Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Đối phó với cô vợ hay cằn nhằn
Từ VLOS
Cằn nhằn là lời than phiền thường xuyên của các cặp vợ chồng. Hành vi này diễn ra khi một người cảm thấy rằng đây là cách duy nhất để họ đạt được điều họ muốn. Nếu sự cằn nhằn của vợ bạn đang gây khó chịu cho bạn, có khá nhiều phương pháp giúp bạn đối phó. Trước mắt, bạn cần phải giữ bình tĩnh và duy trì sự tôn trọng và tách bản thân ra khỏi tình huống nếu cần. Tuy nhiên, trong tương lai, bạn nên tìm cách giải quyết vấn đề to tát hơn và thực hiện những thay đổi nhỏ để xây dựng gia đình hạnh phúc, hòa thuận hơn.
Mục lục
Các bước[sửa]
Đối phó với Vấn đề Trước mắt[sửa]
-
Lựa
chọn
trận
chiến
một
cách
khôn
ngoan.
Nếu
bạn
cảm
thấy
vợ
của
bạn
đang
cằn
nhằn
quá
mức,
bạn
nên
cân
nhắc
về
mức
độ
phiền
nhiễu
mà
tình
trạng
này
đang
đem
đến
cho
bạn.
Đôi
khi,
tốt
hơn
hết
là
bạn
nên
bỏ
qua
mọi
chuyện.
- Thỉnh thoảng, vợ của bạn sẽ cằn nhằn về nhiệm vụ trông có vẻ khá nhỏ nhặt và không đáng kể. Có lẽ là vì bạn đã không dọn dẹp bát đĩa bẩn trong phòng khách hoặc không treo chiếc khăn ướt của bạn lên giá treo sau khi tắm. Liệu chúng có phải là công việc quá khó khăn đối với bạn? Nếu không, tốt nhất là bạn nên đồng ý với sự phê bình của vợ và ghi nhớ điều này trong tương lai.
- Nếu bạn cảm thấy rằng không đáng để cả hai tranh cãi với nhau về một vấn đề nào đó, bạn chỉ cần nói một câu đơn giản chẳng hạn như "Anh xin lỗi vì đã quên nhặt khăn lên. Anh sẽ cố gắng ghi nhớ. Cảm ơn em đã nhắc nhở anh". Cằn nhằn rất hiếm khi được thực hiện với mục đích gây khó chịu hoặc hạ thấp phẩm giá của đối phương. Có lẽ vợ của bạn không cảm thấy được lắng nghe trong mối quan hệ này, vì vậy, thừa nhận rằng bạn luôn tiếp thu ý kiến của cô ấy sẽ khá hữu ích. Bạn cần phải hiểu rằng vợ bạn là người sở hữu sự ưu tiên khác biệt với bạn. Nếu bạn không phiền, bạn nên nhường bước trước một vài yêu cầu của cô ấy để mọi chuyện trở nên dễ dàng hơn.[1]
- Phớt lờ cảm xúc. Nếu bạn khó chịu trước lời cằn nhằn của cô ấy, bạn có thể sẽ nói ra một điều gì đó ngoài ý muốn. Trong cơn giận, bạn sẽ chỉ ra khuyến điểm của cô ấy hoặc cằn nhằn ngược lại cô ấy. Tuy nhiên, phương pháp này sẽ không đem lại hiệu quả trong việc giải quyết vấn đề và sẽ chỉ khiến tình hình trở nên căng thẳng hơn. Vì vậy, nếu bạn cảm thấy rằng bạn đang bực bội, tốt nhất là bạn nên tạm thời phớt lờ cảm xúc của bản thân. Hãy nhớ rằng bạn có quyền quyết định xem liệu bạn có nên tranh cãi hay không. Sau đó, giữ im lặng và dành một vài phút để suy nghĩ trước khi nói. Nếu bạn không thể duy trì sự bình tĩnh, hãy xin vợ bạn cho phép bạn bàn luận về vấn đề này sau.[2]
- Tách bản thân ra khỏi tình huống. Đôi khi, sẽ khó để bạn phớt lờ cảm xúc khi cả hai đang có mặt tại cùng một nơi. Cho phép đối phương có không gian riêng sẽ giúp cả hai bình tĩnh lại và tái đánh giá tình hình. Bạn có thể thực hiện một vài công việc lặt vặt, dắt chó đi dạo, lái xe đi vòng vòng, hoặc bất kỳ hành động nào có thể tạo khoảng cách giữa hai bạn. Phương pháp này sẽ giúp cả hai có thời gian để bình tĩnh, và trong tương lai, nó sẽ giúp bạn giải quyết tình huống tốt hơn.
