác trả lời lại đem lại lợi ích. Là một thành viên trong cộng đồng hoặc một sinh viên trong lớp học, bạn đang tìm kiếm thông tin chứ không phải là giễu cợt ai đó. Hãy ngừng hỏi và cảm ơn họ. Thường thì bạn có thể tìm họ và thảo luận riêng tư sau. Ngay cả khi đang cố gắng chắt lọc thông tin vì cộng đồng, bạn vẫn phải biết rằng cách tiếp cận tinh tế mới mang lại những câu trả lời thực sự.
- Lắng nghe thay vì nói chen ngang câu trả lời. Nếu bạn muốn tận dụng được tối đa câu trả lời, bạn cần phải biết lắng nghe những gì người khác nói.[2] Chỉ nên ngắt lời họ nếu họ đã hiểu sai một thông tin nào đó, và hãy làm thế một cách lịch sự.
- Chờ đợi họ trả lời xong. Dù họ có vẻ như đã bỏ qua một thông tin quan trọng, nhưng đừng vội hỏi gì thêm cho tới khi họ đã nói xong. Có thể họ vẫn chưa kịp nói cho hết, hoặc họ còn chờ để giải thích cho bạn một vài điều quan trọng trước khi đề cập tới thông tin cần thiết.
- Nghĩ về những gì họ nói. Suy nghĩ kĩ về mọi thông tin mà họ vừa cung cấp cho bạn. Nghĩ xem câu trả lời đó giải quyết được vấn đề của bạn tới đâu, và liệu mọi câu hỏi của bạn đã được giải đáp hết chưa. Bạn cũng không nên đánh giá thông tin một cách hời hợt. Nếu có điều gì đó không phù hợp, có thể bạn đã nhận được thông tin sai. Chỉ vì bạn đã đặt câu hỏi cho ai đó, không có nghĩa là họ sẽ có câu trả lời chính xác.
- Đề nghị họ làm rõ nếu cần. Nếu câu trả lời của họ vô lý hoặc có điều gì đó mà bạn không hiểu, đừng ngại đề nghị họ giải thích rõ hơn. Việc này sẽ ngăn chặn các vấn đề phát sinh thêm do bạn không nhận được đủ thông tin cần thiết.
- Tiếp tục đặt câu hỏi. Hãy đặt thêm câu hỏi nếu chúng xuất hiện cho tới khi bạn nhận được câu trả lời hoàn chỉnh nhất. Có thể bạn sẽ thấy rằng những câu hỏi này không hề xuất hiện trong tâm trí bạn ngay từ đầu. Đặt nhiều câu hỏi hơn cũng sẽ thể hiện cho họ thấy rằng bạn đang xử lí thông tin và rất chú ý tới những điều họ nói.
- Xin những lời khuyên có liên quan. Bạn có thể hỏi xin người đó những lời khuyên về lĩnh vực mà bạn quan tâm nếu người đó là chuyên gia. Họ có rất nhiều thông tin mà bạn không có, nhưng họ cũng đã từng ở vị trí phải học hỏi như bạn. Có thể họ sẽ có vài mẹo nhỏ mà trước đây chưa ai từng gợi ý cho họ.
Lời khuyên[sửa]
- Đừng dùng từ ngữ đao to búa lớn. Chúng sẽ khiến bạn có vẻ giả tạo. Hãy hỏi một cách thân thiện và có suy nghĩ, và đừng bận tâm về việc tỏ ra giỏi giang.
- Lôi kéo người nghe tham gia vào câu hỏi. Bạn có thể làm thế bằng cách dùng những cụm từ như "Các bạn có nghĩ rằng..." hoặc "Các bạn đã bao giờ nghĩ về câu hỏi này..."
-
Tỏ
ra
màu
mè
không
phải
là
việc
tốt.
Đừng
thể
hiện
rằng
mình
là
người
hiểu
biết
bằng
những
từ
ngữ
mà
bạn
không
hiểu,
hoặc
khiến
sự
việc
trở
nên
thái
quá/bị
xem
nhẹ:
- "Hôm qua cậu có tới hiệu thuốc để khám sức khoẻ không?" (Dùng sai từ).
- "Hôm qua cậu có tới bác sĩ để họ quan sát và chọc chọc vào người cậu không, rồi họ xét nghiệm gì đó và bác sĩ nói rằng cậu vẫn khoẻ như trâu ấy?" (Nghe quá suồng sã).
- "Hôm qua cậu có tới phòng khám và kiểm tra tình hình sức khoẻ để được bác sĩ chuyên khoa xác nhận là người có sức khoẻ loại A và đủ điều kiện để tham gia hoạt động ngoại khoá không?" (Nghe quá nặng nề).
- Đối với một số câu hỏi nhất định, hãy cố gắng tìm hiểu từ trước. Bạn có thể tìm hiểu thông tin qua mạng. Google là công cụ tuyệt vời để tìm ra các nguồn thông tin đa dạng.
- Ví dụ: "Tới tận bây giờ, tớ vẫn luôn nghĩ là nhạc cổ điển không đáng để nghe. Có lẽ đó là vì bạn bè tớ đều ghét nhạc cổ điển. Tuy nhiên, các nhạc công và những người hiểu biết lại rất thích nó, hẳn là phải có gì đó đặc biệt. Tớ biết là cậu cũng thích thể loại này, cậu có thể nói cho tớ biết nó thú vị ở chỗ nào không?"
- Hãy đọc nhiều hơn để có thể nêu câu hỏi một cách hợp lí.
Cảnh báo[sửa]
- Đừng bảo giờ hỏi chỉ để lôi kéo sự chú ý vào bản thân hay để tỏ vẻ thông minh. Đó là những lí do tồi tệ nhất của việc đặt câu hỏi.
- Không tỏ ra bất mãn vì nhận được câu trả lời không như mong muốn. Nếu bạn không sẵn lòng đón nhận mọi câu trả lời thì đừng hỏi. Đôi khi, người trả lời có thể tỏ ra tức giận vì câu hỏi ngây ngô của bạn. Đừng e ngại.