Loại bỏ axit dạ dày

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Axit dạ dày có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa thức ăn, kích hoạt enzym, và tiêu diệt vi trùng xâm nhập vào dạ dày.[1] Tuy nhiên, axit dạ dày cũng gây nên “ợ nóng,” cảm giác nóng rát hoặc khó chịu ở ngực.[2] Ợ nóng mạn tính, hay còn gọi là Bệnh Trào ngược Dạ dày Thực quản (GERD) hoặc “bệnh trào ngược axit,” không phải do “quá nhiều” axit gây nên, mà do axit ở sai vị trí (trong thực quản thay vì dạ dày).[3][4] Hoạt động tiết axit dạ dày dư thừa có thể gây mòn dạ dày và tá tràng (một phần ruột non), được gọi là "Loét dạ dày."[5][6] Bài viết này sẽ giúp bạn khắc phục vấn đề axit dạ dày do ở sai vị trí hoặc dư thừa. Nếu tình trạng vẫn tiếp diễn, bạn nên đi khám bác sĩ.

Các bước[sửa]

Tìm kiếm sự trợ giúp y tế[sửa]

  1. Nhận biết triệu chứng trào ngược axit. “Trào ngược axit” gây nên cảm giác nóng rát hoặc khó chịu ở ngực hay cổ họng có tên gọi là “ợ nóng” (không liên quan đến tim mạch). Nếu gặp phải triệu chứng khác, có thể bạn gặp tình trạng nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD), còn có tên gọi là trào ngược axit. Dưới đây là một số triệu chứng cần nhận biết:[7]
    • Cơn đau trở nên nghiêm trọng khi bạn nằm xuống hoặc cúi gập người[8]
    • Trào ngược thức ăn vào miệng (lưu ý hít phải dịch dạ dày)
    • Chua trong miệng
    • Khàn tiếng hoặc đau họng
    • Viêm thanh quản
    • Ho khan mạn tính, đặc biệt là vào ban đêm
    • Hen suyễn
    • Cảm thấy có “khối u” trong cổ họng
    • Tăng tiết nước bọt
    • Hôi miệng
    • Đau tai
  2. Tìm hiểu yếu tố rủi ro gây nên GERD. Trào ngược axit xảy ra khi van miệng dạ dày, gọi là cơ vòng thực quản (LES) không đóng đúng cách, khiến cho axit dạ dày trào ngược lên thực quản. Điều này gây nên tình trạng nóng rát với tên gọi “ợ nóng.” Hiện tượng xảy ra hơn hai lần một tuần có nghĩa bạn đã bị trào ngược axit, hay GERD. Dưới đây là một số yếu tố rủi ro phổ biến dẫn đến trào ngược axit:[4]
    • Ăn bữa lớn
    • Nằm xuống ngay sau khi ăn
    • Thừa cân hoặc béo phì
    • Cúi gập người sau khi ăn
    • Ăn vặt trước khi đi ngủ
    • Ăn các thực phẩm gây kích thích, chẳng hạn như cam quýt hoặc sô-cô-la
    • Sử dụng đồ uống chẳng hạn như rượu bia hoặc cà-phê
    • Hút thuốc
    • Mang thai
    • Dùng NSAID (aspirin, ibuprofen, v.v...)
    • Chứng sa ruột dưới. Tình trạng này xảy ra khi dạ dày nhô ra thành ngực qua lỗ cơ hoành. Bệnh này cần phải điều trị bằng phẫu thuật.[9]
  3. Nhận biết triệu chứng loét dạ dày. Hầu hết loét dạ dày do vi khuẩn Helicobacter pylori gây nên.[6] Triệu chứng phổ biến của loét dạ dày đó là đau bụng âm ỉ hoặc nóng rát. Cơn đau có thể xuất hiện và biến mất, nhưng thường trở nên nghiêm trọng vào ban đêm hoặc giữa các bữa ăn.[10] Các triệu chứng loét dạ dày khác bao gồm:[11]
    • Đầy hơi
    • Ợ nóng hoặc cảm giác ợ hơi
    • Chán ăn
    • Buồn nôn hoặc nôn mửa
    • Sút cân