-
Sẵn
sàng
thừa
nhận
hành
vi
của
bản
thân.
Con
người
thường
có
xu
hướng
nhìn
nhận
sự
cằn
nhằn
như
là
vấn
đề
riêng
của
người
đang
thực
hiện
hành
động
này.
Tuy
nhiên,
mâu
thuẫn
rất
hiếm
khi
chỉ
xuất
phát
từ
một
phía.
Nếu
mối
lo
ngại
hoặc
sự
thất
vọng
của
vợ
bạn
là
hoàn
toàn
chính
đáng,
bạn
nên
chấp
nhận
chúng.
- Xin lỗi. Nếu bạn quên đi đổ rác, vợ bạn sẽ có quyền cảm thấy buồn bực vì bạn đã không thực hiện nhiệm vụ có thể giúp cuộc sống cô ấy thoải mái hơn đôi chút. Bạn nên lắng nghe điều cô ấy nói và cố gắng xin lỗi cô ấy một cách chân thành.
- Có phải là bạn thường xuyên thực hiện một điều gì đó khiến vợ bạn khó chịu? Ngay cả khi bạn nghĩ rằng nó chỉ là hành động nhỏ nhặt, có thể cô ấy sẽ không nghĩ như bạn. Có lẽ là bạn trì hoãn việc đi đổ rác và bạn khiến cô ấy có cảm tưởng rằng bạn không lắng nghe cô ấy. Thay đổi nhỏ trong hành vi của bạn sẽ có ý nghĩa rất lớn đối với vợ bạn. Trong thời điểm hiện tại, bạn nên cố gắng tìm kiếm nguyên nhân gây tổn thương cho cảm xúc của vợ bạn và tìm hiểu xem liệu bạn có thể cố gắng trở nên tốt hơn trong tương lai.[3]
- Hãy nói một điều gì đó chẳng hạn như "Anh xin lỗi. Anh thật sự không biết rằng tính hay quên của anh lại khiến em cảm thấy như vậy. Anh sẽ cố gắng ghi nhớ tốt hơn trong tương lai".
Cùng nhau Giải quyết Vấn đề[sửa]
-
Bình
tĩnh
lại.
Trước
khi
tiến
hành
bàn
luận
về
mối
quan
hệ,
bạn
nên
bình
tĩnh
lại.
Cằn
nhằn
là
khuôn
khổ
hành
vi
mà
cả
hai
đều
không
mong
muốn.
Tương
tự
như
bạn
không
thích
cảm
giác
rằng
bạn
luôn
bị
giám
sát,
vợ
của
bạn
cũng
không
vui
vẻ
gì
khi
phải
thường
xuyên
nhắc
nhở
bạn
về
nhiệm
vụ
và
vấn
đề
nhỏ
nhặt.
Bạn
nên
tiến
hành
giải
quyết
vấn
đề
khi
cả
hai
đang
bình
tĩnh
để
tránh
gây
tranh
cãi
nhiều
hơn.[3]
- Dành thời gian để trò chuyện với nhau khi cả hai đều rảnh rỗi. Tránh lựa chọn thời điểm có thể bị hạn chế bởi yếu tố bên ngoài. Ví dụ, nếu vợ của bạn phải đi họp phụ huynh vào lúc 5 giờ 30, bạn không nên trò chuyện với cô ấy vào lúc 4 giờ. Thay vào đó, bạn nên lựa chọn thực hiện điều này sau cuộc họp phụ huynh.
