Tương tác với người hướng nội

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Nếu bạn là người hòa đồng, thích giao thiệp với nhiều kiểu người khác nhau, thì có nhiều khả năng một trong số những người bạn của bạn là người hướng nội. Người hướng nội thường rụt rè, nhút nhát và cần nỗ lực nhiều để hòa đồng hay giao tiếp với người khác. Điều này không có nghĩa là họ chống lại xã hội hay ám ảnh xã hội. Sự hướng nội chỉ là tính cách cá nhân khiến người đó cần sử dụng nhiều năng lượng hơn để tham gia các tình huống xã hội, họ sẽ trở nên mệt mỏi và kiệt quệ khi tiếp xúc với nhiều người và cần thời gian để nạp năng lượng.[1] Người hướng nội thường nhạy cảm và nhận thức được người có thể trở thành bạn tốt. Điều quan trọng là bạn phải hiểu được nguồn gốc của sự hướng nội và cách thức tìm hiểu, tôn trọng và quan hệ với người bạn hướng nội đó.

Ảnh minh họa

Các bước[sửa]

Tôn trọng Người hướng nội[sửa]

  1. Tránh phán xét. Những người có tính cách hướng nội không hề gặp vấn đề khi giao tiếp: họ có thể bông đùa, tỏ ra nhanh nhạy hay diễn thuyết ở trường học và công việc một cách dễ dàng. Sự hướng nội không giống với ngại ngùng, lo âu xã hội hay hành vi né tránh. Chỉ bởi vì người hướng nội có thể giao tiếp xã hội khi cần thiết không có nghĩa là họ chỉ đang giả vờ. Bạn không biết "sự đánh giá" hòa đồng và hướng ngoại trong tình huống cụ thể sẽ ảnh hưởng như thế nào đến người đó. Cuối cùng, người hướng nội có nhu cầu chăm sóc bản thân khác với người những người có xu hướng hòa đồng hơn.[2]
    • Thay vì đưa ra phán xét vội vàng, hãy thử ngồi xuống và tìm hiểu. Trò chuyện với người hướng nội thay vì kết luận rằng bạn đã hiểu họ.
  2. Hỏi người hướng nội xem họ cần gì. Cách tốt nhất để tìm hiểu về bạn bè và cách khiến họ thoải mái chỉ đơn giản là hỏi thẳng họ. Tình bạn là điều tuyệt vời cần được nuôi dưỡng, mục tiêu của tình bạn là tìm hiểu, chăm sóc và luôn suy nghĩ về lợi ích của người đó. Dành thời gian để tìm hiểu về người bạn hướng nội, thách thức của họ là gì và họ cảm thấy như thế nào. Đặt câu hỏi tập trung và trọn vẹn để người hướng nội dễ dàng trả lời hơn.[3] Có thể người bạn đó sẽ cảm thấy thoải mái khi bạn tỏ ra thích thú và quan tâm. Sau đây là một vài câu hỏi và gợi ý dành cho bạn:[4]
    • Tình huống xã hội nào dễ dàng nhất đối với bạn? Tình huống xã hội nào khiến bạn mệt mỏi nhất?
    • Tôi có thể làm gì giúp bạn khi bạn cảm thấy quá sức hoặc kiệt quệ trong giao tiếp xã hội?
    • Đã bao giờ tôi làm bạn không thoải mái hay choáng ngợp trong tình huống xã hội chưa? Tôi phải làm gì để làm dịu tình hình?
  3. Cho người hướng nội thời gian ở một mình. Đây là quy tắc quan trọng nhưng cũng khó thực hiện nhất đối với người hướng ngoại. Người hướng nội cũng như bao người khác nhưng đời sống nội tâm của họ khác với mọi người. Khi họ cáu kỉnh, khó chịu hay mệt mỏi, họ cần được ở một mình. Nếu người hướng ngoại giống những tấm năng lượng mặt trời, hấp thụ ánh sáng và năng lượng từ bên ngoài thì người hướng nội là nhà máy điện hạt nhân, họ "tự nạp năng lượng" cho bản thân. Họ cần được ở một mình để nạp năng lượng cho bản thân.[5]
