Giảm căng thẳng
Tình trạng căng thẳng xuất hiện khi bạn gặp phải quá nhiều áp lực về mặt tinh thần cũng như cảm xúc. Khi chúng ta không thể đối phó với áp lực, chúng sẽ hình thành sự căng thẳng. Mỗi người phản ứng khác nhau với căng thẳng và trải nghiệm những tác nhân gây căng thẳng khác nhau. Tác nhân gây căng thẳng phổ biến bao gồm công việc, mối quan hệ, và tiền bạc. Căng thẳng có thể ảnh hưởng đến cảm xúc, cách suy nghĩ, và cách cư xử của bạn. Nó cũng có thể tác động đến chức năng cơ thể của bạn. Dấu hiệu căng thẳng phổ biến bao gồm bồn chồn, suy nghĩ lo lắng, gặp vấn đề với giấc ngủ, toát mồ hôi, ăn không ngon, và khó tập trung và nhiều triệu chứng khác.[1] Bạn nên dành thời gian để tìm hiểu các chiến lược và kỹ thuật khác nhau để quản lý sự căng thẳng của bản thân trước khi nó có thể gây nên những hậu quả tiêu cực cho sức khỏe tinh thần và thể chất của bạn.
Mục lục
Các bước[sửa]
Thư giãn Cơ thể[sửa]
-
Tập
thể
dục.
Chỉ
cần
từ
30
đến
45
phút
tập
thể
dục
ba
lần
mỗi
tuần
có
thể
khiến
bạn
cảm
thấy
khỏe
mạnh
hơn
và
kiểm
soát
hơn
đối
với
cuộc
sống
của
mình.[2]
Các
nghiên
cứu
đã
chỉ
ra
rằng
tập
thể
dục
có
thể
giải
tỏa
căng
thẳng,
làm
giảm
triệu
chứng
trầm
cảm
và
cải
thiện
khả
năng
nhận
thức
của
bạn.[3]
Tập
thể
dục
cũng
giúp
giải
phóng
endorphin,
chất
hóa
học
giúp
kích
hoạt
cảm
xúc
tích
cực.
Sau
đây
là
một
vài
phương
pháp
tập
luyện
thể
thao
tuyệt
vời:
- Chạy bộ. Chạy bộ giúp giải phóng endorphin và giúp bạn cảm thấy tốt hơn. Hãy thiết lập mục tiêu cụ thể cho bản thân, chẳng hạn như tham gia chạy bộ trong các cuộc thi chạy bộ 5km hoặc 10km. Phương pháp này sẽ giúp bạn duy trì động lực và sẽ khiến bạn cảm thấy rằng mình có khả năng đối mặt và giải quyết những thách thức.
- Hãy bơi khoảng 1,5 km cách ngày. Đắm mình trong nước sẽ giúp bạn cảm thấy mạnh mẽ hơn và sẽ giúp bạn loại bỏ những suy nghĩ căng thẳng. Đây cũng là môn thể thao khá tốt để luyện tập nếu bạn đang gặp phải tình trạng đau cơ hoặc đau khớp.
- Tập yoga. Yoga không chỉ tuyệt vời cho sức khỏe thể chất của bạn, mà nó còn giúp bạn học cách điều chỉnh hơi thở và tập trung tâm trí.
- Tham gia vào một đội thể thao nào đó, chẳng hạn như bowling, bóng chuyền, hoặc bóng mềm. Bạn sẽ vừa có thể kết bạn với nhiều người và vừa có thể tập thể dục cùng một lúc. Nói cách khác, phương pháp này vừa đem lại cho bạn lợi ích về mặt xã hội VÀ vừa giúp bạn có thể tận hưởng được lợi ích từ việc tập luyện thể thao trong cùng một thời điểm.
- Đi bộ đường dài. Bạn sẽ cảm thấy ít căng thẳng hơn nếu bạn dành nhiều thời gian hơn cho thiên nhiên và tiếp xúc với không khí trong lành.
-
Đi
mát-xa.
Liệu
pháp
mát-xa
có
thể
giúp
bạn
giảm
căng
thẳng.[4]
Mát-xa
là
một
cách
tuyệt
vời
để
thư
giãn
và
để
giảm
thiểu
căng
thẳng
về
mặt
thể
chất
và
tinh
thần
mà
bạn
đang
trải
nghiệm.
Bạn
có
thể
tự
mát-xa
cổ,
cánh
tay
và
lòng
bàn
tay,
hoặc
nhờ
bạn
bè
mát-xa
hộ
bạn,
hoặc
tìm
đến
nhân
viên
mát-xa
chuyên
nghiệp.
- Nhân viên mát-xa chuyên nghiệp có thể sẽ khá tốn kém, nhưng sẽ rất đáng đồng tiền. Nhân viên mát-xa có thể xoa bóp để giúp bạn giải tỏa căng thẳng trên cơ thể. Hãy kiểm tra xem liệu bảo hiểm của bạn có chi trả cho liệu pháp mát-xa mà bạn sử dụng hay không.
- Mát-xa cũng là “màn dạo đầu” hoàn hảo. Nếu bạn có người yêu, hãy nhờ người ấy mát-xa bàn chân hoặc lưng của bạn, và quan sát diễn biến của mọi việc.
-
Ăn
uống
tử
tế.
Duy
trì
chế
độ
ăn
uống
lành
mạnh
là
chìa
khóa
để
giảm
thiểu
căng
thẳng.
Cơ
thể
được
nuôi
dưỡng
khỏe
mạnh
sẽ
có
khả
năng
đối
phó
với
căng
thẳng
về
mặt
thể
chất
và
tinh
thần.[5]
Ngoài
ra,
căng
thẳng
có
liên
quan
đến
thói
quen
ăn
uống
quá
độ;
con
người
có
xu
hướng
ăn
thực
phẩm
có
nhiều
calo
và
chất
béo
khi
họ
căng
thẳng.[6]
Nếu
bạn
muốn
giảm
thiểu
căng
thẳng
trong
cuộc
sống,
bạn
cần
phải
đặc
biệt
chú
ý
đến
chế
độ
ăn
uống
của
bạn.
Sau
đây
là
cách
mà
bạn
có
thể
thực
hiện:
- Ăn sáng đầy đủ.[5] Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày, vì vậy, hãy dành thời gian để ăn những thực phẩm có chứa carb tốt cho sức khỏe chẳng hạn như yến mạch, protein chẳng hạn như thịt gà nạc hoặc thịt nguội, và các loại rau củ quả lành mạnh.[7]
- Ăn đủ ba bữa mỗi ngày. Không nên bỏ bữa cho dù bạn có bận rộn hoặc căng thẳng đến mức nào sẽ giúp bạn có thể duy trì thói quen và cung cấp cho bạn nhiều năng lượng hơn. [5]
- Ăn nhẹ bằng các thực phẩm lành mạnh sẽ giúp cung cấp năng lượng cho một ngày dài hoạt động. Hãy đem theo táo, chuối, hoặc một túi hạt hạnh nhân. Tránh những loại thực phẩm khiến bạn cảm thấy không khỏe và đờ đẫn, chẳng hạn như thực phẩm chứa nhiều đường hoặc nước có ga.