- Thực hiện một hành động thư giãn nào đó trước khi tiến hành trò chuyện với nhau. Bạn có thể lái xe đi dạo, xem phim, giải ô chữ. Bất kỳ một hành động nào mà bạn yêu thích cũng sẽ giúp bạn trở nên thoải mái hơn khi phải đối mặt với tình huống.
- Viết một bức thư về cảm giác của bản thân trước khi trò chuyện sẽ khá hữu ích. Bằng cách này, bạn sẽ ngừng suy nghĩ về chúng và có khả năng trình bày chúng một cách tốt hơn.
-
Giao
việc
cho
nhau
dựa
trên
tầm
quan
trọng
của
từng
cá
nhân.
Nếu
vợ
của
bạn
thường
nổi
giận
vì
bạn
không
dọn
dẹp
giường
ngủ,
có
thể
đối
với
bạn,
công
việc
này
không
quan
trọng.
Ngược
lại,
nếu
bạn
cảm
thấy
phát
điên
khi
vợ
bạn
không
rửa
bát
đĩa
ngay
sau
khi
sử
dụng,
có
lẽ
lau
chùi
nhà
bếp
không
phải
là
ưu
tiên
hàng
đầu
của
cô
ấy.
Nếu
nhiệm
vụ
là
điều
khá
quan
trọng
đối
với
bạn
hoặc
vợ
bạn,
cả
hai
sẽ
muốn
nhanh
chóng
hoàn
thành
chúng.
- Đồng ý giao việc cho nhau dựa trên sự ưu tiên riêng biệt của từng cá nhân. Ví dụ, vợ của bạn sẽ đồng ý trở thành người dọn dẹp giường ngủ. Và bạn quyết định là người rửa bát đĩa. Biện pháp này sẽ giúp giảm thiểu sự cằn nhằn vì nó hạn chế bất đồng trong việc giải quyết công việc trong nhà.[4]
- Bạn cần phải lịch sự và tôn trọng đối phương khi trình bày vấn đề. Ví dụ, bạn có thể nói rằng "Anh không muốn tỏ ý xem thường em khi anh không dọn dẹp giường ngủ. Chỉ là anh không nghĩ mình sẽ thích công việc này. Có lẽ chúng ta nên thống nhất với nhau rằng em sẽ dọn dẹp giường ngủ và anh sẽ làm công việc nhà nào mà anh cảm thấy nó quan trọng, chẳng hạn như rửa bát đĩa. Anh nghĩ chúng ta sẽ dễ dàng ghi nhớ nhiệm vụ của mình hơn nếu chúng là công việc quan trọng đối với chúng ta".
-
Thương
lượng
về
vai
trò
mới.
Cằn
nhằn
là
khuôn
khổ
hành
vi
khi
con
người
bị
đặt
vào
vai
trò
mà
họ
không
muốn.
Tương
tự
như
bạn
không
thích
cảm
giác
trở
thành
nạn
nhân,
vợ
của
bạn
cũng
không
thích
phải
thường
xuyên
nhắc
nhở
bạn
về
công
việc
hằng
ngày
và
nhiệm
vụ
nhỏ
nhặt.
Bạn
nên
sẵn
sàng
thương
lượng
về
vai
trò
mới
và
cùng
nhau
cố
gắng
hoàn
thành
chúng.
Phương
pháp
này
sẽ
giúp
bạn
loại
bỏ
tình
trạng
cằn
nhằn.
