Đối phó với dư vị của cơn say vào ngày hôm sau

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Có phải bạn đã uống quá nhiều vào đêm hôm trước, và bây giờ bạn đang phải trả giá? Về cơ bản, cảm giác khó chịu sau cơn say là quá trình cơ thể cố gắng đối phó với quá nhiều độc tố mà bạn đã tiêu thụ (nó được gọi là trúng độc là vì một lý do cụ thể). Mọi người có xu hướng thực hiện biện pháp chữa trị ngốc nghếch, nhưng sự thật là thời gian mới chính là bài thuốc tốt nhất. Tuy nhiên, có khá nhiều cách hữu ích để đối phó với cảm giác khó chịu sau cơn say vào ngày hôm sau trong khi chờ đợi cho nó qua đi.

Các bước[sửa]

Thử loại bỏ cảm giác khó chịu sau cơn say[sửa]

  1. Tái cung cấp nước cho cơ thể. Cho dù biện pháp này có rút ngắn hoặc giảm thiểu cảm giác khó chịu sau cơn say hay không, sự thật là tiêu thụ rượu bia sẽ góp phần gây mất nước và tái cung cấp nước là điều cần thiết để đem lại sự cân bằng cho cơ thể.[1]
    • Uống nhiều nước vào ngày tiếp theo sau đêm say xỉn. Cố gắng mang theo bình nước bên mình. Đây là thói quen tốt mà bạn nên thực hiện ngay cả khi bạn không say rượu.
    • Thức uống thể thao cũng là lựa chọn khá tốt vì chúng cung cấp chất điện giải và natri đã bị hạ thấp hơn mức độ tối ưu trong suốt quá trình mất nước.
    • Lượng đường huyết của bạn cũng có thể giảm sút khi mất nước do tiêu thụ rượu bia, vì vậy, bạn nên cân nhắc uống nước hoa quả, chúng sẽ cung cấp lượng fructose dồi dào.
  2. Quản lý triệu chứng đau đớn bằng thuốc. Có khá nhiều loại thuốc được cho rằng giúp chữa trị cảm giác khó chịu sau cơn say, nhưng vẫn chưa có một bằng chứng khoa học nào chứng minh tính hiệu quả của chúng. Tốt hơn là bạn nên sử dụng thuốc đã được kiểm nghiệm và chứng nhận.[2] Thuốc giảm đau sẽ khá hữu ích nếu bạn bị đau người hoặc đau nhói đầu, nhưng bạn nên cẩn thận ngay cả với loại thuốc phổ biến nhất.
    • Thuốc giảm đau gốc aspirin, cùng với các loại có chứa ibuprofen, có thể gây khó chịu cho dạ dày vốn dĩ đã không được ổn của bạn, vì vậy, bạn nên sử dụng một cách có chừng mực.
    • Thuốc giảm đau có chứa acetaminophen (còn được gọi là paracetamol), như Tylenol, cũng đòi hỏi bạn phải cẩn thận khi sử dụng. Chúng có thể ảnh hưởng đến gan, đang trong trạng thái yếu khi cố gắng làm sạch độc tố của rượu bia khỏi cơ thể bạn. Bạn nên trò chuyện với bác sĩ nếu bạn thường xuyên uống rượu bia hoặc gặp vấn đề về gan.
    • Thuốc kháng axit cũng khá hiệu quả trong việc giảm thiểu sự khó chịu của dạ dày do say xỉn, và vitamin tổng hợp sẽ giúp bổ sung lượng vitamin và chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể.
  3. Ăn uống một cách hợp lý. Nhiều người cho rằng ăn sáng với khẩu phần lớn, nhiều dầu mỡ, hoặc nhiều carb có thể “hấp thụ” rượu bia trong cơ thể bạn, và đây là yếu tố then chốt để điều trị cảm giác khó chịu sau cơn say. Tuy nhiên, trong thực tế, mục tiêu chính của bạn phải là bổ sung lượng dưỡng chất thiếu hụt.[2]
    • Súp lỏng, được chế biến từ nước dùng sẽ cung cấp dưỡng chất cũng như natri trong khi lại khá dễ chịu cho dạ dày.
    • Thực phẩm nhạt như bánh mì nướng và bánh quy giòn cũng là lựa chọn phù hợp nếu dạ dày bạn đang bất ổn, và chúng cũng sẽ giúp gia tăng lượng đường huyết.
    • Kali là chất dinh dưỡng chính bị thiếu hụt khi cơ thể mất nước, vì vậy, lựa chọn thực phẩm giàu kali – chuối là loại thực phẩm nổi tiếng nhất, nhưng ngoài ra còn có khoai tây, rau xanh, và một số loại khác – sẽ giúp phục hồi lượng dưỡng chất này.
    • Một số người tin rằng thịt muối và xúc xích trong bữa ăn sáng khẩu phần lớn, đầy dầu mỡ sẽ khiến dạ dày của bạn khó chịu hơn. Tuy nhiên, trứng chứa rất nhiều protein, dưỡng chất và có thể giúp ích cho bạn.
  4. Tham khảo bài viết Cách để Hết Chếnh choáng để tìm hiểu thêm chi tiết về bài thuốc tiềm năng. Tuy nhiên, bạn chỉ nên thực hiện theo chúng và theo một vài biện pháp khác mà không quá tin vào chúng. Sự thật là không có nhiều bằng chứng khoa học cho thấy rằng bất kỳ một phương pháp nào khác ngoại trừ thời gian – có nghĩa là, chờ đợi cho cơn say qua đi – sẽ thật sự đem lại hiệu quả trong việc điều trị cảm giác khó chịu sau cơn say.[3]