- Giảm thiểu lượng caffein và lượng đường tiêu thụ. Caffein và đường có thể giúp bạn tạm thời cảm thấy tỉnh táo hơn nhưng sau đó chúng sẽ làm sụt giảm mức năng lượng của bạn và khiến tâm trạng của bạn tệ hơn. Cắt giảm những loại sản phẩm này cũng sẽ giúp bạn ngủ ngơn hơn.[5]
-
Thêm
các
loại
thảo
mộc
giảm
căng
thẳng
và
trà
vào
chế
độ
dinh
dưỡng
hằng
ngày
của
bạn.
Có
khá
nhiều
loại
thảo
mộc
và
trà
có
tác
dụng
xoa
dịu
và
giảm
thiểu
triệu
chứng
mất
ngủ,
lo
lắng
và
tức
giận
do
căng
thẳng
gây
nên.
Hãy
luôn
nhớ
tham
khảo
ý
kiến
của
bác
sĩ
hoặc
chuyên
viên
y
tế
trước
khi
sử
dụng
bất
kỳ
một
loại
thảo
mộc
hoặc
thực
phẩm
bổ
sung
mới
nào.
Các
loại
thảo
mộc
và
trà
phổ
biến
thường
được
sử
dụng
để
xoa
dịu
sự
căng
thẳng
bao
gồm:[8]
- Hoa cúc – Hoa cúc nổi tiếng với đặc tính chữa trị nhiều loại bệnh lý và có tính khả dụng cao. Có lẽ hoa cúc được bào chế nhiều nhất dưới dạng trà, hoa cúc thường được sử dụng để làm giảm triệu chứng căng thẳng, chẳng hạn như mất ngủ và rối loạn tiêu hóa. [8]
- Hoa lạc tiên – Hoa lạc tiên được dùng để chữa trị rối loạn trong giấc ngủ, lo âu, và các vấn đề về tiêu hóa. Nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng hoa lạc tiên có thể đem lại hiệu quả tương tự như các loại thuốc được kê toa để điều trị chứng bệnh lo lắng. Hoa lạc tiên thường được sử dụng dưới dạng trà.[8]
- Hoa oải hương – Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng hương hoa oải hương có thể đem lại tác dụng trấn an, xoa dịu sự căng thẳng và giúp an thần. Vì lý do này, hoa oải hương thường được sử dụng để bào chế tinh dầu dùng trong phương pháp trị liệu bằng hương thơm, trà, xà phòng, gel và sữa tắm, cùng với nhiều loại sản phẩm khác.[9]
- Rễ cây nữ lang – Rễ cây nữ lang có thể được sử dụng để điều trị tình trạng lo âu và mất ngủ, mặc dù bạn không nên sử dụng nó nhiều hơn một tháng.[8]
-
Cải
thiện
thói
quen
ngủ.
Giấc
ngủ
của
bạn
quá
quan
trọng
để
bạn
có
thể
đánh
đổi
và
hy
sinh.[10]
Cải
thiện
thói
quen
ngủ
sẽ
giúp
bạn
giảm
căng
thẳng
vì
giấc
ngủ
ảnh
hưởng
đến
bộ
nhớ,
khả
năng
phán
xét
và
tâm
trạng
của
bạn.[11]
Nghiên
cứu
khoa
học
đã
cho
thấy
rằng
hầu
hết
mọi
người
sẽ
cảm
thấy
hạnh
phúc
hơn,
khỏe
mạnh
hơn,
và
an
toàn
hơn
nếu
họ
ngủ
thêm
60-90
phút
mỗi
đêm.[12]
- Một giấc ngủ lành mạnh kéo dài từ 7-9 giờ mỗi đêm. Ngủ quá nhiều hoặc quá ít có thể khiến bạn cảm thấy đờ đẫn và khó có thể thực hiện các trách nhiệm của mình.
- Hãy cố gắng duy trì giấc ngủ điều độ mỗi đêm. Bạn không nên ngủ 5 giờ vào ngày thường và 10 giờ vào ngày cuối tuần, nếu không, bạn sẽ cảm thấy bất ổn và mệt mỏi nhiều hơn.
- Đi ngủ và thức dậy đúng giờ mỗi ngày. Phương pháp này sẽ giúp củng cố thói quen của bạn, và bạn sẽ có thể dễ dàng đi ngủ và thức dậy hơn.
- Hãy dành khoảng 1 giờ để nằm thư giãn trên giường trước khi chìm vào giấc ngủ. Đọc sách hoặc nghe nhạc nhẹ, hoặc viết nhật ký. Không nên xem TV hoặc sử dụng điện thoại vì chúng sẽ khiến bạn khó có thể thư giãn hơn và khó có thể đưa tinh thần và cơ thể của bạn vào trạng thái sẵn sàng để ngủ.
-
Thường
xuyên
tập
trung
nhận
thức
cơ
thể.
Hầu
hết
mọi
người
thường
tách
biệt
giữa
tinh
thần
và
thể
chất.
Tuy
nhiên,
bạn
nên
dành
thời
gian
để
liên
kết
và
kiểm
tra
cơ
thể
của
mình
thông
qua
tinh
thần
để
có
thể
hiểu
rõ
ảnh
hưởng
của
sự
căng
thẳng
lên
cơ
thể
của
bạn.[13]
- Nằm ngửa hoặc ngồi và đặt bàn chân dưới sàn nhà. Bắt đầu từ các ngón chân và tiến dần về phía da đầu, cảm nhận cảm giác của cơ thể và nhận thức bộ phận đang gặp căng thẳng trên cơ thể. Không nên cố gắng thay đổi bất kỳ điều gì hoặc thả lỏng vùng bị căng thẳng, bạn chỉ cần phải nhận thức được nó.[14]
- Trong vòng một vài phút, hãy nằm xuống và hít thở tại mọi khu vực trên cơ thể, từ đầu đến chân. Hãy tưởng tượng rằng mỗi khi bạn hít thở, hơi thở của bạn như luồn qua mọi bộ phận trên cơ thể của bạn.[14]
-
Chườm
ấm.
Bọc
một
mảnh
vải
giữ
nhiệt
ấm
quanh
cổ
và
vai
trong
vòng
10
phút
và
nhắm
mắt
lại.
