Đánh bay chứng ợ chua

Từ VLOS
(đổi hướng từ Đánh bay chứng Ợ chua)
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Ợ chua (hay còn gọi là ợ nóng) là hiện tượng phổ biến và gây ra cảm giác khó chịu. Tuy nhiên, tìm ra nguyên nhân của chứng ợ chua không phải dễ dàng. Một số người bị ợ chua là do ăn phải thức ăn nào đó hoặc do thói quen ăn uống, trong khi số khác mắc chứng này là do mặc quần áo chật, thừa cân, hoặc do hút thuốc. Có rất nhiều cách để xoa dịu chứng ợ nóng, chẳng hạn như thay đổi thói quen ăn uống, chuyển tư thế ngủ mới, và dùng nhiều loại thuốc khác nhau được kê toa hay bày bán ngoài tiệm thuốc. Hãy tham khảo thêm thông tin dưới đây để nắm rõ hơn về việc làm thế nào để đánh bay chứng ợ chua.

Các bước[sửa]

Thay đổi Thói quen Ăn uống[sửa]

  1. Chú ý vào loại thức ăn là nguyên nhân làm bạn bị ợ nóng. Mặc dù một vài thực phẩm phổ biến có thể gây ra ợ chua, mỗi người sẽ mắc chứng này với từng loại thức ăn khác nhau. Do đó, hãy theo dõi xem loại thức ăn nào thường làm bạn ợ nóng, từ đó nên tránh hoặc ít nhất hạn chế hấp thụ chúng vào cơ thể.
    • Viết nhật ký về bữa ăn hàng ngày để bạn có thể dễ dàng nắm bắt được loại thực phẩm nào là nguyên nhân làm bạn ợ chua.[1]
    • Thực phẩm phổ biến làm bụng đầy hơi và gây ợ hơi bao gồm bạc hà, caffeine, sôđa, sô cô la, trái cây và nước ép cam quýt, cà chua, hành, và thực ăn giàu chất béo.[1]
  2. Không ăn bất cứ thứ gì ít nhất là khoảng 3 tiếng đồng hồ trước khi đi ngủ. Lên kế hoạch kỹ càng sao cho bữa ăn cuối cùng trong ngày kết thúc trước giờ đi ngủ ít nhất khoảng 3 tiếng, bởi vì cơ thể sẽ cần khoảng 2 giờ để tiêu hóa thức ăn mà bạn vừa hấp thụ. Nếu bạn nằm trong khi thức ăn vẫn còn ở trong dạ dày, nguy cơ cao là bạn sẽ bị ợ hơi ngay sau đó.[2]
  3. Nhai thức ăn chậm rãi. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn quá nhanh có thể tăng nguy cơ bị ợ chua. Người nào nhai thức ăn quá nhanh có thể sẽ bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản, hay còn gọi là GERD. Dành nhiều thời gian thưởng thức món ăn để loại bỏ tình trạng ăn nhanh và cũng là nhân tố làm bạn mắc chứng ợ chua.[3]
    • Cố gắng đặt thìa/nĩa xuống giữa những lần ăn và nhai kỹ hơn để giúp giảm tốc độ ăn lại.
  4. Uống một cốc sữa ít béo hoặc sữa không kem như bữa ăn vặt giữa các bữa ăn chính. Thành phần canxi có trong sữa có chức năng như dung dịch đệm axit tạm thời, giúp xoa dịu cơn ợ chua. Nên nhớ, tác dụng của của việc uống sữa chỉ mang tính chất tạm thời, vì vậy bạn nên áp dụng cách khác để ngăn chặn triệu chứng khó chịu này.[2]
  5. Nhai một viên kẹo cao su không đường sau bữa ăn. Nhai kẹo sẽ giúp cơ miệng sản sinh ra nhiều tuyến nước bọt hơn vì nước bọt cũng được xem như là dung dịch đệm axit. Thêm, nữa, hành động nhai kẹo còn làm bạn nuốt nước bọt nhiều hơn, từ đó đẩy axit xuống dạ dày. Nhai một viên kẹo cao su trong vòng 30 phút sau mỗi bữa ăn có thể giúp giảm triệu chứng ợ nóng.[4]
  6. Nhâm nhi một tách trà thảo mộc sau bữa ăn. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống trà hoa cúc và trà cam thảo sau khi ăn xong rất hiệu quả trong việc đánh bay chứng ợ chua. Hoa cúc và cam thảo đều có đặc tính chống viêm, và đó cũng có thể là lý do tại sao chúng giúp một số người xoa dịu chứng ợ hơi. Hãy thử uống hai loại trà này để kiểm tra xem loại nào phù hợp với bạn hơn.
    • Gừng cũng được cho là có công dụng thần kỳ trong việc chữa chứng ợ nóng. Bạn có thể tự tay pha một cốc trà gừng bằng cách thêm một vài lát gừng tươi vào nước sôi. Sau đó, đậy nắp ấm lại và chờ khoảng 30 phút cho gừng ngấm trước khi thưởng thức. Để có kết quả tốt nhất, bạn nên uống trà gừng trước bữa ăn khoảng 20 phút.[5]
    • Hiểu rõ rằng cam thảo không nên được sử dụng trong thời gian dài vì nó chứa hoạt chất có tên là glycyrrhizin, là nguyên nhân làm sưng phù mô và tăng huyết áp. Trước khi dùng bất cứ thuốc thảo dược nào, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ đầu tiên.[6]

Thay đổi các Thói quen khác[sửa]

  1. Từ bỏ thuốc lá. Hút thuốc là không chỉ là nguyên nhân gây bệnh ung thư và các vấn đề khác về sức khỏe, mà nó còn làm bạn bị chứng ợ chua. Hút thuốc có liên quan mật thiết đến ợ chua và bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD). Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng thuốc lá sẽ làm yểu cơ thắt thực quản dưới vì đây là cơ giữ cho axit trong dạ dày không bị trào ngược lên thực quản. Khi cơ thắt thực quản bị yếu đi, axit trong dạ dày sẽ trào ra và làm tổn hại đến thực quản. Hỏi bác sĩ về chương trình cai thuốc lá trong khu vực bạn đang sống nếu bạn có ý định từ bỏ thuốc hoàn toàn.[7]
  2. Giảm cân. Quá trọng lượng cũng được cho một yếu tố đóng góp vào tình trạng ợ chua bởi vì lượng mỡ thừa ở bụng sẽ tạo áp lực xuống dạ dày, ép axit trong dạ dạy trào ngược lên thực quản. Một số nghiên cứu đã cho thấy rằng bạn không nhất thiết phải ép bản thân giảm cân khắc nghiệt để xoa dịu chứng ợ nóng gây ra bởi việc tăng cân. Thậm chí việc bạn chỉ sụt khoảng từ 5 đến 10% so với trọng lượng cơ thể cũng đủ để đánh bay chứng bệnh này rồi.[8]
  3. Mặc quần áo rộng rãi và phù hợp với cơ thể. Quần và thắt lưng chật cũng đóng góp vào việc làm bạn bị ợ hơi bởi vì lúc này bụng sẽ bị ép lại khiến axit trong dạ dày trào ngược lên. Hãy chắc chắn rằng quần bạn đang mặc có độ co giãn thoải mái và hợp với dáng người cũng như tránh đeo thắt lưng quá chật. Nếu chứng ợ hơi của bạn có dấu hiệu nghiêm trọng và nặng, bạn nên mặc quần áo có kích cỡ lớn hoặc chọn cạp quần/áo có độ co giãn.[9]
  4. Thay đổi tư thế ngủ thông thường. Nếu bạn thường bị ợ nóng vào ban đêm, thì hai tư thế ngủ sau đây sẽ cực kỳ hiệu quả giúp chống lại chứng này: Một là nằm nghiêng sang bên trái và hai là ngủ với phần trên cơ thể được kê cao hơn. Thử cả hai tư thế ngủ này để xem kiểu nào giúp bạn loại bỏ được chứng ợ hơi.
    • Nằm nghiêng sang bên trái còn giúp tiêu hóa tốt hơn. Cố gắng ngủ với tư thế này nếu kiểu ngủ nâng phần trên cơ thể không có tác dụng với bạn.
    • Tư thể ngủ với phần trên cơ thể được kê cao hơn sẽ giúp giảm nguy cơ axit trong dạ dày trào ngược lên thực quản. Nên ngủ trên chiếc gối hình chữ V để nâng toàn bộ phận trên cơ thể lên. Trong khi đó, gối thông thường chỉ giúp nâng bộ phận đầu.[10]
  5. Thư giãn mỗi ngày. Stress có thể là nguyên nhân làm bạn có triệu chứng ợ chua bằng cách làm dạ dày sản sinh ra nhiều axit hơn. Để giải tỏa vấn đề này, bạn nên kết hợp phương pháp thư giãn vào lối sống hàng ngày, đặc biệt là sau khi dùng bữa xong. Chẳng hạn như bạn có thể tập thiền, yoga, mát xa, áp dụng liệu pháp mùi hương, thở sâu, hoặc làm bất cứ gì giúp bạn cảm thấy thoải mái mỗi ngày.[11]