- Thông thường, cằn nhằn có thể kích hoạt trạng thái kháng cự. Bạn sẽ cảm thấy rằng dù sao thì vào phút cuối cùng bạn cũng sẽ hoàn thành nhiệm vụ, ngay cả khi không phải vào thời điểm chính xác như vợ bạn muốn. Vì vậy, bạn sẽ trở nên bối rối và bực bội khi cô ấy thường xuyên nhắc nhở bạn. Điều này có thể khiến bạn không muốn thực hiện công việc đơn giản chỉ vì bạn đang khó chịu, giận dữ, hoặc oán giận. Tuy nhiên, hành động này sẽ chỉ làm vợ bạn bực bội hơn và khiến cô ấy cằn nhằn nhiều hơn.[5]
- Cả hai nên đồng ý cố gắng kiểm tra hành vi của mình. Vợ bạn cần phải nhận thức rõ thời điểm khi cô ấy cằn nhằn. Ngược lại, bạn cũng cần phải thừa nhận khi bạn đang tỏ thái độ phản đối trong việc thực hiện nhiệm vụ và hãy tìm cách để giải quyết vấn đề. Sẽ khó để bạn phá vỡ khuôn khổ hành vi thông thường và quá trình này đòi hỏi rất nhiều nỗ lực của cả hai.[5]
- Ví dụ như trong tình huống vợ bạn thường xuyên nhắc nhở bạn đi đổ rác. Mặc dù điều này sẽ khá bực bội, cũng có thể là vì bạn là người hay quên hoặc bạn không muốn thực hiện công việc này. Cả hai nên tìm cách để tránh gặp phải sự bất đồng. Bạn nên nói với cô ấy rằng "Anh biết em cảm thấy khó chịu khi anh luôn quên đi đổ rác, nhưng đôi khi, em lại nhắc nhở anh vào buổi tối khi anh đang lim dim ngủ. Anh sẽ không thể nào nhớ nổi lời nhắc nhở của em vào sáng hôm sau. Em có thể nhắc anh đi đổ rác vào lúc anh đang bước ra khỏi nhà không?". Bằng cách này, lời nhắc nhở của vợ bạn sẽ không khiến bạn cảm thấy như cô ấy đang cằn nhằn, vì bạn là người đã yêu cầu cô ấy. Bạn cũng sẽ ít có khả năng trì hoãn công việc vì bạn luôn được nhắc nhở kịp thời.[5]
-
Cho
vợ
biết
về
khoảng
thời
gian
cụ
thể
mà
bạn
sẽ
hoàn
thành
công
việc.
Đôi
khi,
cô
ấy
cằn
nhằn
chỉ
vì
cô
ấy
không
rõ
thời
điểm
hoặc
liệu
bạn
có
hoàn
tất
nhiệm
vụ
của
mình
hay
không.
Thỉnh
thoảng,
chỉ
cần
theo
sát
thời
gian
biểu
cũng
có
thể
giảm
thiểu
tối
đa
sự
cằn
nhằn
trong
mối
quan
hệ.
- Thời gian biểu quá cụ thể có thể khiến bạn cảm thấy bị ép buộc. Ví dụ, nếu vợ của bạn muốn bạn lau chùi nhà vệ sinh một tuần mỗi lần, liệu thực hiện điều này vào thứ Ba hoặc thứ Bảy thì có khác gì nhau? Vì vậy, bạn nên tránh xây dựng mốc thời gian có liên quan đến lịch trình khắc khe. Nó có thể khiến bạn có cảm giác bị kiểm soát và vợ bạn sẽ không ngừng có cảm tưởng rằng cô ấy phải liên tục nhắc nhở bạn.[4]
- Thay vì vậy, bạn nên cố gắng thiết lập mốc thời gian cụ thể để hoàn thành nhiệm vụ vì một lý do nào đó. Thay vì chấp nhận dọn dẹp nhà vệ sinh vào thứ Ba tuần này, bạn nên cho vợ bạn biết rằng bạn sẽ dọn dẹp nó trước khi bạn bè cô ấy sang nhà bạn để tham dự buổi tiệc nhẹ vào tối thứ Bảy.[4]
-
Yêu
cầu
vợ
bạn
đưa
ra
những
lời
nhắc
nhở
thú
vị.
Nếu
bạn
thường
quên
phải
thực
hiện
một
nhiệm
vụ
nào
đó,
bạn
không
thể
nào
trách
vợ
bạn
khi
cô
ấy
tỏ
vẻ
khó
chịu
với
bạn
vì
điều
này.