Hãy
cố
gắng
thư
giãn
khuôn
mặt,
cổ
và
vai.[14]
- Bạn cũng có thể sự dụng một quả bóng tennis hoặc các loại bóng mát-xa khác để mát-xa vùng cơ ở đầu, cổ, và vai, những vùng mà chúng ta thường bị căng cơ nhiều nhất. Bạn có thể ép quả bóng vào vị trí giữa lưng với bức tường hoặc với sàn nhà, tuỳ bạn. Tựa người vào quả bóng và áp một lực nhẹ vào lưng trong vòng 30 giây. Sau đó, di chuyển quả bóng đến bộ phận khác trên cơ thể để làm giảm căng cơ tại bộ phận đó.[14]
Thư giãn Tâm trí[sửa]
-
Đọc
sách.
Đọc
sách
là
một
cách
tuyệt
vời
để
xoa
dịu
tâm
trí
và
để
tích
lũy
thêm
kiến
thức.
Đây
cũng
là
một
cách
tuyệt
vời
để
đánh
thức
tâm
trí
vào
buổi
sáng
và
giúp
bạn
có
thể
dễ
dàng
chìm
vào
giấc
ngủ
hơn
vào
buổi
tối.
Cho
dù
là
bạn
đọc
tiểu
thuyết
lịch
sử
hoặc
tiểu
thuyết
tình
cảm
ướt
át,
đắm
chìm
trong
một
thế
giới
khác
sẽ
giúp
bạn
thư
giãn
tâm
trí.
Chỉ
cần
đọc
sách
trong
vòng
6
phút
cũng
giúp
giảm
thiểu
sự
căng
thẳng
của
bạn
xuống
2/3.[15]
- Nếu có thể, hãy vừa nghe nhạc cổ điển vừa đọc sách trước khi đi ngủ.
- Đọc sách trong môi trường ánh sáng đầy đủ có thể giúp bảo vệ đôi mắt của bạn, nhưng giảm độ sáng của ánh đèn xung quanh khi đọc sách có thể giúp bạn cảm thấy bình tĩnh hơn và dễ dàng thư giãn hơn.
- Nếu bạn thích đọc sách và muốn biến nó thành một hoạt động mang tính xã hội hơn, hãy tham gia vào câu lạc bộ sách. Đây là phương pháp tuyệt vời để vừa có thể khuyến khích bản thân đọc sách và vừa có thể kết bạn cùng một lúc. Một lần nữa, bạn có thể cùng lúc thực hiện hai hành động giúp giảm thiểu mức độ căng thẳng của bạn: làm một việc gì đó mà bạn thích và tương tác một cách có ý nghĩa với người khác.
-
Suy
nghĩ
tích
cực.
Trở
thành
người
suy
nghĩ
tích
cực
và
tận
hưởng
niềm
vui
trong
sự
tương
tác
hằng
ngày
của
bạn.
Các
nhà
tâm
lý
học
đã
chỉ
ra
rằng
người
lạc
quan
và
người
bi
quan
thường
phải
đối
mặt
với
các
trở
ngại
và
thách
thức
tương
tự
như
nhau
nhưng
người
lạc
quan
có
thể
đối
phó
với
vấn
đề
của
họ
với
thái
độ
tốt
hơn.[16]
- Mỗi ngày, hãy suy nghĩ về 3 điều nhỏ nhặt mà bạn cảm thấy biết ơn; biện pháp này sẽ giúp nhắc nhở bạn về tất cả những yếu tố tích cực trong cuộc sống ngay cả khi bạn đang cảm thấy căng thẳng. Suy nghĩ tích cực sẽ giúp bạn duy trì cách nhìn khách quan hơn.[5]
-
Cười
nhiều
hơn.
Cười
vang
đã
được
chứng
minh
rằng
giúp
làm
giảm
căng
thẳng.
Nhiều
bác
sĩ,
chẳng
hạn
như
Patch
Adams,
tin
rằng
sự
hài
hước
có
thể
ảnh
hưởng
tích
cực
đến
quá
trình
hồi
phục
của
cơ
thể
khi
mắc
phải
các
căn
bệnh
nào
đó
hoặc
phải
trải
qua
phẫu
thuật..[17]
Nhiều
nghiên
cứu
cũng
đã
chỉ
ra
rằng
mỉm
cười
có
thể
giúp
cải
thiện
cảm
xúc
và
khiến
bạn
cảm
thấy
hạnh
phúc
hơn.[18]
- Cười vang sẽ giải phóng endorphin, một loại hoá chất có trong não giúp cải thiện cảm xúc của bạn.[14]
- Hài hước sẽ giúp bạn lấy lại sức mạnh của mình. Sự hài hước giúp chúng ta nhìn nhận mọi việc dưới một góc độ khác. Và nó có thể hoàn toàn thay đổi các tác nhân gây căng thẳng của bạn. Sự hài hước thường chủ yếu trêu chọc những yếu tố có quyền lực. Nó cũng có thể đem lại cho bạn một cách nhìn mới mẻ hơn về những điều đang làm phiền bạn. Nụ cười và sự hài hước là công cụ sâu sắc và mạnh mẽ nhất mà bạn có thể sử dụng để thay đổi quan điểm của mình đối với cuộc sống.
-
Luyện
tập
hít
thở
sâu.
Tập
trung
hít
thở
sâu
là
một
cách
hay
để
tạo
nên
cảm
giác
thư
giãn
để
đối
phó
với
căng
thẳng.
Hít
thở
sâu
cũng
được
biết
đến
dưới
tên
gọi
hít
thở
bằng
cơ
hoành,
hít
thở
bằng
vùng
bụng,
hít
thở
bụng,
và
hô
hấp
theo
nhịp.
Hít
thở
sâu
khuyến
khích
sự
trao
đổi
oxy
đầy
đủ,
có
nghĩa
là
hít
vào
khí
oxy
trong
lành
để
trao
đổi
với
khí
carbon
dioxide
mà
bạn
thở
ra.
Phương
pháp
này
sẽ
giúp
làm
chậm
nhịp
tim
và
ổn
định
hoặc
thậm
chí
giúp
hạ
huyết
áp.[19]
- Bắt đầu bằng việc tìm kiếm một không gian yên tĩnh và thoải mái để ngồi hoặc nằm. Hít thở một hoặc hai nhịp như thông thường để ổn định cơ thể. Sau đó hãy hít thở sâu: hít thở chậm qua đường mũi, mở rộng lồng ngực và bụng dưới khi bạn hít không khí vào phổi. Hãy cho phép bụng của bạn mở rộng hoàn toàn. Không nên kiềm chế hơi thở như chúng ta thường làm. Bây giờ bạn hãy chầm chậm thở ra từ miệng (hoặc mũi, nếu điều này khiến bạn cảm thấy thoải mái hơn). Một khi bạn đã thực sự cảm thấy thoải mái sau một vài lần luyện tập, hãy chuyển sang thực hiện phương pháp tập trung hơi thở. Trong tư thế ngồi, hãy nhắm mắt lại, sau đó, vừa hít thở sâu vừa suy nghĩ đến những hình ảnh hữu ích và bạn cũng có thể tập trung vào từ ngữ hoặc câu nói giúp bạn thư giãn. [19]
- Tại sao hít thở nông không đem lại hiệu quả tương tự? Thật ra, hít thở nông sẽ đem lại tác dụng ngược lại vì nó hạn chế sự chuyển động của cơ hoành. Khi chúng ta hít thở nông, phổi của chúng ta không nhận được đầy đủ khí oxy và có thể khiến bạn cảm thấy khó thở hoặc bồn chồn.
-
Luyện
tập
chánh
niệm.
Luyện
tập
chánh
niệm
sẽ
giúp
chúng
ta
chú
ý
vào
thời
điểm
hiện
tại
để
có
thể
điều
chỉnh
cách
suy
nghĩ
và
cách
cảm
nhận
về
trải
nghiệm
của
mình.[20]
Chánh
niệm
giúp
con
người
kiểm
soát
và
giảm
thiểu
căng
thẳng
của
bản
thân
và
thường
thông
qua
các
kỹ
thuật
chẳng
hạn
như
thiền,
hít
thở
và
yoga.[21]
- Hãy thử ngồi thiền nếu bạn không thể tham gia vào lớp học chánh niệm hoặc yoga. Bạn có thể ngồi thiền ở bất kỳ nơi nào và bao lâu tuỳ bạn. Chỉ cần 20 phút ngồi thiền mỗi ngày có thể giảm thiểu căng thẳng một cách đáng kể. Tất cả những điều mà bạn cần làm là tìm một chỗ ngồi thoải mái tại một khu vực yên tĩnh, đặt bàn tay của bạn ở vị trí phù hợp, nhắm mắt, và tập trung vào hơi thở. Tập trung vào hiện tại và thư giãn cơ thể, và nhận thức từng hơi thở và từng sự đau đớn nhỏ mà bạn cảm nhận. Hãy tìm cách để giải thoát tâm trí khỏi những suy nghĩ tiêu cực và căng thẳng; đây có thể là phần khó khăn nhất. Và quan trọng nhất là: hãy nhớ hít thở. Nếu bạn không thể tập trung tâm trí, hãy tập trung đếm từng nhịp hít vào và thở ra của bạn. Hãy cố gắng ngồi thiền ngay sau khi thức dậy hoặc trước khi đi ngủ.[20]
Trở nên Chủ động[sửa]
-
Hãy
để
mọi
chuyện
qua
đi
(dù
chỉ
là
một
chút!).
Hãy
chấp
nhận
rằng
bạn
không
thể
kiểm
soát
mọi
việc.
Yếu
tố
gây
căng
thẳng
sẽ
luôn
tồn
tại
trong
cuộc
sống
của
bạn,
nhưng
bạn
có
thể
giảm
thiểu
tối
đa
căng
thẳng
bằng
cách
loại
bỏ
những
điều
không
quan
trọng
và
học
cách
đối
phó
với
những
vấn
đề
còn
lại.[22]
- Bạn có thể tham khảo nhật ký của mình để nhận thức tác nhân gây căng thẳng hoàn toàn nằm ngoài sự kiểm soát của bạn, bao gồm giao thông, tính tình của sếp và đồng nghiệp, nền kinh tế lên cao và xuống dốc thất thường, v.v
- Không dễ để bạn nhận ra rằng bạn không thể kiểm soát mọi việc nhưng cuối cùng bạn có thể sẽ phải học cách chấp nhận điều này. Ví dụ, trong quá trình này bạn sẽ nhận thức được rằng những suy nghĩ và thái độ mà bạn có thể kiểm soát đó chính là suy nghĩ và thái độ của chính bản thân bạn. Bạn không thể kiểm soát sự suy nghĩ của sếp bạn về bạn hoặc kiểm soát những điều mà thông gia của bạn nói; thay vì vậy, những gì mà bạn CÓ THỂ kiểm soát đó chính là sự đối đáp và phản ứng của bạn đối với họ. Từ đó, bạn có thể tăng thêm sự cảm kích đối với bản thân và đối với khả năng của mình.
-
Giải
quyết
tình
huống
căng
thẳng.
Thay
vì
né
tránh
hoặc
trì
hoãn
đối
phó
với
các
tác
nhân
gây
căng
thẳng,
tại
sao
bạn
lại
không
trực
tiếp
đối
mặt
với
nó?
Mặc
dù
bạn
sẽ
không
thể
loại
bỏ
tất
cả
mọi
tác
nhân
gây
căng
thẳng,
bạn
sẽ
có
thể
giảm
thiểu
mức
độ
ảnh
hưởng
của
chúng
và
quan
trọng
nhất
là
ngăn
ngừa
chúng
trở
nên
tồi
tệ
hơn
cũng
như
gây
ảnh
hưởng
không
tốt
đến
sức
khỏe
tinh
thần
và
thể
chất
của
bạn.
- Giải quyết tình huống căng thẳng tại công sở. Nếu bạn cảm thấy như bạn phải làm việc quá sức hoặc bạn bị đánh giá thấp, hãy nói chuyện với sếp của bạn với thái độ bình tĩnh và phù hợp. Nếu bạn cảm thấy rằng bạn quá đam mê với công việc cùa mình, hãy tìm cách để làm việc ít hơn nửa giờ mỗi ngày, có thể là bằng cách loại bỏ các tác nhân gây mất tập trung hoặc loại bỏ những giờ nghỉ giải lao không cần thiết trong quá trình làm việc. Hãy tìm kiếm giải pháp có thể giúp bạn giảm thiểu tác nhân gây căng thẳng mà không khiến bạn cảm thấy căng thẳng hơn. Học cách trở nên quyết đoán để có thể bộc lộ nhu cầu của bạn theo cách mà chúng sẽ được người khác nhìn nhận một cách nghiêm túc.[23]
- Giải quyết sự căng thẳng do các mối quan hệ gây nên. Nếu bạn cảm thấy căng thẳng về mối quan hệ tình cảm của mình với người yêu, gia đình hoặc bạn bè, cách tốt nhất là bạn nên trực tiếp trò chuyện với người ấy hơn là chờ đợi để xem mọi việc sẽ diễn ra như thế nào. Bạn càng sớm cởi mở về sự căng thẳng mà mối quan hệ tình cảm đem lại cho bạn thì bạn càng sớm có thể giải quyết nó.
- Thực hiện " điều nhỏ nhặt" cần thiết. Đôi khi điều nhỏ nhặt nhất chính là tác nhân gây căng thẳng khi chúng ngày càng “chất chồng” và không được giải quyết triệt để. Nếu bạn cảm thấy rằng bạn đang bắt đầu "chú ý đến những vấn đề nhỏ nhặt", hãy tìm cách giải quyết chúng. Thiết lập một danh sách những vấn đề nhỏ mà bạn cần thực hiện hoặc khiến bạn không ngừng suy nghĩ về nó (chẳng hạn như thay dầu máy hoặc hẹn gặp nha sĩ) và xem bạn có thể hoàn thành được bao nhiêu mục tiêu trong vòng 1 tháng. Thiết lập danh sách những điều cần làm sẽ có thể đem lại động lực cho bạn; mỗi khi bạn hoàn thành nhiệm vụ, danh sách sẽ ngắn đi.
-
Có
óc
tổ
chức.
Tổ
chức,
lên
kế
hoạch
từ
trước
và
chuẩn
bị
sẵn
sàng
có
thể
làm
giảm
mức
độ
căng
thẳng.[7]
Một
trong
những
bước
đầu
tiên
để
thực
hiện
điều
này
đó
là
thiết
lập
thời
gian
biểu
bao
gồm
danh
sách
tất
cả
những
cuộc
hẹn,
cuộc
họp,
và
bất
kỳ
một
việc
gì
mà
bạn
đã
lên
kế
hoạch
để
thực
hiện,
chẳng
hạn
như
lớp
yoga
hoặc
chuyến
đi
du
lịch
với
lớp.
Phương
pháp
này
sẽ
giúp
bạn
có
thể
theo
dõi
tiến
trình
hoạt
động
của
bạn
mỗi
tuần
và
mỗi
tháng.
Bằng
cách
này,
bạn
sẽ
dễ
dàng
nhận
biết
những
việc
bạn
cần
làm
và
cách
để
lên
kế
hoạch
cho
những
việc
này.
- Tổ chức các kế hoạch ngắn hạn. Nếu bạn căng thẳng khi phải suy nghĩ về chuyến đi sắp đến, hãy cố gắng tìm hiểu chi tiết về chuyến đi càng sớm càng tốt để bạn không gặp phải bất kỳ một yếu tố bất ngờ nào. Nhận thức được những điều đang chờ đợi bạn ở phía trước sẽ khiến bạn luôn trong trạng thái kiểm soát tình hình và giúp bạn có thể đối phó với những tình huống khó lường một cách tốt hơn.
- Dọn dẹp không gian sống. Nếu bạn dọn dẹp không gian sống của bạn, cuộc sống của bạn sẽ trở nên có tổ chức hơn và dễ kiểm soát hơn. Bạn có thể sẽ cần phải nỗ lực khá nhiều, nhưng lợi ích mà bạn nhận được sẽ đáng giá hơn khoảng thời gian mà bạn đã dành để sắp xếp mọi thứ. Hãy loại bỏ những vật dụng mà bạn không sử dụng hoặc không cần đến (chẳng hạn như quần áo cũ, thiết bị điện tử và các thiết bị nhỏ khác) và sắp xếp lại không gian sống sao cho càng thiết thực càng tốt. Hãy cố gắng duy trì không gian sống ngăn nắp và sạch sẽ. Dành 10-15 phút mỗi đêm để loại bỏ những vật dụng không cần thiết, dọn dẹp sạch sẽ và sắp xếp mọi thứ gọn gàng tại vị trí của chúng. Một không gian sạch sẽ và sáng sủa có thể khiến tâm trí của bạn trở nên sáng suốt hơn.
-
Kiểm
soát
những
cam
kết
của
bản
thân.
Mặc
dù
có
khá
nhiều
cam
kết
mà
bạn
không
thể
thực
hiện,
có
những
điều
mà
bạn
hoàn
toàn
có
thể
hoàn
thành.
Thông
thường,
mọi
người
sẽ
nói
"vâng"
với
những
điều
không
đem
lại
niềm
vui
cho
họ,
hoặc
gây
nên
sự
lo
lắng
quá
mức,
hoặc
khiến
họ
phải
loại
bỏ
những
cam
kết
quan
trọng
hơn.
Một
lý
do
khiến
mọi
người
lâm
vào
tình
trạng
căng
thẳng
là
bởi
vì
họ
cảm
thấy
rằng
họ
bị
ràng
buộc
quá
mức
và
rằng
họ
không
có
đủ
thời
gian
để
theo
đuổi
sở
thích
của
mình
hoặc
dành
thời
gian
cho
người
thân
yêu
của
họ.
- Dành thời gian cho chính mình. Đây là hành động mà các bậc cha mẹ nên thực hiện – dành thời gian cho chính mình thay vì bận rộn với lũ trẻ, cộng đồng, nhóm trong nhà thờ, hoặc bất kỳ một việc nào khác. Cho dù đó có là đi bộ đường dài, ngâm mình trong bồn tắm nước nóng, hoặc gặp gỡ bạn bè – đây là khoảng thời gian quan trọng mà bạn cần dành riêng cho chính mình.
- Phân biệt giữa "những điều nên làm" và "những điều cần phải làm". Ví dụ, bạn cần phải nộp thuế đúng hạn. Nhưng cảm giác về việc bạn nên chế biến những món ăn tại nhà cho lũ trẻ nhà bạn đem theo đến trường có thể khiến bạn cảm thấy tội lỗi vì bạn chỉ đơn giản là không có thời gian để thực hiện – nếu lũ trẻ nhà bạn hoàn toàn yêu thích món cà rốt thái khúc ăn kèm nước sốt, tại sạo bạn lại không chọn chế biến một món ăn nào đó đơn giản hơn?[5] Hãy suy nghĩ về nhiệm vụ mà bạn cần phải làm và ưu tiên thực hiện chúng thay vì những việc mà bạn "nên thực hiện" hoặc sẽ thực hiện trong thời điểm phù hợp.
- Học cách nói "không". Nếu người bạn của bạn không ngừng tổ chức những buổi tiệc đông đúc và khiến bạn cảm thấy lo lắng, hãy ngừng tham dự. Đôi khi bạn cần phải nói "không". Nhận biết giới hạn của bản thân và theo đó mà thực hiện. Đồng ý đảm nhiệm nhiều hơn số lượng công việc mà bạn có thể thực hiện sẽ làm tăng mức độ căng thẳng cho bạn.[5]
-
Thiết
lập
"Danh
sách
những
Việc
Không
nên
làm".
Đôi
khi,
quá
nhiều
việc
phải
làm
sẽ
bắt
buộc
bạn
phải
hoạt
động
không
ngừng
nghỉ
cả
ngày.
Hãy
cố
gắng
tạo
nên
danh
sách
những
nhiệm
vụ
mà
bạn
cần
phải
loại
bỏ
khỏi
lịch
trình
làm
việc
của
bạn.
Ví
dụ:
- Nếu bạn phải làm việc trễ vào ngày thứ Năm, hãy tránh nấu bữa tối nếu có thể.
- Bạn cần phải giúp cha mẹ dọn dẹp nhà để xe vào cuối tuần này. Sau đó, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi và mồ hôi nhễ nhại, vì vậy, bạn có thể sẽ phải loại bỏ kế hoạch chơi trượt ván với bạn bè của mình. Bạn có thể thực hiện điều này vào tuần sau.
- Bạn sắp có một bài kiểm tra quan trọng. Điều này có nghĩa là bạn sẽ chỉ có thể đi đến phòng tập thể dục trong vòng 30 phút thay vì 2 giờ.
-
Dành
thời
gian
để
thư
giãn.
Hãy
dành
ít
nhất
1
giờ
để
thư
giãn
mỗi
ngày,
đặc
biệt
là
vào
buổi
sáng
và
buổi
tối
trước
khi
đi
ngủ.
Mọi
người
đều
cần
thời
gian
để
có
thể
nạp
năng
lượng
cho
bản
thân.[7]
- Mỗi ngày, hãy thực hiện những điều mà bạn yêu thích, cho dù đó có là chơi một bản piano ngắn, ngắm sao, hoặc giải đố. Các hoạt động này sẽ luôn nhắc nhở bạn về những điều mà bạn yêu thích trong cuộc sống.[5]
-
Sử
dụng
kỹ
thuật
giải
quyết
vấn
đề.
Thay
vì
suy
nghĩ
rằng
"Việc
X,
Y,
và
Z
thật
sự
đang
làm
mình
cảm
thấy
căng
thẳng",
hãy
dời
sự
tập
trung
vào
những
điều
mà
bạn
có
thể
làm
để
giảm
thiểu
sự
ảnh
hưởng
vấn
đề.
Di
chuyển
sự
chú
ý
sang
những
điều
mà
bạn
có
thể
làm
để
giải
quyết
vấn
đề
thay
vì
tập
trung
vào
bản
chất
của
vấn
đề
sẽ
giúp
bạn
có
thể
kiểm
soát
cuộc
sống
của
mình.[24]
- Ví dụ, nếu bạn biết rằng tình trạng giao thông tồi tệ sẽ khiến bạn căng thẳng bởi vì nó khá chán và gây lãng phí thời gian của bạn, hãy suy nghĩ về những điều mà bạn có thể làm để thay đổi trải nghiệm của bản thân trước tình trạng giao thông. Hãy đưa ra các giải pháp cho bản thân (chẳng hạn như nghe nhạc hoặc nghe sách nói hoặc đi cùng xe với đồng nghiệp) và thử thực hiện chúng. Hãy nhớ lựa chọn phương pháp tốt nhất để thực hiện. Nhìn nhận yếu tố gây căng thẳng như một vấn đề có nghĩa là bạn có thể giải quyết chúng, cũng tương tự như giải đố hoặc giải toán.[5]
-
Vây
quanh
bản
thân
bằng
sự
hỗ
trợ
tích
cực
từ
phía
xã
hội.
Nghiên
cứu
khoa
học
đã
chỉ
ra
rằng
những
người
thường
gặp
phải
tình
trạng
căng
thẳng
nghiêm
trọng
trong
cuộc
sống,
chẳng
hạn
như
mất
đi
người
thân
yêu
hoặc
mất
việc,
thường
sẽ
có
thể
dễ
dàng
vượt
qua
khó
khăn
hơn
nếu
xung
quanh
họ
có
những
người
bạn
và
người
thân
mà
họ
có
thể
tìm
đến
hoặc
dựa
vào.[25]
Hãy
dành
thời
gian
cho
những
người
là
nguồn
động
lực
tích
cực
của
bạn
trong
cuộc
sống,
những
người
khiến
bạn
cảm
thấy
được
cảm
kích,
được
coi
trọng,
và
cảm
thấy
tự
tin
và
khuyến
khích
bạn
trở
thành
con
người
tốt
nhất.
- Hạn chế tương tác với những người đem lại sự căng thẳng cho bạn. Nếu một người nào đó trong cuộc sống thường xuyên gây căng thẳng cho bạn, bạn nên tránh xa người đó. Tất nhiên, bạn hoàn toàn có thể ngừng tiếp xúc với người đồng nghiệp thường gây căng thẳng cho bạn, nhưng bạn cũng nên cố gắng hạn chế tương tác với những người gây căng thẳng cho bạn trong cuộc sống hằng ngày.[5]
- Tránh những người tiêu cực và những người khiến bạn cảm thấy lạc lõng. Tiêu cực sẽ hình thành căng thẳng. Hãy cố gắng hạn chế tối đa liên lạc với tất cả những người tiêu cực trong cuộc sống. Ở cùng một người không ủng hộ bạn thật sự có thể gây căng thẳng cao độ cho bạn hơn là ở một mình.[17]
Giải quyết Căng thẳng[sửa]
-
Xác
định
nguyên
nhân
gây
căng
thẳng.
Trước
khi
bạn
có
thể
giải
quyết
vấn
đề,
bạn
cần
phải
xác
định
nguyên
nhân
gây
căng
thẳng.
Hãy
dành
thời
gian
để
ở
một
mình
hoặc
sử
dụng
một
quyển
sổ
ghi
chú
hoặc
nhật
ký.
Viết
danh
sách
những
điều
có
thể
góp
phần
hình
thành
nên
sự
căng
thẳng
của
bạn.
Một
khi
bạn
có
thể
nhận
thức
rõ
nguyên
nhân
gây
căng
thẳng,
bạn
có
thể
thực
hiện
những
thay
đổi
giúp
bạn
đối
phó
với
chúng.[5]
- Tham khảo thang xếp loại căng thẳng. Thang xếp loại căng thẳng có thể giúp bạn đánh giá mức độ căng thẳng của bạn.Thang Xếp loại Căng thẳng Holmes-Rahe được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực tâm lý học và tâm thần học. Danh sách này bao gồm 43 sự kiện gây căng thẳng trong cuộc sống có thể tác động đến sức khỏe tinh thần và thể chất của bạn từ những sự kiện gây căng thẳng nghiêm trọng, chẳng hạn như mất đi người vợ/chồng hoặc ly hôn cho đến các sự kiện ít căng thẳng hơn, chẳng hạn như lên kế hoạch cho kỳ nghỉ hoặc những vi phạm pháp luật nhỏ (ví dụ, không tuân theo luật lệ giao thông hoặc bị phạt vì đậu xe sai vị trí). Tuy nhiên, bạn cần nhớ rằng mỗi người cảm nhận căng thẳng theo nhiều hướng khác nhau và cách họ đối phó với các sự kiện căng thẳng trong cuộc sống cũng hoàn toàn khác nhau. Trong khi thang xếp loại căng thẳng chỉ có thể hữu ích cho bạn trong việc xác định một số nguyên nhân gây căng thẳng, nó có thể sẽ không bao gồm đầy đủ những mối căng thẳng mà bạn đã phải trải qua hoặc có thể đưa ra những giá trị không khớp với trải nghiệm của bạn.
- Viết nhật ký – thậm chí trong vòng 20 phút mỗi ngày – đã được chứng minh rằng có thể giúp cải thiện nhiều lĩnh vực trong cuộc sống. Viết nhật ký sẽ giúp làm giảm căng thẳng và cải thiện hệ thống miễn dịch. Ngoài ra, nó cũng giúp bạn theo dõi hành vi và cảm xúc của mình. Viết nhật ký cũng giúp bạn giải quyết mâu thuẫn và có thể hiểu rõ bản thân mình hơn.[26]
- Bắt đầu bằng việc xem xét nguồn gốc gây căng thẳng của bạn.[5] Bạn có thể nghĩ rằng bạn bị căng thẳng là do bạn nhận được mức lương quá thấp, nhưng nguyên nhân thật sự của vấn đề có thể là vì bạn không hài lòng với công việc của mình và không chắc chắn về con đường sự nghiệp mà bạn muốn theo đuổi. Hoặc có lẽ bạn bị căng thẳng khi chồng của bạn mua một thiết bị mới nào đó? Bạn tức giận vì chồng bạn mua thiết bị đó hay là do bạn lo rằng nợ nần của gia đình bạn đang ngày càng chồng chất mới chính là nguyên nhân căng thẳng cho bạn?
- Đánh giá các mối quan hệ cá nhân. Liệu các mối quan hệ trong cuộc sống của bạn có giúp bạn trở thành một người tốt hơn và giúp bạn đối phó hiệu quả với các yếu tố gây căng thẳng? Hay là chúng chỉ khiến bạn căng thẳng hơn?
- Ước định tần số căng thẳng của bản thân. Bạn căng thẳng là vì một tình huống cụ thể nào đó hay là bạn thường xuyên gặp phải tình trạng căng thẳng? Ví dụ, căng thẳng bởi vì người đồng nghiệp của bạn đã không hoàn thành dự án của anh ta trước khi cuộc họp bắt đầu hoàn toàn khác biệt với tình trạng căng thẳng ngay từ khi thức dậy và kéo dài cho đến khi đi ngủ. Nếu bạn thường xuyên cảm thấy căng thẳng, có thể đây là dấu hiệu của những tình trạng bệnh lý tiềm ẩn khác. Trong trường hợp này, bạn cần phải đến gặp chuyên gia tâm lý để được hướng dẫn và được cung cấp lời khuyên cụ thể. Bạn cũng có thể tìm hiểu cách đối phó với tình trạng lo lắng bằng cách thao khảo thêm các bài viết khác cùng chuyên mục của chúng tôi.
- Sắp xếp theo thứ tự các yếu tố gây căng thẳng của bạn. Phương pháp này sẽ giúp bạn xác định nguyên nhân khiến bạn bị căng thẳng nhiều nhất. Sắp xếp theo thứ tự các yếu tố căng thẳng cũng sẽ giúp bạn xác định vấn đề mà bạn cần tập trung năng lượng để có thể chủ động làm giảm căng thẳng. Ví dụ, tình trạng giao thông nên ở vị trí số 10, trong khi sự lo lắng liên quan đến vấn đề tài chính sẽ nằm tại vị trí trên cùng của danh sách.
-
Thành
lập
kế
hoạch
giảm
thiểu
căng
thẳng
trong
cuộc
sống.
Để
có
thể
làm
giảm
căng
thẳng,
bạn
cần
phải
lên
kế
hoạch
cụ
thể
và
chu
đáo.
Nếu
bạn
thật
sự
muốn
giảm
thiểu
hoặc
thậm
chí
loại
bỏ
căng
thẳng
hoàn
toàn
khỏi
cuộc
sống,
bạn
cần
phải
tiến
hành
thực
hiện
những
giải
pháp
trực
tiếp
và
cụ
thể
để
xoa
dịu
tác
nhân
gây
căng
thẳng.
- Bắt đầu bằng những việc nhỏ nhặt nằm ở vị trí cuối của danh sách và xác định xem liệu bạn có thể giải quyết từng vấn đề một hay không. Ví dụ, bạn cũng có thể khiến tình hình giao thông không còn là nhân tố gây căng thẳng nhiều cho bạn bằng cách đi làm sớm. Chuẩn bị sẵn những bản nhạc mà bạn yêu thích hoặc sách nói để nghe trên xe. Bạn cũng có thể cân nhắc sử dụng phương tiện công cộng để thay thế, chẳng hạn như đi cùng xe với người khác hoặc các phương tiện vận chuyển công công khác.
- Giải quyết toàn bộ danh sách để có thể tìm cách giải quyết tất cả những khía cạnh khác nhau của cuộc sống khiến bạn căng thẳng. Một vài vấn đề sẽ dễ dàng để đối phó hơn các vấn đề khác. Ví dụ, loại bỏ căng thẳng trong vấn đề tiền bạc sẽ khó hơn là thực hiện những thay đổi khiến cho việc đi lại hằng ngày của bạn trở nên vui vẻ hơn. Tuy nhiên, bạn cũng vẫn có thể lên kế hoạch để chủ động thực hiện các biện pháp giải quyết các nhân tố gây căng thẳng mỗi khi có thể, chẳng hạn như tham khảo ý kiến của cố vấn tài chính. Ngay cả hành động giải quyết căng thẳng cũng có thể khiến bạn cảm thấy mạnh mẽ hơn và giúp bạn xoa dịu căng thẳng.[17]
- Xem xét lập Bảng kế hoạch Quản lý Căng thẳng cho từng tác nhân gây căng thẳng của bạn. Phương pháp này sẽ giúp bạn có thể hiểu rõ hơn bản chất của từng tác nhân căng thẳng và tác động của nó đến cuộc sống của bạn. Nó cũng có thể giúp bạn suy nghĩ và thực hiện một vài biện pháp phù hợp để đối phó với tác nhân gây căng thẳng đó. Ví dụ, bạn có thể viết ra kế hoạch đối phó với một tác nhân căng thẳng cụ thể nào đó từ góc nhìn tích cực hơn. Bảng kế hoạch cũng sẽ giúp bạn tập trung nhìn nhận trải nghiệm gây căng thẳng một cách tổng quát hơn và yêu cầu bạn thực hiện một số phương pháp quan trọng để có thể đối xử và chăm sóc bản thân mình tốt hơn.