  4. Nhận biết thời điểm đi khám bác sĩ. Ngoài các triệu chứng trên, loét dạ dày có thể làm dạ dày và ruột chảy máu, gây nguy hiểm đến sức khỏe. Nếu nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào dưới đây, bạn cần đi bệnh viện ngay lập tức:[11]
    • Phân có màu đỏ đậm, dính máu, hoặc đen
    • Khó thở
    • Chóng mặt hoặc ngất xỉu
    • Cảm thấy mệt mỏi không rõ nguyên nhân
    • Tái nhợt
    • Nôn giống như bã cà phê hoặc có máu
    • Bụng đau nhói và nghiêm trọng
  5. Đi khám bác sĩ. Nếu bị ợ nóng thường xuyên hoặc liên tục, bạn nên đi khám bác sĩ. Nếu mắc GERD và không điều trị, bạn có thể bị bệnh nghiêm trọng, bao gồm viêm thực quản (viêm niêm mạc thực quản),[12] chảy máu hoặc loét thực quản,[13] Barrett thực quản tiền ung thư,[14][15] và nguy cơ cao mắc ung thư thực quản.[16]
    • Nếu bị loét dạ dày, bạn nên tiến hành điều trị. Bệnh này có thể gây ra một số biến chứng khác, chẳng hạn như chảy máu trong, thủng dạ dày, và tắc nghẽn dạ dày (đường đi từ dạ dày đến ruột non bị tắc nghẽn).[6]
    • Trong một số trường hợp, loét do Helicobacter pylori có thể gây nên ung thư dạ dày.
    • Một số loại thuốc, chẳng hạn như Fosamax (thuốc trị loãng xương), steroid, và thuốc ức chế miễn dịch, có thể làm tăng tiết axit dư thừa. Nếu đang dùng những loại thuốc này, bạn không nên ngừng thuốc cho đến khi tham khảo ý kiến bác sĩ.
  6. Đề nghị bác sĩ kiểm tra Helicobacter pylori. Kể từ những năm 1980, bác sĩ đã phát hiện ra loại vi khuẩn có tên gọi H. pylori gây nên hầu hết tình trạng loét dạ dày. Khoảng 2/3 dân số thế giới đều mang H. pylori, nhưng nhiều người không mắ phải triệu chứng nào.[10] Ước tính có khoảng 30-67% người dân Hoa Kỳ đều có H. pylori.[17] Ở các nước đang phát triển, con số này có thể lên đến 90%.[18]
    • Bạn có thể bị nhiễm H. pylori từ thức ăn, nước uống, hoặc dụng cụ ăn. Ngoài ra bạn có thể bị lây nhiễm thông qua tiếp xúc với nước bọt, phân, hoặc chất dịch cơ thể của người bệnh.[10]
    • Do điều kiện vệ sinh ở các nước đang phát triển khác với Hoa Kỳ và một số quốc gia khác, bạn có thể nhiễm H. pylori nếu du lịch nước ngoài, đặc biệt là khi uống nước hoặc ăn thức ăn chưa được nấu chín. Vệ sinh kém khi chuẩn bị và chế biến thức ăn là những yếu tố gây nên nhiễm H. pylori.
    • Nếu bị nhiễm H. pylori, bạn nên đưa cả gia đình hoặc những người sống chung đi khám bác sĩ. Tình trạng tái nhiễm có thể xảy ra cho đến khi diệt trừ vi khuẩn triệt để ở tất cả những người xung quanh.[19]
    • Bác sĩ có thể sử dụng kỹ thuật xâm lấn để xét nghiệm H. pylori, chẳng hạn như xét nghiệm hơi thở u-rê, huyết thanh học, và xét nghiệm kháng nguyên phân.
  7. Trao đổi với dược sĩ về thuốc kháng axit. Nếu không có điều kiện đi khám bác sĩ ngay và muốn giảm triệu chứng trào ngược axit, bạn có thể tham khảo dược sĩ. Họ sẽ cung cấp loại thuốc có tác dụng hiệu quả (nhưng chỉ tạm thời). Ngoài ra dược sĩ có thể tư vấn chọn thuốc kháng axit không tương tác với thuốc khác. Một số thuốc phổ biến bao gồm:[20]
    • Zantac, 150 mg một lần một ngày
    • Pepcid, 20 mg hai lần một ngày
    • Lansoprazole, 30 mg một lần một ngày
    • Thuốc viên kháng axit, 1-2 viên 4 giờ một lần