Uống thuốc Ghi đơn và thuốc bán ngoài Tiệm thuốc[sửa]

  1. Trộn một thìa cà phê baking soda với nước và uống dung dịch đó. Dạ dày thường tiết ra axit clohydric để dễ dàng tiêu hóa thức ăn. Tuy nhiên, đây là axit mạnh có đặc tính bào mòn dần và tạo cảm giác nóng rát ở ngực. Bạn có thể trung hòa axit này bằng cách uống dung dịch baking soda hòa với nước. So với các loại thuốc chống axit được bày bán ngoài tiệm thuốc, thì dung dịch tự pha này dường như không hiệu quả bằng. Tuy nhiên, uống hỗn hợp baking soda với nước sẽ cung cấp PH có trong chất lỏng cho dạ dày và giúp làm dịu cơn nóng rát ở ngực.[5]
    • Không nên áp dụng phương pháp này nếu bạn thường dùng thức ăn chứa ít natri vì baking soda được cho là giàu lượng natri.
  2. Suy nghĩ đến việc uống Iberogast (thuốc trị đau bao tử). Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng Iberogast là thuốc không kê toa và có thành phần tự nhiên hiệu quả trong việc trị chứng ợ nóng. Các thành phần trong thuốc bao gồm rễ cây bạch chỉ (angelica), cây carum (caraway), clown's mustard plant, cúc La Mã (German chamomile), hoa Anh Túc (greater celandine), bạc hà chanh (lemon balm), cam thảo (licorice), cây kế sữa (milk thistle), và bạc hà (peppermint). Mặc dù rất khó để nói chính xác thành phần thảo dược nào ở trên giúp Iberogast thực sự có tác dụng với một số người, nhưng loại thuốc này được cho là có thể điều trị chứng ợ nóng, đau dạ dày, chuột rút, và nôn mửa.[12]
  3. Sử dụng thuốc antacid (thuốc chống axit) để làm dịu chứng ợ chua. Nếu bạn bị ợ nóng nhưng không thường xuyên, thì thuốc chống axit, như Alka-Seltzer, Tums, Milk of Magnesia, Maalox, Rolaids, hoặc Pepto-Bismol có thể là vị cứu tinh giúp bạn cảm thấy khá hơn. Đừng quên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng bất kỳ loại thuốc không kê toa nào.[13]
  4. Cân nhắc đến việc uống thuốc hỗ trợ tiêu hóa có thể giúp điều trị chứng ợ nóng khó tiêu thường xuyên. Nếu bạn thường ợ chua 2 lần hoặc hơn trong một tuần, thì thuốc hỗ trợ tiêu hóa, như H2 blocker (thuốc giảm axit tiết ra từ dạ dày) hay thuốc ức chế bơm proton (PPI), có thể là những gì bạn cần vào lúc này. Một số loại thuốc, như Pepcid, Zantac, Prilosec, và Nexium đều được bày bán ở hiệu thuốc. Chúng đều được phê chuẩn và kiểm duyệt bởi Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), và được sử dụng liên tiếp trong vòng 14 ngày. Hãy chắc chắn rằng bạn đọc kỹ và làm theo hướng dẫn sử dụng trước khi uống bất kỳ loại thuốc nào.
    • Nếu bạn nhận thấy rằng bạn cần uống số thuốc trên hàng ngày và hơn hai tuần, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc kê thuốc hỗ trợ tiêu hóa.[13]
  5. Hỏi bác sĩ về việc dùng thuốc điều trị ợ nóng theo đơn. Nếu việc thay đổi lối sống cũng không mang lại hiệu quả trong việc làm dịu chứng ợ chua hoặc chúng gây trở ngại cho hoạt động hàng ngày, bạn nên gặp bác sĩ và hỏi về vấn đề dùng thuốc điều trị dứt điểm chứng bệnh này. Bác sĩ sẽ kê cho bạn loại thuốc ngăn chặn axit tiết ra, như H2 blocker, hoặc thuốc ức chế bơm proton (PPI) để giúp xoa dịu từng cơn ợ hơi.
    • Nên nhớ, ngay cả khi loại thuốc này có thể giúp đánh bay chứng ợ nóng, bác sĩ có thể vẫn khuyên bạn nên thay đổi lối sống để kiểm soát chứng bệnh tốt hơn.[14]

Lời khuyên[sửa]

  • Cố gắng ăn một trái táo hoặc chuối mỗi ngày. Loại trái cây này chứa thành phần chống axit tự nhiên có thể giúp tống khứ chứng ợ chua hoàn toàn theo thời gian.[5]
  • Thử dùng giấm táo. Một số người đã tìm ra phương pháp điều trị hữu hiệu bằng cách uống hỗn hợp bao gồm một thìa súp giấm táo nguyên chất với khoảng 240ml nước trước mỗi bữa ăn.[15][5]
  • Mua một miếng thạch hoa hồng bằng bàn tay và không nhỏ quá, sau đó đặt nó lên chỗ mà bạn cảm thấy muốn ợ chua. Cho dù chưa tìm được nguyên nhân nhưng việc này có thể mang lại hiệu quả và đối với một số người thì đây được xem là phương pháp tức tốc giúp xoa dịu chứng ợ hơi. Hãy thử xem nào!
  • Bạn có thể uống một viên aspirin hoặc Rollaids.

Cảnh báo[sửa]

  • Khi triệu chứng ợ nóng trở nên trầm trọng, làm bạn hay thức đêm, hoặc triệu chứng xảy ra ít nhất hai lần một tuần, có thể bạn đã bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể sẽ chuyển sang ung thư thực quản.
  • Nếu bạn cảm thấy tức/đau ngực đến nỗi bạn cho rằng có thể bản thân bị đau tim, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức.[16]

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. 1,0 1,1 http://www.webmd.com/heartburn-gerd/home-heartburn-remedies-natural-remedies-heartburn?page=2
  2. 2,0 2,1 http://www.webmd.com/heartburn-gerd/home-heartburn-remedies-natural-remedies-heartburn?page=2
  3. http://www.webmd.com/heartburn-gerd/news/20030523/eating-food-too-fast-speeds-heartburn
  4. http://umm.edu/health/medical/reports/articles/gastroesophageal-reflux-disease-and-heartburn
  5. 5,0 5,1 5,2 5,3 http://everydayroots.com/heartburn-remedies
  6. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/bile-reflux/basics/alternative-medicine/con-20025548
  7. http://www.niddk.nih.gov/health-information/health-topics/digestive-diseases/smoking/Pages/facts.aspx# gerd
  8. http://www.webmd.com/heartburn-gerd/features/weight-gain-loss-heartburn
  9. http://www.webmd.com/heartburn-gerd/features/heartburn-101
  10. http://www.webmd.com/heartburn-gerd/america-asks-9/nighttime-heartburn-sleep-tips
  11. http://www.webmd.com/heartburn-gerd/america-asks-9/nighttime-heartburn-sleep-tips?page=2
  12. http://www.webmd.com/heartburn-gerd/home-heartburn-remedies-natural-remedies-heartburn
  13. 13,0 13,1 http://www.webmd.com/heartburn-gerd/guide/treating-heartburn-over-counter-medicine
  14. http://www.webmd.com/heartburn-gerd/features/heartburn-101?page=2
  15. http://www.webmd.com/vitamins-supplements/ingredientmono-816-APPLE+CIDER+VINEGAR.aspx?activeIngredientId=816&activeIngredientName=APPLE+CIDER+VINEGAR&source=0
  16. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/heartburn/in-depth/heartburn-gerd/art-20046483

Liên kết đến đây