Tuy
nhiên,
có
lẽ
là
cách
nhắc
nhở
của
cô
ấy
không
đem
lại
hiệu
quả
và
khiến
bạn
bực
bội.
Bạn
nên
yêu
cầu
cô
ấy
nhắc
nhở
bạn
thực
hiện
một
công
việc
nào
đó
một
cách
vui
vẻ
và
nhẹ
nhàng
hơn
để
bạn
không
cảm
thấy
như
chúng
là
lời
cằn
nhằn.
- Thay vì thường xuyên hỏi bạn về một nhiệm vụ nào đó, đặc biệt là vào thời điểm bạn đang bận rộn và dễ quên, bạn có thể nhờ vợ bạn viết ra lời nhắc nhở. Ví dụ, dán một mẩu ghi chú trên cửa ra vào sẽ giúp bạn nhớ phải đi đổ rác vào buổi sáng.[3]
- Ngôn ngữ cũng rất quan trọng. Bạn nên đề nghị vợ bạn nhắc nhở với giọng điệu thân thiện. Ví dụ, trên giấy ghi chú, bạn có thể bảo cô ấy thay thế câu nói "Đi đổ rác" thành "Anh có thể đổ rác giúp em trên đường đi làm được không? Cảm ơn anh! Yêu anh!".[3]
- Lời nhắc nhở vui vẻ thường sẽ được nhìn nhận như là sự quan tâm đầy yêu thương hơn là sự cằn nhằn. Nếu bạn thường xuyên cần đến sự thúc giục để hoàn thành nhiệm vụ, cách vợ bạn trình bày yêu cầu của cô ấy có thể đem lại sự thay đổi to lớn cho niềm hạnh phúc tổng thể trong cuộc hôn nhân của bạn. Bạn nên cố gắng khuyên vợ nhắc nhở bạn theo cách nhẹ nhàng, thân thiện, và ân cần thay vì với thái độ cằn nhằn.[3]
-
Tìm
kiếm
giải
pháp
đơn
giản.
Biện
pháp
khá
tốt
để
giảm
thiểu
tình
trạng
cằn
nhằn
trong
mối
quan
hệ
là
tìm
kiếm
giải
pháp
đơn
giản.
Mặc
dù,
bạn
vẫn
cần
phải
giải
quyết
vấn
đề
to
tát
hơn,
đôi
khi,
sửa
chữa
nhanh
tình
hình
sẽ
đem
lại
cho
bạn
sự
cứu
trợ
to
lớn
và
giúp
bạn
cũng
như
vợ
bạn
dễ
dàng
đối
phó
với
công
việc
hằng
ngày
hơn.
Nếu
cả
hai
thường
tranh
cãi
về
việc
thực
hiện
một
vài
nhiệm
vụ
nào
đó,
bạn
nên
xem
xét
phương
pháp
có
thể
giúp
bạn
hoàn
tất
công
việc
một
cách
dễ
dàng
nhất.
Biện
pháp
này
sẽ
giảm
thiểu
sự
hình
thành
của
vấn
đề
và
từ
đó,
làm
giảm
sự
cằn
nhằn
của
vợ
bạn.