Điều chỉnh lối sống[sửa]

  1. Trao đổi với bác sĩ về việc ngừng NSAID. Thuốc kháng viêm không chứa steroid (NSAID) có thể gây loét dạ dày.[6] NSAID có tác dụng giảm viêm bằng cách ngăn chặn một số enzym trong cơ thể. Một trong những enzym này cũng sản sinh chất bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi ảnh hưởng của axit dạ dày. Nếu sử dụng NSAID có thể cản trở chất bảo vệ này và gây loét.[21]
    • Một số thuốc NSAID phổ biến bao gồm aspirin, ibuprofen (Motrin, Advil), naproxen (Aleve, Naprosyn), ketoprofen (Orudis KT), và nabumetone (Relafen).[22] Nồng độ các thuốc này có ghi trong toa.
    • Nếu dùng NSAID bán sẵn tại hiệu thuốc, bạn không nên dùng quá 3 ngày để trị sốt hoặc 10 ngày để giảm đau. Nếu cần giảm đau lâu dài, bạn nên đi khám bác sĩ để lựa chọn phương pháp khác.[23]
    • NSAID có thể gây biến chứng loét nếu dùng trong thời gian dài (1-4% người sử dụng có nguy cơ bị loét). Rủi ro sẽ tăng cao nếu thời gian dùng NSAID càng dài.[22]
    • Nếu dùng NSAID, người già và người nhiễm H. pylori cũng có nguy cơ cao mắc biến chứng loét nghiêm trọng đến sức khỏe.[24]
  2. Giảm căng thẳng. Trước đây người ta cho rằng căng thẳng gây nên loét dạ dày. Tuy nhiên các bác sĩ hiện nay không còn tin vào điều này; hầu hết tình trạng loét do nhiễm H. pylori. Dẫu vậy, tình trạng căng thẳng vẫn có thể làm cho tình trạng loét trở nên nghiêm trọng hơn.[25] Hơn nữa áp lực cũng tăng tiết axit dạ dày ở một số người.[26][27]
    • Dành thời gian để thư giãn. Tắm bồn xà phòng. Đi mua sắm để tạo niềm vui. Phát triển sở thích. Tham gia các hoạt động giải trí để bạn bớt căng thẳng.[28]
    • Thử tập yoga hoặc thái cực quyền. Đây là hai hình thức tập luyện tập trung thở sâu và thiền định. Chúng đều có tác dụng giảm căng thẳng trong các nghiên cứu lâm sàng.[29][30][31][32]
    • Tập thể dục. Rèn luyện thể chất có thể giảm căng thẳng và lo âu. Dành thời gian tập luyện vừa phải ít nhất 2,5 tiếng mỗi tuần.[33]
    • Tìm kiếm sự hỗ trợ từ xã hội. Chúng ta thường cảm thấy căng thẳng khi đối mặt với nhiều áp lực và cảm thấy không có ai giúp đỡ mình. Trò chuyện với gia đình hoặc bạn bè, tham gia nhóm hỗ trợ, đi chùa, v.v… bất kỳ hoạt động nào giúp bạn cảm thấy mình là một phần của cộng đồng hỗ trợ.
    • Đi khám bác sĩ tâm thần. Một số người cho rằng chỉ khi nào có vấn đề nghiêm trọng mới nên đi khám bác sĩ, nhưng điều này không hoàn toàn đúng. Nếu cảm thấy căng thẳng hoặc lo âu, bạn nên đi gặp chuyên gia tư vấn hoặc bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và phương pháp đối phó với cảm xúc của bản thân.[34]
  3. Cai thuốc lá.[35] Thuốc lá có hại cho sức khỏe, vì thế bạn nên ngừng lại. Tuy rằng thuốc lá chưa được chứng minh là có thể tăng tiết axit dạ dày, nhưng lại có thể gây cảm giác khó chịu do axit và tổn thương về mặt thể chất nghiêm trọng.[36]
    • Thuốc lá làm gia tăng nguy cơ mắc GERD bằng cách tác động lên cơ vòng thực quản (LES), cơ nằm ở miệng dạ dày giữ axit không trào lên thực quản. Người hút thuốc lá có nguy cơ cao mắc chứng ợ nóng thường xuyên và mạn tính.[37]
    • Hút thuốc làm suy giảm hệ miễn dịch và tăng rủi ro nhiễm H. pylori, dẫn đến tình trạng loét dạ dày. Khói thuốc cũng làm chậm quá trình hồi phục vết loét và khiến cho lở loét có thể tái phát.[36]
    • Thuốc lá làm tăng pepsin, loại enzym do dạ dày tiết ra có thể làm tổn thương niêm mạc dạ dày nếu trở nên dư thừa. Nó cũng làm giảm các yếu tố giúp phục hồi niêm mạc dạ dày, bao gồm lưu lượng máu và chất nhầy.[37]
  4. Duy trì cân nặng khỏe mạnh. Mỡ thừa ở bụng có thể gây áp lực lên cơ vòng thực quản dưới, ép thành phần và axit trong dạ dày lên thực quản và gây ợ nóng.[38] Đây là lý do tại sao ợ nóng là một tác dụng phụ phổ biến khi mang thai. Nếu chỉ số BMI lớn hơn 29, bạn cần giảm cân để khắc phục chứng ợ nóng.[39]
    • Trước khi bắt đầu giảm cân, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
    • Nếu bạn bị thừa cân nghiêm trọng (chỉ số BMI từ 40 trở lên), phẫu thuật béo phì có thể là giải pháp giúp bạn giảm cân và cải thiện triệu chứng trào ngược axit. Tham khảo ý kiến bác sĩ về cách thức điều trị này.[40][41]

