Đề nghị chồng giúp đỡ công việc nhà

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Phân chia công việc nhà có thể trở thành yếu tố gây tranh cãi giữa các cặp đôi. Thông thường, một người sẽ có cảm giác như thể họ phải làm nhiều việc hơn hoặc tự mình giải quyết mọi việc trong nhà mà không được người bạn đời của họ giúp đỡ. Điều này có thể hình thành sự oán giận và tranh cãi. Sở hữu kế hoạch rõ ràng trong tâm trí trước khi đề nghị chồng của bạn giúp đỡ nhiều hơn với công việc nhà sẽ giúp bạn tránh phải cãi nhau, và dần dần sẽ biến quá trình hoàn thành công việc trở nên hiệu quả và thuận tiện hơn cho cả hai.

Các bước[sửa]

Đối chất với chồng của bạn[sửa]

  1. Xác định công việc cần được giải quyết.[1] Bạn nên liệt kê danh sách mọi công việc trong tuần cũng như nêu rõ ai đang là người phải thực hiện chúng trong hiện tại. Bằng cách xác định nhiệm vụ bắt buộc, bạn đã làm rõ rào cản đầu tiên của chồng bạn trong việc bỏ qua nhiệm vụ chưa hoàn thành. Ngoài ra, xác định công việc cụ thể sẽ giúp cả hai nhận thức được yếu tố góp phần tạo nên công việc trong nhà. Một số công việc điển hình bao gồm:
    • Dọn dẹp mọi khu vực trong nhà
    • Giặt giũ (giặt, ủi, gấp và cất quần áo)
    • Đi chợ, và đến một số cửa hàng khác
    • Nấu ăn, rửa bát đĩa
    • Thanh toán và phân loại hóa đơn
    • Công việc trong vườn, làm vườn và bảo trì
    • Đưa con đến tham dự hoạt động ngoại khóa, khám bệnh, v.v.
    • Chăm sóc thú cưng, bao gồm chải lông, cho ăn, v.v.
  2. Chọn ngày cụ thể để thảo luận về công việc nhà. Bạn nên lựa chọn thảo luận sau một ngày vui vẻ hoặc vào ngày cuối tuần – chỉ cần tránh bàn luận sau một cuộc tranh cãi hoặc khi một yếu tố nào đó đang khiến chồng bạn phân tâm. Nhâm nhi rượu, tạm lánh mặt lũ trẻ (và TV), và đem danh sách đến ngày hẹn.[1]
    • Không nên đề cập đến chủ đề giúp đỡ việc nhà khi đang tranh cãi hoặc trong tình huống căng thẳng; bạn sẽ không bao giờ nhận được sự giúp đỡ bạn cần và đáng được nhận.[1]
    • Tránh đối xử với chồng của bạn như một đứa trẻ hoặc trở nên hống hách. Hành động này sẽ chỉ khiến bạn kết thúc bằng việc tranh cãi và không thể thay đổi được tình hình. Ngoài ra, bạn cũng nên tránh khăng khăng giữ lấy ý kiến riêng của mình; tất cả những gì mà hành động này đem lại là khiến bạn không ngừng nổi giận, trong khi người khác chỉ đơn giản thừa nhận rằng bạn đang bực tức ngay cả khi họ phải chịu đựng sự lầm bầm.[1]
  3. Bắt đầu cho chồng của bạn biết bạn rất cảm kích mọi công việc mà anh ấy thực hiện cho ngôi nhà và cho gia đình. Đề cập đến nhiệm vụ anh ấy đã hoàn thành và trò chuyện về sự khác biệt mà đóng góp của anh ấy đem lại cho gia đình. Sau đó, giải thích rõ là vì bạn nghĩ bạn đang phải làm việc quá sức, bạn sẽ cảm thấy rất vui nếu anh ấy có thể giúp đỡ bạn nhiều hơn.
    • Đưa danh sách nhiệm vụ cho anh ấy để anh ấy có thể trông thấy rõ ràng nhiều loại công việc trong nhà khác nhau.
    • Cho anh ấy biết rằng đóng góp của anh ấy sẽ giúp duy trì mức năng lượng của bạn và cung cấp cho gia đình nhiều thời gian để thực hiện hoạt động khác hơn là phải chờ đợi bạn hoàn tất việc nhà.[2]
    • Tránh la hét vào mặt chồng bạn. Không ai thích bị la mắng. Nếu anh ấy có cảm giác bản thân đang bị la mắng, anh ấy sẽ rút lui.[3]
  4. Trở nên quyết đoán. Giữ gìn mái ấm gia đình là nỗ lực chung. Bạn không nên ngần ngại khi phải chỉ ra nhiệm vụ bạn cần thêm sự trợ giúp.
    • Nếu chồng bạn phản kháng, hãy kiên nhẫn. Ban đầu, có thể bạn sẽ phải thỏa hiệp. Bạn nên chọn 2 hoặc 3 công việc bạn thật sự muốn anh ấy thực hiện và giải quyết chúng trước tiên.
    • Cho anh ấy biết nếu bạn nghĩ là một vài công việc cụ thể nào đó có thể được thực hiện một cách hiệu quả và nhanh chóng hơn với tài năng hoặc tính khí của anh ấy.[4]

Phân chia công việc nhà[sửa]

  1. Xác định nhiệm vụ dễ, vừa, và khó. Đánh giá từng nhiệm vụ bằng cách cân nhắc mức độ tốn thời gian, mức độ vất vả, và mức độ thường xuyên mà bạn cần phải thực hiện chúng. Ví dụ, lau dọn sàn nhà sẽ là nhiệm vụ có mức độ khó vừa, và sẽ kèm theo công việc lau, quét, tẩy sàn, v.v.
    • Khi viết ra danh sách, bạn nên cân nhắc yếu tố có thể khiến quá trình dọn dẹp trở nên dễ dàng hơn. Ví dụ, liệu bạn có thể nâng cấp chiếc máy hút bụi hoặc tìm mua chất tẩy rửa tốt hơn hay không? Chúng sẽ là nhiệm vụ tuyệt vời để giao phó cho chồng của bạn. Khiến anh ấy có cảm giác như thể mình là người đã mua những vật dụng đó sẽ giúp anh ấy trở nên tự hào trong việc sử dụng chúng để chứng tỏ rằng chúng hoạt động tốt hơn đồ dùng cũ!
  2. Yêu cầu chồng bạn xem lại danh sách và tìm kiếm công việc mà anh ấy không ngại phải đảm nhận. Khuyến khích anh ấy lựa chọn nhiệm vụ đơn giản, cũng như một vài nhiệm vụ phức tạp hơn để việc nhà được phân bố đều cho cả hai. Nếu anh ấy không có kinh nghiệm hoặc kiến thức để thực hiện công việc khó khăn, bạn nên trò chuyện về thời điểm bạn có thể hướng dẫn anh ấy.[2]
  3. Nhìn nhận và học hỏi điểm mạnh của nhau. Một phần của cuộc trò chuyện về việc phân chia công việc nhà sẽ là bàns về hoạt động mà bạn thành thạo. Một vài nhiệm vụ có thể dễ dàng hoặc ít căng thẳng hơn đối với một trong hai bạn tùy thuộc vào kỹ năng và tính khí mà bạn sở hữu. Đây cũng là cơ hội tốt để thảo luận về cách mà cả hai có thể học hỏi từ nhau để trong tương lai, hai bạn đều cảm thấy tự tin hơn trong việc đảm nhận bất kỳ nhiệm vụ nào xuất hiện trong tuần.
    • Cả hai nên thiết lập danh sách công việc riêng mà cả hai nghĩ rằng mình giỏi thực hiện và so sánh với nhau.
    • Liệt kê danh sách nhiệm vụ bạn không thích và hy vọng rằng người ấy có thể thay bạn đảm nhận.
    • Cùng nhau giải quyết vấn đề. Nếu cả hai đều không thích một nhiệm vụ nào đó, hãy cùng nhau suy nghĩ về chiến thuật để hoàn thành chúng một cách dễ dàng hơn. Có lẽ sẽ có những công việc mà hai bạn nên lựa chọn thực hiện cùng nhau.
    • Dành thời gian để hướng dẫn nhau về cách thức tiến hành một công việc nhà nào đó. Nếu chồng bạn sở hữu cách rửa chén khác với bạn, bạn nên đề nghị anh ấy hướng dẫn bạn. Bạn nên đóng vai trò là học sinh và sẵn sàng xem xét lợi ích của việc tiến hành một công việc nào đó theo cách khác biệt. Đổi vai đối với nhiệm vụ mà bạn cảm thấy tự tin. Yêu cầu chồng bạn lắng nghe và tham gia trước khi nêu câu hỏi hoặc đưa ra gợi ý khác.
    • Sẵn sàng lắng nghe. Không ngắt lời người ấy khi họ đang hướng dẫn cho bạn cách để giải quyết một nhiệm vụ nào đó. Bạn nên duy trì sự cởi mở cho tâm trí. Yêu cầu chồng của bạn thực hiện điều tương tự với bạn.
  4. Hoán đổi công việc cho nhau. Một phần của lý do khiến người khác không muốn làm việc nhà là vì chúng có thể trở nên nhàm chán và tẻ nhạt. Nếu cả hai đều không thích phải làm một công việc nào đó, hai bạn nên thay phiên nhau thực hiện chúng vào ngày hoặc tuần khác. Ví dụ, tuần này bạn rửa chén và anh ấy giặt quần áo, tuần sau hai bạn có thể hoán đổi nhiệm vụ cho nhau. Hành động này sẽ làm tăng cảm giác chia sẻ trách nhiệm và đồng thời cũng phá vỡ sự đơn điệu đi kèm với việc phải thực hiện nhiệm vụ tương tự nhau mỗi ngày.
  5. Thừa nhận và khuyến khích nỗ lực của anh ấy. Bạn nên tin tưởng rằng chồng bạn sẽ làm việc nhà theo cách tốt nhất mà anh ấy biết. Bạn cần phải cởi mở trước sự thật rằng ngay cả khi anh ấy có cách làm việc nhà khác biệt, anh ấy vẫn có thể đem lại hiệu quả. Nếu có những việc mà bạn cần hoặc muốn thực hiện theo cách cụ thể, bạn nên cân nhắc tự mình giải quyết chúng.[4]

Phối hợp với nhau như một đội và duy trì động lực[sửa]

  1. Cho chồng bạn biết về cách thức và thời điểm bạn sẽ hoàn thành công việc. Đừng nên yêu cầu anh ấy phải giải quyết nhiệm vụ theo cách thức cụ thể hoặc vào một ngày nhất định, nhưng thay vào đó, bạn nên giải thích cách bạn thực hiện nó và yếu tố đem lại kết quả cho bạn.
    • Tránh lên giọng kẻ cả với người ấy. Bạn nên xem đây như cơ hội để chia sẻ quan điểm của mình, thay vì hướng dẫn người ấy như thể anh ấy không có khả năng hoặc không sẵn sàng. Thay vì nói những điều như, “Anh nhớ phải làm như thế này”, bạn nên cố gắng sử dụng câu nói bắt đầu bằng chủ từ “em” như, “Em thích làm theo cách này. Nó sẽ đem lại kết quả tốt nhất”.
    • Cởi mở trước lời gợi ý. Sử dụng câu nói với chủ từ “anh” để nêu câu hỏi. “Anh có ý tưởng gì về cách để cải thiện quá trình này hay không?”, “Anh nghĩ sao nếu thực hiện công việc theo cách này?”.
  2. Dành thời gian một lần mỗi tuần để cùng nhau làm việc nhà khi cả hai có thể giúp đỡ nhau, theo sau đó là thời gian để thư giãn và giải trí. Sáng thứ Bảy có thể là thời điểm khá tốt nếu cả hai không có việc gì khác để làm vì nó sẽ giúp đem lại sự rảnh rỗi cho phần còn lại trong ngày cuối tuần. Nếu không, bạn nên chọn thời điểm phù hợp và cho phép cả hai cùng nhau làm việc nhà.[5]
    • Cùng nhau nấu bữa tối. Quá trình này có thể trở thành khoảng thời gian vui vẻ để trò chuyện về một ngày của nhau, và giúp hai bạn có thể học hỏi kỹ năng mới bằng cách thử chế biến công thức mới một lần mỗi tuần.
    • Hãy giao cho anh ấy nhiệm vụ rửa bát đĩa trong khi bạn sẽ là người lau khô chúng. Hoặc bạn có thể là người rửa sơ qua bát đĩa trong khi anh ấy sẽ cho chúng vào máy rửa bát.
    • Mở nhạc hoặc chương trình phát thanh trên internet trong khi quét dọn phòng khách. Bất kỳ điều gì bạn có thể làm để thêm một chút thời gian giải trí hoặc niềm vui vào quá trình làm việc nhà sẽ biến nhiệm vụ trở nên ít khó khăn hơn, và thật ra, có thể khiến chúng trở thành trải nghiệm đầy gắn bó.
    • Xem nhau như một đội. Xem bản thân và người ấy như một đội và công việc nhà là một trò chơi mà cả hai phải cùng nhau thực hiện để chiến thắng. Hãy ghi lại bảng điểm cho đội của bạn. Tự thưởng cho bản thân một giờ xem TV hoặc một ly rượu vang khi cả hai đã hoàn thành mọi nhiệm vụ.
  3. Lên kế hoạch dọn dẹp từ trước. Bạn nên giúp anh ấy chuẩn bị tâm trí và tâm trạng sẵn sàng để tham gia dọn dẹp nhà cửa vào ngày cuối tuần. Hãy cùng nhau thực hiện và đặt ra giới hạn về thời gian để gia đình bạn không dành cả ngày để dọn dẹp. Mục tiêu là khiến chồng của bạn tham gia làm việc nhà. Nếu mọi thứ trở nên quá mức, anh ấy sẽ không muốn tiến hành chúng một lần nữa. Bạn nên bắt đầu tử việc nhỏ nhặt và gia tăng từ đó.
