Điều tiết hormon tuyến giáp
Mục lục
Ảnh hưởng của hormon kích thích tuyến giáp (Thyroid-Stimulating Hormone)[sửa]
TSH (hormon của thùy trước tuyến yên) còn được gọi là thyrotropin là một glycoprotein có khối lượng phân tử khoảng 28.000. TSH kích thích tuyến giáp tiết thyroxine và triiodothyronine thông qua sự kích thích hoạt động của các tế bào tuyến giáp :
- Phân giải thyroglobulin trong tế bào dẫn đến tăng nồng độ hormon tuyến giáp trong máu. Đây là tác động "sớm" làm hormon tuyến giáp xuất hiện trong máu khoảng 30 phút sau khi tiêm TSH thực nghiệm (các tác động khác sảy ra chậm hơn).
- Tăng cường hoạt động các bơm iod, tăng tôc độ "bắt" iod của các tế bào tuyến giáp, tăng tỷ lệ ion iod trong màng tế bào tới vài lần cao hơn nồng độ ion iod ngoài tế bào.
- Iod hóa tyrosine và tăng sự bắt cặp của chúng để tạo thành hormon.
- Tăng kích thước và hoạt động tiết của các tế bào tuyến giáp.
- Tăng số lượng tế bào tuyến đồng thời làm chúng biến đổi hình thái từ hình khối thành hình trụ và tạo các gấp nếp trên biểu mô các túi tuyến.
Vai trò của cAMP:
Trước đây các nhà nghiên cứu đã gặp nhiều khó khăn để giải thích phuơng thức tác động của TSH. Hiện nay cách giải thích được chấp nhận (hay ít nhất là được tạm thời chấp nhận) là tác động của nó thông qua hệ thống cAMP của tế bào. Trước tiên, TSH kêt hợp với TSH receptor trên màng tế bào kích thích adenylcylase màng dẫn đến làm tăng quá trình hình thành cAMP trong tế bào. cAMP đến lượt mình hoạt động như chất mang tín hiệu thứ cấp tác động đến hệ enzyme trong tế bào tuyến giáp. Kết quả các hormon được tiết ra và các tế bào tuyến phát triển. Phương thức tác động này của cAMP diễn ra tương tự ở nhiều loại mô khác.
Chức năng điều hòa của vùng dưới đồi thị[sửa]
Các kích thích điện tác động đến một số nhân tại vùng dưới đồi tiết hormon giải phóng TSH (thyrotropin-releasing hormone: TRH), TRH (pyroglutamyl-histidyl-proline-amide) được chuyển xuống thùy trước tuyến yên qua hệ thống cửa kích thích thùy trước tuyến yên tiết TSH. Một số nhân trong vùng dưới đồi có tác dụng tiết TRH là dorsomedial nucleus, suprachiasmatic nucleus, ventromedial nucleus, anterior hypothalamus, preoptic area và paraventricular nucleus. Nếu hệ thống cửa đồi thị-tuyến yên bị khóa, lượng TSH tiết ra từ thùy trước tuyến yên giảm mạnh nhưng không bị triệt tiêu.
Nếu vùng dưới đồi tiết somatostatin sẽ ức chế thùy trước tuyến yên tiết TSH và hormon sinh trưởng. Vai trò của somatostatin trong quá trình điều khiển chức năng tuyến giáp đang tiếp tục được tìm hiểu.
Ảnh hưởng của nhiệt độ và các kích thích thần kinh[sửa]
Giữ chuột thí nghiệm ở điều kiện lạnh trong và tuần làm tăng cường tiết hormon tuyến giáp (có khi tăng tới hơn 100%) đồng thời tăng cường tỷ lệ trao đổi chất tới 50%. Tương tự, nếu người chuyển đến sống tại các vùng lạnh giá trao đổi chất của cơ thể cũng sẽ tăng cường.
Trạng thái hưng phấn hay ức chế quá mức làm giảm tiết hormon tuyến giáp thông qua kích thích hệ thần kinh giao cảm (có thể do những biến đổi về tốc độ của các phản ứng trao đổi chất và thân nhiệt).
Tác động của nhiệt độ thấp cũng như của trạng thái tinh thần bị mất hoàn toàn nếu cuống tuyến yên bị cắt chứng tỏ tất cả những yếu tố này đều phát huy tác dụng đến tuyến giáp thông qua vùng dưới đồi.
Thông tin phản hồi[sửa]
Tăng tiết hormon tuyến giáp dẫn đến giảm tiết TSH của tuyến yên. Nếu tốc độ tiết hormon tuyến giáp tăng 1,75 lần thì quá trình tiết TSH gần như triệt tiêu. Tác động này sẽ giảm đi nếu trục đồi thị tuyến yên bị gián đoạn chứng tỏ cơ chế tác động ngược chủ yếu thông qua ảnh hưởng trực tiếp của hormon tuyến giáp đến tuyến yên (tác động đến vùng dưới đồi yếu hơn).
Một cơ chế khác được đưa ra là hormmon tuyến giáp làm giảm số lượng các TRH receptor của các tế bào tiết TSH dẫn đến làm giảm kích thích của TRH.
Cơ chế điều hòa ngược đảm bảo nồng độ hormon tuyến giáp trong máu tương ứng với tôc độ của các phản ứng trao đổi chất. Khi cơ thể vận động nhiều (ví dụ khi tập thể thao) quá trình trao đổi chất tăng nên tôc độ tiết hormon tuyến giáp cũng tăng.
trang trước |