Đối phó với người họ hàng mà bạn không ưa

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Có phải người thân nào đó của bạn luôn khiến bạn khó chịu? Mặc dù bạn không thể lựa chọn gia đình hoặc thành viên trong nhà, bạn có thể lựa chọn cách phản ứng và phản hồi với tình huống khó khăn trong gia đình. Có lẽ bạn sẽ không thể bỏ qua những dịp họp mặt gia đình và thậm chí là bạn sở hữu mối quan hệ khá tốt với mọi người trong gia đình, trừ người này. Có khá nhiều phương pháp giúp bạn đối phó với tình huống này một cách dễ dàng hơn để thời điểm họp mặt gia đình trở nên ít căng thẳng và thú vị hơn.

Các bước[sửa]

Đối phó với sự tương tác không thể tránh khỏi[sửa]

  1. Suy nghĩ về cách cư xử mà bạn mong muốn. Trước khi dành tiếp xúc người họ hàng này, bạn nên dành một vài phút để quyết định cách cư xử mà bạn mong muốn.[1] Có lẽ là bạn và người đó đã từng tranh cãi với nhau trong quá khứ. Bạn nên tự hỏi bản thân về nguyên nhân hình thành cuộc tranh cãi và xem liệu có biện pháp nàp để tránh gặp phải tình trạng tương tự trong lần gặp gỡ này hay không.
    • Có thể bạn tự hào vì bản thân là người theo trường phái Vô thần, nhưng dì của bạn lại tin rằng Người vô thần sẽ phải xuống địa ngục. Cách tốt nhất là bạn nên tránh bàn về chủ đề tôn giáo khi ở gần dì.
  2. Chờ đợi trước khi phát ngôn.[2] Đặc biệt nếu bạn sở hữu cảm giác tiêu cực mạnh mẽ đối với một người nào đó, không nên phản ứng một cách vội vàng hoặc nói mà không suy nghĩ. Hãy hít thở trước khi nói. Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc kìm nén không nêu lên lời bình luận tiêu cực, bạn chỉ cần lịch sự xin phép lánh mặt.
    • Bạn nên nói “Xin lỗi. Tôi cần phải vào nhà vệ sinh”, hoặc “Tôi sẽ đi xem liệu có ai cần giúp gì trong nhà bếp hay không”.
  3. Tìm kiếm sự trợ giúp.[3] Nếu bạn gặp khó khăn trong việc hòa hợp với người họ hàng, bạn nên cho người nhà của bạn biết (ví dụ như vợ/chồng, người bạn đời hoặc anh chị em) rằng bạn muốn giảm tương tác với người đó. Bằng cách này, nếu bạn bị ép buộc tham gia vào một cuộc thảo luận hoặc tranh cãi mà bạn không muốn, bạn có thể ra dấu cho họ biết để họ giúp bạn thoát khỏi nó.
    • Bạn nên thống nhất trước với nhau về một dấu hiệu nào đó phòng trường hợp bạn cần đến sự giúp đỡ của gia đình. Ví dụ, bạn có thể giao tiếp bằng mắt hoặc đưa ra dấu hiệu bằng tay có ý nghĩa là “Làm ơn giúp tôi thoát khỏi tình huống này!”.
  4. Tận hưởng. Bạn không cần phải lo sợ khi phải họp mặt gia đình bởi vì người đó có mặt. Bạn nên tập trung vào việc dành thời gian cho những người mà bạn yêu mến và thực hiện hoạt động vui vẻ. Ngay cả khi người mà bạn không ưa đang có mặt trong phòng, bạn nên chú ý vào yếu tố khác. Nếu bạn nhận thấy bản thân đang phải trò chuyện với người đó, hãy tìm kiếm tác nhân xao nhãng khác có thể giúp bạn vượt qua quá trình tương tác này (như chơi đùa với chú chó nhà bạn).
    • Nếu bạn không muốn ngồi cạnh người đó trong bữa ăn, bạn nên đề nghị làm thẻ ghi tên và ngồi cách xa người đó.
  5. Khiến người đó bận rộn. Một cách để đối phó với người họ hàng khó tính là giao cho họ một công việc hoặc nhiệm vụ nào đó trong ngày họp mặt gia đình. Nếu bạn đang nấu ăn, bạn có thể nhờ người đó thái hành hoặc dọn bàn ăn giúp bạn, và cho phép họ thực hiện điều đó theo cách họ muốn.[4] Bằng cách này, người họ hàng của bạn sẽ có cảm giác như thể họ đang đóng góp vào buổi tiệc, và sẽ không làm phiền bạn một lúc.
    • Tìm cách để cho phép người đó tham gia nhưng đồng thời cũng giữ cho họ luôn bận rộn.
  6. Sử dụng sự hài hước. Đặc biệt nếu tình hình khá căng thẳng hoặc khó chịu, bạn có thể dùng sự hài hước để xoa dịu hành vi khó khăn và cải thiện tình huống.[5] Bạn có thể đưa ra lời nhận xét thông thường cho thấy rằng bạn không xem bản thân hoặc tình huống đó một cách quá nghiêm túc.
    • Nếu bà của bạn không ngừng bảo bạn mặc áo len, bạn nên nói rằng “Cháu cũng nên đi lấy áo len cho mèo mặc; cháu không muốn mèo bị lạnh!”.
  7. Sở hữu kế hoạch thoát thân.[2] Nếu bạn sợ phải tương tác với người họ hàng của mình, bạn nên chuẩn bị sẵn sàng lý do việc việc về sớm khi phải tham dự sự kiện. Bạn có thể nhờ bạn bè gọi điện cho bạn (hoặc bạn gọi cho bạn bè mình) về việc “khẩn cấp”, hoặc nói rằng hệ thống báo cháy trong nhà bất ngờ reo vang, hoặc rằng vật nuôi của bạn bị bệnh. Bất kỳ một lý do nào mà bạn cảm thấy hợp lý, bạn nên sử dụng nó như lời viện cớ nếu bạn không thoải mái hoặc tức giận với người họ hàng của mình.

