Để có đôi môi mềm mại

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Tất cả chúng ta đều muốn có được một đôi môi căng mọng và mềm mại nhưng không phải ai và không phải lúc nào chúng ta cũng có được một đôi môi như mơ ước. Nếu như thời tiết lạnh, khắc nghiệt hay những thói quen xấu đang gây ảnh hưởng đến đôi môi của bạn, hãy thử thực hiện những gợi ý dưới đây để cải thiện vẻ bề ngoài cũng như độ mềm mịn của đôi môi.

Các bước[sửa]

Bôi Son dưỡng[sửa]

  1. Bôi sáp mỡ vào buổi tối. Bạn có thể dùng Vaseline hoặc Aquaphor khi môi cần được dưỡng ẩm sâu, nhất là khi bị nứt nẻ. Hãy bôi bất cứ khi nào bạn muốn, mặc dù sáp mỡ thường nên được bôi vào buổi tối khi đi ngủ và bôi một lượng ít hơn vào ban ngày.
  2. Bôi son dưỡng giữ ẩm môi cả ngày. Hãy sử dụng dưỡng môi có thành phần hạt mỡ hay bơ cacao để có được hiệu quả tốt nhất. Bạn cần nhớ thoa lại thường xuyên mỗi khi cảm thấy môi sắp khô (khoảng hai giờ một lần).
    • Thoa son dưỡng môi vào mỗi sáng trước khi bôi bất kỳ sản phẩm cho môi nào khác, bao gồm son môi, son bóng và lip stain (son dạng gel trông trôi).
    • Lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất với bạn. Một số loại son dưỡng đã được chứng nhận an toàn, trong khi một số khác có chứa chiết xuất bạc hà mạnh có thể gây dị ứng. Hãy đọc thông tin trên nhãn của thỏi son dưỡng trước khi quyết định mua để đảm bảo bạn không dị ứng với bất kỳ thành phần nào.
    • Các nhãn hiệu son dưỡng phổ biến bao gồm: Burt's Bees, Blistex, Carmex, Chapstick, C.O. Bigelow, Nivea, Softlips, EOS và Banana Boat.
  3. Tránh các loại son dưỡng có chứa hương liệu, hương vị hoặc chất nhuộm màu. Những thành phần này có thể làm khô môi hoặc gây dị ứng ngay lập tức cho một số người dùng mẫn cảm. Hãy chọn son dưỡng có thành phần hoàn toàn tự nhiên.
  4. Sử dụng son môi giữ ẩm. Hầu hết các nhãn hiệu mỹ phẩm đều có dòng son dưỡng giữ ẩm, trong đó bao gồm Clinique, Jouer, Dior, Benefit, Revlon, Bobbi Brown và Laura Mercier.
    • Nếu thiên về sử dụng các sản phẩm bình dân hơn là các sản phẩm trung và cao cấp, bạn chỉ cần tìm các loại son môi có dán nhãn giữ ẩm trên bao bì.[1]
    • Kiểm tra thành phần xem có chứa chiết xuất hạt mỡ hay bơ cacao cũng như bất kỳ loại dầu dưỡng ẩm nào như dầu dừa và/hoặc oliu không.
  5. Sử dụng các sản phẩm có chỉ số chống nắng ít nhất là SPF 15 để tránh bị tổn thương bởi ánh nắng mặt trời. Môi bạn rất nhạy cảm với tác động của ánh nắng, vì vậy hãy nhớ bôi sản phẩm bảo vệ môi khi ra ngoài trời.

Tẩy Da chết và Chăm sóc Môi[sửa]