    • Trong hầu hết các tình huống, bạn không thể can thiệp vào sự vắng mặt của người hướng nội hay nhu cầu ở một mình của họ. Mọi việc hoàn toàn phụ thuộc vào bản thân và nhu cầu của họ để cảm thấy tốt hơn.
    • Dành cho người hướng nội không gian riêng và không gây áp lực bắt họ phải hòa nhập khi họ cảm thấy mệt mỏi và choáng ngợp. Người hướng nội cũng có những giới hạn nhất định khi giao tiếp xã hội.
  4. Hiểu và tôn trọng ranh giới. Đừng cố gây áp lực với người hướng nội ép họ tới những nơi họ không thích. Nếu bạn của bạn nói rằng họ mệt mỏi và không muốn tới bữa tiệc, đừng buồn hay cố gắng lôi kéo họ, hãy tôn trọng mong muốn đó vì có lẽ họ cần được ở một mình. Hãy rủ một người bạn khác hoặc luôn lên sẵn kế hoạch dự phòng để không quá thất vọng nếu người bạn hướng nội kia không thể đi cùng. Một người bạn tốt đúng nghĩa là người nôi dưỡng ranh giới lành mạnh và trung thực trong tình bạn.[6]
    • Đừng thúc ép người đó bằng cách dồn dập gửi thư điện tử, tin nhắn, thư thoại nếu họ không chủ động liên lạc. Điều này có thể khiến người hướng nội choáng ngợp, tốt hơn bạn chỉ nên gửi MỘT tin nhắn nói rằng bạn lo cho họ.
  5. Chấp nhận giao tiếp. Khám phá nhiều cách giao tiếp ít làm người hướng nội cảm thấy mệt mỏi hơn là nói chuyện trực tiếp. Nhiều người hướng nội cảm thấy dễ dàng hơn khi nói chuyện trên mạng hay nhắn tin. Hãy tìm hiểu cách khiến họ cảm thấy thoải mái.[7]
    • Giao tiếp rõ ràng để đảm bảo không có hiểu lầm hay bạn không chiếm đoạt khoảng thời gian riêng tư của người hướng nội. Bạn cần tìm hiểu xem khi nào người bạn kia không muốn giao tiếp hay phá vỡ kế hoạch, điều này không phải lỗi của bạn. Đây là do nhu cầu của người bạn kia và nó liên quan tới một vài vấn đề bản năng.[8]
    • Nếu bạn không nghe tin tức gì từ người bạn hướng nội, thay vì gọi điện hay đến thăm họ, bạn có thể gửi tin nhắn hỏi han " Lâu rồi chưa nghe tin gì về cậu nên mình gửi tin nhắn này, hy vọng cậu vẫn ổn." Hãy nhớ rằng người hướng nội thường thích kiểu giao tiếp từ xa hơn.
    • Người hướng nội đôi khi không bắt máy, ngay cả khi đó là cuộc gọi từ bạn của họ vì họ cảm thấy bị làm phiền. Đôi khi, họ sử dụng hộp thư thoại và đợi đến khi thích hợp mới gọi lại. Vậy nên bạn cần hiểu rằng người hướng nội không hề phớt lờ bạn khi họ không nghe máy, họ sẽ gọi lại cho bạn khi họ sẵn sàng.[5]
  6. Lắng nghe. Lắng nghe là phần không thể thiếu trong tình bạn. Bạn cần chăm chú lắng nghe người hướng nội vì họ thường không thoải mái khi bộc lộ bản thân. Nói cách khác, bạn phải chú ý! Ngoài ra, vì họ có xu hướng giấu kín những suy nghĩ của mình (khác với người hướng ngoại là bộc lộ ra ngoài), người hướng nội chủ yếu lắng nghe cuộc trò chuyện. Họ không phiền lòng vì điều này nhưng quan trọng là để họ bày tỏ suy nghĩ, cảm giác và ý kiến cá nhân.[5]
    • Chú ý vào thời điểm hiện tại và tập trung tâm trí khi người bạn nói. Để điện thoại ra xa hoặc tắt máy. Tập trung hoàn toàn vào người bạn. Cố gắng không phản hồi ngay lập tức. Chăm chú lắng nghe, giao tiếp bằng mắt, chú ý vào từng từ ngữ và dành thời gian suy nghĩ về điều người bạn nói trước khi hồi đáp.