Xây dựng ranh giới lành mạnh[sửa]

  1. Né tránh cuộc tranh luận nóng nảy. Nếu chú của bạn thích trò chuyện về chính trị nhưng bạn lại không muốn bàn luận về nó, bạn không nên tham gia vào cuộc trò chuyện.[1] Bạn cần phải nỗ lực không khơi gợi chuyện gia đình. Ngay cả khi chú của bạn nói về nó và cố gắng ép buộc bạn bàn luận, phản hồi như thế nào là tùy ở bạn. Nó có thể là về cuộc thi đấu thể thao, về trường đại học, hoặc sự ganh đua trong họ hàng.
    • Bạn nên nói “Chúng ta có thể đồng ý hoặc không đồng ý và nên chấm dứt ở đây” hoặc “Cháu không muốn bàn cãi thêm và cháu chỉ muốn có một cuộc họp mặt gia đình vui vẻ mà không có những cuộc tranh luận như thế này một lần nữa”.
  2. Lựa chọn trận chiến.[5] Người họ hàng của bạn có thể sẽ nói một điều gì đó khá xúc phạm mà bạn chỉ muốn phản kháng hoặc chỉnh sửa nó ngay lập tức, nhưng bạn nên dành một vài giây để hít thở và quyết định xem liệu nó có đáng để bạn tranh cãi hay không. Nếu ông của bạn có lời nói gây xúc phạm, bạn nên tự hỏi bản thân xem liệu lời nhận xét của bạn có làm thay đổi quan điểm của ông hay nó chỉ châm ngòi cho cuộc tranh cãi.
    • Đôi khi, bạn cần phải nghiến răng chịu đựng và nói rằng “Ông có quyền nêu lên ý kiến riêng”.
  3. Giải quyết mâu thuẫn. Nếu bạn không thể chịu nổi một người họ hàng nào đó do cả hai có mâu thuẫn, bạn nên tìm hiểu xem bạn có thể giải quyết mâu thuẫn này hay không. Bạn sẽ phải tìm thời gian để ngồi xuống, thành thật với nhau, và xua tan bầu không khí nặng nề. Khi tiếp cận người họ hàng của mình, bạn cần phải tử tế, cảm thông, và không đẩy bản thân vào thế phòng thủ.[6]
    • Bạn càng sớm giải quyết mâu thuẫn bao nhiêu, sự oán giận sẽ ít chồng chất bấy nhiêu.
    • Sẵn sàng tha thứ.[6] Bạn không cần phải phớt lờ tình huống hoặc giả vờ như thể nó chưa xảy ra, nhưng bạn nên học cách tha thứ để bạn có thể giải tỏa nỗi đau trong tâm hồn.
  4. Nói “không”.[7] Nếu người họ hàng của bạn thường đòi hỏi một điều gì đó từ bạn (tiền bạc, làm công không lương, cung cấp nơi ở miễn phí, v.v), đừng ngần ngại khi phải nói không. Bạn nên nhớ rằng bạn hoàn toàn có quyền nói “không”. Nếu bạn muốn cân nhắc mọi việc trước khi nói “có” ngay lập tức, bạn cũng có quyền chờ đợi và suy nghĩ lại mọi chuyện trước khi đồng ý với bất kỳ điều gì.
    • Bạn không cần phải biện minh cho phản ứng của mình hoặc nêu lên lời viện cớ. Chỉ cần nói rằng “Xin lỗi, tôi không thể làm vậy”. Bạn không cần phải giải thích với bất kỳ ai.
