Đối phó với người tiêu cực

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Bất kỳ ai cũng từng có bạn bè hoặc đồng nghiệp khiến họ cảm thấy cạn kiệt nguồn năng lượng bằng cách luôn than phiền rằng thế giới hoàn toàn chống lại họ. Không may, bạn phải đối phó với khá nhiều loại người tiêu cực khác nhau trong cuộc sống. Tuy nhiên, sự tiêu cực của người khác cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân bạn.[1] Vì vậy, bạn cần phải chăm sóc cho sức khỏe của bản thân mình, và tránh xa cũng như vô hiệu hóa sự tiêu cực khi có thể. May mắn thay, có khá nhiều phương pháp mà bạn có thể thực hiện để đối phó với người tiêu cực.

Các bước[sửa]

Đối phó với Người tiêu cực Trước mắt[sửa]

  1. Cần phải nhớ rằng bạn không cần phải cố gắng để làm họ vui, giải quyết vấn đề của họ, hoặc đưa ra giải pháp cho họ. Giúp đỡ họ xoay chuyển tình thế là hành động khá đáng khen. Tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng có thể bạn sẽ không thành công, và đây không phải là nhiệm vụ của bạn.
    • Đôi khi, cách tốt nhất để đối phó với người tiêu cực là duy trì thái độ tích cực và phớt lờ sự tiêu cực của họ.
    • Lời khuyên tự nguyện thường sẽ hiếm khi được nhìn nhận. Bạn nên chờ cho đến khi người đó nói với bạn rằng họ muốn nghe quan điểm của bạn.
    • Thỉnh thoảng, trạng thái tiêu cực của một người nào đó hoàn toàn là vì lý do chính đáng; bạn nên tôn trọng điều này. Cách tốt nhất để khiến người đang trong tâm trạng không vui trở nên bực bội hơn đó chính là nói với họ rằng họ không nên như vậy. Mặc dù điều này có thể sẽ khá đúng đắn, nhưng nó sẽ không thật sự hữu ích.
    • Trở thành ví dụ tốt đẹp của sự tích cực. Thỉnh thoảng, điều tốt nhất mà bạn nên làm là xây dựng thái độ tích cực. Chỉ cần trở nên tích cực và duy trì trạng thái này trong biển người ảm đạm sẽ đem lại kết quả.
  2. Cung cấp sự hỗ trợ. Trong lần đầu tiên tiếp xúc với người mà bạn biết rõ rằng họ khá tiêu cực, bạn nên lắng nghe họ một cách cảm thông. Cố gắng giúp đỡ nếu họ yêu cầu. Bất kỳ người nào cũng sẽ gặp phải ngày không vui hoặc thỉnh thoảng cần được người khác giúp đỡ. Chỉ cần trở thành người hữu ích và thông cảm có thể giúp bạn truyền bá sự tích cực đến mọi người.
    • Nếu người đó tiếp tục lải nhải về chủ đề tiêu cực nào đó khiến bạn cảm thấy cạn kiệt cảm xúc sau khi giao tiếp với họ, và họ không ngừng sử dụng từ ngữ và cụm từ tiêu cực (tôi không thể, họ đã không, tôi ghét, v.v.), đây là lúc bạn cần phải cố gắng làm nguôi sự tiêu cực của họ.
  3. Không nên tham gia vào sự tiêu cực. Bạn sẽ rất dễ bị cuốn vào vòng xoáy tiêu cực khi đối mặt với người tiêu cực. Không cho phép bản thân đắm chìm vào quá trình này không có nghĩa bạn nên phớt lờ họ, nhưng là duy trì khoảng cách về mặt cảm xúc với họ.
    • Tránh tranh cãi về lý do vì sao người đó không cần phải trở nên tiêu cực. Trong nỗ lực cố gắng thay đổi thái độ của người tiêu cực, bản năng đầu tiên của bạn sẽ là tìm cách để tranh cãi về lý do vì sao họ không nên cảm thấy như vậy. Không may, phương pháp này thường sẽ không đem lại hiệu quả. Người đang hoảng sợ có xu hướng đưa ra khá nhiều lý do căn bản, và sẽ đặt mình vào thế phòng thủ để bảo vệ lý do của bản thân. Bạn sẽ tốn thời gian và công sức một cách vô ích, và thậm chí có thể bị cuốn vào “đám mây đen” này.
    • Người tiêu cực sẽ thích phóng đại, tập trung vào sự tiêu cực của họ, và phớt lờ sự tích cực. Thay vì cố gắng khiến họ nhận ra sự tiêu cực của mình (hành động này thường sẽ chỉ dẫn đến quá trình đối chất và giúp họ tái củng cố niềm tin rằng mọi người đều chống đối họ), bạn nên cố gắng đưa ra câu trả lời vô thưởng vô phạt, có nghĩa là không khuyến khích hay kết án sự tiêu cực của họ. Phương pháp này sẽ cho thấy rằng bạn đang tích cực lắng nghe mà không nêu lên sự đồng ý của bạn.
      • Lời nhận xét vô thưởng vô phạt bao gồm: "Ừ" hoặc "Vậy à".
      • Bạn có thể thêm vào lời góp ý tích cực của bạn, nhưng bạn không nên nói những lời mâu thuẫn với họ: "Vậy à. Chắc sẽ khó khăn lắm khi khách hàng tỏ thái độ không trân trọng như vậy. Tôi sẽ cố không cá nhân hóa chuyện đó".
  4. Sử dụng biện pháp phỏng vấn tích cực (appreciative inquiry). Nếu đối phương trình bày quan điểm tiêu cực đối với một vài sự kiện hoặc chủ đề cụ thể, bạn có thể trò chuyện với họ bằng cách sử dụng kỹ thuật có tên gọi là “phỏng vấn tích cực”. Đây là quá trình đưa ra câu hỏi để giúp người đó hình dung về tương lai tươi sáng hơn. Nếu họ than phiền về sự kiện nào đó trong quá khứ, bạn có thể đặt ra câu hỏi cho họ dựa trên khía cạnh tích cực về trải nghiệm của họ hoặc hỏi về tương lai.[2]
    • Những loại câu hỏi này có thể bao gồm “Bạn hy vọng điều gì sẽ xảy ra trong lần tới?” hoặc “Điều gì hóa ra lại là yếu tố tích cực trong trải nghiệm đó?”.
    • Loại câu hỏi này sẽ dẫn dắt câu chuyện hướng về hình ảnh của một tương lai tươi sáng hơn và cách để đạt được nó.
  5. Chuyển hướng cuộc trò chuyện. Nếu phỏng vấn tích cực không giúp bạn hình thành cuộc trò chuyện hiệu quả, tích cực, bạn nên chuyển hướng cuộc trò chuyện sang một điều gì đó nhẹ nhàng hơn.[3]
    • Ví dụ, bạn có thể nói rằng “Tôi hiểu rằng bạn đang buồn về người đồng nghiệp của bạn. Chắc sẽ phải khó khăn lắm. Vì vậy, hãy nói cho tôi biết thêm về kế hoạch cuối tuần này của bạn”. Hoặc “Chà, điều đó nghe như là một sự thử thách thật sự. Mà bạn đã xem bộ phim tài liệu mới đó chưa?”.
  6. Cố gắng phá vỡ quá trình ngẫm nghĩ tiêu cực. Ngẫm nghĩ (không ngừng nhai đi nhai lại suy nghĩ tiêu cực) sẽ chỉ củng cố thêm sự tiêu cực. Hành động này có liên quan đến sự gia tăng mức độ trầm cảm.[4] Nếu người đó có xu hướng không ngừng nhắc về một vấn đề nào đó, bạn nên quan sát xem liệu bạn có thể phá vỡ vòng xoáy này bằng cách chuyển hướng tập trung của người đó vào điều khác hay không.
    • Mặc dù chuyển hướng cuộc trò chuyện có thể dẫn dắt người đó bàn về yếu tố vui vẻ hơn trong cùng một chủ để, phát vỡ sự ngẫm nghĩ tiêu cực thường có nghĩa là bạn phải thay đổi hoàn toàn chủ đề câu chuyện. Nếu người đó không ngừng nói về sự tương tác nào đó trong công việc, bạn nên cố gắng chuyển sang bàn về sang chương trình TV mà họ yêu thích, về vật cưng của họ, hoặc một thứ gì đó có thể hình thành cuộc trò chuyện tích cực hơn.
  7. Giúp đối phương nhận thức phương pháp mà họ có thể thực hiện để kiểm soát tình hình. Người tiêu cực có xu hướng đổ lỗi cho nhân tố bên ngoài hơn là bản thân họ. Người thường đổ lỗi cho tác nhân bên ngoài đã gây nên vấn đề cho họ thường không sở hữu sự khỏe khoắn về mặt cảm xúc hơn những người nhìn nhận mọi việc với quan điểm khác.[5] Bạn nên cố gắng trợ giúp người tiêu cực trong việc phát triển kế hoạch để xử lý sự kiện tiêu cực.[5]
    • Trút bỏ nỗi niềm về tình huống tiêu cực không hẳn là một phản ứng không lành mạnh. Chúng ta thường tìm cách vượt qua khó khăn và phát triển kế hoạch hành động để đối phó với vấn đề trong giai đoạn này. Cố gắng giúp đỡ đối phương điều chình nguồn năng lượng tiêu cực theo cách xây dựng hơn. Ví dụ, bạn có thể hỏi thăm về điều mà người đó có thể làm để thay đổi tình huống không hay trong công việc.
  8. Giúp người đó chấp nhận sự kiện tiêu cực. Ngoài việc trò chuyện với người đó về cách để phản ứng trước sự kiện tiêu cực, bạn cũng có thể giúp họ học cách chấp nhận nó.[5] Ví dụ như một người bạn của bạn bị khiển trách vì đi làm trễ. Cô ấy phàn nàn về vấn đề này với bạn trong giờ ăn trưa, than van rằng cô ấy đã phải bắt xe buýt đi làm, than phiền rằng sếp không thích cô ấy, v.v. Bạn có thể đưa ra nhiều ý kiến khác nhau về tình huống này, chẳng hạn như:
    • “Ừ, dù gì thì lời khiển trách cũng đã được nêu lên trong hồ sơ của bạn, và nó sẽ không thay đổi nhưng bạn có thể loại bỏ nó sau 6 tháng. Bạn có thể chứng tỏ cho sếp bạn biết rằng từ giờ trở đi, bạn sẽ cam kết đi làm đúng giờ”.
    • “Nếu bạn sử dụng xe đạp để đi làm thì sao? Bạn sẽ không phải phụ thuộc vào thời gian biểu của xe buýt, và bạn có thể rời khỏi nhà trễ hơn một chút”.
    • "Tôi biết rằng bạn đang buồn về việc này. Tôi rất lấy làm tiếc vì chuyện này đã xảy ra. Nếu bạn muốn tôi giúp bạn chuẩn bị sẵn sàng vào buổi sáng, và tôi nghĩ là biện pháp này sẽ rất hữu ích để bạn có thể đi làm đúng giờ. Bạn có thể cho tôi biết nếu bạn muốn tôi giúp bạn".
  9. Thiết lập ranh giới. Khi đối phó với người tiêu cực, bạn nên thiết lập ranh giới về cách mà bạn sẽ đối phó với họ. Bạn không có trách nhiệm phải xử lý sự tiêu cực của người khác. Nếu họ đang khiến bạn cảm thấy khó chịu, bạn nên tránh xa họ.
    • Nếu người tiêu cực là đồng nghiệp của bạn, bạn nên rút ngắn cuộc trò chuyện với họ bằng cách nói rằng bạn cần phải quay về với công việc của mình. Bạn nên thực hiện điều này một cách tế nhị, nếu không, bạn sẽ chỉ khiến họ trở nên tiêu cực hơn.
    • Nếu người tiêu cực là thành viên trong gia đình (đặc biệt là người mà bạn sống cùng với họ), bạn nên tìm cách tránh xa họ càng nhiều càng tốt. Bạn có thể đi đến thư viện hoặc quán cà phê gần nhà hoặc chỉ đơn giản là không trả lời điện thoại mỗi khi họ gọi điện.

Đối phó với Người tiêu cực Về lâu dài[sửa]

  1. Xác định loại người tiêu cực. Một phần của việc đối phó với người tiêu cực về lâu dài đó chính là xác định xem liệu họ có phải là người tiêu cực hay chỉ đơn giản là một người đang gặp phải một ngày tồi tệ.[6]
    • Người tiêu cực thường hình thành tính cách này do kết quả của việc thường xuyên bị thất vọng và tổn thương, và là sự giận dữ liên quan đến hoàn cảnh.
    • Người tiêu cực có xu hướng đổ lỗi cho nhân tố bên ngoài thay vì cho chính mình. Tất nhiên, có khá nhiều người hoàn toàn tiêu cực về bản thân họ, và điều này cũng sẽ khiến người nghe cảm thấy kiệt sức.
  2. Tránh thuyết giáo hoặc khuyên răn người đó. Tình bạn hoặc mối quan hệ công việc lâu dài với người tiêu cực có thể khiến bạn mất đi sự kiên nhẫn cũng như thời gian và năng lượng của bản thân, nhưng bạn cần phải tránh thuyết giáo hoặc khuyên răn người đó.[7] Người tiêu cực quanh chúng ta không thích chấp nhận sự chỉ trích, và họ thường xem hành động này như là bằng chứng cho thấy rằng bạn cũng đang chống lại họ thay vì nhìn nhận lời khuyên của bạn theo hướng xây dựng hơn.
    • Ngay cả khi “trút bỏ gánh nặng” sẽ giúp bạn có thể trình bày nỗi niềm của bản thân, nó sẽ không giúp ích được gì cho tình hình.[7] Nếu bạn cần phải trút bầu tâm sự về người tiêu cực, bạn nên chia sẻ với người mà bạn tin tưởng trong nhóm hỗ trợ hơn là trực tiếp với người đó.
  3. Hành động thay vì chỉ đơn giản là phản ứng. Một phương pháp để giúp đỡ bản thân và người tiêu cực đó chính là thực hiện hành động tốt đẹp cho họ, hành động không bị kích hoạt bởi tình huống hoặc cuộc trò chuyện cụ thể. Sự từ chối của người khác sẽ chỉ tái củng cố thế giới quan tiêu cực, vì vậy, hành vi chấp nhận có thể đem lại sự thay đổi cần thiết.[8]
    • Con người thường dễ xem thường sự hỗ trợ mà họ nhận được trong quá trình hình thành tư duy tiêu cực. Bạn nên thực hiện hành động tích cực theo cách của người tiêu cực ngay cả khi nó không bị thúc đẩy bởi tình huống tiêu cực. Bạn có thể gây ảnh hưởng to lớn đến sự tương tác của người đó với bạn thông qua điều này.
    • Ví dụ, nếu bạn thường xuyên viện lý do vì sao bạn không thể gặp người tiêu cực trong khi họ không ngừng suy nghĩ về một tình huống không tốt đẹp nào đó, bạn nên chủ động gọi điện hẹn gặp họ khi họ không đắm chìm trong tâm trạng tồi tệ hoặc ngẫm nghĩ.
  4. Nhắc nhở người đó về yếu tố tích cực có thể giúp họ tái củng cố sự tích cực của mình. Bạn nên nhắc người đó nhớ về khoảng thời gian vui vẻ mà cả hai đã có với nhau hoặc về một tình huống hài hước nào đó. Khen tặng người đó khi họ thực hiện hành động tốt đẹp. Phương pháp này sẽ giúp người đó nhớ rằng một người khác đang quan tâm đến họ và đang cố gắng đem lại sự tích cực cho một ngày của họ.[5]
    • Ví dụ, “Bài luận của bạn làm rất hay. Tôi hoàn toàn ấn tượng bởi mọi nghiên cứu mà bạn đã tiến hành”.
  5. Thỉnh thoảng, hãy thực hiện một hành vi ngọt ngào bất ngờ nào đó. Nó có thể là bất kỳ điều gì, từ giúp đỡ người đó với công việc hằng ngày cho đến việc mời người đó đi xem phim hoặc thậm chí là đi dạo với bạn. Đây là biện pháp khá tốt để khẳng định sự tích cực đối với người tiêu cực mà không biến nó thành quá trình giáo huấn về thái độ của họ, vì sẽ không người nào thích nghe điều này.
  6. Đi chơi cùng nhóm bạn. Đôi khi, cách tốt nhất để đối phó với người tiêu cực (đặc biệt nếu họ thuộc nhóm bạn bè của bạn) là tổ chức sự kiện nhóm để họ trở nên “mờ nhạt” giữa nhiều loại tính cách khác nhau.[9] Tuy nhiên, bạn cần phải nhớ chắc chắn rằng tình huống này sẽ không kết thúc bằng việc cả nhóm sẽ hùa với nhau lên án người tiêu cực.
    • Biện pháp này sẽ đem lại kết quả tốt nhất khi mọi người trong nhóm đều bày tỏ thái độ đồng cảm với người tiêu cực và sử dụng chiến lược tương tự nhau để giúp người đó vượt qua sự tiêu cực của mình.
  7. Chịu trách nhiệm xây dựng niềm hạnh phúc cho bản thân. Con người là sinh vật có tính xã hội và niềm hạnh phúc của họ thường phụ thuộc vào chất lượng mối quan hệ với người khác. Tuy nhiên, chỉ có bạn mới có thể chịu trách nhiệm trước sự tích cực và niềm hạnh phúc của bản thân.[10]
    • Trở nên hạnh phúc bất kể hoàn cảnh có nghĩa là dành lấy sự kiểm soát cảm xúc của mình thay vì để tình huống chi phối. Ví dụ, nếu bạn đang đối phó với người tiêu cực, bạn có thể lựa chọn cho phép người đó làm cạn kiệt sự tích cực của bạn, hoặc là bạn có thể hỗ trợ bản thân bằng cách nhắc nhở chính mình về sự tích cực trước và sau khi giao tiếp với người đó.
    • Điều khiển phản ứng về mặt cảm xúc của bản thân tương tự như đối với cơ bắp của bạn. Bạn cần phải luyện tập cách trở nên kiểm soát hơn về phản ứng về mặt cảm xúc của bản thân trước tình huống bên ngoài, chẳng hạn như đối phó với người tiêu cực.
  8. Đánh giá vai trò của người đó trong cuộc sống của bạn. Đôi khi, cách tốt nhất để đối phó với người tiêu cực là loại bỏ họ hoàn toàn khỏi cuộc sống của bạn. Có những lúc sự tiêu cực của họ sẽ làm bạn khó chịu đến mức bạn không thể xây dựng mối quan hệ trọn vẹn và vui vẻ.
    • Bạn cần phải xem xét lại ưu và nhược điểm của việc loại bỏ người đó khỏi cuộc sống của bạn. Điều này có thể sẽ khá khó khăn nếu người đó là một phần của nhóm bạn bè mà bạn quen biết. Thậm chí đây có thể là hành động hoàn toàn bất khả thi nếu người đó là đồng nghiệp hoặc cấp trên của bạn.
    • Xem xét một cách chân thật về điều mà bạn sẽ nhận được từ mối quan hệ với người đó, và không nên quá dựa vào bản chất của mối quan hệ này “trong quá khứ” nếu người đó đang trở nên tiêu cực sau một vài tháng hoặc vài năm.
  9. Tránh xa người đó. Nếu bạn không thể ngừng gặp gỡ người đó hoàn toàn, tránh xa họ là lựa chọn tốt nhất mà bạn có thể thực hiện. Bạn nên nhớ rằng, bạn cần phải chăm sóc chính mình. Bạn không mắc nợ ai thời gian và năng lượng của bạn, đặc biệt nếu người đó đang khiến bạn dần trở nên kiệt sức với sự tiêu cực của họ.

Lời khuyên[sửa]

  • Bạn nên nhớ rằng có nhiều lý do khác nhau khiến con người trở nên tiêu cực, bao gồm cảm giác bất an, lòng tự trọng thấp, quá khứ đau buồn, thất vọng trong cuộc sống, sự tự tin thấp, v.v.
  • Người tiêu cực thường khó nhận thấy mặt tích cực hoặc kết quả tích cực trong cuộc sống. Hãy nhớ rằng bản thân họ cần phải mong muốn thay đổi cách suy nghĩ của mình.
  • Không nên phản ứng trước lời nhận xét tiêu cực. Nếu bạn không cung cấp cho người đó phản ứng mà họ mong muốn, họ sẽ ngừng lại bởi vì hành vi thu hút sự chú ý của họ không đem lại hiệu quả.
  • Bạn nên cư xử lịch sự, tránh trở nên quá nghiêm khắc, và rèn luyện lòng kiên nhẫn.

Cảnh báo[sửa]

  • Người thường xuyên bộc lộ sự tiêu cực có thể bị trầm cảm. Nếu sự tiêu cực được thể hiện dưới dạng cuộc trò chuyện về việc tự làm hại bản thân hoặc người khác, bạn nên khuyến khích người đó tìm kiếm sự trợ giúp của chuyên gia.
  • Không nên cho phép sự tiêu cực của người khiến biến bạn thành người bi quan. Trên hết, bạn cần phải chịu trách nhiệm trong việc xây dựng niềm hạnh phúc cho bản thân.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. Goodhart, D. E. (1985). Một số hiệu ứng tâm lý liên quan đến suy nghĩ tiêu cực và tích cực về hậu quả căng thẳng của một sự kiện nào đó: Lạc quan có phải là điều phù hợp? Tạp chí Nhân cách và Tâm lý học Xã hội, 48(1), 216-232.
  2. Cooperrider, D. L., & Whitney, D. (2001). Cuộc cách mạng tích cực trong việc thay đổi: Khai thác điểm mạnh. Quản trị công và chính sách công cộng, 87, 611-630.
  3. http://tinybuddha.com/blog/how-to-deal-with-negative-people-or-difficult-people/
  4. Nolen-Hoeksema, S., Parker, L.E., Larson, J. (1994). Tình trạng ngẫm nghĩ để đối phó với tâm trạng chán nản sau khi trải qua mất mát. Tạp chí Nhân cách và Tâm lý học Xã hội, 67, pp. 92–104.
  5. 5,0 5,1 5,2 5,3 Garnefski, N., Kraaij, V., & Spinhoven, P. (2001). Sự kiện tiêu cực trong cuộc sống, điều chỉnh nhận thức trong cảm xúc và vấn đề về mặt cảm xúc. Sự khác biệt trong Tính cách và Cá nhân, 30(8), 1311-1327.
  6. http://www.psychologytoday.com/blog/sapient-nature/201303/dealing-negative-people
  7. 7,0 7,1 https://www.psychologytoday.com/blog/sapient-nature/201303/dealing-negative-people
  8. Segrin, C., & Abramson, L. Y. (1994). Phản ứng tiêu cực trước hành vi thất vọng: Bài phân tích lý thuyết trong giao tiếp. Tạp chí Tâm lý học Bất thường,103(4), 655-668.
  9. http://www.lifehack.org/articles/communication/9-helpful-tips-to-deal-with-negative-people.html
  10. http://www.psychologytoday.com/blog/sapient-nature/201112/taking-personal-responsibility-your-happiness

Liên kết đến đây

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này