    • Tránh đáp lại mấy câu hời hợt như "Ồ ai chả có lúc như thế." Những trải nghiệm và cảm nhận của người bạn hướng nội đó là có thật vậy nên không phải lúc nào bạn cũng ngay lập tức phản ứng lại những điều vừa nghe bằng cách khái quát hoặc đánh giá thấp nó. Hãy cố gắng đáp lại bằng những câu lắng nghe chủ động và câu hỏi dẫn dắt như sau "Mình đang nghe đây. Thật thú vị khi cậu phản ứng như thế. Cậu nghĩ vì sao cậu lại phản ứng như vậy?"
  7. Mời và đáp lại sự trung thực. Một trong những dấu hiệu của tình bạn đích thực là sự tự do và trung thực từ cả hai phía. Một khi bạn đã hiểu hơn về người bạn hướng nội của mình và sự khác biệt giữa thế giới của hai người, bạn có thể khuyến khích họ chia sẻ cảm nhận của bản thân. Bạn không phải là nhà ngoại cảm, bạn không thể đồng thời tạo năng lượng hay mức độ thoải mái. Một tình abnj lành mạnh bao gồm mức độ giao tiếp mà người bạn hướng nội cảm thấy an tâm khi chia sẻ với bạn những suy nghĩ của họ, đôi khi đó là những điều bạn không muốn nghe.[4]
    • Hãy để người bạn hướng nội biết rằng họ luôn có thể thành thật với bạn. Nếu người bạn đó quyết định họ không sẵn sàng ra ngoài vì suy nghĩ về những cuộc nói chuyện khiến họ mệt mỏi, lúc này bạn nên cảm kích sự thành thật của họ và tỏ ra đồng cảm. Bạn có thể bày tỏ cảm xúc vì hai bên nên thành thật với nhau, tránh đổ lỗi cho người bạn kia. Thay vào đó, bạn nên tỏ ra đồng cảm, quan tâm và để họ cảm nhận được rằng bạn hiểu và tôn trọng quyết định của họ. Khi bạn tỏ ra đồng cảm, người bạn kia sẽ cảm thấy bạn là người đáng tin và họ sẽ thành thật với bạn mà không lo sợ bị đánh giá hay áp lực.
    • Người hướng nội thường cảm thấy họ phải giao tiếp xã hội chỉ để xoa dịu bạn bè họ, vậy nên họ sẽ cảm thấy vô cùng biết ơn nếu có người để họ chia sẻ về cảm xúc của bản thân.[9]
  8. Thích nghi. Người hướng nội thích dành thời gian làm việc và ở nhà một mình hoặc ở nơi ít người. Họ cũng thích tập trung làm từng việc một thay vì làm nhiều việc cùng lúc. Hãy cố gắng thích nghi với người hướng nội ở bất cứ nào, bạn có thể mời thêm 1 người khác đi xem cùng bạn và người hướng nội, thay vì mời một nhóm nhiều người. Tránh đến những địa điểm đông người như lễ hội vì nó khiến họ bị kích thích quá mức (vì nhiều người, âm thanh, tiếng ồn, v.v )Hãy tạo ra môi trường giúp người bạn hướng nội cảm thấy an tâm và là chính mình.
    • Đảm bảo người hướng nội có "không gian an toàn" ở bất cứ nơi nào họ tới. Ví dụ, nếu bạn điều hành một văn phòng, bạn nên cân nhắc tổ chức các buổi họp với quy mô khác nhau để người hướng nội có thời gian suy nghĩ thấu đáo hoặc làm việc riêng với từng nhóm nhỏ, những người có thể làm ảnh hưởng hoặc phân tâm những đồng nghiệp hướng nội.[10]
  9. Trở thành bạn. Khích lệ sự thành thật và tạo không gian để người hướng nội cảm thấy thoải mái khi là chính mình, bạn chính là ví dụ mẫu mực của người khuyến khích người khác chấp nhận bản thân. Càng nuôi dưỡng nhiều khía cạnh của tình bạn thì người bạn hướng càng cảm thấy mạnh mẽ, thành thật và lành mạnh về cuộc đời và bản thân.[11]