  5. Tránh xa sự thao túng hung hăng tiêu cực. Có lẽ khó khăn xảy đến là vì một vài lời bình luận hung hăng tiêu cực nào đó khi người họ hàng so sánh bạn với những đứa cháu khác (“Chà, Nam đã được nhận vào trường đại học nhưng con vào được trường cao đẳng cộng đồng thì cũng tốt”). Bạn thậm chí cũng có thể có cảm giác bị thao túng bởi lời nhận xét hoặc hành động tiêu cực của người họ hàng. Nếu người họ hàng của bạn dành cho bạn lời phê bình tiêu cực, bạn nên tránh xa họ càng nhiều càng càng tốt và không nên tương tác với họ nhiều hơn mức cần thiết; bạn nên nhớ rằng đây không phải là vấn đề cá nhân và nó không liên quan đến bạn.[8]
    • Nếu bạn có cảm giác bị thao túng, bạn nên tìm kiếm chiến lược giải thoát bản thân khỏi cuộc trò chuyện (“Tôi sẽ đi xem mọi người có cần giúp gì trong bếp hay không” hoặc “Tôi sẽ đi chơi với mấy đứa cháu, đã lâu rồi tôi không gặp chúng!”). Đừng tham gia vào cuộc trò chuyện.
  6. Giữ gìn luật lệ gia đình của bạn. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc củng cố giới hạn gia đình với họ hàng, bạn nên cho họ biết rằng luật lệ gia đình bạn được áp dụng mọi nơi mọi lúc. Nếu bạn không thích cách người họ hàng đối xử với con cái bạn (như sai bảo chúng hoặc cho chúng ăn đồ ăn không lành mạnh), bạn nên cho người đó biết rằng hành vi của họ trái ngược với luật lệ gia đình bạn, và luật lệ này được thực thi cả trong lẫn ngoài ngôi nhà.
    • Hãy thẳng thắn và thực tế khi thảo luận về vấn đề này với người đó. Bạn có thể nói theo kiểu “An không được phép chơi với món đồ chơi đó trong nhà, và con bé cũng không được phép chơi với nó ở đây”.
  7. Đối phó với tình huống khó xử. Nếu họ hàng của bạn đã thực hiện một hành động nào đó không thể tha thứ, bạn có thể thực thi bất kỳ một ranh giới nào có thể cho phép bạn cảm thấy an toàn. Cho dù nó có nghĩa là mời người đó đến buổi họp mặt gia đình, lảng tránh người đó hoàn toàn, hoặc cho gia đình của bạn biết rằng bạn quyết định cắt đứt mối quan hệ với người này. Bạn cần phải tập trung vào cảm giác an toàn, và không nên trừng phạt người nhà của bạn.
    • Sử dụng khả năng phán xét tốt nhất trong việc thông báo cho người nhà biết về tình huống. Bạn nên nhớ rằng mặc dù bạn có cảm giác như thể tình huống này là hoàn toàn không thể chấp nhận, gia đình của bạn có thể sẽ không suy tương tự như bạn và sẽ tiếp tục duy trì mối quan hệ với người đó.
    • Mặc dù bạn sẽ muốn tránh xa người đó vì sự an toàn của bản thân, bạn nên biết rằng sự ghẻ lạnh sẽ gây tổn thương cho cả bạn và người nhà của bạn.[9]

Vượt qua cảm giác căm hờn[sửa]

