Tránh đỏ mặt

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Có vẻ như bạn chẳng có cách nào để thoát khỏi đôi gò má đỏ bừng ngượng ngùng khi đối diện với người yêu trong mộng, khi nghe ai đó kể một câu chuyện hài “cấm trẻ em”, hay khi phạm một lỗi nào đó. Nghe có vẻ là thế, nhưng cũng chưa chắc đúng. Có người đỏ mặt trong các tình huống xã hội khi họ cảm thấy ngượng ngùng; có người thì đỏ mặt không rõ lý do, từ đó dẫn đến cảm giác xấu hổ. Thậm chí có một số người vô cùng sợ hãi bị đỏ mặt, còn gọi là hội chứng erythrophobia. Nếu bạn cảm thấy mình đỏ mặt trong các tình huống xã hội bình thường và muốn tìm giải pháp cho vấn đề, hãy đọc vài lời khuyên dưới đây.

Các bước[sửa]

Ngăn chặn đỏ mặt tức thời[sửa]

  1. Thoát khỏi trạng thái đỏ mặt bằng cách thư giãn. Bạn có thể nhanh chóng làm nhạt màu hồng trên má bằng cách thả lỏng các cơ bắp, đặc biệt là các cơ ở cổ và vai. Cố gắng làm dịu sự căng thẳng bất ngờ ập đến. Một cách hữu ích là đếm những ngón tay, sau đó xoa hai bàn tay vào nhau để tạo ma sát giúp làm dịu căng thẳng. Duy trì tư thế thẳng người và giữ đôi chân thăng bằng.
    • Để thư giãn, bạn có thể thử:
      • Nhớ hít vào và thở ra (hít thở sâu nếu có thể).
      • Tự nhắc mình rằng đây không phải là lần đầu tiên bạn đỏ mặt, và có lẽ không phải là lần cuối cùng. Điều này có tác dụng an ủi đến lạ lùng.
      • Mỉm cười. Nụ cười có thể giúp ích khi đôi má bạn bỗng nhiên đỏ bừng; nụ cười cũng sẽ khiến bạn cảm thấy vui hơn [1], nhờ đó sự lo âu của bạn sẽ bị đánh tan.
  2. Đừng để mình bị ám ảnh vì đỏ mặt. Khi đỏ mặt, nhiều người không thôi suy nghĩ về việc đó, và như vậy nỗi lo âu xã hội của họ càng tăng lên. Nghiên cứu đã cho thấy, càng nghĩ về việc đỏ mặt thì chúng ta lại càng đỏ mặt.[2] Nếu có thể tìm cách nào đó để khỏi nghĩ về việc đó, khả năng bạn thực sự đỏ bừng mặt sẽ ít đi!
  3. Thử nói về việc đó. Khi một người lỡ phạm một lỗi vụng về trong buổi hẹn hò, có một cách để họ cứu vãn tình huống là bình phẩm luôn về nó: “Trời, anh thật là hậu đậu. Anh thề là mười lần thì chỉ có năm lần như vậy thôi!” Bằng việc bình phẩm về sự việc đó, họ đã khỏa lấp được lỗi vụng về của mình. Sự ngượng ngập thường tan đi ngay lúc đó. Bạn cũng có thể làm tương tự với tật đỏ mặt.
    • Dĩ nhiên đó không phải là điều mà bạn có thể làm vào mọi lúc và trong mọi tình huống, nhưng bạn hãy xem đó là một công cụ có thể sử dụng. Khi sợ rằng mọi người phát hiện ra sự hồi hộp của mình, bạn sẽ càng đỏ mặt hơn. Vì vậy, nếu bạn giải tỏa lo âu trước khi mọi người kịp nhận ra thì sẽ không còn lý do gì để bạn đỏ mặt nữa.
  4. Thử thực hành các bài tập suy nghĩ. Để “làm lạnh” (lạnh cả về thể chất và tinh thần), đồng thời đánh lạc hướng tâm trí khỏi nỗi lo bị đỏ mặt, bạn có thể thử áp dụng nhiều bài tập suy nghĩ:
    • Tưởng tượng rằng bạn nhảy vào một hồ nước lạnh băng. Bạn đang lặn sâu xuống đáy hồ và cảm nhận dòng nước lạnh trên da. Hình ảnh này sẽ giúp bạn ‘’nguội bớt’’ và thư giãn một chút.
    • Hình dung mọi người chỉ có mỗi bộ đồ lót trên người. Nghe có vẻ kỳ quặc, nhưng đây là một mẹo nói trước đám đông thực sự hiệu quả. Nó sẽ giúp bạn nhận ra rằng ai cũng đều là con người, và không chỉ có mình bạn mắc lỗi. Hình ảnh đó thường khiến bạn bật cười khúc khích.
    • So sánh tình huống của bạn với mọi người trên thế giới này. Có lẽ bạn cảm thấy lo lắng khi phải đứng lên và nói trước lớp. Nhưng nhiệm vụ của bạn là quá dễ so với việc phải chiến đấu vì cuộc sống hoặc phải lăn lộn kiếm kế sinh nhai. Tự nhủ rằng bạn thật may mắn với những gì bạn có.