Hiểu Nội tâm[sửa]

  1. Tìm hiểu các kiểu tính cách. Một trong những điều tuyệt vời khi có nhiều bạn bè là bạn được tiếp xúc với nhiều kiểu tính cách, quan điểm và cách hành động khác nhau. Một điểm quan trọng khic có bạn bè chính là hiểu họ và những đặc điểm tính cách đặc biệt ấy. Khi tiếp xúc với người có tính cách khác biệt với bản thân, bạn nên tìm hiểu trước về họ. Tìm hiểu thêm về sự hướng nội có thể giúp bạn hiểu được bạn bè mà không dẫn đến hiểu lầm. Tôn trọng cách tận hưởng cuộc sống của từng cá nhân vì mỗi người có suy nghĩ khác nhau. Tìm hiểu xem điều gì khiến bạn bè thấy hài lòng và vui vẻ.[12]
    • Tìm hiểu về tính hướng nội và hướng ngoại là cặp đầu tiên trong số các đặc điểm tâm lý quyết định tính cách của một người theo bài kiểm tra Myer-Briggs. Bạn có thể biết được đặc điểm tính cách của bản thân sau khi đọc bài viết trên. Tìm hiểu kỹ hơn về bản thân giúp ta hiểu được lý do và cách thức nhìn nhận thế giới và những người ta quan tâm.
    • Tìm hiểu sự khác biệt giúp bạn học cách biết ơn sự đa dạng về sự khái quát, quan điểm và lời khuyên và người hướng nội có thể đưa ra. Ví dụ, họ tiếp cận tình huống theo cách hoàn toàn khác với người hướng ngoại. Người bạn hướng nội có thể sẽ chú ý đến những điểm nhỏ nhặt ở bữa tiệc hay tình huống xã hội trong khi bạn quá mải mê tiếp chuyện người khác.
    • Như một quy tắc chung trong cuộc sống, việc tìm hiểu những người khác biệt với bạn và chia sẻ kiến thức sẽ đem lại nhiều lợi ích cho bản thân.
  2. Hiểu được cốt lõi của sự hướng nội. Người hướng nội cần nhiều năng lượng hơn khi giao tiếp xã hội và điều này khiến họ kiệt quệ. Người hướng nội tự tiếp năng lượng cho bản thân, thường theo đuổi những thứ sáng tạo, trong khi người hướng ngoại được tiếp năng lượng nhờ những người xung quanh. Trong khi người hướng ngoại có trải nghiệm về mặt sinh lý tăng cường các hoóc-môn vui vẻ dopamine khi ở cạnh người khác thì người hướng nội lại không cảm thấy vậy.[1][5]
    • Người hướng nội không hẳn là người rụt rè, sợ tiếp xúc với mọi người hay ám ảnh xã hội. Họ cũng không căm ghét cuộc sống, tức là không ghét con người hay cuộc sống xã hội. Trên thực tế, người hướng nội nâng cao khả năng nhạy cảm, đồng cảm và sáng tạo.[1] Những đặc điểm trên sẽ biến người hướng nội thành một người bạn biết quan tâm và mạnh mẽ.
  3. Nhận ra rằng người hướng nội là người sống nội tâm. Người hướng nội thích suy nghĩ. Điều này không hẳn là những tâm tư của người hướng nội có ý nghĩa hay chiều sâu hơn người hướng ngoại. Đây là cách họ tiếp cận thế giới và mọi người xung quanh. Họ cần phải trải qua nhiều tình huống. Trên thực tế, sự hướng nội khiến họ trở thành những người biết lắng nghe.[5]
    • Lưu ý rằng sự hướng nội không giống với sự lập lại, nói cách khác là sự tập trung chú ý vào một vấn đề, nỗi đau hay lỗi lầm và làm ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe tinh thần như gây bệnh trầm cảm. Sự hướng nội giống như sự kiểm tra và quan sát tinh thần và tiến trình cảm xúc của người đó, giống như một dạng kiểm tra bản thân. [13]
    • Vì người hướng nội có khả năng điều chỉnh nội bộ nên có xu hướng sáng tạo, tập trung chi tiết và độc lập hơn.
  4. Hiểu rằng người hướng nội tự tin nhất khi trò chuyện 1-1. Hầu hết người hướng nội thích đối thoại với 1-1. Vậy nên đừng đổ lỗi cho bản thân khi họ trở nên im lặng giữa một nhóm người. Họ chỉ đang lắng nghe những điều mọi người nói và suy nghĩ trong đầu. Đây là một phần bản tính hướng nội và hay suy nghĩ của họ. Ngoài ra, bạn có thể nhận thấy người hướng nội thường đi ra gần lối thoát hiểm khi ở chỗ đông người, đây là cách họ xử lý khi ở trong đám đông. Họ muốn "tẩu thoát" thật nhanh chóng khi cần.[5]
  5. Nhận thức được rằng đôi khi người hướng nội có thể đang 'đóng kịch'. Điều này đặc biệt chính xác trong các tình huống xã hội. Nhiều người hướng nội không thích giao tiếp xã hội. Điều này khiến họ khó có thể tương tác với người hướng ngoại và quảng giao. Để giúp mọi chuyện dễ dàng hơn, họ phải học cách trở thành 'người hướng ngoại tạm thời'; nói cách khác là họ phải "diễn". Và điều này khiến họ tiêu tốn nhiều năng lượng và nỗ lực. Đây là lý do nhiều người hướng nội cần nghỉ ngơi và thời gian ở một mình sau những sự kiện xã hội lớn. Nhưng đừng lo lắng, nếu bạn và người bạn hướng nội có mối quan hệ thân thiết, họ sẽ sống với con người 'thật' của họ nhiều nhất có thể.
  6. Tôn trọng sự thật rằng bạn của bạn là người hướng nội. Tôn trọng rằng đây là đặc điểm tính cách mà họ đang sống và cảm nhận, không phải là lựa chọn hay lối sống. Đây là lẽ tự nhiên.[14]
    • Tôn trọng cách hành xử khác biệt của người bạn với thế giới và diễn biến xã hội hay quyết định.[15]

