Môi hết sưng phồng

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Môi sưng phồng có biểu hiện là miệng bị sưng hoặc một phần môi dày lên khác thường. Bên cạnh việc bị sưng, một số triệu chứng liên quan đến tình trạng này gồm có đau, chảy máu và/hoặc thâm tím. Nếu môi của bạn bị sưng phồng, bạn nên áp dụng một số cách sơ cứu để xử lý và giảm biến chứng. Tuy nhiên, nếu môi sưng phồng kèm theo cơn đau ở đầu hoặc miệng thì bạn nên đến bệnh viện ngay lập tức.

Các bước[sửa]

Chữa trị Môi Sưng phồng tại Nhà[sửa]

  1. Kiểm tra miệng xem có chấn thương khác không. Kiểm tra lưỡi và bên trong má, nếu phát hiện tổn thương thì nên đến gặp bác sĩ. Trường hợp răng bị gãy hoặc tổn thương, bạn nên đến gặp nha sĩ ngay lập tức.
  2. Rửa sạch tay và mặt với xà phòng và nước. Trước khi bắt đầu việc chữa trị, bạn nên đảm bảo vệ sinh thật kỹ tay và vùng bị thương. Việc này cực kỳ quan tọng khi bị rách da và có vết thương.
    • Dùng xà phòng và nước ấm. Vỗ nhẹ lên chỗ môi bị sưng phồng, tránh chà mạnh để không bị đau và không gây ra tổn thương khác.
  3. Chườm đá. Khi bạn cảm thấy môi bắt đầu sưng lên, hãy chườm đá lên đó ngay. Sưng thường xảy ra do sự tích tụ chất lỏng. Bạn có thể giảm sưng bằng cách chườm đá; việc này làm chậm quá trình lưu thông giúp giảm sưng, giảm viêm và giảm đau.[1]
    • Bạn có thể gói vài viên đá trong khăn sạch, dùng một gói đậu đông lạnh hoặc thìa lạnh để chườm.
    • Ấn nhẹ túi chườm lạnh lên vùng bị sưng trong khoảng 10 phút.
    • Sau đó nghỉ 10 phút và tiếp tục chườm đá đến khi giảm sưng hoặc đến khi bạn cảm thấy hết đau và hết khó chịu.
    • Lưu ý: Đừng đặt đá trực tiếp lên môi. Việc này sẽ làm môi bị đau hoặc mất cảm giác vì quá lạnh. Bạn nên chắc chắn là đá được gói trong khăn hoặc vải.
  4. Bôi thuốc chống vi sinh và băng lại nếu bị rách da. Nếu da bị tổn thương và có vết thương, bạn sẽ cần bôi kem chống vi sinh để kháng viêm trước khi băng lại.[2]
    • Việc chườm đá sẽ giúp cầm máu nhưng nếu vết thương vẫn chảy máu thì nên giữ chặt vết thương bằng khăn trong 10 phút.
    • Bạn có thể xử lý vết thương nhỏ, ngoài da ngay tại nhà nhưng hãy đến bệnh viện khi có vết cắt sâu, chảy máu nhiều và/hoặc khi máu không ngừng chảy sau 10 phút.
    • Sau khi vết thương ngưng chảy máu, nhẹ nhàng bôi kem chống vi sinh lên vết thương.
    • Lưu ý: Nếu cảm thấy chỗ vết thương bị ngứa hoặc nổi mẩn đó, ngưng bôi kem ngay.
    • Băng vết thương lại.
  5. Ngẩng cao đầu và nghỉ ngơi. Ngẩng cao đầu sao cho đầu cao hơn vị trí của tim. Việc này giúp chất lỏng ở vùng mặt ngưng chảy. Vì vậy, hãy ngồi vào ghế thật thoải mái và tựa đầu ra sau ghế.[3]
    • Nếu bạn muốn nằm xuống, hãy nâng cao đầu bằng cách chồng thêm vài chiếc gối để nằm.
  6. Uống thuốc giảm đau, kháng viêm. Để giảm đau, giảm viêm và sưng do môi sưng phồng hãy dùng thuốc có thành phần ibuprofen, acetaminophen hoặc naproxen sodium.
    • Tuy nhiên, chỉ uống thuốc đúng liều lượng được ghi trong hướng dẫn sử dụng, tránh dùng quá liều.
    • Nếu vẫn cảm thấy đau, hãy gặp bác sĩ.
  7. Đến bệnh viện để điều trị. Nếu bạn đã thử hết những cách trên nhưng môi vẫn sưng, đau và/hoặc chảy máu, hãy đến bệnh viện để được điều trị đúng cách.[4] Đừng cố xử lý môi sưng phồng tại nhà, nếu bạn gặp những triệu chứng sau thì nên gặp bác sĩ ngay:
    • Đột nhiên mặt bị đau và sưng nghiêm trọng.
    • Khó thở
    • Sốt, vết thương bị đỏ hoặc ẩm ướt, đây là dấu hiệu của nhiễm trùng.

