Điều trị loét dạ dày tá tràng bằng chuối

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Loét dạ dày-tá tràng là tình trạng loét trong dạ dày hoặc ruột non và gây đau đớn cho người bệnh.[1] Một số người không biết mình bị loét dạ dày-tá tràng, trong khi một số khác thường sẽ thấy nhiều triệu chứng khó chịu. Chuối có thể là một liệu pháp tự nhiên hiệu quả để giảm triệu chứng loét dạ dày-tá tràng. Thậm chí, ăn chuối còn giúp ngăn ngừa loét dạ dày-tá tràng ngay từ đầu.

Ảnh minh họa

Các bước[sửa]

Sử dụng chuối và các thực phẩm khác để ngăn ngừa viêm loét[sửa]

  1. Ăn 3 quả chuối mỗi ngày. Chế độ ăn lành mạnh với 3 quả chuối giúp ngăn ngừa viêm loét và giảm đau do viêm loét. Bạn chỉ cần ăn chuối, dùng chuối xay sinh tố hoặc thưởng thức chuối bằng bất kỳ hình thức nào mà bạn thích. Chuối giúp giảm viêm nhờ hàm lượng cao kali, magie, mangan, chất xơ, vitamin B6, vitamin C và folate. Theo một số nghiên cứu, chuối còn chứa nhiều enzym giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây loét dạ dày.
    • Bạn nên ăn 3 quả chuối mỗi ngày ngay khi cảm nhận các triệu chứng viêm loét. Tiếp tục ăn 3 quả chuối mỗi ngày cho đến khi triệu chứng giảm dần. [2]
  2. Kết hợp chuối với các thực phẩm lành mạnh khác. Kết hợp ăn chuối với lối sống lành mạnh giúp tăng khả năng ngăn ngừa viêm loét. Bên cạnh chuối, bạn có thể thêm một số hoa quả không có tính axit khác như kiwi, xoài và đu đủ vào chế độ ăn. Ngoài ra, bạn nên cố gắng ăn rau củ luộc sơ qua như bông cải xanh hoặc cà rốt. Bạn cũng nên ăn nhiều tỏi tây, hành tây, yến mạch, lúa mì và ngũ cốc nguyên hạt. [3]
    • Những thực phẩm này rất giàu vitamin và giúp viêm loét mau lành.[2]
    • Chuối chứa hàm lượng cao cacbon-hydrat nên kết hợp chuối với chất béo lành mạnh và protein sẽ giúp ngăn ngừa đường huyết cao/thấp.
  3. Tránh ăn hoa quả có tính axit. Cam, đào, quả mọng và bưởi là những hoa quả có tính axit. Hoa quả có tính axit sẽ làm tăng axit dạ dày và kích thích loét bằng cách phá vỡ màng nhầy trong dạ dày. Thay vào đó, bạn nên ăn hoa quả không có tính axit.
  4. Nấu rau củ và không nên ăn rau củ sống. Rau củ sống, đặc biệt là ngô, đậu lăng, bí ngô và ôliu có thể có tính axit và có thể kích thích viêm loét dạ dày.
  5. Hạn chế tiêu thụ đồ uống chứa cồn xuống mức 2 cốc mỗi ngày. Đồ uống chứa cồn có thể tương tác với vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori) gây loét, do đó uống quá nhiều có thể thúc đẩy quá trình viêm loét dạ dày.[4] Để giảm lượng đồ uống chứa cồn, bạn nên uống chậm hoặc cho bạn bè, người thân biết rằng bạn sẽ chỉ uống 2 cốc mỗi ngày để giảm viêm loét. [5]
    • Không uống đồ uống chứa cồn khi bụng đói để tránh gây kích thích loét dạ dày-tá tràng.
  6. Giảm uống cà phê. Nhiều người tin rằng uống cà phê có thể gây loét (mặc dù chưa được nghiên cứu y học chứng minh).[6][7] Tính axit trong cà phê có thể gây khó chịu dạ dày.[8] Trên thực tế, bất kỳ đồ uống chứa caffeine nào cũng có thể kích thích loét nếu bạn đang bị loét dạ dày.[9] Loét dạ dày-tá tràng có thể giảm nếu bạn hạn chế uống cà phê.
  7. Tránh hút thuốc. Cũng giống như đồ uống chứa cồn, hút thuốc lá cũng gây loét dạ dày bằng cách tương tác với các vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori) gây loét. Hút thuốc làm tăng nguy cơ viêm loét.[4] Nếu nghiện thuốc lá nặng, bạn nên cố gắng giảm dần tần suất hút thuốc mỗi ngày.[10]
  8. Cân nhắc uống Acetaminophen thay cho Aspirin. Nếu bạn bị đau đầu hoặc những căn bệnh cần thuốc giảm đau khác, bạn nên cân nhắc chuyển sang uống Acetaminophen. Giống như đồ uống chứa cồn và thuốc lá, Aspirin thúc đẩy quá trình viêm loét dạ dày, đặc biệt là ở những người nhiễm vi khuẩn H. pylori trong dạ dày.[11]
    • Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi chuyển sang sử dụng thuốc giảm đau khác.

Phát huy tối đa hiệu quả của chuối[sửa]

  1. Bóc vỏ, sấy khô, nghiền và uống chuối. Cách này giúp tăng cường hiệu quả điều trị loét dạ dày-tá tràng. Chuối khô chứa các sitoindoside giúp tăng cường sản sinh chất nhầy trong đường tiêu hóa, nhờ đó giúp ngăn chặn và chữa lành các vết loét. Chuối chưa chín có thể thúc đẩy tăng trưởng tế bào đường ruột. Cuối cùng, chuối sấy khô còn chứa các polysaccharide – chất thường có trong các loại thuốc chống loét.[12]
  2. Bắt đầu liệu pháp điều trị tự nhiên bằng cách bóc vỏ chuối chưa chín. Dùng tay nhẹ nhàng gỡ hoặc dùng dao cắt đứt đầu quả chuối chưa chín, sau đó bóc vỏ xuống.
  3. Cắt lát chuối đã được bóc vỏ (mỗi lát khoảng 3 mm) và sấy khô. Sấy khô bằng cách phơi chuối trên khay nướng trong 7 ngày hoặc nướng lò ở nhiệt độ 76oC trong 5 tiếng.[13]
  4. Dùng chày và cối giã nhuyễn chuối sấy thành bột mịn. Nếu không có chày và cối, bạn có thể cho chuối vào túi nhựa, sau đó dùng trục cán hoặc vật nặng khác để nghiền nát chuối.[14]
  5. Trộn 2 thìa chuối nghiền với 1 thìa mật ong. Uống hỗn hợp này 3 lần mỗi ngày, vào buổi sáng, buổi chiều và tối. Bạn có thể thêm sữa hoặc nước uống khác vào hỗn hợp nếu thích.

Xác định xem bạn có bị loét dạ dày-tá tràng không[sửa]

  1. Xác định xem dạ dày có dễ tổn thương không. Người hút thuốc và/hoặc uống nhiều rượu bia thường dễ bị loét dạ dày-tá tràng. Rượu bia làm giảm màng nhầy và tăng axit trong dạ dày, trong khi đó, thuốc lá làm tăng nguy cơ loét ở những người có sẵn vi khuẩn trong dạ dày. Thức ăn cay đã từng bị quy cho là tác nhân gây loét dạ dày-tá tràng, tuy nhiên thực tế không phải như vậy.
    • Bạn cũng có thể dễ bị loét dạ dày do di truyền, uống Aspirin thường xuyên hoặc trên 50 tuổi.[1]
  2. Nhận biết triệu chứng loét dạ dày-tá tràng. Triệu chứng loét dạ dày-tá tràng mức độ nhẹ bao gồm đau và nóng rát dạ dày vào giữa các bữa ăn hoặc vào buổi tối, đầy hơi, ợ nóng và buồn nôn. Trong trường hợp nặng, bạn có đi ngoài phân đen, sụt cân, đau dữ dội hoặc nôn ra máu.[1]
  3. Hiểu rõ các phương pháp điều trị y tế. Loét dạ dày-tá tràng là do vi khuẩn H. pylori trong dạ dày. Nếu xuất hiện bất kỳ một triệu chứng nghiêm trọng nào, bạn nên đến bệnh viên cấp cứu ngay lập tức. Nếu triệu chứng nhẹ và dai dẳng, bạn nên đi khám bác sĩ. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh và/hoặc thuốc giảm axit trong dạ dày để điều trị viêm loét.[15]

Warning[sửa]

  • Liệu pháp điều trị bằng chuối không thể thay thế thuốc chữa bệnh. Bạn nên đi khám bác sĩ nếu nghi ngờ mình bị loét dạ dày-tá tràng.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này