Quản lý cảm giác khó chịu sau cơn say[sửa]

  1. Chấp nhận rằng nghỉ ngơi là biện pháp tốt nhất. Cho cơ thể có đủ thời gian nghỉ ngơi để giải độc tố, khôi phục lượng nước và dưỡng chất, cũng như giảm thiểu sự khó chịu là cách phù hợp nhất để đối phó với dư vị của cơn say vào ngày hôm sau.[3]
    • Bạn nên nhớ rằng cảm giác khó chịu sau khi say xỉn có thể kéo dài trong khoảng 72 giờ; về cơ bản, bạn càng uống nhiều thì bạn càng phải trả giá nhiều hơn.
    • Có lẽ bạn không thể dành trọn cả ngày (hoặc nhiều hơn) để nghỉ ngơi cho hết chếnh choáng, nhưng ngay cả nghỉ ngơi trong một khoảng thời gian ngắn hoặc “chợp mắt” đôi chút cũng sẽ giúp ích cho quá trình hồi phục.[4]
  2. Biết rõ giới hạn của bản thân. Nếu bạn đã từng đối mặt với tình trạng khó chịu sau khi say xỉn trước đây, bạn sẽ gặp phải triệu chứng quen thuộc. Chúng sẽ bao gồm đau đầu, uể oải, buồn nôn, tiêu chảy, chán ăn, và nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh, kèm theo nhiều thứ khác.
    • Tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng bạn có thể sẽ gặp phải tình trạng giảm thiểu khả năng phối hợp, trí nhớ, thời gian phản ứng, nhận thức không gian và thị giác, và khả năng chú ý.[3]
    • Vì vậy, có lẽ bạn sẽ có thể đi làm trong trạng thái chếnh choáng sau cơn say, nhưng đừng hy vọng làm việc với hiệu suất cao. Ngoài ra, bạn cũng nên cẩn thận với việc lái xe và thực hiện nhiệm vụ tinh tế, nguy hiểm.
  3. Hít thở không khí trong lành. Hít thở không khí trong lành luôn là một ý kiến hay, và nó sẽ không gây hại gì ngoài việc giúp ích cho quá trình hồi phục của cơ thể. Nếu hôm đó là một ngày nắng đẹp, hãy đeo chiếc kính mát tối màu để loại bỏ sự nhạy cảm với ánh sáng và nâng cao tâm trạng đang say của bạn với không gian tuyệt vời ngoài trời.
    • Tập thể dục nhẹ, như đi dạo, sẽ làm tăng sự trao đổi chất và giúp ích cho quá trình “giải độc”. Bạn nên nhớ rằng bạn vẫn đang bị mất nước nhẹ, do đó, bạn cần phải duy trì uống nước và không nên tập luyện quá sức.[5]
    • Đem theo bình nước bên mình trong ngày để không ngừng cung cấp nước cho cơ thể.
  4. Tận dụng hết mức một ngày làm việc. Thứ Hai thường là “ngày say xỉn” phổ biến, có nghĩa là bạn sẽ đi làm cho dù bạn có cảm giác giác đau đầu hoặc khó chịu dạ dày hay không.