- Cân nhắc thuê người giải quyết một vài công việc cụ thể. Nếu cả hai bạn không thích phải nhổ cỏ trong vườn, và thường cãi nhau về vấn đề này, liệu thuê một người cắt cỏ mỗi tuần có phải là quá hoang phí? Nếu bạn không thích phải sửa chữa hư hỏng nhỏ quanh nhà, có lẽ thuê người khắc phục sự sự rò rỉ ở cửa sổ sẽ tốt hơn là tranh cãi với nhau.[4]
- Cả hai cũng có thể đồng ý thực hiện một vài nhiệm vụ nào đó một cách riêng biệt. Ví dụ, nếu vợ bạn là người yêu động vật và bạn lại khá thờ ơ với điều này, có lẽ để cô ấy dắt chú chó của gia đình đi dạo một mình vào ngày cuối tuần sẽ không phải là điều to tát. Có thể là vợ bạn sẽ không phiền khi phải mặc đi mặc lại một chiếc quần hoặc chiếc áo nào đó một vài lần trước khi giặt nó nhưng bạn lại không thích ý tưởng này. Cả hai nên tự mình giặt quần áo riêng.[4]
Giải quyết Vấn đề To tát hơn[sửa]
- Điều chỉnh suy nghĩ của bản thân. Cụm từ "cằn nhằn" khá nặng nề và đi kèm với nhiều yếu tố tiêu cực. Nguyên nhân khiến một người cằn nhằn thường xuất phát từ kết quả của quá trình giao tiếp kém, buộc người đó phải nhận lấy vai trò mà họ không thích.[5] Mặc dù, bạn có thể sẽ xem vợ bạn như là "người hay cằn nhằn" trong một tình huống nào đó, bạn nên cố gắng tìm hiểu vấn đề sâu sắc hơn ẩn chứa bên trong. Cả hai bạn đã không thể trò chuyện rõ ràng về một điều nào đó, dẫn đến hình thành sự cằn nhằn và chống đối. Bạn nên xem tình huống hiện tại như là sự thất bại trong quá trình giao tiếp giữa cả hai để có thể tiến hành giải quyết vấn đề nghiêm trọng hơn.
-
Tích
cực
lắng
nghe.
Khi
trò
chuyện
về
một
điều
nào
đó
chẳng
hạn
như
tình
trạng
cằn
nhằn,
bạn
cần
phải
lắng
nghe
mọi
điều
mà
vợ
bạn
trình
bày.
Không
nên
chỉ
lắng
nghe
“qua
loa”
để
có
thể
tìm
cách
phản
hồi
trước
mọi
điều
mà
cô
ấy
nói.
Bạn
nên
sẵn
sàng
lắng
nghe
một
cách
tích
cực
khi
thảo
luận
về
vấn
đề
to
tát
hơn
có
liên
quan
đến
sự
cằn
nhằn.
- Khi vợ bạn đang nói, hãy lắng nghe. Sử dụng cử chỉ phi ngôn ngữ để cho cô ấy biết rằng bạn đang chú ý đến điều cô ấy nói. Duy trì sự giao tiếp bằng mắt và gật đầu khi phù hợp.[6]
- Tóm tắt ngắn gọn những điều mà vợ bạn trình bày khi cô ấy ngừng nói. Phương pháp này sẽ giúp bạn tái khẳng định với cô ấy rằng bạn đã lắng nghe. Đây là cách khá tốt để bảo đảm rằng bạn hoàn toàn hiểu rõ mọi lời nói của cô ấy. Ví dụ, "Anh nghe em nói rằng em cảm thấy như anh không tôn trọng em khi anh để bát đĩa bẩn trong bồn rửa qua đêm" hoặc "Vậy là, khi anh bước vào bếp với đôi giày đầy bùn, em cảm thấy anh không trân trọng nỗ lực của em trong việc giữ gìn cho ngôi nhà luôn sạch sẽ".[6]
-
Sử
dụng
lời
tuyên
bố
bắt
đầu
bằng
chủ
ngữ
"anh".
Câu
tuyên
bố
bắt
đầu
bằng
từ
"anh"
sẽ
cho
phép
bạn
trở
thành
người
chịu
trách
nhiệm
cho
cảm
xúc
của
bản
thân.
Khi
bạn
tận
dụng
loại
câu
nói
này
trong
suốt
cuộc
thảo
luận,
bạn
sẽ
tránh
được
việc
áp
đặt
sự
thật
khách
quan
lên
tình
hình.
Thay
vào
đó
bạn
đang
trình
bày
cảm
xúc
của
bản
thân
bạn.
Phương
pháp
này
sẽ
giúp
cả
hai
ít
cảm
thấy
bị
phán
xét
hơn
trong
suốt
cuộc
trò
chuyện.
