Xác định bạn có bị viêm dạ dày hay không

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Thuật ngữ "viêm dạ dày" dùng để mô tả sự kết hợp hay "một chuỗi" các triệu chứng. Khi bị viêm dạ dày, niêm mạc dạ dày sẽ xuất hiện các dấu hiệu viêm nhiễm, xói mòn hoặc loét.[1] Mặc dù viêm dạ dày có thể thuyên giảm nếu được điều trị nhưng tình trạng loét có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày. [2] Việc nhận biết triệu chứng là vô cùng quan trọng để giúp điều trị sớm, giảm triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng do viêm dạ dày.

Các bước[sửa]

Nhận biết triệu chứng viêm dạ dày[sửa]

  1. Lưu ý dấu hiệu đau bụng. Bệnh nhân bị viêm dạ dày thường có triệu chứng "đau vùng thượng vị" hay đau ở giữa bụng trên.[3] Dấu hiệu đau thượng vị được mô tả như cảm giác nóng rát, cồn cào hoặc đau bụng dữ dội. Cơn đau có thể khiến bạn tỉnh giấc vào giữa đêm và có thể thuyên giảm bằng cách ăn một thứ gì đó hoặc uống thuốc kháng axit.
  2. Lưu ý dấu hiệu buồn nôn và nôn mửa.[4] Đây là những triệu chứng thường gặp khi viêm dạ dày. Chất thải khi nôn có thể xuất hiện máu hoặc mật. Máu có thể được tiêu hóa một phần và giống như bột cà phê.[5] Loét xuất huyết là nguyên nhân gây ra triệu chứng này.[6] Bạn nên đi khám bác sĩ ngay nếu thấy máu hoặc mật xanh trong chất thải sau khi nôn mửa.
    • Nôn mửa quá nhiều có thể dẫn đến mất nước và nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, bạn cần đảm bảo uống thật nhiều nước nếu bị nôn mửa.
  3. Lưu ý dấu hiệu phân đen như hắc ín.[6] Tình trạng phân đen như hắc ín ở bệnh nhân viêm dạ dày được gọi là “đại tiện máu đen”. Loét xuất huyết cũng chính là nguyên nhân tiết máu trong phân. Bạn cũng cần đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt khi thấy có dấu hiệu đại tiện máu đen.
  4. Lưu ý sự thay đổi khẩu vị.[7] Người bị viêm dạ dày thường cảm thấy ăn mất ngon. Bạn có thể thấy chán ăn hoặc thấy no dù chỉ ăn một lượng thức ăn ít hơn bình thường. Ngoài ra, bạn nên lưu ý nếu thấy quần áo rộng bất thường. Sụt cân không chủ đích hay không do ăn kiêng có thể là do bạn đang ăn ít đi.
    • Cảm giác thèm ăn giảm đáng kể có thể khiến bạn ăn ít đến mức được xem là mắc chứng biếng ăn. Đi khám bác sĩ ngay nếu cảm thấy chóng mặt hoặc choáng do thiếu dinh dưỡng hoặc thiếu nước.
  5. Lưu ý tình trạng ợ nóng hoặc đầy bụng quá mức.[8] Viêm niêm mạc dạ dày có thể khiến khí tích tụ, từ đó khiến bạn dễ ợ hơn bình thường. Ngay cả khi đã đẩy khí ra ngoài khi ợ nóng, bạn có thể vẫn cảm thấy đầy bụng do khí còn tích tụ trong dạ dày.

Tiếp nhận chẩn đoán[sửa]