Ăn uống để giảm axit[sửa]

  1. Uống nhiều nước. Cung cấp đủ nước cho cơ thể giúp axit cố định vị trí trong dạ dày.[42]
    • Bạn có thể thử “nước kiềm” có tác dụng giảm axit dạ dày. Cơ thể cần axit để tiêu hóa thức ăn, vì thế bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng nước kiềm.[43]
  2. Theo dõi mức tiêu thụ rượu bia. Nếu có vấn đề với axit dạ dày, bạn cần hạn chế hoặc thậm chí là cai rượu bia. Nguyên nhân lớn nhất của tình trạng này đó là thức uống chứa hàm lượng ethanol thấp (<5%), chẳng hạn như bia và rượu vang.[44] Thức uống có cồn lên men (bia, rươu vang, sâm panh, rượu vàng, v.v…) được xem là các tác nhân kích thích sản xuất axit dạ dày mạnh mẽ.[45] Chưa có nghiên cứu nào chứng minh sự liên hệ giữa rượu bia và loét dạ dày, nhưng bệnh nhân bị loét cũng dễ bị xơ gan do nghiện rượu bia.[25]
    • Đồ uống có cồn sản xuất bằng cách chưng cất, chẳng hạn như whiskey và gin không có tác dụng tăng tiết axit dạ dày.[45][44]
    • Bất kể đồ uống nào thì bạn chỉ nên uống có chừng mực. Viện Quốc gia về Lạm dụng Bia rượu và Nghiện rượu Hoa Kỳ khuyến cáo chỉ nên uống tối đa bốn ly rượu bia mỗi ngày và không quá 14 mỗi tuần nếu là nam giới. Đối với nữ giới thì không uống quá ba ly mỗi ngày và tối đa 7 ly mỗi tuần.[46]
    • Chuẩn một ly đồ uống bao gồm: 360 ml bia thường (nồng độ cồn theo thể tích 5%, hoặc ABV), 240-270 ml rượu mạch nha hoặc bia mạnh (7% ABV), 150 ml rượu thường (12% ABV), 90-120 ml rượu mạnh (17% ABV), 60-90 ml rượu bổ hoặc rượu mùi (24% ABV), 45 ml rượu mạnh hoặc rượu chưng cất 80% proof (40% ABV).[47]
  3. Chú ý lượng tiêu thụ cà-phê-in. Cà-phê-in có khả năng kích thích tiết axit dạ dày.[25] Đặc biệt cà-phê có thể gây ợ nóng do chất cà-phê-in và thành phần khác.[48]
    • Ngay cả những loại đồ uống không chứa cà-phê-in, chẳng hạn như trà, cũng có thể gây ợ nóng. Ví dụ, thảo dược bạc hà như bạc hà cay và bạc hà lục có thể dẫn đến ợ nóng.[49]
    • Nếu không thể ngưng sử dụng cà phê, bạn nên chọn espresso, hoặc cà phê rang. Loại này chứa ít cà-phê-in, và có chứa thành phần N-methylpyridine ngăn chặn tiết axit dạ dày.[25] Đặc biệt cà-phê có thể gây ợ nóng do chất cà-phê-in và thành phần khác.[48]
  4. Không ăn trước khi ngủ hoặc nằm xuống. Ăn trước khi nằm hoặc ngủ từ hai đến ba tiếng có thể gây ợ nóng. Dạ dày cần khoảng hai tiếng để tiêu hóa thức ăn trong ruột. Bạn cần giữ tư thế thẳng đứng từ hai đến ba tiếng sau khi ăn để tránh ợ nóng.[50]
    • Nếu ợ nóng trở nên nghiêm trọng vào ban đêm, bạn nên nâng đầu giường lên khoảng 10-15 cm, hoặc dùng gối hình nêm để giữ vị trí đầu cao hơn bình thường.[35]
  5. Ăn ít hơn. Bữa ăn lớn có thể gây áp lực lên dạ dày, dẫn đến triệu chứng trào ngược axit. Bạn nên ăn bữa nhỏ trong ngày để tránh đè nén dạ dày.[35]
    • Mặc quần áo rộng để tránh áp lực dư thừa lên dạ dày.[35]
  6. Tránh thức ăn nhiều chất béo. Thực phẩm nhiều chất béo làm giảm áp lực lên cơ vòng thực quản dưới (LES), làm cho axit dạ dày có thể trào ngược lên thực quản. Bạn nên sử dụng thực phẩm ít béo và ăn nhiều rau quả, trái cây, và ngũ cốc nguyên hạt.
    • Thực phẩm nhiều béo khiến cho dạ dày cần nhiều thời gian tiêu hóa vào ruột non, dẫn đến nguy cơ cao mắc triệu chứng trào ngược axit.[51][52]
    • Sô-cô-la không chỉ chứa nhiều chất béo mà còn có methylxanthine, được xem là có tác dụng thư giãn LES và gây ợ nóng ở một số người.[51]
  7. Tránh thức ăn cay nóng. Thực phẩm cay nóng, chẳng hạn như ớt, hành tây sống, và tỏi có thể làm thư giãn LES, tạo điều kiện cho axit dạ dày trào ngược lên thực quản. Nếu bị triệu chứng trào ngược axit thường xuyên, bạn cần tránh ăn thức ăn cay nóng.[52]
  8. Tránh loại trái cây có hàm lượng axit cao. Cam chanh và cà chua chứa nhiều axit có thể làm trầm trọng thêm triệu chứng ợ nóng.[53] Nếu mắc triệu chứng trào ngược axit thường xuyên, bạn nên hạn chế các loại trái cây này.
    • Cam, bưởi, và nước cam là những tác nhân kích thích triệu chứng ợ nóng phổ biến.[54]
    • Nước cà chua và cà chua cũng chứa nhiều axit gây ợ nóng.
    • Nước ép dứa có hàm lượng axit cao và có thể gây ợ nóng.[55]
  9. Uống sữa. Canxi trong sữa có thể đóng vai trò làm chất đệm tạm thời cho axit dạ dày. Tuy nhiên, vì đây cũng là thức uống có hàm lượng béo cao, dạ dày của bạn có thể tiết ra nhiều axit hơn trong thời gian dài, do đó bạn nên chọn loại sữa có hàm lượng béo thấp.[56]
    • Thử uống sữa dê hoặc sữa bò ít béo. Hai loại này để có hàm lượng béo thấp.[55]
  10. Nhai kẹo su. Cách này giúp cơ thể tiết nước bọt làm chất đệm axit tự nhiên. Bạn có thể nhai kẹo su khi sắp bị ợ nóng.[56]
    • Tránh kẹo bạc hà. Bạc hà, đặc biệt là bạc hà cay và bạc hà lục, trên thực tế có khả năng gây ra chứng ợ nóng.[52]

Áp dụng phương pháp tự nhiên[sửa]

  1. Sử dụng cam thảo. Hầu hết nghiên cứu đã chỉ ra rằng rễ cam thảo (thảo dược và không phải kẹo) có tác dụng bảo vệ niêm mạc thực quản chống lại tác động của axit dạ dày.[57]
    • Tìm loại cam thảo de glycyrrhizin ted (DGL). Thành phần hoạt động glycyrrhizin có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng.[58]
    • Dùng 250-500 mg cam thảo mỗi ngày để trị trào ngược axit. Nhai rễ trước một hoặc hai tiếng sau khi ăn.[59]
    • Bạn có thể pha trà cam thảo bằng càng hòa 1-5 gram rễ cam thảo khô vào 240 ml nước. Uống ba lần một ngày.[58]
    • Không nên dùng cam thảo nếu mắc các bệnh sau đây: suy tim hoặc đau tim, ung thư nhạy cảm nội tiết tố, tích nước, huyết áp cao, tiểu đường, bệnh thận hoặc gan, hàm lượng kali thấp, hoặc rối loạn chức năng cương dương. Phụ nữ mang thai và cho con bú cũng không nên dùng cam thảo.
  2. Sử dụng gừng. Trong y học cổ truyền Trung Hoa, gừng được sử dụng để điều trị rối loạn tiêu hóa.[57] Không có bằng chứng khoa học nào cho thấy gừng có khả năng điều trị triệu chứng trào ngược axit, nhưng gừng có lợi ích sức khỏe khác, chẳng hạn như khắc phục hiện tượng buồn nôn và đau bụng.[60]
    • Dùng chất bổ sung gừng dưới dạng viên nang hoặc ăn cùng bữa ăn. Ăn gừng tươi có thể giảm chứng ợ nóng nhẹ.
  3. Sử dụng man việt quất. Nghiên cứu sơ bộ cho thấy man việt quất có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn H. pylori trong dạ dày.[59] Mặc dù không biết chắc man việt quất có thể ngăn ngừa loét dạ dày liên quan đến H. pylori hay không, nhưng bạn có thể sử dụng an toàn và tận hưởng lợi ích sức khỏe, chẳng hạn như bảo đảm sức khỏe đường tiết niệu.[61]
    • Uống 90 ml nước ép man việt quất nguyên chất (không dùng “cocktail” hoặc nước ép hòa tan) mỗi ngày.[59] Mặc dù không biết chắc man việt quất có thể ngăn ngừa loét dạ dày liên quan đến H. pylori hay không, nhưng bạn có thể sử dụng an toàn và tận hưởng lợi ích sức khỏe, chẳng hạn như bảo đảm sức khỏe đường tiết niệu.[61]
    • Bạn cũng có thể ăn 45 gram man việt quất tươi hoặc đông lạnh.
    • Man việt quất có hàm lượng oxalate cao dễ gây nên sỏi thận. Nếu có nguy cơ cao bị sỏi thận, bạn cần trao đổi với bác sĩ liệu man việt quất có phù hợp với bản thân hay không.
  4. Sử dụng baking soda. Baking soda, hoặc natri bicabonat, là chất kháng axit tự nhiên có tác dụng trung hòa axit dạ dày trào ngược lên thực quản. Tuyến tụy có chức năng sản xuất natri bicabonat tự nhiên để trung hòa axit dạ dày dư thừa.[62]
    • Tại Hoa Kỳ, Alka-Seltzer là thương hiệu natri bicabonat được bán tự do.
    • Pha nửa thìa nhỏ vào nước và uống hai giờ một lần để trị ợ nóng.[63]
    • Nếu đang áp dụng chế độ natri thấp, bạn không nên dùng natri bicabonat vì có chứa thành phần natri.[64]

Lời khuyên[sửa]

  • Không nên khẳng định rằng dạ dày đang tiết axit dư thừa. Bạn nên hỏi bác sĩ về các nguyên nhân khác có thể xảy ra.
  • Không dùng thuốc giảm đau NSAID, chẳng hạn như aspirin hoặc ibuprofen hơn 10 ngày. Nếu vẫn cảm thấy đau đớn, bạn cần đi khám bác sĩ.
  • Trong trường hợp hiếm gặp, khối u có tên gọi gastrinomas có thể làm tăng nồng độ axit dạ dày. Đây gọi là Hội chứng Zollinger-Ellison, một trường hợp rất hiếm. Bác sĩ có thể chẩn đoán bằng các phương pháp xét nghiệm máu và nội soi.[65]

Cảnh báo[sửa]

  • Có rất ít nghiên cứu khoa học hỗ trợ điều trị thảo dược đối với ợ nóng hoặc trào ngược axit. Một số chất bổ sung thảo dược có thể gây ra tác dụng phụ hoặc tương tác nghiêm trọng, vì thế bạn cần trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng thảo dược.[57]

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. http://www.md-health.com/Stomach-Acid.html
  2. http://www.webmd.com/heartburn-gerd/guide/understanding-heartburn-basics
  3. http://www.webmd.com/heartburn-gerd/guide/reflux-disease-gerd-1
  4. 4,0 4,1 http://www.webmd.com/heartburn-gerd/guide/what-is-acid-reflux-disease
  5. http://www.emedicinehealth.com/heartburn/article_em.htm
  6. 6,0 6,1 6,2 6,3 http://www.webmd.com/digestive-disorders/digestive-diseases-peptic-ulcer-disease
  7. http://www.webmd.com/heartburn-gerd/guide/understanding-gerd-symptoms
  8. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/heartburn/basics/symptoms/con-20019545
  9. http://www.webmd.com/digestive-disorders/hiatal-hernia
  10. 10,0 10,1 10,2 http://www.webmd.com/digestive-disorders/h-pylori-helicobacter-pylori
  11. 11,0 11,1 http://www.webmd.com/digestive-disorders/h-pylori-helicobacter-pylori?page=2
  12. http://www.webmd.com/digestive-disorders/esophagitis
  13. http://www.webmd.com/heartburn-gerd/guide/complications-untreated-gerd
  14. http://www.webmd.com/heartburn-gerd/guide/barretts-esophagus-symptoms-causes-and-treatments
  15. Meurer, Linda MD, MPH, Bower, Douglas MD, Kiểm soát Nhiễm Helicobacter Pylori, Bác sĩ Gia đình Hoa Kỳ (65) (7) 1327-1337
  16. http://www.webmd.com/digestive-disorders/esophageal-cancer
  17. Roshana Shesha, Kamal Kojrala, KC. Shivraj et al. Nhiễm H Pylori ở Bệnh nhân có Triệu chứng Dạ dày-ruột. Tạp chí Chăm sóc Sức khỏe Gia đình 2014, tháng 4 3 (2) 154-158
  18. LM Brown, Helicobacter Pylori: Dịch tễ học và đường Truyền. Bình luận Dịch tễ học 2000 22 (2) 283-297
  19. Yazuz Selem Sari, Didem Can, Vahit Tundi et al. H Pylori: Điều trị Dành cho Bệnh nhân hay Cả gia đình?. Tạp chí Vị tràng học Thế giới, tháng 2 28, 2008, 14 (8) 1244-1247
  20. http://www.webmd.com/heartburn-gerd/guide/treating-heartburn-over-counter-medicine
  21. http://www.niddk.nih.gov/health-information/health-topics/digestive-diseases/peptic-ulcer/Pages/symptoms-causes.aspx
  22. 22,0 22,1 http://orthoinfo.aaos.org/topic.cfm?topic=a00284
  23. http://my.clevelandclinic.org/health/drugs_devices_supplements/hic_Non-Steroidal_Anti-Inflammatory_Medicines_NSAIDs
  24. http://www.aafp.org/afp/2007/1001/p1005.html
  25. 25,0 25,1 25,2 25,3 http://www.hopkinsmedicine.org/healthlibrary/conditions/digestive_disorders/stomach_and_duodenal_ulcers_peptic_ulcers_85,P00394/
  26. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/8409313
  27. http://link.springer.com/article/10.1007%2FBF01537249
  28. http://www.helpguide.org/articles/stress/stress-management.htm
  29. http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/stress-management/in-depth/yoga/art-20044733
  30. https://nccih.nih.gov/health/yoga/introduction.htm
  31. http://www.health.harvard.edu/staying-healthy/the-health-benefits-of-tai-chi
  32. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2211366/
  33. http://www.adaa.org/living-with-anxiety/managing-anxiety/exercise-stress-and-anxiety