  1. Chà đường lên môi. Bạn có thể sử dụng bất kỳ loại thực phẩm thô nào, nhưng hãy tránh dùng những sản phẩm gây dị ứng như muối vì chúng có thể làm khô môi.
  2. Tẩy da chết bằng mật ong, đường và dầu oliu. Trộn một thìa súp mật ong với hai thìa cà phê đường và một thìa cà phê dầu oliu. Chà hỗn hợp lên môi và để trong vài phút.[2]
  3. Làm hỗn hợp dưỡng dầu dừa-chanh. Trộn 2 thìa cà phê dầu dừa, 3 giọt nước cốt chanh vàng và 1 thìa cà phê sáp ong rồi cho lên chảo đun với lửa nhỏ, đảo liên tục cho đến khi hỗn hợp tan chảy. Bạn cũng có thể sử dụng chanh xanh trong trường hợp không có chanh vàng. Đổ hỗn hợp vào lọ đựng bằng thủy tinh và để nguội cho đến khi cứng lại. Bôi hỗn hợp này lên môi như khi bạn sử dụng son dưỡng thông thường.[3]
  4. Thoa bơ, dầu nim, bơ sữa trâu lỏng (ghee) hoặc kem sữa lên môi trước khi đi ngủ. Những chất này có khả năng dưỡng ẩm sâu, đặc biệt có tác dụng với môi bị nứt nẻ. Rửa sạch những chất này khi ngủ dậy.
  5. Làm hỗn hợp dạng bột nhão với muối nở và nước rồi thoa lên môi. Để hỗn hợp khô cứng lại và rửa sạch với nước.
  6. Bôi gel lô hội lên môi bị đỏ, nứt nẻ và/hoặc cháy nắng. Lô hội đặc biệt dịu nhẹ và có thể giúp bạn loại bỏ những thương tổn do ánh nắng mặt trời.
  7. Đắp dưa leo cắt lát lên môi. Các hóa chất thực vật có trong dưa leo sẽ làm căng collagen trong môi, giúp môi mọng và ẩm. Hãy mát xa môi trong vài phút với vài lát dưa leo tươi.
  8. Sử dụng bàn chải đánh răng cho bất kỳ loại tẩy da chết nào kể trên để mang lại hiệu quả tẩy da chết rõ rệt hơn. Chỉ nên dùng loại bàn chải mềm hoặc có độ cứng trung bình để tránh làm môi bị xước. Bạn có thể chỉ cần sử dụng nước ấm hoặc dùng bàn chải để chà.

Tạo Thói quen Tốt[sửa]

  1. Uống ít nhất 8 cốc nước mỗi ngày. Một trong những việc tốt nhất bạn có thể làm cho đôi môi cũng như cho chính làn da của mình là uống thật nhiều nước. Nước không chỉ để cung cấp cho cơ thể mà còn nuôi dưỡng làn da và thúc đẩy phát triển tế bào mới. Trên thực tế, môi khô có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn không được cung cấp đủ lượng nước cần thiết.
  2. Ngừng liếm môi. Nghe có vẻ không hợp lý, nhưng việc liếm ướt môi bằng nước bọt thực sự có thể gây khô môi.
  3. Cố gắng không cắn môi. Nếu bạn hay cắn môi mỗi khi hồi hộp hay chỉ là một cách vô thức, hãy thử dùng kẹo cao su để thỏa mãn thói quen này. Cắn môi có thể gây nứt và tạo những vết thương hở mà bạn có thể sẽ phải điều trị bằng kháng sinh.
  4. Ăn nhiều rau quả. Thực phẩm chứa vitamin B và C đặc biệt tốt cho làn da của bạn. Hãy cân nhắc dùng thực phẩm bổ sung nếu chế độ ăn của bạn thiếu những vitamin này. Axit béo Omega-3, được tìm thấy trong những thực phẩm như cá, quả bơ và hạnh nhân cũng đặc biệt tốt cho làn da của bạn. Bạn cũng có thể bổ sung thực phẩm chức năng chứa Omega-3 hàng ngày.
  5. Kết thúc.

Cảnh báo[sửa]

  • Không sử dụng những loại son dưỡng rẻ tiền, có chứa hương vị bởi chúng sẽ làm môi bạn bị khô và bạn sẽ liếm môi thường xuyên hơn.
  • Cố gắng không liếm môi vì nước bọt sẽ làm khô môi.
  • Bỏ đi những thỏi son dưỡng đã sử dụng quá một năm. Chúng có thể chứa vi khuẩn trong đó.
  • Không bôi nhiều loại sản phẩm cho môi cùng một lúc. Hãy để môi bạn có thời gian để “thở”.
  • Không dùng chung son dưỡng với người khác vì hành động này có thể làm vi trùng lây lan.
  • Không chà môi quá mạnh để tránh môi bị trầy xước.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây