Điều trị mụn rộp ở môi

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Có thể bạn không biết, nhưng mụn rộp là dấu hiệu của việc bị lây nhiễm vi rút gây bệnh mụn rộp (vi rút herpes hay HSV). Dù một vài người nhiễm loại vi rút này mà không có triệu chứng gì, những người bị nhiễm khác sẽ xuất hiện mụn rộp, một cụm vết phồng rộp nhỏ thường ở bên ngoài xung quanh môi và miệng. Những vết phồng rộp đau rát này có thể bị vỡ, nhưng thường chúng sẽ tự lành. Dù không có thuốc tiêu diệt HSV, có một số loại thuốc có thể giúp bạn làm lành mụn rộp nhanh hơn và giảm tần suất phát bệnh.[1][2]

Các bước[sửa]

Kiểm soát vết mụn rộp[sửa]

  1. Sử dụng thuốc mỡ cho mụn rộp không kê đơn. Một vài loại thuốc cho bệnh mụn rộp không kê đơn có thể làm giảm thời gian bị mụn rộp, dù vậy, chúng chỉ có tác dụng nếu bạn sử dụng ngay khi có những dấu hiệu phát bệnh đầu tiên. Ngay khi nhận thấy bạn bắt đầu bị ngứa, hãy bôi thuốc mỡ có chứa chất docosanol. Một vài loại thuốc mỡ khác có thể có thêm benzocaine hay lidocaine giúp giảm đau, giảm bớt các triệu chứng của mụn rộp, và bảo vệ da bạn. Chúng cũng có thể chứa chất cồn alcohol giúp mụn rộp khô lại và chóng lành.[3]
    • Cần nhận thức được rằng những thuốc mỡ cho mụn rộp không kê toa có thể khá đắt và chỉ có tác dụng làm ngắn thời gian phát bệnh một chút (vài tiếng đến một ngày).[2]
  2. Dùng miếng dán lạnh. Làm ướt miếng vải sạch, vắt kiệt chúng và đặt lên khu vực bị mụn rộp. Hoặc bạn cũng có thể đổ đá vào túi chườm và đặt nó lên vết rộp. Giữ miếng vải hay túi chườm tại ví trí đó trong khoảng 20 phút. Túi chườm lạnh có thể làm giảm mẩn đỏ và giúp lành vết rộp.[4]
    • Nếu bạn sử dụng miếng vải ướt, bạn có thể loại bỏ phần da bị bong tróc do mụn rộp.[3]
    • Để tránh làm tổn thương tế bào da, đừng bao giờ để đá tiếp xúc trực tiếp với da bạn. Luôn bảo đảm có một miếng vải giữa da bạn và đá.
  3. Bảo vệ môi và da bạn. Mụn rộp có thể làm khô môi và miệng bạn, vì vậy hãy bôi kem chống nắng hoặc dưỡng môi có chứa kẽm oxit. Chúng giúp bảo vệ những vùng da khỏi tổn thương thêm. Nếu thấy da bị khô, bạn có thể sử dụng kem dưỡng ẩm.[3]
    • Tránh sử dụng các sản phẩm dưỡng môi hoặc sản phẩm dưỡng da với kem chống nắng nếu bác sĩ kê đơn cho bạn sử dụng acyclovir tại chỗ, một biện pháp điều trị HSV.[5]
  4. Sử dụng biện pháp chữa trị tại chỗ. Các biện pháp chữa trị bao gồm:[6]
    • Sáp ong: Sử dụng hỗn hợp sáp ong, được dùng như thuốc mỡ (3%). Nó có thể làm giảm cường độ và thời gian phát bệnh mụn rộp.
    • Kem có chứa kẽm: Một vài nghiên cứu chỉ ra rằng dùng kem có chứa oxit kẽm có thể giúp giảm thời gian phát bệnh. Tuy nhiên, cần có thêm các nghiên cứu về vấn đề này.[6]
  5. Biết lúc nào bạn cần hỗ trợ về y tế. Liên lạc với bác sĩ nếu bạn có vấn đề về sức khỏe có thể làm giảm khả năng miễn dịch (như HIV, bệnh tự miễn dịch hoặc hóa trị), nếu các triệu chứng của bạn là nghiêm trọng và không chấm dứt sau hai tuần, hoặc bạn bị rộp hay bị đau gần mắt.[2] Bác sĩ có thể kê đơn cho bạn thuốc chống vi rút nếu bạn bị phát bệnh nghiêm trọng và đau đớn hoặc bạn có nguy cơ lan truyền HSV. Thuốc chống vi rút ban gồm:
    • Acyclovir
    • Valacyclovir
    • Famciclovir
    • Penciclovir

Xác định và ngăn mụn rộp[sửa]

  1. Xác định dấu hiệu của mụn rộp. Trước khi xuất hiện mụn rộp (mụn nước), bạn có thể thấy ngứa và rát quanh miệng và môi. Khu vực này có thể bị sưng và mẩn đỏ. Khoảng 24 đến 48 giờ sau, những mụn nước nhỏ có thể xuất hiện tại viền môi, phồng lên và vỡ ra, để lại vết rộp mở và sau đó sẽ tự lành.[6] Mụn rộp thường lành trong từ một đến ba tuần, tùy thuộc vào liệu đó có phải là lần đầu phát bệnh của bạn không. Tuy nhiêu, mụn rộp có thể kéo dài đến 6 tuần.[6]
    • Lần đầu phát bệnh của bạn có thể đi kèm sốt, đau đầu, đau nướu, và đau họng. Những lần phát bệnh sau thường xảy ra cùng vị trí nhưng không nghiêm trọng như lần đầu.
  2. Hiểu về nguyên nhân của bệnh mụn rộp. Mụn rộp gây ra bởi vi rút mụn rộp herpes (HSV), một vi rút phổ biến trên thế giới và có khả năng lây lan. Có hai loại vi rút HSV. HSV-1 gây mụn rộp hoặc rộp nước quanh miệng và HSV-2 thường gây mụn rộp tại cơ quan sinh dục (dù vậy HSV-1 cũng có thể gây mụn rộp tại cơ quan sinh dục). HSV-1 thường lây lan qua đường tiếp xúc trực tiếp qua da như hôn hay sử dụng chung đồ dùng hoặc cốc uống nước. Đây là chứng bệnh phổ biến và có tới 90% người trưởng thành tại Hoa Kỳ mắc bệnh này, dù không phải tất cả đều có triệu chứng phát bệnh.[6]
    • Lúc đầu khi bị nhiễm bệnh, vi rút nằm bất động. Tuy nhiên, vi rút HSV-1 có thể tái hoạt động, dẫn đến phát bệnh mụn rộp.
  3. Hiểu các tác nhân và nhân tố tiềm ẩn dẫn đến biến chứng. Thông thường, HSV-1 không nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu bạn có hệ miễn dịch yếu (do HIV/AIDS, bỏng, liệu pháp chống đào thải do nhận cấy ghép, bệnh tự miễn) bạn có nguy cơ gặp biến chứng cao. Các biến chứng này bao gồm việc HSV-1 lan rộng ra các khu vực da khác, nhiễm bệnh tại mắt dẫn đến mù lòa, và biến chứng tại các cơ quan của cơ thể. Chú ý đến các tác nhân có thể tái kích hoạt vi rút. Bao gồm:[7]
    • Sốt
    • Cảm thông thường
    • Căng thẳng
    • Tiếp xúc với ánh mặt trời
    • Thay đổi về hóc môn (như liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt)
    • Mệt mỏi
      • Nếu bạn có các bệnh làm giảm khả năng miễn dịch, hãy đề nghị sự hỗ trợ y tế nếu bạn nghĩ mình nhiễm HSV.
  4. Ngăn ngừa sự lây truyền HSV. HSV rất dễ lây và trong khi HSV-1 thường gắn với mụn rộp ở miệng, nó cũng có thể gây mụn rộp tại cơ quan sinh dục. Để tránh việc lây truyền HSV, bạn nên:[6][2][1][8]
    • Tránh hôn khi đang bị nổi mụn rộp
    • Tránh việc sử dụng chung các vật dụng cá nhân (như khăn tắm, dưỡng môi hay các sản phẩm vệ sinh)
    • Tránh sử dụng chung đồ dùng hoặc cốc uống nước
    • Giữ tay sạch bằng cách rửa tay thường xuyên
    • Cẩn thận khi chạm vào mắt hoặc bộ phận sinh dục
    • Tránh quan hệ bằng miệng

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây