Ứng xử với người hay ghen ghét

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Khi mang mặc cảm thua kém hoặc bị xem thường, người ta thường có biểu hiện ghen tỵ và căm ghét. Điều này có thể gây ra các tình huống khó xử và khiến bạn cảm thấy áy náy về thành công của mình. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể nuôi dưỡng những mối quan hệ tích cực bằng việc thẳng thắn nói chuyện với người hay đố kỵ và áp dụng các chiến thuật giúp họ vượt qua cảm giác ghen ghét.

Ảnh minh họa

Các bước[sửa]

Đối phó với những người hay ghen ghét[sửa]

  1. Không nhìn nhận sự việc như là sự công kích cá nhân. Bạn hãy hiểu rằng khi ai đó ghen tỵ với bạn thì đó là vấn đề của họ, không phải là vấn đề của bạn. Bạn cần tự tin vào bản thân. Đừng để người ghen tỵ tác động đến sự tự tin của bạn hoặc khiến bạn hoài nghi chính mình.[1]
    • Tiếp tục làm việc bạn đang làm và đừng để ai ngăn cản bạn.
    • Tập trung vào những người ủng hộ bạn.
    • Tự nhủ rằng họ ghen tỵ vì bạn đang thành công.
  2. Phớt lờ những lời bình luận đố kỵ. Tuy rằng khó thực hiện, nhưng việc phớt lờ những bình phẩm của người hay ghen ghét là cách để tỏ thái độ rằng bạn không khuyến khích những cảm xúc của họ.[2]
  3. Thẳng thắn đối mặt với người đố kỵ trong cuộc sống của bạn. Nếu không thể phớt lờ ai đó, việc xử lý tình huống một cách trực tiếp có thể giúp giải tỏa sự ghen tỵ. Bạn hãy nói chuyện thẳng thắn về hành vi của họ.
    • "Tôi mong rằng chúng ta có mối quan hệ tích cực trong công việc; tôi có thể làm gì để cải thiện tình hình?”
    • "Tôi coi trọng lời phê bình có tính xây dựng của anh, nhưng đôi lúc tôi cảm thấy anh hơi quá gay gắt”.
  4. Hạn chế các tương tác tiêu cực với người có tính ghen ghét. Nếu có thể thay đổi môi trường hoặc các hoạt động xã hội của mình, bạn có thể giảm được khả năng người đó ảnh hưởng đến bạn.[3]
    • Giao tiếp với những người ủng hộ bạn, như vậy kẻ kia sẽ ít có khả năng công kích khi bạn đang ở trong nhóm.
    • Khi nhìn thấy người đó, bạn hãy lịch sự lên tiếng chào trước, sau đó rời đi.
    • Làm bạn với bạn bè của người đó để khiến họ có cảm giác như người ngoài cuộc.
  5. Thay đổi lịch trình để bạn không phải gặp mặt người đó. Đi lại bằng con đường khác, dùng nhà vệ sinh ở tầng khác, hoặc thử xem bạn có thể đổi lớp học hoặc ca làm việc không.
  6. Thiết lập ranh giới. Đừng nghĩ rằng bạn cứ phải tiếp tục chịu đựng những gì mà người có tính đố kỵ trút xuống bạn. Bạn nên thiết lập ranh giới để tạo khoảng cách với người đó. Tự lập ra giới hạn trong đầu về thời gian tiếp xúc với người ghen ghét kia, sau đó lịch sự rút lui khỏi cuộc đối thoại.[4]
    • Cho bản thân 1 phút khi nói chuyện với họ, sau đó rời đi vào bảo “Tôi đang có việc cần làm”.
    • Đếm những lời bình phẩm tiêu cực, và sau 3 câu như vậy, bạn hãy chấm dứt cuộc đối thoại.
  7. Cho người đó biết rằng bạn không chấp nhận sự tiêu cực. Tuy bạn không muốn tỏ ra thô lỗ hoặc làm họ tức tối thêm, nhưng bạn có thể khiến người ghen tỵ thay đổi hành vi bằng cách cho họ biết rằng việc họ đang làm gây cho bạn cảm giác gì.
    • "Tôi cảm thấy không thoải mái với cái cách mà anh nói chuyện với tôi”.
    • "Cách cư xử của anh khi chúng ta nói chuyện khiến tôi cảm thấy khó chịu. Chúng ta có thể thay đổi cho tốt hơn không?”

Giúp người đó vượt qua sự ghen tỵ[sửa]

  1. Vượt lên trên những người ghen tỵ và căm ghét. Cho dù người đó có tỏ ra tiêu cực đến đâu chăng nữa, bạn vẫn nên giữ thái độ tương tác tích cực với họ. Cho họ thấy cách xử lý tình huống tốt hơn bằng cách làm gương.[5]
    • Khen ngợi những điểm tích cực của họ.
    • Nhã nhặn trong mọi tương tác với người đó.
    • Ngỏ ý giúp họ cải thiện các kỹ năng trong lĩnh vực mà họ đang ghen tỵ với bạn.
  2. Nói chuyện với họ về những vất vả của bạn. Một số người tưởng rằng chỉ mình họ là có những trải nghiệm không may. Khi cởi mở với họ về các khó khăn của mình, bạn đang giúp người hay ghen tỵ nhận ra rằng họ không phải là người duy nhất trải qua những tình huống khắc nghiệt, từ đó bạn có thể cải thiện được mối quan hệ.
    • Chia sẻ về những lần bạn thất bại.
    • Thảo luận về các nhiệm vụ mà bạn thấy khó khăn.
    • Nhờ người có tính ghen tỵ giúp bạn việc gì đó để giúp họ tăng sự tự tin.
  3. Giúp đỡ người đó hoàn thiện bản thân. Tính ghen tỵ thường bắt nguồn từ cảm giác thua kém. Việc ngỏ ý kèm cặp hoặc hướng dẫn họ cải thiện những kỹ năng trong lĩnh vực mà họ ghen tỵ với bạn có thể giúp giảm nhẹ cảm giác đó. Ủng hộ những nỗ lực của họ để bạn không có vẻ như đang ‘’hạ mình’’ bằng việc ám chỉ rằng bạn giỏi hơn họ.[6]
  4. Đưa ra các giải pháp thay thế. Nếu ai đó ghen tỵ vì những thứ bạn có hoặc những việc bạn đang làm, bạn hãy đề nghị với họ các lựa chọn khác. Không phải lúc nào chúng ta cũng có thể đáp ứng cho mọi người những thứ họ mong muốn. Bạn hãy sáng tạo khi nghĩ ra những lựa chọn khác cho người đang ghen tỵ với bạn. Thử đưa ra nhiều phương án để họ có thể lựa chọn.[7]
  5. Tránh đăng các lời bình luận hoặc các bức ảnh gây kích động trên mạng xã hội. Bạn không cần phải ngừng sử dụng mạng xã hội, nhưng việc cân nhắc về cảm nhận của những người khác cũng giúp bạn đảm bảo rằng những thứ bạn đăng không gây ‘’ngứa mắt’’ và khiến người khác ghen tỵ.

Hiểu nguồn gốc của tính ghen tỵ và tiêu cực[sửa]

  1. Hiểu về sự ghen tỵ. Người ta trở nên ghen tỵ khi thấy ai đó có thứ mà họ nghĩ rằng lẽ ra phải thuộc về họ. Những người có tính đố kỵ thường đổ lỗi cho mọi người xung quanh mà không nhận ra rằng chính cảm xúc đó làm họ tổn thương.[8]
  2. Tìm ra nguồn gốc làm nảy sinh tính ghen tỵ của người đó. Tính ghen tỵ. phần lớn bắt nguồn từ sự lo sợ. Nỗi lo bị xem thường hoặc sợ không được yêu thương có thể ảnh hưởng rất lớn. Bạn nên tìm ra nỗi lo sợ nào đang dung dưỡng cho tính ghen tỵ để hiểu nguồn gốc của nó. Tính ghen tỵ có thể xuất phát từ các nguyên nhân khác nhau:[9]
    • Các đối tượng vật chất
    • Các mối liên hệ cá nhân
    • Vị trí trong nghề nghiệp
    • Địa vị xã hội
  3. Thẳn thắn hỏi về điều gì đã khiến họ phiền lòng. Nhẹ nhàng tiếp cận người đang đố kỵ với thành công của bạn và hỏi họ tại sao. Đừng làm họ bực tức hơn bằng thái độ thô lỗ, nhưng bạn cần cởi mở và thẳng thắn để có kết quả tốt nhất. Bạn có thể thử một trong các gợi ý dưới đây để giúp họ mở lòng:
    • ”Tôi nhận thấy thái độ của anh hơi khác khi có mặt tôi. Tôi có làm điều gì khiến anh phiền lòng không?’’
    • ”Tôi muốn đảm bảo là không làm anh bực bội. Liệu mọi việc có ổn không?’’
    • ”Chị là một người sắc sảo, và tôi muốn biết liệu giữa chúng ta đã có vấn đề gì”.

Phân biệt sự ghen tỵ với sự phê bình[sửa]

  1. Cân nhắc về nguồn gốc của hành vi. Ngẫm nghĩ về người đưa ra các lời bình luận mà bạn cho là ghen ghét. Nếu người đó là cấp trên hoặc là huấn luyện viên của bạn thì có lẽ là họ đang cố gắng giúp bạn hoàn thiện, không phải là đang hạ thấp bạn.
  2. Quan sát tương tác của người đó với những người khác. Một số người có xu hướng mắc chứng ghen tỵ hoang tưởng. Những người này không ngừng thể hiện sự ghen ghét và có thể không hiểu những gì họ nói.[10]
  3. Sẵn sàng tiếp nhận những lời phê bình tích cực. Ngay cả khi cảm thấy lời bình phẩm của ai đó quá thẳng thừng hoặc thô lỗ, bạn vẫn có thể tiếp nhận những nhận xét mang tính xây dựng. Trân trọng những lời góp ý và giữ cái nhìn tích cực.

Lời khuyên[sửa]

  • Nếu có ai đó ghen tỵ với bạn, hãy hiểu rằng có lẽ bạn đang làm rất tốt, lấy điều này làm động lực cho mình.
  • Đừng chia sẻ bất cứ thông tin nào với những người quá yêu bản thân. Những người này chỉ chực chờ chộp được thông tin tiêu cực về bạn để làm công cụ chi phối cách nhìn nhận của những người khác về bạn. Hãy giữ một khoảng cách an toàn và đừng chia sẻ bất cứ điều gì với họ. Nếu họ là người thân trong gia đình, bạn hãy nói về họ để khỏi phải nói về bạn.
  • Nhớ rằng người ghen ghét chỉ là những người có thái độ tiêu cực về những thứ người khác có, chẳng hạn như tài năng hoặc sự đam mê, không phải là do nhân cách của họ.
  • Bạn không cần phải thay đổi! Bạn chỉ cần là chính mình!

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này