Giảm Sưng phồng ở Môi bằng Liệu pháp Tự nhiên[sửa]

  1. Bôi gel lô hội lên môi. Dùng lô hội là cách đơn giản để giảm sưng và cảm giác nóng rát do môi bị sưng.[5]
    • Sau khi chườm đá (xem hướng dẫn phía trên), hãy bôi gel lô hội lên chỗ môi bị sưng phồng.
    • Đều đặn bôi gel lô hội trong suốt cả ngày, nếu cần.
  2. Chườm dung dịch trà đen đặt lên môi. Trà đen có chứa hợp chất tannins giúp môi giảm sưng.
    • Ngâm một gói trà đen và đợi cho nguội.
    • Dùng bông gòn thấm một ít trà và đặt lên chỗ môi sưng phồng từ 10 đến 15 phút.
    • Bạn có thể lặp lại việc này vài lần trong ngày để sớm có kết quả.
  3. Bôi mật ong lên môi. Mật ong là sản phẩm làm lành vết thương tự nhiên, có khả năng kháng khuẩn và có thể dùng để chữa lành môi sưng phồng bên cạnh các liệu pháp khác.[6]
    • Bôi mật ong lên môi và để yên từ 10 đến 15 phút.
    • Sau đó rửa sạch và bôi thêm vài lần trong ngày.
  4. Làm hỗn hợp bột nghệ và bôi lên môi. Bột nghệ có khả năng kháng khuẩn và làm lành vết thương. Hơn nữa, hỗn hợp bột nghệ cũng rất dễ làm để bôi lên môi.[6]
    • Kết hợp bột nghệ với đất sét Fuller’s earth và nước để có hỗn hợp đặc.
    • Bôi hỗn hợp lên môi và để khô.
    • Sau đó rửa sạch bằng nước và bôi thêm vài lần.
  5. Bôi hỗn hợp muối nở. Muối nở có thể giảm đau, giảm viêm do môi bị sưng phồng và cũng giúp giảm sưng.
    • Trộn muối nở với nước để có hỗn hợp đặc.
    • Bôi hỗn hợp lên môi và để yên trong vài phút rồi rửa sạch.
    • Lặp lại việc này đến khi hết sưng.
  6. Bôi nước muối. Nước muối có thể dùng để giảm sưng; nếu môi của bạn bị sưng và có vết thương hở thì nước muối sẽ diệt khuẩn để không bị nhiễm trùng.[6]
    • Hòa tan muối vào nước ấm.
    • Thấm bông gòn hoặc khăn vào nước muối ấm và đặt lên môi. Nếu trên môi có vết thương hở, bạn sẽ có cảm giác bỏng rát nhưng nó sẽ hết ngay sau vài giây.
    • Lặp lại việc này 1 hoặc 2 lần mỗi ngày.
  7. Sử dụng dầu tràm trà. Dầu tràm trà có khả năng kháng viêm và được dùng như một loại kháng sinh để diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng. Tuy nhiên, bạn luôn phải nhớ hòa tan dầu tràm trà với dầu nền để không gây kích ứng da.[7]
    • Hòa tan dầu tràm trà với một loại dầu khác như dầu ô liu, dầu dừa hoặc gel lô hội.
    • Bôi hỗn hợp lên môi trong 30 phút sau đó rửa sạch.
    • Bôi hỗn hợp thêm vài lần nếu cần.
    • Không nên dùng dầu tràm trà cho trẻ nhỏ.

Cảnh báo[sửa]

  • Nếu môi sưng phồng còn kèm theo triệu chứng như sốt, đau đầu hoặc khó thở thì nên gặp bác sĩ.[4]

Những thứ bạn cần[sửa]

  • Đá viên hay túi đá
  • Khăn sạch
  • Băng cá nhân hoặc kem chống vi sinh (nếu cần)
  • Thuốc giảm đau.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây