Nhận ra một người bạn xấu

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Có đôi khi bạn cảm thấy bối rối về mối quan hệ bạn bè của mình – bạn băn khoăn về lòng chân thành, tính trung thực và sự ủng hộ của một người bạn đối với mình. Nếu linh tính của bạn mách bảo rằng tình bạn này thực ra không tốt đẹp như mọi người vẫn tưởng, có lẽ đã đến lúc bạn nên xác định tính cách thực sự của người bạn đó và cân nhắc xem tình bạn này có xứng đáng để giữ gìn không.

Các bước[sửa]

Nhận biết những biểu hiện không thiện chí[sửa]

  1. Cẩn thận với những kẻ cơ hội. Đó là người thích lợi dụng vì bạn có những tài sản như ô tô, căn hộ hay ngôi nhà riêng, có nhiều tiền hoặc khu nhà nghỉ mát. Hoặc họ có thể lợi dụng bạn để tiếp cận bạn bè, bạn trai/ bạn gái hoặc anh chị em của bạn. Kiểu người này sẽ chiếm cả ngôi nhà của bạn, thậm chí còn dùng những vật dụng vệ sinh cá nhân của bạn. Nhưng khi bị chất vấn, họ sẽ nổi giận. Họ không tôn trọng bạn và tài sản của bạn.
    • Bạn có thể nhận ra vấn đề trong việc vay mượn của họ. Họ vay tiền bạn nhưng không bao giờ trả. Họ mượn quần áo, vật dụng của bạn nhưng cũng chẳng nghĩ đến việc trả lại, hoặc trả lại trong tình trạng bị hư hỏng. Thậm chí họ còn cho người khác dùng vật dụng hay mặc quần áo của bạn mà không hỏi bạn trước.
    • Họ cũng có thể nhờ bạn giúp làm việc này việc kia nhưng không hề giúp lại bạn.
    • Khi bạn khoe với họ rằng bạn có một thứ mới (quần áo, đồ đạc, thậm chí bạn bè), hãy xem họ có chú ý đến bạn nhiều hơn không.
  2. Lưu ý đến những người luôn đặt bản thân lên hàng đầu. Kiểu người này sống theo phương châm “Ta là trung tâm của vũ trụ”. Họ luôn luôn nói về mình. Họ không quan tâm đến bạn, không cần biết cuộc sống của bạn thế nào, cảm giác của bạn ra sao, v.v… Bạn cũng có thể nhận thấy họ rất hay khoe khoang khoác lác. Cho dù là nói về bản thân mình, về tài sản, người yêu, đám cưới hoặc đi nghỉ mát, họ luôn luôn làm ra vẻ như họ hơn bạn. Họ nghĩ cả thế giới này đều xoay xung quanh họ và chỉ mình họ mà thôi.
    • Những người này luôn luôn khăng khăng giữ quan điểm của mình trong mọi việc. Quan điểm là những ý tưởng và suy nghĩ của một người về vấn đề nào đó. Quan điểm cũng là sự đánh giá, suy xét và nhận định về sự việc. Người tự cho mình là trung tâm không màng đến ý kiến của mọi người và không có sự đồng cảm với những người khác, họ cho rằng mọi người đều nhìn nhận sự việc theo cách nhìn của họ (hoặc ý kiến của họ vượt trội hơn mọi người). Điều này thường thấy ở trẻ nhỏ. Họ không có khả năng tách biệt những niềm tin, suy nghĩ, ý tưởng của họ và của những người khác, và nếu bạn nêu ý kiến của mình, họ sẽ chỉ trích bạn hoặc không muốn nghe.
  3. Tránh những người lúc nào cũng làm ra vẻ khổ sở, luôn miệng rên rỉ “khổ thân tôi quá”, ‘’đời tôi gặp toàn những chuyện không may". Người này luôn tìm đến bạn khi họ gặp rắc rối để xin lời khuyên, và không ngần ngại kể lể rằng họ đang khổ sở thế nào (thông thường là những sự việc được phóng đại). Nhưng khi bạn cần lời khuyên hoặc muốn tâm sự thì họ chỉ nói chuyện với bạn rất qua loa. Thật không công bằng khi bạn sẵn lòng bỏ ra hai tiếng đồng hồ để an ủi họ - nhưng ngược lại họ chỉ dành cho bạn năm phút. Bạn không phải là chuyên gia trị liệu, vì vậy đừng để họ lấy bạn làm nơi để than vãn kêu ca.
    • Kiểu người này có thể nổi giận khi bạn và người đó nảy sinh bất đồng. Đó là vì họ khăng khăng giữ quan điểm của mình.
    • Chú ý cách họ kể chuyện. Họ thường bắt đầu bằng “Ôi trời ơi…’’ và ‘’Không thể tin được…’’. Họ thường kêu lên ‘’Cậu không hiểu những gì tớ phải trải qua đâu!’’. Họ khao khát được làm trung tâm và thu hút sự chú ý.
  4. Tách khỏi người quá đeo bám. Kiểu người này không chịu chia sẻ bạn với những người khác. Họ ghen tỵ khi thấy bạn giao tiếp với mọi người vì họ chỉ muốn độc chiếm bạn. Thậm chí họ còn chen vào giữa bạn và bạn thân của bạn. Họ không thể kiềm chế việc xen vào chuyện của người khác. Tuy nhiên, sự đeo bám này được phân chia thứ bậc rất lạ lùng; bạn sẽ bị ‘’ra rìa’’ nếu họ có ai đó quan trọng hơn ở bên cạnh – ví dụ, họ không muốn bạn cùng đi xem phim khi có mặt bạn trai hoặc bạn gái của họ, vì khi đó người kia mới là cả thế giới trong mắt họ. Và mặc dù họ dành nhiều thời gian cho người đó, nhưng khi một nửa của họ đang bận, họ lại muốn bạn dành toàn bộ thời gian cho họ. Rõ ràng đây là dấu hiệu cho thấy người này không thể ở một mình và bạn chỉ là người “giữ trẻ”. Họ sẽ khen ngợi bạn đến khi bạn đáp lại bằng sự thương mến. Nhưng chắc chắn họ sẽ thờ ơ với bạn nếu có ai đó quan trọng hơn ở bên cạnh họ.
  5. Tránh xa những kẻ giả tạo. Người này cười nói với bạn nhưng lại thường xuyên nói những lời hạ thấp bạn trước mặt người khác. Họ cũng có thể làm những việc mờ ám như dùng chất kích thích và phủ nhận việc đó. Họ hứa sẽ gọi lại cho bạn nhưng không bao giờ gọi. Lúc nào họ cũng bắt bạn phải chờ đợi và luôn luôn kiếm cớ biện hộ. Họ không bao giờ giữ lời hứa và có sở thích nói chuyện ngồi lê đôi mách. Bạn hãy nghe những câu chuyện của họ. Họ sẽ nói về bạn hoặc về ai đó khác.
  6. Đừng lại gần những kẻ hợm hĩnh. Người này không bao giờ tôn trọng sắc tộc/văn hóa/quan điểm của bạn. Họ xem bạn thuộc tầng lớp khác và cho rằng có thể xúc phạm bạn bằng những tiếng lóng, dù biết rằng điều đó khiến bạn tổn thương. Họ biết rằng bạn khó chịu và muốn điều đó xảy ra. Họ luôn luôn khoe khoang rằng họ “giàu có” hay “xinh đẹp” như thế nào và được bố mẹ cưng chiều ra sao.
  7. Cẩn thận với kẻ do thám. Không ai muốn có một người bạn luôn luôn theo dõi những gì bạn có. Bạn nên hiểu rằng người gọi là “bạn” này có thể đang làm việc cho ai đó muốn biết thông tin về bạn. Người bạn kiểu này có thể dùng các chiến thuật theo dõi vì họ ghen tỵ hoặc họ muốn “dạy cho bạn một bài học”. Một lý do khác có thể là họ muốn tiếp cận bạn bè hoặc người quen của bạn. Khi bạn đang nói chuyện với người khác, họ có lởn vởn xung quanh không? Họ có luôn luôn muốn biết bạn đang làm gì không? Nếu họ không thực sự quý mến bạn, hãy cố gắng dứt khỏi người bạn này ngay khi phát hiện ra họ là con rắn độc.
    • Bạn có thể nhận thấy người này lúc nào cũng muốn biết mọi thứ. Ví dụ, bạn đang nói chuyện riêng với một người bạn khác khi họ không ở ngay đó, nhưng họ tiến đến từ đằng xa và muốn biết bạn đang nói gì. Phải, điều này có thể chẳng đáng lo; bạn không nên hoang tưởng. Có thể đó là một ‘’người bạn thân’’, nhưng kẻ ‘’do thám’’ thì sẽ đi xa hơn thế nhiều, họ thường xuyên cố gắng nghe ngóng các cuộc chuyện trò, đọc lén email, mượn điện thoại của bạn, đọc tin nhắn giữa bạn và những người khác.
    • Kẻ do thám thường xuyên nói dối. Họ có thể nói dối tên, tuổi, v.v… với bạn.
    • Cẩn thận với tính tò mò tọc mạch. Họ sẽ có thể hăm dọa hoặc bắt nạt bạn.
    • Nếu bị người này hăm dọa hoặc gây nguy hiểm, bạn hãy báo với người có thẩm quyền hoặc một người lớn mà bạn tin tưởng.
  8. Đừng quan tâm đến người bạn phớt lờ bạn. Kiểu ‘’bạn’’ này có thể khiến bạn tức đến phát điên. Khi bạn đi chơi với họ và bạn bè của bạn, họ luôn luôn nói chuyện với bạn và bắt chuyện với bạn bè của bạn. Tuy nhiên, khi bạn đi chơi với họ và bạn bè của họ, họ hoàn toàn ”quên” giới thiệu bạn với mọi người. Nếu có ba người cùng đi trên vỉa hè – bạn, họ và một người bạn khác của họ - thì bạn luôn là người thứ ba đi đằng sau. Bạn luôn là người thừa. Mỗi lần bạn muốn bắt chuyện, họ sẽ lờ đi và tiếp tục nói chuyện với người bạn kia, hoặc ngắt lời bạn và tiếp tục ba hoa. Đây là dấu hiệu của sự bất an giấu dưới vẻ ngoài lãnh đạm; thái độ này là không tử tế và không đáng có.
  9. Đề phòng người hay tọc mạch vào việc của người khác. Người này sẽ lợi dụng bạn và ý tưởng/tài sản trí tuệ của bạn; xen vào các mối quan hệ xã hội và nghề nghiệp của bạn; cướp lời khi bạn đang nói chuyện với người khác; và nói chung giẫm lên chân bạn trên con đường bạn đi mà không tự tạo con đường của riêng mình. Người được gọi là ‘’bạn’’ này sẽ tìm cách tiến thân/hoặc được thăng tiến bằng cách nấp sau những đồng nghiệp tài năng hơn, lừa cấp trên bằng công sức của bạn, lợi dụng những ý tưởng và sáng kiến mà bạn chia sẻ với họ. Họ bắt chước mọi việc bạn làm. Bạn là hình mẫu và là tiêu điểm trong mắt họ. Họ sẽ lái mọi cuộc trò chuyện thành cuộc phỏng vấn để khai thác thêm các ý tưởng của bạn và sao chép lại. Bạn sẽ phát mệt khi phải cố gắng tránh né sự tọc mạch của họ để duy trì tình bạn và tiếp xúc với họ mà không bị họ nhúng mũi vào việc của mình. Họ là người không đủ tự trọng và khó kết bạn, vì vậy họ để bạn làm hết mọi việc, sau đó tìm cách gặt hái thành quả của bạn.
    • Nếu bạn nói, "Mình đang định khen đôi giày (của ai đó)", họ sẽ hớt tay trên và làm như đó là ý tưởng của họ. Nếu bạn nói, "Tôi nghĩ (ai đó) sẽ phù hợp với công việc mà tôi vừa thấy’’, họ sẽ vượt mặt người kia và nộp đơn xin công việc mà bạn vừa nói. Nếu bạn làm việc chung với người này, họ sẽ lợi dụng các ý tưởng của bạn và trình với sếp về các sáng kiến mới nhất, hay nhất của bạn với câu mở đầu “Em đang nghĩ…” sau khi bạn giảng giải cho họ rằng vì sao bạn đi đến kết luận đó. Họ sẽ sao chép ý tưởng của bạn, những thứ bạn yêu thích và những điều bạn quan sát được. Nếu bạn học cùng trường với người này, họ sẽ lên nói với giáo sư về những tìm tòi xuất sắc của bạn và vờ như đó là của họ. Người này rất bất an và cần bạn chỉ vẽ đường đi nước bước cho họ; họ cảm thấy như có quyền xen vào mọi mối quan hệ của bạn.
  10. Tránh các “nữ chúa”. Kiểu người này có tính lấn át rất cao. Họ không chấp nhận những ý kiến khác với mình. Họ chỉ chấp nhận bạn khi bạn có cùng suy nghĩ với họ. Một số người có thái độ này vì họ cảm thấy bất an, nhưng nhiều người làm như vậy chỉ để thỏa mãn nhu cầu thống trị. Họ có một “đoàn tùy tùng” đi theo để bảo vệ, ngưỡng mộ và tôn thờ họ. Nhưng điều đáng sợ nhất là “nữ chúa” có thể lợi dụng tình bạn và khiến bất cứ người nào trong đám “bạn bè” của bạn chống lại bạn trong một ngày chỉ để nhấn chìm bạn. Họ rất đê tiện và đáng sợ, do đó bạn hãy tránh xa.

Tìm cách thoát ra[sửa]

  1. Quyết định xem liệu tình bạn này có xứng đáng để bạn tiếp tục duy trì hay không. Nếu bạn của bạn là một trong những kiểu “bạn xấu” kể trên, và họ thường hút cạn năng lượng, sự kiên nhẫn và các nguồn lực của bạn, thì rõ ràng là bạn nên loại người đó khỏi các bạn bè thân thiết của mình.
    • Quyết định xem liệu người đó thậm chí có xứng đáng để bạn duy trì mối quan hệ quen biết hay không. Điều này tùy thuộc vào hoàn cảnh – nếu bạn vẫn phải làm việc chung hoặc hai bên vẫn gặp nhau trong những dịp họp mặt gia đình thì việc giữ khoảng cách và thái độ điềm tĩnh có thể là lựa chọn tốt nhất. Tuy nhiên, bạn có thể cắt đứt hoàn toàn với người đó nếu họ không có mối liên hệ nào với bạn trong cuộc sống.
  2. Ngừng việc giữ liên lạc. Nếu bạn luôn là người liên lạc trước và bắt đầu nản lòng vì chẳng mấy khi được đáp lại, hãy ngừng liên lạc với họ. Chặn họ trong danh sách liên lạc và rời khỏi mọi cuộc trò chuyện qua tin nhắn có họ tham gia. Tránh gặp họ nơi công cộng. Nếu thực sự là bạn bè, họ sẽ liên lạc với bạn nếu thấy bạn im ắng, vì việc nhắn tin, gọi điện hay gửi email chỉ mất có vài phút. Nếu họ không làm vậy, bạn nên sáng suốt hơn khi nhìn nhận thái độ của người bạn này và nên dành nhiều thời gian hơn cho những người bạn quan tâm đến mình.
  3. Nói với người bạn đó rằng tình bạn đã kết thúc khi cảm thấy thích hợp. Nếu không thể lặng lẽ lảng tránh và từ chối đi cùng với người đó đến mọi nơi, bạn cần phải thẳng thắn về việc không làm bạn với họ nữa. Cách tốt nhất để chấm dứt quan hệ bạn bè là gặp mặt trực tiếp hoặc gọi điện thoại nói rõ rằng bạn không thể tiếp tục làm bạn với họ vì những lý do nào.
    • Tránh dùng những từ ngữ “kết tội”. Bạn không phải nói theo kiểu “vấn đề không phải ở bạn, mà là ở tôi”, nhưng bạn cần nói rõ rằng đó là vì cảm giác và sự thanh thản của bạn. Tránh chỉ trích tính cách của họ hoặc đổ lỗi cho họ về cảm giác của bạn.
    • Nhắc người đó về những người bạn khác của họ, thậm chí bạn có thể giới thiệu cho họ một người bạn mới nếu thấy thích hợp.

Lời khuyên[sửa]

  • Bạn bè tốt sẽ luôn luôn ở bên cạnh bạn.
  • Vạch ranh giới. Đánh giá cảm giác của bạn khi tách khỏi người đó. Như vậy bạn sẽ có thời gian suy ngẫm và cân nhắc xem họ có phải là người bạn tốt hay không.
  • Xem thái độ của người bạn đó khi hai bên có bất đồng nhỏ. Nếu họ giận dữ nhưng vẫn muốn làm bạn với bạn, họ sẽ vẫn quan tâm đến bạn. Ngược lại, nếu họ sẵn sàng cắt đứt tình bạn vì bạn không chiều ý họ thì đó không phải là bạn bè thực sự.
  • Đôi khi một người bạn nào đó có tính đeo bám vì họ không có nhiều bạn bè, hoặc họ coi bạn thân thiết như anh chị em ruột.
  • Nếu bạn của bạn thay đổi theo chiều hướng xấu đi (trước đây họ có quan tâm đến bạn nhưng giờ thì phớt lờ), bạn hãy giữ khoảng cách với người đó. Như vậy, bạn có thể quay trở lại nếu họ thay đổi tốt hơn hoặc rời bỏ nếu họ tiếp tục xấu đi.
  • Lưu ý những người hay tự cho mình là đúng hoặc có vẻ như luôn muốn bạn chiều ý họ. Những người này có thể chỉ xem bạn là tài sản của họ mà không nhìn nhận bạn như một con người.
  • Một người bạn thực sự không bao giờ nói dối bạn.
  • Bạn bè thực sự sẽ không bao giờ hạ thấp bạn trước những người khác.
  • Chuẩn bị tinh thần vững vàng để cắt đứt mối quan hệ bạn bè nếu hai bên không có sự bình đẳng. Một người bạn bắt nạt bạn mình không thể là bạn thực sự. Bạn bè đích thực luôn sẵn sàng nhìn nhận vấn đề và cố gắng sửa chữa.
  • Bạn bè thực sự luôn sẵn sàng giúp đỡ. Bạn bè giả tạo sẽ như con búp bê Barbie, đẹp mắt và có vẻ thân thiện nhưng xa lạ và không đáng tin.
  • Một người bạn xấu/giả tạo thường gây sự mà chẳng vì lý do gì. Bạn không nên giữ tình bạn đó. Hãy cắt đứt với họ. Đó là lựa chọn đúng đắn.
  • Thử kết bạn mới. Ở đâu cũng có người tốt và người xấu.

Cảnh báo[sửa]

  • Nhớ rằng những kẻ cơ hội ban đầu sẽ làm bạn với bạn, sau đó họ sẽ vứt bỏ bạn khi đã xong việc.
  • Đừng đặt ra quá nhiều mong đợi và quy tắc. Điều đó chỉ khiến mọi người bị kẹt trong khung đánh giá của bạn.