    • Nếu có thể, đây chính là thời điểm phù hợp để bạn đi làm trễ hơn bình thường. Bất kỳ một sự nghỉ ngơi bổ sung nào mà bạn có cũng sẽ giúp cơ thể nạp năng lượng và hồi phục.[4]
    • Do đó, nếu bạn có thể “chợp mắt” một chút tại công ty – mà không phải nhận thông báo cho nghỉ việc khi thức giấc – thì khá tốt.
    • Bạn không đi làm để được thăng chức vào ngày hôm nay, cố gắng vượt qua một ngày làm việc thông thường (với kỳ vọng thấp hơn) sẽ giúp bạn đối phó với cảm giác khó chịu sau cơn say.
  5. Duy trì sự bận rộn cho bản thân. Cho dù là bạn đang gặp khó khăn để vượt qua một ngày làm việc hoặc đang phải chiến đấu chống lại cơn say tại nhà, tìm kiếm nhiệm vụ để duy trì sự bận rộn cho chính mình sẽ giúp bạn ngừng suy nghĩ về cảm giác khó chịu.[4]
    • Công việc lặt vặt trong nhà như dọn dẹp cũng là tác nhân gây xao nhãng khá tốt để giết thời gian, nhưng nếu bạn không thật sự yêu thích phải hút bụi nhà cửa, bạn có thể tìm kiếm hoạt động khác giúp bản thân bận rộn và chú tâm, chẳng hạn như giải đố hoặc làm vườn.
    • Nếu bạn có tùy chọn trong công việc – ví dụ như giữa việc chuẩn bị bài thuyết trình với hoàn thành một chồng mẫu đơn HR – bạn nên chọn nhiệm vụ cung cấp năng lượng cho tâm trí và cơ thể bạn.
    • Tuy nhiên, bạn nên tránh đưa ra quyết định quan trọng; bạn cần phải nhớ rằng tâm trí của bạn không đang hoạt động ở mức 100%.
  6. Chỉ nên cân nhắc “lấy độc trị độc” như là giải pháp cuối cùng. Một vài người tin rằng cách tốt nhất để chữa trị cảm giác khó chịu sau cơn say là bắt đầu uống rượu bia. Tất cả mọi điều mà bạn đang làm là trì hoãn (và tăng cường) nỗi đau không thể tránh khỏi, nhưng bạn cần phải tìm cách để bản thân nhanh chóng cảm thấy tốt hơn trong một thời gian ngắn, có lẽ - chỉ là có lẽ - bạn nên cân nhắc thực hiện điều này.
    • Nhân tiện, cụm từ “lấy độc trị độc” (theo tiếng anh là “hair of the dog”, dịch sát nghĩa là tóc của chó) bắt nguồn từ niềm tin cổ xưa đó là bao phủ vết thương bằng tóc của chú chó đã cắn bạn sẽ giúp bạn tránh bị bệnh dại. Trong cả hai trường hợp, bạn đang sử dụng yếu tố gây hại cho bạn để chữa trị chính mình.[6] Ngoài ra, cả hai cách điều trị đều có hiệu quả như nhau (có nghĩa là không thật sự hiệu quả).
    • Tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng thôi thúc mạnh mẽ khiến bạn muốn tiếp tục uống rượu bia sau đêm say xỉn trước đó có thể là dấu hiệu của vấn đề với rượu bia.[6]