    • Thiết lập bảng công việc và liệt kê danh sách từng nhiệm vụ cũng như thời điểm bạn cần hoàn thành chúng.
    • Lên kế hoạch cho hoạt động khác như đi dạo hoặc nghỉ giải lao để đọc sách để một ngày của bạn không chỉ gói gọn trong công việc nhà.
  4. Hình thành hệ thống phần thưởng. Phương pháp này phải được thực hiện cho cả hai. Hãy thay phiên nhau hoàn thành nhiệm vụ và nhận phần thường. Người nào dọn dẹp nhà tắm vào tuần này sẽ được quyền lựa chọn bộ phim để xem vào buổi tối của ngày xem phim. Người nào dọn tủ lạnh sẽ được xoa bóp lưng 20 phút trước khi đi ngủ.[5]
  5. Xây dựng thói quen cảm ơn nhau vì đã giúp giữ gìn nhà cửa. Hai bạn đều góp phần đem đến sự hòa thuận cho gia đình, vì vậy, cả hai cần phải nhìn nhận điều này một cách thường xuyên. Cả hai càng thể hiện sự cảm kích đối với nhau nhiều bao nhiêu, nó sẽ trở thành thói quen tốt bấy nhiêu.[5]
    • Cảm ơn người ấy vì những nhiệm vụ cụ thể. “Cảm ơn anh đã lau sàn nhà bếp. Trông nó thật tuyệt vời!”. Sẽ dễ để bạn bắt đầu xem thường mọi điều mà đối phương thực hiện mỗi tuần.
    • Nhắc chồng bạn nhớ rằng bạn rất trân trọng sự biết ơn mà anh ấy dành cho bạn.
    • Cảm ơn nhau vì đã nỗ lực. Cho dù bạn có cố gắng như thế nào, sẽ luôn có những tuần lễ mà gia đình bạn bận bịu với cuộc sống và một trong hai bạn phải làm nhiều việc hơn người còn lại. Đây là một phần của quá trình trở thành đối tác của nhau trong mối quan hệ tình cảm. Bạn nên nhớ nêu rõ thời điểm khi bạn nhận thấy người bạn đời của bạn phải thực hiện nhiều công việc hơn để giảm thiểu bớt áp lực đang diễn ra trên khía cạnh khác trong cuộc sống của bạn. Bạn nên sẵn sàng thực hiện điều tương tự với họ.
  6. Nhắc bản thân nhớ rằng sẽ phải tốn một khoảng thời gian để thay đổi. Bạn cần phải linh hoạt và kiên nhẫn. Cần phải có thời gian để thay đổi thói quen cũ, đặc biệt là khi một người thường hay dựa dẫm vào người còn lại trong việc duy trì sự sạch sẽ cho ngôi nhà. Bạn sẽ phải nhẹ nhàng nhắc nhở anh ấy nhiều lần và thuyết phục thêm, tuy nhiên, bạn nên kiên trì cho đến khi nó trở thành chuẩn mực trong gia đình bạn. Và tránh “để bụng”; anh ấy sẽ phạm sai lầm, và bạn cũng vậy. Chỉ cần nhẹ nhàng nhắc nhở anh ấy về nhiệm vụ của mình khi anh ấy thất bại trong việc hoàn thành chúng.[5]
    • Kiểm tra nhau mỗi tuần. Hãy dành thời gian để thảo luận về quá trình thực hiện công việc nhà trong tuần. Tránh đổ lỗi cho nhau. Lịch làm việc của mỗi người mỗi khác và không tuần nào giống tuần nào. Bắt đầu trò chuyện về yếu tố đã diễn ra một cách tốt đẹp thay vì những điều không tốt. Tập trung vào sự tích cực sẽ giúp quá trình đề cập đến vấn đề không diễn ra theo như hy vọng của một trong hai bạn trở nên dễ dàng hơn.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]