  1. Đến gặp bác sĩ để được khám sức khỏe. Cho bác sĩ biết bạn đang nghi ngờ bản thân bị viêm dạ dày và yêu cầu tập trung kiểm tra vùng bụng. Mang theo danh sách ghi rõ triệu chứng bạn đang gặp phải cho bác sĩ xem. Bác sĩ sẽ tìm ra “triệu chứng đáng báo động” cho thấy bạn cần được chăm sóc khẩn cấp. Triệu chứng báo động mà bạn cần cho bác sĩ biết gồm có:[9]
    • Nôn ra máu hoặc mật
    • Phân có màu đen như hắc ín (đại tiện máu đen)
    • Chán ăn, biếng ăn hoặc sụt cân (nhiều hơn 3 kg)
    • Thiếu máu (dấu hiệu da tái, mệt mỏi, ốm yếu hoặc chóng mặt)
    • Cảm giác chướng phình ở bụng
    • Cho bác sĩ biết nếu bạn là người trên 55 tuổi.
  2. Tiếp nhận xét nghiệm máu. Mẫu máu sẽ được bác sĩ đưa đến phòng thí nghiệm để phân tích. Tại phòng thí nghiệm, chuyên viên sẽ tiến hành các xét nghiệm sau:
    • Xét nghiệm máu toàn bộ (CBC) để kiểm tra bệnh thiếu máu
    • Xét nghiệm Amylase và Lipase để sàng lọc bệnh tuyến tụy
    • Xét nghiệm chức năng gan và chức năng thận để đánh giá tình trạng mất nước và các nguyên nhân khác gây ra triệu chứng nếu bạn nôn mửa
    • Xét nghiệm Guaiac phân để tìm máu ẩn (không nhìn thấy trong phân)[10]
    • Xét nghiệm Urea trong hơi thở hoặc trong phân/máu để tìm ra vi khuẩn Helicobacter Pylori[11]
  3. Chuẩn bị nội soi nếu xuất hiện "dấu hiệu đáng báo động". Nếu nhận thấy triệu chứng đáng lo, bác sĩ có thể tiến hành nội soi cho bạn. Bác sĩ sẽ đưa một máy quay nhỏ được gắn vào ống dài, linh hoạt xuống cổ họng. Máy quay sẽ chạm đủ sâu để giúp quan sát thực quản, dạ dày và một phần ruột non.[12] Nếu xét nghiệm cho kết quả âm tính với khuẩn H. Pylori nhưng vẫn có triệu chứng, bạn có thể chọn phương pháp nội soi tự chọn.
    • Bạn có thể yêu cầu bác sĩ cho dùng thuốc an thần khi nội soi để thư giãn hơn. Mặc dù cảm thấy hơi áp lực nhưng bạn sẽ không thấy đau khi nội soi.
    • Bác sĩ sẽ quan sát để tìm ra những vết loét, xói mòn, khối u và những bất thường khác. Bác sĩ cũng có thể lấy sinh thiết để xét nghiệm trong phòng thí nghiệm.

Tiêu diệt vi khuẩn H. Pyloria Bacteria[sửa]

  1. Uống thuốc chống lại vi khuẩn H. Pylori.[13][14] Nếu viêm dạ dày là do vi khuẩn này gây ra, bác sĩ có thể kê đơn thuốc chống vi khuẩn. “Phương pháp tiêu diệt” đầu tiên để loại bỏ loại vi khuẩn này có tỉ lệ thành công lên đến 90%. [15] Bác sĩ kê đơn 4 loại thuốc sau cho bạn uống trong một ngày:
    • Pepto Bismol: 525 mg, uống 4 lần
    • Amoxicillin: 2 g, uống 2 lần
    • Flagyl: 500 mg, uống 4 lần
    • Lansoprazole: 60 mg, uống 1 lần
  2. Tiếp nhận “phương pháp tiêu diệt” thứ hai nếu cần thiết. Nếu phương pháp điều trị đầu tiên không tiêu diệt được khuẩn H. Pylori bacteria hoặc nếu cảm thấy cần thiết, bác sĩ có thể khuyến nghị phương pháp thứ hai. Sự kết hợp thuốc trong phương pháp này có khả năng tiêu diệt vi khuẩn với tỉ lệ thành công 85%:[15]
    • Biaxin: 500 mg, uống 2 lần mỗi ngày trong 7 ngày
    • Amoxicillin: 1 g, uống 2 lần mỗi ngày trong 7 ngày
    • Lansoprazole: 30 mg, uống 2 lần mỗi ngày trong 7 ngày
  3. Chuẩn bị cho quy trình điều trị dài hơn đối với trẻ nhỏ. Phương pháp điều trị nhanh chóng hơn nhưng mạnh hơn không được khuyến nghị cho trẻ nhỏ. Hiện chưa có đủ nghiên cứu để chứng minh hiệu quả của những phương pháp này đối với cơ thể trẻ. Thay vào đó, bác sĩ sẽ tiến hành phương pháp điều trị kéo dài 2 tuần. Thuốc dành cho trẻ cũng sẽ được kê đơn theo liều chia nhỏ. Ví dụ, liều chia nhỏ 50 mg/kg mỗi ngày nghĩa là bạn sẽ cho trẻ uống 25 mg/kg hai lần mỗi ngày.
    • Amoxicillin: 50 mg/kg, liều chia nhỏ 2 lần mỗi ngày trong vòng 14 ngày.[16]
    • Biaxin: 15 mg/kg, liều chia nhỏ 2 lần mỗi ngày trong vòng 14 ngày.
    • Omeprazole: 1 mg/kg, liều chia nhỏ 2 lần mỗi ngày trong vòng 14 ngày.

Giảm triệu chứng viêm dạ dày[sửa]

  1. Hiểu rõ mục đích của phương pháp điều trị hỗ trợ.[17] Nếu bạn không nhiễm vi khuẩn H. Pylori hoặc sau khi khuẩn H. Pylori đã bị tiêu diệt, phương pháp còn lại để điều trị viêm dạ dày được gọi là “điều trị hỗ trợ”, tức mục đích là để giảm triệu chứng.
  2. Giảm mức độ căng thẳng. Stress nghiêm trọng do phẫu thuật, chấn thương, bỏng hoặc nhiễm trùng nghiêm trọng cũng có thể dẫn đến viêm dạ dày.[18] Giảm mức độ căng thẳng có thể giúp giảm triệu chứng viêm dạ dày.
  3. Điều trị chứng ợ nóng nếu có. Mỗi người bệnh sẽ mắc chứng ợ nóng khác nhau. Một số có thể bị ợ nóng mức độ nhẹ, trong khi một số khác có thể cảm thấy đau dữ dội giống như đau tim. Ợ nóng là do axit dạ dày trào ngược lên thực quản. Tình trạng này thường là do cơ thắt dạ dày bị giãn. Ăn quá nhiều có thể tạo thêm áp lực lên cơ thắt dạ dày, buộc thức ăn trong dạ dày phải trào ra.[19] Ợ nóng cũng có thể đơn giản là do lực hấp dẫn. Nằm ngay sau khi ăn có thể khiến dịch dạ dày trào ngược lên thực quản.
    • Phương pháp đầu tiên để điều trị ợ nóng là dùng thuốc ức chế bơm proton (PPI). Bác sĩ có thể kê đơn thuốc Lansoprazole hoặc Omeprazole.
    • Phương pháp điều trị thứ hai là dùng thuốc chặn H-2 như Pepcid hoặc Zantac.
  4. Ngưng những hành vi có thể gây bệnh loét dạ dày-tá tràng. Uống thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) có thể gây loét dạ dày.[20] Ví dụ thuốc NSAID gồm có Aspirin và Ibuprofen.[21] Bạn nên trao đổi với bác sĩ để tìm ra phép điều trị thay thế để kiểm soát cơn đau. Hút thuốc lá và uống rượu bia cũng có thể làm tăng nguy cơ loét dạ dày-tá tràng.[22] [23]
    • Tránh sử dụng thực phẩm chức năng và sản phẩm từ thảo mộc vì chúng khiến viêm dạ dày trở nặng hơn.[24]
    • Hỏi bác sĩ xem các thuốc chữa bệnh bạn đang uống như Bisphosphonates để điều trị loãng xương có phải là nguyên nhân không. Từ đó, cùng bác sĩ tìm ra phương pháp điều trị thay thế.
  5. Uống PPI để điều trị bệnh loét dạ dày-tá tràng.[25] Số ca loét dạ dày đang giảm đáng kể từ khi liệu pháp điều trị PPI ra đời. Loét dạ dày-tá tràng có thể gây cảm giác cồn cào, nóng rát hoặc đau vùng bụng trên. Nếu không xuất hiện "triệu chứng đáng báo động", bạn có thể uống các thuốc PPI kê đơn như Nexium, Vimovo, Prevacid, Prilosec, Zegerid và Aciphex để trung hòa axit đang bào mòn niêm mạc dạ dày.
  6. Cân nhắc việc phẫu thuật nếu cần thiết.[26] Hầu hết tình trạng loét là ở dạ dày và tá tràng (phần đầu ruột non). Nếu liệu pháp PPI không giúp giảm triệu chứng, bạn nên trao đổi với bác sĩ về phương án phẫu thuật. Mặc dù không còn phổ biến như trước nhưng bác sĩ có thể đề nghị tiến hành phẫu thuật cắt dây thần kinh phế vị. Khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ cắt đứt các nhánh của dây thần kinh phế vị chịu trách nhiệm sản sinh axit dạ dày.
  7. Điều trị triệu chứng buồn nôn và nôn mửa. Nếu có triệu chứng buồn nôn và nôn mửa, viêm dạ dày cần được điều trị để tránh biến chứng như loét và ung thư. Bạn sẽ được cho uống các thuốc chống nôn để kiểm soát cảm giác buồn nôn và nôn mửa.[27] Ngoài ra, bạn có thể được tiêm thuốc Zofran hoặc uống một viên giúp hòa tan thuốc dưới lưỡi.
    • Nôn mửa quá nhiều có thể dẫn đến mất nước. Trong trường hợp đó, bạn có thể được truyền nước qua tĩnh mạch.
    • Thông báo cho bác sĩ nếu cảm thấy chóng mặt hoặc mệt mỏi sau khi nôn mửa, đi tiểu ít hơn bình thường hoặc nước tiểu quá tối màu, da mất nhiều thời gian hơn để đàn hồi trở lại.[28]
  8. Ăn nhiều bữa nhỏ để kiểm soát khí. Không may là hiện chưa có liệu pháp hiệu quả nào để điều trị triệu chứng đầy bụng và ợ hơi. Cách tốt nhất để kiểm soát triệu chứng là ăn nhiều bữa nhỏ và thường xuyên suốt trong ngày.[29] Như vậy, bạn có thể đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng và giảm bớt áp lực lên hệ tiêu hóa.
    • Có thể thử các thuốc chống đầy hơi như Simethicone để đối phó với chứng ợ hơi và đầy bụng do khí tích tụ.