Ngăn ngừa cảm giác khó chịu sau cơn say trong tương lai[sửa]

  1. Ghi nhớ cảm giác khó chịu mà cơn say đem lại. Nếu bạn đã có một khoảng thời gian khá tuyệt vời vào ngày thứ Bảy, và phải gánh chịu hậu quả vào ngày Chủ Nhật, có lẽ vào ngày thứ Hai, bạn nên tiến hành phân tích hợp lý hơn về việc liệu bạn có muốn tiếp tục chu kỳ uống quá mức đến nỗi say xỉn một lần nữa vào cuối tuần sau hay không.
    • Liệu uống rượu bia có chừng mực có khiến buổi đi chơi tối của bạn mất vui đáng kể hay không? Bạn nên thử thực hiện nó trong tương lai để xem xét – và đừng quên so sánh với cảm giác của cơ thể vào ngày hôm sau.
    • Cảm giác khó chịu sau cơn say, tương tự như đau bao tử sau khi ăn uống quá nhiều hoặc đau cơ bắp khi nỗ lực quá sức, là cách thức cơ thể báo hiệu cho bạn biết rằng bạn đã lạm dụng nó quá mức. Bạn nên suy nghĩ xem cơ thể của bạn có cảm thấy tốt hơn nếu bạn duy trì sự chừng mực cho mọi thứ.
  2. Lần sau, hãy lên kế hoạch trước. Nếu cuối tuần sau bạn lại phải đi chơi, có một vài chiến lược mà bạn có thể thực hiện, thay vì tránh hoặc hạn chế uống rượu bia, để giảm thiểu mức độ nghiêm trọng của cảm giác chếnh choáng sau cơn say.
    • Ăn thức ăn và uống nước lọc. Hành động này không có liên quan gì đến việc hấp thụ hoặc làm loãng lượng cồn trong cơ thể của bạn như nhiều người nghĩ, mà nó chỉ đơn giản có nghĩa là giúp lấp đầy khoảng trống trong cơ thể với thứ gì đó khác ngoài rượu bia. Bằng cách ăn và uống một ly nước giữa mỗi ly rượu bia, bạn sẽ giảm thiểu rõ rệt lượng rượu bia mà bạn tiêu thụ.[7]
    • Bạn cũng nên cố gắng uống một ly nước lọc trước khi đi ngủ để giúp đối phó với tình trạng mất nước.
    • Cân nhắc thay đổi loại thức uống cũng như liều lượng mà bạn tiêu thụ. Cơ thể của bạn sẽ phản ứng khác nhau với các hợp chất khác nhau trong nhiều loại thức uống chứa cồn, vì nhiều lý do khác nhau như không thể dung nạp thực phẩm. Bạn nên tìm hiểu xem liệu bạn có thể thay đổi thức uống hay không.[8] Nhưng bạn nên nhớ, rượu bia vẫn là rượu bia, cho dù là nhãn hiệu nào, và cơ thể của bạn phải hoạt động hết sức để loại bỏ nó.
  3. Đừng ngần ngại khi phải tìm kiếm sự trợ giúp. Nếu bạn không thể uống rượu bia một cách có chừng mực hơn để ngăn ngừa gặp phải cảm giác khó chịu sau cơn say trong tương lai, hoặc nếu bạn thường xuyên lâm vào hoàn cảnh này do tính chất công việc hoặc mối quan hệ xã hội, có rất nhiều tổ chức, nhóm người, và chương trình có thể và sẽ giúp bạn đối phó với vấn đề trong việc uống rượu bia.
    • Cách để Cai rượu bia và một số bài viết khác cùng chuyên mục của chúng tôi có cung cấp lời khuyên khá tốt để giúp bạn đối phó với tình trạng uống rượu bia quá mức.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]