-
Yêu
cầu
người
khác
giúp
đỡ.
Bạn
không
cần
phải
tự
mình
đối
phó
với
căng
thẳng.
Bạn
sẽ
cảm
thấy
tốt
hơn
nếu
bạn
có
thể
mở
lòng
với
bạn
bè,
người
thân,
hoặc
thậm
chí
một
chuyên
gia
nào
đó.[5]
Nếu
bạn
chia
sẻ
cảm
xúc
của
mình,
bạn
có
thể
sẽ
nhận
được
những
lời
khuyên
hữu
ích
cũng
như
quan
điểm
mới
mẻ
về
vấn
đề
của
bạn.
Ngoài
ra,
trò
chuyện
về
sự
căng
thẳng
của
bản
thân
–
nói
to
cho
người
khác
biết
–
có
thể
giúp
bạn
xác
định
rõ
ràng
vấn
đề
mà
bạn
đang
gặp
khó
khăn
trong
việc
đối
phó.[16]
- Hãy trò chuyện cùng một người bạn thân hoặc người thân trong gia đình về sự căng thẳng của chính mình và về kỹ thuật quản lý căng thẳng. Có thể những người xung quanh bạn cũng đã từng phải đối phó với căng thẳng tại một thời điểm nào đó trong cuộc sống, vì vậy, bạn không chỉ có thể dễ dàng chia sẻ với họ mà còn có thể nhận được những lời khuyên hữu ích.
- Nhận biết khi bạn cần được giúp đỡ. Nếu bạn thường cảm thấy choáng ngợp trước mọi khía cạnh trong cuộc sống, sẽ tốt hơn nếu bạn đến gặp chuyên gia tâm lý. Nếu bạn căng thẳng đến nỗi bạn không thể ngủ ngon, ăn ngon, hoặc suy nghĩ rõ ràng, đây chính là thời điểm mà bạn cần tìm kiếm sự giúp đỡ.
Lời khuyên[sửa]
- Hãy nhớ rằng người khác cũng gặp phải tình trạng căng thẳng như bạn. Nhận thức được rằng bạn không phải là người duy nhất đang phải đối phó với sự căng thẳng cao độ sẽ khiến bạn tử tế hơn với người khác và với bản thân của bạn.
Cảnh báo[sửa]
- Căng thẳng sẽ khiến bạn dễ dàng bị thu hút vào việc thực hiện những hành động để đối phó với căng thẳng chẳng hạn như uống rượu bia, hút thuốc lá hoặc sử dụng những chất tiêu khiển khác. Bạn nên tránh thực hiện những điều này vì về lâu dài, chúng sẽ khiến cho tình hình trở nên tồi tệ hơn.[5]
- Nếu bạn không thể đối phó với sự căng thẳng, bạn nên tìm kiếm sự giúp đỡ từ các chuyên gia. Không nên một mình đối phó với căng thẳng.[7]
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ http://www.nhs.uk/conditions/stress-anxiety-depression/pages/understanding-stress.aspx
- ↑ http://www.health.harvard.edu/press_releases/benefits-of-exercisereduces-stress-anxiety-and-helps-fight-depression
- ↑ http://www.apa.org/news/press/releases/stress/2013/exercise.aspx
- ↑ http://www.webmd.com/balance/stress-management/features/massage-therapy-stress-relief-much-more
- ↑ 5,00 5,01 5,02 5,03 5,04 5,05 5,06 5,07 5,08 5,09 5,10 5,11 5,12 5,13 http://www.helpguide.org/articles/stress/stress-management.htm
- ↑ Björntorp, P. (2001). Phản ứng của sự căng thẳng có gây nên tình trạng béo bụng và những tình trạng bệnh lý khác hay không? Hiệp hội Nghiên cứu về Bệnh béo phì Quốc tế, Nhận xét về Bệnh béo phì, 2 (2), 73–86.
- ↑ 7,0 7,1 7,2 7,3 http://www.betterhealth.vic.gov.au/bhcv2/bhcarticles.nsf/pages/Stress
- ↑ 8,0 8,1 8,2 8,3 http://exploreim.ucla.edu/wellness/eat-right-drink-well-stress-less-stress-reducing-foods-herbal-supplements-and-teas/
- ↑ http://umm.edu/health/medical/altmed/herb/lavender
- ↑ www.health.harvard.edu/press_releases/importance_of_sleep_and_health
- ↑ Phòng Nghiên cứu Thuốc Ngủ tại Trường Y học Harvard và Quỹ Giáo dục WGBH. (n.d.). Hậu quả của việc thiếu ngủ. Giấc ngủ Lành mạnh. Trích từ http://healthysleep.med.harvard.edu/healthy/matters/consequences.
- ↑ Hiệp hội Tâm lý Hoa kỳ. (tháng Năm, 2004). Đa số mọi người sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn, khỏe mạnh hơn và an toàn hơn nếu họ ngủ nhiều hơn. Trích từ http://www.apa.org/research/action/sleep-deprivation.aspx.
- ↑ http://www.webmd.com/balance/guide/blissing-out-10-relaxation-techniques-reduce-stress-spot?page=1
- ↑ 14,0 14,1 14,2 14,3 14,4 http://www.webmd.com/balance/guide/blissing-out-10-relaxation-techniques-reduce-stress-spot?page=2
- ↑ http://www.telegraph.co.uk/news/health/news/5070874/Reading-can-help-reduce-stress.html
- ↑ 16,0 16,1 http://psychcentral.com/lib/strategies-to-reduce-anxiety-and-stress/00032
- ↑ 17,0 17,1 17,2 http://psychcentral.com/lib/strategies-to-reduce-anxiety-and-stress/00032#one
- ↑ http://www.scientificamerican.com/article/smile-it-could-make-you-happier/
- ↑ 19,0 19,1 http://www.health.harvard.edu/mind-and-mood/relaxation-techniques-breath-control-helps-quell-errant-stress-response
- ↑ 20,0 20,1 http://www.mentalhealth.org.uk/content/a-to-z-of-mental-health/32776/mindfulness
- ↑ http://www.mentalhealth.org.uk/help-information/mental-health-a-z/S/stress/
- ↑ http://www.betterhealth.vic.gov.au/bhcv2/bhcarticles.nsf/pages/Stress
- ↑ http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/stress-management/in-depth/assertive/art-20044644
- ↑ http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/stress-management/in-depth/stress-management/art-20044502
- ↑ Billings, A. G., & Moos, R. H. (1985) “Yếu tố căng thẳng trong cuộc sống và ảnh hưởng của các nguồn trong xã hội đến hậu quả sau điều trị của những bệnh nhân trầm cảm”. Tạp chí Tâm lý Bất thường, 94, 140-153.
- ↑ http://psychcentral.com/lib/the-health-benefits-of-journaling/000721