Biện pháp lâu dài để ngăn ngừa đỏ mặt[sửa]

  1. Hiểu về trạng thái đỏ mặt. Đỏ mặt là hiện tượng máu tự động dồn lên mặt, thông thường bắt nguồn từ sự lo âu trong giao tiếp xã hội. Trạng thái này khiến da đỏ lên và đôi khi toát mồ hôi. Trên mặt có nhiều mao mạch và các mạch máu hơn các vùng da khác, do đó hiện tượng đỏ mặt càng hiện rõ.
    • Hiểu rằng đỏ mặt có thể không do nguyên nhân ”xã hội” nào cả. Thông thường người ta đỏ mặt khi cảm thấy không thoải mái trong các tình huống xã hội. Tuy nhiên có một số người đỏ mặt không phải do nguyên nhân xã hội. Kiểu đỏ mặt không có lý do này gọi là chứng đỏ mặt (idiopathic craniofacial erythema).
    • Một số người mắc một bệnh chính thức gọi là chứng ám ảnh sợ đỏ mặt (erythrophobia). Những người mắc chứng này có thể cần được tư vấn để vượt qua nỗi sợ.
  2. Cố gắng ngăn chặn đỏ mặt ngay từ đầu nếu có thể. Tìm hiểu xem bạn bị đỏ mặt vào những lúc nào. Có phải khi bạn tức giận hay hồi hộp? Có phải khi bạn trông thấy hoặc nghĩ về ai đó? Hay khi bạn trở thành tâm điểm của sự chú ý? Bạn không nhất thiết phải cố gắng tránh những hoàn cảnh đó, bạn chỉ cần cố gắng làm cho cơ thể mình tin rằng chẳng có lý do gì khiến bạn phải đỏ mặt trong các tình huống đó cả. Đây là bước đầu tiên để chống đỏ mặt.
    • Liệt kê những lần gần đây bạn đỏ bừng mặt, đặc biệt là trong các tình huống xã hội. Ghi lại sự việc xảy ra sau đó. Bạn có trở thành trò cười không? Mọi người có nhận ra không? Hầu như những người bình thường đều không cho rằng đỏ mặt là vấn đề gì to tát và sẽ không bàn tán. Chẳng có lý do gì để họ làm vậy cả. Đó là điều mà bạn không kiểm soát được. Hãy hiểu rằng đỏ mặt chẳng phải là việc gì quan trọng như bạn tưởng.
  3. Đừng cho rằng đỏ mặt là tại mình. Cho dù có làm gì, bạn cũng đừng nghĩ rằng bạn phải chịu trách nhiệm trong việc này. Luyện cho trí não hiểu rằng những suy nghĩ của bạn không tác động đến phản ứng tự nhiên của cơ thể. Bạn không có lỗi và không phải áy náy về điều đó. Nếu có thể xua đi cảm giác đỏ mặt là lỗi của mình, bạn sẽ ít bị đỏ mặt hơn.
  4. Đừng lo lắng nhiều. Nhớ rằng hiện tượng đỏ mặt không biểu hiện ra bên ngoài rõ như bạn tưởng, hơn nữa đa số mọi người đều cho rằng đỏ mặt là nét đáng yêu và dễ mến. Người hay đỏ mặt cũng có nhiều cái lợi, chẳng hạn như:
    • Nhiều người cho rằng người hay đỏ mặt thường biết thông cảm hơn, mềm mỏng hơn trong việc nhận xét người khác.[3] Như vậy, đặc điểm này có thể giúp bạn tạo dựng những mối quan hệ xã hội tốt hơn.
    • Theo công bố của các nhà nghiên cứu, tỷ lệ sống một vợ một chồng và mức độ được tin cậy ở những người hay đỏ mặt cao hơn, từ đó họ cho tin rằng những người hay đỏ mặt thường có các mối quan hệ tốt hơn.[4][5]
  5. Tập luyện cường độ cao trước khi bạn cảm thấy mình sắp sửa đỏ mặt. Cách này đem lại hai lợi ích: Gương mặt bạn sẽ có sắc đỏ tự nhiên trông rất ‘’bình thường’’, đồng thời bạn sẽ hạ huyết áp của cơ thể đến mức “miễn nhiễm’’ với trạng thái đỏ mặt, tùy vào cường độ và thời gian tập luyện từ 30 phút đến 2 tiếng. Ngay cả khi màu đỏ trên mặt đã biến mất thì sự miễn nhiễm này vẫn tiếp tục.
  6. Tìm các phương pháp thư giãn hiệu quả. Làm cho trí não và cơ thể thư giãn trước khi bị đỏ mặt bằng cách tập thiền hoặc tập thể dục nhẹ. Cảm giác thoải mái và tự chủ có thể giúp bạn ngăn chặn đỏ mặt ngay từ đầu.
    • Thử tập yoga. Yoga là một bộ môn hoàn hảo cho cơ thể và trí não, giúp bạn tập trung tâm trí và kích thích cơ thể đủ để máu lưu thông xuyên suốt. Bạn có thể thử nghiệm với nhiều thể loại yoga khác nhau. Có hàng tá thể loại cho bạn lựa chọn để tìm ra loại nào thích hợp nhất.
    • Thử tập thiền nhẹ. Thiền có thể bao gồm nhiều dạng khác nhau. Một dạng thiền đơn giản mà bạn có thể thử, đó là nhận thức về cơ thể, dần dần đưa nhận thức đó lan tỏa đến mọi bộ phận cho tới khi bạn cảm nhận cơ thể mình là một thể thống nhất.

Lời khuyên[sửa]

  • Uống nhiều nước! Nhiều khi hiện tượng đỏ mặt xảy ra là do mất nước.
  • Nếu muốn tránh đỏ mặt trong một sự kiện cụ thể nào đó, chẳng hạn như khi phải thuyết trình, bạn hãy uống một chai nước lạnh đầy trước khi bắt đầu khoảng 5-10 phút. Uống nhanh, nhưng không quá nhanh đến mức khiến bạn muốn nôn. Cách này sẽ giúp ngăn chặn đỏ mặt trong khoảng 30 phút; rất hiệu quả! Chỉ cần bạn đừng áp dụng quá một lần trong ngày, và nói chung đừng quá nhiều lần vì điều đó sẽ có hại cho bàng quang của bạn!
  • Hít thở sâu. Phương pháp này giúp ngăn ngừa và xua tan màu đỏ trên mặt.
  • Hạ nhiệt độ sưởi. Đỏ mặt là do sự giãn nở của các mạch máu trên mặt khi bạn căng thẳng hoặc có vấn đề khác. Khi nhiệt độ tăng lên, các mạch máu cũng sẽ tự nhiên giãn ra để giúp cơ thể giải nhiệt và nguội bớt.
  • Nếu tất cả các biện pháp trên đều thất bại, bạn hãy quên hết mọi thứ đi, và nhớ rằng nhiều người cho rằng đỏ mặt là nét đang yêu. Nó là ưu điểm, không phải nhược điểm!
  • Ngáp, hoặc ho! Giả vờ như có thứ gì đó bay vào mắt.
  • Nghĩ về một điều gì đó thú vị.
  • Cởi bớt trang phục hoặc mặc vải sợi tự nhiên để giữ mát cho cơ thể. Trước một “tình huống” sắp xảy ra, bạn nên cởi áo khoác và áo len để làm mát cơ thể. Hãy hiểu rằng ai cũng là con người và cũng có lúc hồi hộp, nhưng có thể họ giỏi che giấu hơn bạn.
  • Cầm một chai nước lạnh, nó sẽ giúp bạn mát hơn.
  • Nếu có thể, hãy nhắm mắt lại một lúc và giả vờ như bạn đang ở một mình, thư giãn và hít vào một hơi sâu. Từ từ thở ra qua mũi trong khi vẫn nhắm mắt.
  • Tránh giao tiếp bằng mắt với những người mà bạn nghĩ là họ sẽ cười khi bạn đỏ mặt.
  • Hít vào và thở ra một hơi sâu. Tập trung vào một điều gì đó khác. Quan sát căn phòng, hoặc ít nhất là đếm từ một đến mười.

Cảnh báo[sửa]

  • Việc cố gắng quá mức để che giấu trạng thái đỏ mặt sẽ chỉ khiến tình hình thêm tồi tệ.
  • Đừng cố suy nghĩ làm sao để không đỏ mặt và điều gì sẽ xảy ra nếu bạn đỏ mặt, vì điều này sẽ làm bạn đỏ mặt. Giữ bình tĩnh và đừng nghĩ về việc đó.
  • Nếu bạn đang ở độ tuổi thiếu niên thì đỏ mặt có thể là do nội tiết tố.
  • Đừng bao giờ quá bình thản, bạn đâu muốn phớt lờ mọi thứ phải không?

Nguồn và Trích dẫn[sửa]