Lời khuyên[sửa]

  • Đi khám bác sĩ nếu viêm dạ dày không thuyên giảm khi được điều trị hoặc viêm dạ dày tái phát.
  • Tránh tiêu thụ thức uống có tính ăn mòn như rượu bia, nước ngọt, nước uống thể thao và nước uống cung cấp năng lượng.
  • Tránh ăn thức ăn cay, đồ chiên, đồ chua, đồ ăn nhiều dầu mỡ và đồ ăn có tính axit. [30]

Cảnh báo[sửa]

  • Tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức nếu mới xuất hiện triệu chứng đau ngực hoặc đau ngực dữ dội hơn bình thường, đau ở hàm hoặc cánh tay, khó thở hoặc toát mồ hôi. Đó có thể là dấu hiệu của cơn đau tim.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. Akiva J Marcus MD, B.S Anand ,Chronic Gastric, emedicine/medscape Dec 19 2014
  2. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/gastritis/basics/definition/con-20021032
  3. http://www.uofmmedicalcenter.org/healthlibrary/Article/116731EN
  4. http://www.ddc.musc.edu/public/symptomsDiseases/diseases/stomach/gastritis.html
  5. http://my.clevelandclinic.org/health/diseases_conditions/hic_Gastritis
  6. 6,0 6,1 http://www.merckmanuals.com/home/digestive-disorders/peptic-disorders/gastritis
  7. http://www.betterhealth.vic.gov.au/bhcv2/bhcarticles.nsf/pages/Gastritis
  8. http://www.gastroconsultantsqc.com/services/diseases/gas-bloating/
  9. http://www.aafp.org/afp/1999/1015/p1773.html
  10. http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/003393.htm
  11. https://my.clevelandclinic.org/health/diagnostics/hic_Breat_Test_for_H_Pylori
  12. http://www.mayoclinic.org/tests-procedures/endoscopy/basics/definition/prc-20020363
  13. http://www.aafp.org/afp/2007/0201/p351.html
  14. http://emedicine.medscape.com/article/176156-overview
  15. 15,0 15,1 http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3449761/
  16. http://www.aafp.org/afp/1999/0401/p1823.html
  17. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/gastritis/basics/treatment/con-20021032
  18. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/gastritis/basics/risk-factors/con-20021032
  19. Gelhott, A MD PharmD,Gastroeseophageal Reflux Disease: Diagnosis and Management, American Family Physician 1999 1; 59 (5) 1161-1169)
  20. http://www.niddk.nih.gov/health-information/health-topics/digestive-diseases/peptic-ulcer/Pages/overview.aspx
  21. http://www.niddk.nih.gov/health-information/health-topics/digestive-diseases/peptic-ulcer/Documents/NSAIDS_PepticUlcers_508.pdf
  22. http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/000206.htm
  23. http://www.niddk.nih.gov/health-information/health-topics/digestive-diseases/smoking/Pages/facts.aspx#peptic
  24. Oralia V Bazaldua PharmD, David Schneider MD, 1999
  25. http://www.aafp.org/afp/2007/1001/p1005.html
  26. http://archsurg.jamanetwork.com/article.aspx?articleid=549206
  27. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/20022195
  28. http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/003281.htm
  29. http://www.uofmhealth.org/health-library/gas
  30. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/gastritis/basics/lifestyle-home-remedies/con-20021032