- Câu tuyên bố bắt đầu bằng chủ ngữ "anh" có 3 phần. Chúng thường xuất phát từ cụm từ "anh cảm thấy" và tiếp theo là nêu lên cảm xúc của bạn. Sau đó, nói về hành vi dẫn đến cảm xúc này. Cuối cùng, giải thích lý do vì sao bạn lại cảm thấy như vậy. Mục tiêu của nó là giúp cho vợ của bạn hiểu rõ sự ảnh hưởng mà hành vi của cô ấy đem lại cho cảm xúc của bạn. Bạn không đang nói rằng bản chất của hành vi này vốn dĩ đã xấu nhưng là bạn đang trình bày cảm giác của bản thân trước hành động đó.[6]
- Ví dụ bạn cảm thấy khó chịu khi vợ bạn nhắc nhở bạn về một điều gì đó mà bạn có ý định thực hiện bởi vì hành động của cô ấy khiến bạn cảm thấy như bạn là một đứa trẻ đang bị la mắng. Bạn không nên nói rằng "Em đã nhắc nhở anh 5 lần về việc đi rửa bát, em đang khiến anh bực bội bởi vì anh không phải là một đứa con nít. Trước sau gì anh cũng sẽ thực hiện nhiệm vụ nhưng có thể là không phải vào thời điểm như em mong muốn". Câu nói này sẽ trông như lời phán xét hoặc đổ lỗi, như thể vợ bạn là người duy nhất chịu trách nhiệm trước cảm giác của bạn.
- Thay vào đó, bạn nên điều chỉnh lời nói này thành câu nói bắt đầu từ chủ từ "anh". Trình bày cảm xúc, hành vi gây nên vấn đề này và lý do vì sao bạn lại có cảm giác như vậy. Bạn có thể nói một điều gì đó chẳng hạn như "Anh cảm thấy bực bội khi em không ngừng nhắc nhở anh phải rửa bát bởi vì trước sau gì anh cũng làm, ngay cả khi không vào thời điểm chính xác như em muốn".[6]
-
Giải
quyết
lý
do
vì
sao
cằn
nhằn
lại
khiến
bạn
khó
chịu.
Hãy
nhớ
rằng,
bất
đồng
hiếm
khi
là
vấn
đề
một
chiều.
Vợ
bạn
cần
phải
hiểu
rõ
quan
điểm
của
bạn,
và
ngược
lại.
Bạn
nên
thành
thật
với
cô
ấy
về
lý
do
vì
sao
sự
cằn
nhằn
lại
làm
phiền
bạn
và
về
cảm
giác
mà
nó
đem
lại
cho
bạn.
- Nếu bạn cảm thấy vợ bạn đang chỉ trích quá đáng, phản ứng tự nhiên của bạn sẽ là lảng tránh hoặc phớt lờ cô ấy. Tuy nhiên, điều này sẽ không giúp cô ấy hiểu rõ cảm giác của bạn. Khi bạn trốn tránh hoặc phản đối sự phê bình của vợ bạn, hành động này sẽ chỉ khiến cô ấy nghĩ rằng bạn đang thiếu tôn trọng cô ấy. Bạn nên thẳng thắn tìm hiểu nguồn gốc của sự cằn nhằn và cảm giác mà nó đem lại cho bạn.[7]
- Trình bày cho vợ bạn biết về cảm giác của bạn trước sự cằn nhằn của cô ấy một cách càng cụ thể càng tốt. Bạn có cảm thấy đau đớn khi cô ấy cằn nhằn? Hay là bạn cảm thấy bị chèn ép trước sự bất công? Bạn nên cho cô ấy biết. Cô ấy cần phải hiểu rõ vai trò của bản thân trong việc sửa chữa tình trạng này.[7]
-
Lắng
nghe
quan
điểm
của
vợ
bạn.
Nếu
bạn
muốn
chấm
dứt
sự
cằn
nhằn,
bạn
cần
phải
hiểu
rõ
quan
điểm
của
cô
ấy.
Tương
tự
như
khi
bạn
sử
dụng
lời
nói
bắt
đầu
từ
chủ
từ
"anh"
để
bày
tỏ
cảm
xúc,
bạn
cũng
nên
cho
phép
vợ
của
bạn
thực
hiện
điều
tương
tự.
Hãy
cố
gắng
hết
sức
để
tìm
hiểu
câu
chuyện
theo
góc
độ
của
cô
ấy.
- Khuyến khích vợ bạn chia sẻ cảm xúc. Biện pháp này sẽ cho phép bạn khám phá suy nghĩ của cô ấy và tìm kiếm lý do khiến cô ấy cằn nhằn. Hãy tiếp nhận quan điểm của cô ấy. Thông thường, con người cảm thấy rằng họ cần phải cằn nhằn để đối phương có thể lắng nghe điều họ nói. Đôi khi, bạn cảm thấy hành động lạnh nhạt hoặc hay quên của bạn không phải là vấn đề lớn lao. Tuy nhiên, cô ấy có thể sẽ nghĩ rằng bạn không tôn trọng hoặc xem thường nhu cầu của cô ấy.[3]
- Cố gắng tìm hiểu gia cảnh của vợ bạn. Mối quan hệ của cha mẹ cô ấy như thế nào? Nhiều người không có nhiều cơ hội để chứng kiến thái độ đúng đắn trong việc bộc lộ sự tức giận hoặc khó chịu. Điều này có thể gây nên hành động cằn nhằn hoặc các hành vi hung hăng khác. Nếu vợ bạn nằm trong trường hợp này, bạn nên nói rõ với cô ấy rằng cô ấy hoàn toàn có thể bày tỏ sự giận dữ hoặc sự bực tức của cô ấy trước hành vi của bạn. Cả hai cần phải cùng nhau cố gắng nỗ lực để trao đổi về sự thất vọng hoặc sự khó chịu nhỏ nhặt theo cách tốt hơn.[8]
- Sẵn sàng thỏa hiệp. Mối quan hệ tình cảm đòi hỏi bạn phải nỗ lực xây dựng. Nếu sự cằn nhằn của vợ bạn đang làm phiền bạn, có lẽ là bạn đã thực hiện nhiều hành động khiến cô ấy cảm thấy rằng cằn nhằn là điều cần thiết. Bạn nên cố gắng chủ động hơn trong công việc nhà và cởi mở hơn về cảm xúc của bản thân. Phương pháp này sẽ giúp vợ bạn cảm thấy được coi trọng, và giúp giảm thiểu đáng kể sự cằn nhằn.
Lời khuyên[sửa]
- Nếu cằn nhằn tiếp tục gây nên vấn đề cho cả hai, bạn nên cân nhắc đến gặp chuyên viên tư vấn cho các cặp đôi. Nhà trị liệu đủ tiêu chuẩn sẽ giúp bạn tìm kiếm biện pháp hiệu quả để đối phó với vấn đề trong giao tiếp của cả hai.
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ http://psychcentral.com/lib/11-hints-for-resolving-relationship-irritations/
- ↑ https://www.psychologytoday.com/blog/skinny-revisited/201310/disengaging-fight
- ↑ 3,0 3,1 3,2 3,3 3,4 3,5 http://www.wsj.com/articles/SB10001424052970203806504577180811554468728
- ↑ 4,0 4,1 4,2 4,3 4,4 http://psychcentral.com/blog/archives/2011/04/22/9-tips-to-quit-nagging/
- ↑ 5,0 5,1 5,2 5,3 https://www.psychologytoday.com/blog/geek-pride/201212/the-cure-nagging
- ↑ 6,0 6,1 6,2 6,3 http://www.colorado.edu/conflict/peace/treatment/activel.htm
- ↑ 7,0 7,1 http://psychcentral.com/blog/archives/2013/07/15/4-tips-for-dealing-with-critical-or-negative-people/
- ↑ http://blogs.psychcentral.com/anger/2015/11/nagging-trying-to-make-your-partner-care/