Lời khuyên[sửa]

  • Học cách tôn trọng ranh giới và sự khác biệt của người bạn hướng nội và hai người sẽ có một mối quan hệ tốt đẹp.
Rss.jpg
Mời bạn đón đọc các bài viết tiếp theo bằng cách đăng kí nhận tin bài viết qua email hoặc like fanpage Thuvienkhoahoc.com để nhận được thông báo khi có cập nhật mới.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. 1,0 1,1 1,2 https://www.psychologytoday.com/basics/introversion
  2. Do extraverts process social stimuli differently from introverts? By: Fishman, Inna; Ng, Rowena; Bellugi, Ursula. Cognitive Neuroscience. Jun2011, Vol. 2 Issue 2, p67-73.
  3. The Language of Extraversion: Extraverted People Talk More Abstractly, Introverts Are More Concrete. By: Beukeboom, Camiel J.; Tanis, Martin; Vermeulen, Ivar E. Journal of Language & Social Psychology. Jun2013, Vol. 32 Issue 2, p191-201. 11p.
  4. 4,0 4,1 Codependency's Relationship to Defining Characteristics in College Students By: Wells, Marolyn C.; Hill, Michele B.; Brack, Gregory. Journal of College Student Psychotherapy, v20 n4 p71-84 Jun 2006.
  5. 5,0 5,1 5,2 5,3 5,4 5,5 http://www.huffingtonpost.com/2014/11/07/physical-behavior-of-introverts_n_6069438.html
  6. http://www.ipfw.edu/affiliates/assistance/selfhelp/relationship-settingboundaries.html
  7. "On the Internet No One Knows I'm an Introvert": Extroversion, Neuroticism, and Internet Interaction. By: Amichai-Hamburger, Yair; Wainapel, Galit; Fox, Shaul. CyberPsychology & Behavior. Apr2002, Vol. 5 Issue 2, p125-128.
  8. (Understanding Extraverts' Enjoyment of Social Situations: The Importance of Pleasantness. By: Lucas, Richard E.; Diener, Ed. Journal of Personality & Social Psychology. Aug2001, Vol. 81 Issue 2, p343-356. 14p)
  9. INTROVERSION: A MISUNDERSTOOD "INDIVIDUAL DIFFERENCE" AMONG STUDENTS. By: Henjum, Arnold. Education. Fall82, Vol. 103 Issue 1, p39. 5p.
  10. https://www.psychologytoday.com/blog/self-promotion-introverts/201009/introvert-and-extrovert-friendly-workspaces
  11. The Relationship between Self- and Other-Perceptions of Communication Competence and Friendship Quality. By: Arroyo, Analisa; Segrin, Chris. Communication Studies. Nov/Dec2011, Vol. 62 Issue 5, p547-562. 16p.
  12. Explaining the Extraversion/Positive Affect Relation: Sociability Cannot Account for Extraverts' Greater Happiness. By: Lucas, Richard E.; Le, Kimdy; Dyrenforth, Portia S. Journal of Personality. Jun2008, Vol. 76 Issue 3, p385-414. 30p.
  13. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/17122174
  14. http://www.theatlantic.com/magazine/archive/2003/03/caring-for-your-introvert/302696/
  15. Personality and Affective Forecasting: Trait Introverts Underpredict the Hedonic Benefits of Acting Extraverted. By: Zelenski, John M.; Whelan, Deanna C.; Nealis, Logan J.; Besner, Christina M.; Santoro, Maya S.; Wynn, Jessica E. Journal of Personality & Social Psychology. Jun2013, Vol. 104 Issue 6, p1092-1108. 17p.
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này