  34. http://www.nhs.uk/conditions/stress-anxiety-depression/pages/benefits-of-talking-therapy.aspx
  35. 35,0 35,1 35,2 35,3 http://www.webmd.com/heartburn-gerd/guide/what-is-acid-reflux-disease?page=2
  36. 36,0 36,1 http://www.niddk.nih.gov/health-information/health-topics/digestive-diseases/smoking/Pages/facts.aspx
  37. 37,0 37,1 http://www.niddk.nih.gov/health-information/health-topics/digestive-diseases/smoking/Pages/facts.aspx#gerd
  38. Gelhott, A MD PharmD, Bệnh Trào ngược Dạ dày Thực quản: Chẩn đoán và Kiểm soát, Bác sĩ Gia đình Hoa Kỳ 1999 1; 59 (5) 1161-1169
  39. Scott, M. MD, Aimee, M PharmD, Bệnh Trào ngược Dạ dày Thực quản: Chẩn đoán và Kiểm soát, Bác sĩ Gia đình Hoa Kỳ 1999 1 59 (5) 1157-1165
  40. Vivek, Prachard, John Alvordy, Thừa cân Nghiêm trọng và Bệnh Trào ngược Dạ dày và Phẫu thuật Béo phì, Tạp chí Fundoplication Vị tràng học 2010, tháng 8 2010 14 16 (30) 3751-3776
  41. Pallati PK, Shaligram A, Shostrom VK, Oleynikov D, McBride CL, Goede MR, Cải thiện GERD sau Thủ tục Béo phì Đa dạng, Bệnh liên quan đến Thừa cân Tháng 5-6 2014 19 502-507
  42. https://www.tuftsmedicalcenter.org/-/media/Brochures/TuftsMC/Patient%20Care%20Services/Departments%20and%20Services/Otolaryngology/Acid%20reflux%20precautions.ashx
  43. http://www.healthline.com/health/gerd/beverages#Water5
  44. 44,0 44,1 http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1374273/
  45. 45,0 45,1 http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/9155575
  46. http://rethinkingdrinking.niaaa.nih.gov/IsYourDrinkingPatternRisky/WhatsLowRiskDrinking.asp
  47. http://rethinkingdrinking.niaaa.nih.gov/WhatCountsDrink/WhatsAstandardDrink.asp
  48. 48,0 48,1 http://www.webmd.com/digestive-disorders/news/20100322/brewing-gentler-java
  49. http://www.healthline.com/health/gerd/coffee-tea
  50. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/17074022
  51. 51,0 51,1 http://www.mckinley.illinois.edu/handouts/gerd_diet.html
  52. 52,0 52,1 52,2 http://www.webmd.com/heartburn-gerd/triggers
  53. http://www.emedicinehealth.com/heartburn/page5_em.htm#foods_to_avoid_with_heartburn
  54. http://www.webmd.com/heartburn-gerd/features/top-10-heartburn-foods
  55. 55,0 55,1 http://www.healthline.com/health/gerd/beverages#Teas2
  56. 56,0 56,1 http://www.webmd.com/heartburn-gerd/home-heartburn-remedies-natural-remedies-heartburn?page=2
  57. 57,0 57,1 57,2 http://www.patienteducationcenter.org/articles/herbal-remedies-gerd/
  58. 58,0 58,1 http://umm.edu/health/medical/altmed/herb/licorice
  59. 59,0 59,1 59,2 http://umm.edu/health/medical/altmed/condition/gastroesophageal-reflux-disease
  60. http://umm.edu/health/medical/altmed/herb/ginger
  61. 61,0 61,1 http://umm.edu/health/medical/altmed/herb/cranberry
  62. http://www.healthline.com/health/gerd/baking-soda
  63. http://www.mayoclinic.org/drugs-supplements/sodium-bicarbonate-oral-route-intravenous-route-subcutaneous-route/proper-use/drg-20065950
  64. http://www.healthline.com/health/gerd/baking-soda#Risks4
  65. Jeffrey Norton MD FACS, Robert Jenson MD, Vai trò của Phẫu thuật đối với Hội chứng Zollinger-Ellis, Tạp chí Trường Bác sĩ Phẫu thuật Hoa Kỳ tháng 10 năm 2007 Quyển 205 Phát hành 4 Supp S34-S37