  1. Chăm sóc bản thân. Nếu bạn biết rõ bạn sẽ phải dành một ngày với người họ hàng mà bạn không thích, bạn nên bảo đảm rằng bạn chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi đối mặt với tình huống. Nếu người đó thường khiến bạn trở nên hung hăng hoặc cáu kỉnh, bạn nên nhớ ngủ đủ giấc vào đêm hôm trước. Khi bạn trở nên mệt mỏi và cộc cằn tại buổi tiệc Giánh Sinh gia đình, bạn nên về nhà sớm. Và bạn cũng nên nhớ ăn uống đầy đủ: nếu lượng đường huyết của bạn ổn định, bạn sẽ ít trở nên tức giận hoặc hung hãn.[4]
  2. Cần nhớ rằng mọi chuyện không liên quan đến bạn. Nếu một người nào đó xem thường bạn, hạ thấp phẩm giá của bạn, hoặc nói những điều xấu xa với bạn, bạn nên nhớ rằng hành động này là sự phản ánh bản chất con người của người đó hơn là của bạn.[2] Hãy vững vàng và nhớ rõ bản thân mình là ai. Bạn nên cố gắng hết sức để phớt lờ mọi từ ngữ và nhắc nhở bản thân rằng “Vấn đề này không liên quan đến mình. Nó chỉ là sự phản chiếu của bản thân dì của mình”.
    • Con người thường trở nên xấu xa bởi vì họ phải đối mặt với vấn đề cá nhân. Điều này sẽ xảy ra khi người đó sở hữu lòng tự trọng thấp, gặp rắc rối với cơn nóng giận, hoặc căng thẳng.
    • Người khác có thể hành động theo một cách cụ thể nào đó và tin rằng hành động của họ hoàn toàn bình thường. Nguyên nhân là do nhiều nhân tố, nhưng bạn có thể xem xét ví dụ về người cho phép sự kinh doanh đầy cạnh tranh và khốc liệt của bản thân ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân của họ.
    • Một vài người chỉ đơn giản là không có công cụ sinh học cần thiết để có thể cảm nhận được sự cảm thông. Có lẽ là do sự khác biệt trong di truyền hoặc do cách thức họ được nuôi nấng (ví dụ, môi trường họ lớn lên).[10]
  3. Nhận thức rõ rằng bạn không thể thay đổi người này. Bạn không thể làm gì để thay đổi người mà bạn không thể hòa hợp. Bạn có thể sở hữu ảo tưởng về một gia đình hạnh phúc tổ chức tiệc cùng nhau vào mỗi ngày lễ, và khi người họ hàng này xuất hiện, người đó đã phá nát ảo tưởng của bạn. Xóa bỏ ảo tưởng và chấp nhận gia đình mà bạn đang có tùy thuộc vào bạn, và ảo tưởng chỉ là suy nghĩ vui vẻ và hạnh phúc không có thật.[4]
  4. Chấp nhận người họ hàng của bạn. Thay vì tiếp cận người đó bằng sự phán xét và sự ghê tởm, bạn nên rèn luyện cách để chấp nhận và cảm thông. Bạn nên lắng nghe khi họ trò chuyện và cố gắng thấu hiểu quan điểm của họ.[4]
    • Dành cho người đó lòng trắc ẩn đầy yêu thương. Bạn nên hít thở một hơi sâu và nhìn người họ hàng đó. Sau đó, hãy suy nghĩ rằng “Tôi đã nhìn thấy bạn, và tôi trông thấy rằng bạn đang phải gánh chịu đau khổ. Tôi không hiểu rõ nỗi đau của bạn, nhưng tôi nhận thấy nó và tôi chấp nhận rằng nó ảnh hưởng đến tôi trong thời điểm hiện tại”.[4]
  5. Tìm kiếm lý do để bày tỏ sự biết ơn.[1] Mặc dù bạn sẽ cảm thấy sợ hãi trước mọi buổi họp mặt gia đình, đặc biệt là vì bạn không thích dành thời gian cho người họ hàng khó tính, bạn có thể tìm kiếm yếu tố khiến bạn trông chờ hoặc cảm thấy biết ơn trong cuộc gặp gỡ với gia đình. Có lẽ bạn rất hào hứng được gặp lại cháu của mình, hoặc cảm thấy vui vì bạn có dịp được trổ tài nấu nướng (hoặc không phải nấu ăn).
    • Tìm kiếm những điều khiến bạn biết ơn trước khi tham dự buổi họp mặt gia đình. Bằng cách này, bạn có thể đối mặt với tình huống với cảm giác biết ơn sẵn có.
  6. Đến gặp nhà trị liệu. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc vượt qua nỗi đau trong quá khứ mà người họ hàng đó đã gây ra cho bạn, bạn nên đến gặp nhà trị liệu. Nhà trị liệu sẽ giúp bạn đối mặt với cảm giác của mình, tìm kiếm cơ chế đối phó, và giúp bạn giải quyết cảm giác trầm cảm, lo âu tiềm ẩn, hoặc những chẩn đoán khác.[11]
    • Bạn cũng có thể cân nhắc phương pháp trị liệu gia đình nếu bạn muốn người họ hàng tham gia cùng bạn. Mặc dù sẽ không dễ dàng gì, nó sẽ giúp bạn đối mặt với chủ đề khó khăn và thảo luận về chúng với người họ hàng.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]