Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Điều trị táo bón cho chó
Từ VLOS
Chó bị táo bón thường đại tiện khó khăn, ít đại tiện hoặc không thể đại tiện.[1] Táo bón là vấn đề đường ruột phổ biến ở chó do nhiều nguyên nhân gây ra như dùng thuốc, lười hoạt động và thiếu chất xơ trầm trọng.[1] Cũng giống như người, chó bị táo bón sẽ cực kì khó chịu. Nếu chó bị táo bón, bạn có thể áp dụng một số liệu pháp giúp chó điều trị tại nhà. Tuy nhiên, chó cần được đi khám thú y ngay nếu bị táo bón nghiêm trọng.
Mục lục
Các bước[sửa]
Điều trị táo bón cho chó[sửa]
-
Xác
định
chó
bị
táo
bón.
Dấu
hiệu
táo
bón
thường
gặp
là
rặn
khi
đại
tiện
và
chỉ
có
thể
rặn
ra
một
ít
phân
khô.[2]
Bạn
cũng
có
thể
thấy
phân
dính
xung
quanh
hậu
môn,
đặc
biệt
là
ở
những
con
chó
lông
dài.
Phân
có
thể
mắc
lên
lông
chó
và
khiến
chó
khó
có
thể
đại
tiện
hơn
bình
thường.[2]
Mặc
dù
hiếm
nhưng
bạn
cũng
có
thể
thấy
chất
nhầy
lẫn
trong
phân
khi
chó
bị
táo
bón.[1]
- Rặn khi đại tiện sẽ khiến chó bị căng và đau.[1]
- Bạn nên lưu ý vì những dấu hiệu táo bón trên rất dễ nhầm lẫn với một số bệnh, chẳng hạn như nhiễm trùng đường tiết niệu. Bác sĩ thú y có thể giúp xác định chó đang bị táo bón hay một bệnh khác.[1]
- Nếu bị táo bón trong nhiều ngày, chó có thể biểu hiện thêm nhiều triệu chứng khác như chán ăn, nôn và hôn mê. Bạn thậm chí còn có thể thấy máu xung quanh hậu môn chó. Nên đưa chó đến phòng khám thu y ngay nếu phát hiện các triệu chứng kể trên.[2][3]
-
Lau
sạch
hậu
môn
cho
chó.
Bạn
nên
chịu
khó
lau
sạch
phân
dính
ở
hậu
môn
hoặc
bất
cứ
thứ
gì
(ví
dụ
như
cọng
cỏ)
mắc
kẹt
trên
lông
vùng
hậu
môn
của
chó.
Trước
khi
chạm
vào
hậu
môn
của
chó,
bạn
nên
đeo
găng
tay
cao
su.
[2]
Nếu
bị
dị
ứng
với
nhựa
latex
trong
găng
tay
cao
su,
bạn
có
thể
đeo
găng
tay
nitril
để
thay
thế.
- Nếu lông chó quá dài, bạn nên tỉa bớt phần lông bị dính phân. Chó có thể thích hoặc không thích tỉa lông. Nếu chó không thích, bạn nên ngâm lông vào nước nóng trước sẽ giúp quá trình cắt tỉa dễ dàng hơn.[2]
- Sử dụng nước xà phòng ấm và khăn nhỏ để lau hậu môn cho chó. Hậu môn của chó có thể trở nên nhạy cảm vì chó rặn quá nhiều. Vì vậy, bạn nên lau nhẹ và nói chuyện với chó bằng giọng êm ái nhất để trấn an chó.[2] Chó có thể đứng hoặc nằm trong quá trình tỉa lông. Bạn nên để chó lựa chọn vị trí thoải mái nhất.
- Bạn có thể thoa gel KY lên hậu môn sau khi lau để xoa dịu kích ứng cho chó. Bạn có thể mua gel KY ở tiệm thuốc tây.[2]
-
Điều
trị
táo
bón.
Không
may
là
chứng
táo
bón
một
khi
đã
xuất
hiện
thường
rất
khó
điều
trị
và
có
khi
phải
dùng
đến
thuốc
xổ.
Bạn
nên
lưu
ý
vì
thuốc
uống
phải
mất
đến
vài
ngày
mới
có
thể
di
chuyển
đến
vị
trí
cần
điều
trị
cuối
đường
ruột.
Vì
vậy,
một
khi
táo
bón
đã
phát
sinh,
thuốc
uống
có
thể
không
phải
là
phương
pháp
điều
trị
tốt
nhất.
Tuy
nhiên,
thuốc
uống
chống
táo
bón
là
phương
pháp
phòng
ngừa
hiệu
quả
nhất.
Bác
sĩ
thú
y
có
thể
để
nghị
một
số
phương
pháp
điều
trị
táo
bón,
bao
gồm
cả
thuốc
kê
đơn.
Nếu
không
biết
nên
cho
chó
dùng
những
gì,
bạn
có
thể
gọi
điện
cho
bác
sĩ
thú
y
để
xin
lời
khuyên.
- Có thể cho chó uống thuốc làm mềm phân hoặc thuốc nhuận tràng. Tuy nhiên, các thuốc này thường quá mạnh đối với chó nên bạn cần nhờ bác sĩ kê đơn loại phù hợp với chó.[3]
- Trộn dầu khoáng với thực phẩm của chó trong 1 tuần. Không nên cho chó uống trực tiếp dầu khoáng để tránh ảnh hưởng đến phổi và gây viêm phổi. [2] Có thể dùng thìa đong 0,5 ml dầu khoáng trên 1 kg cân nặng của chó (1/8 thìa cà phê tương đương 0,5 ml). Ví dụ, nếu chó nặng 20 kg, bạn có thể thêm 10 ml dầu khoáng (ít hơn 1 thìa) vào thực phẩm của chó.[3]
- Thêm một lượng nhỏ bí đỏ đóng hộp không đường vào thực phẩm khô của chó. Tùy thuộc vào trọng lượng của chó, bạn có thể thêm 1 thìa (đối với chó nặng dưới 12,5 kg), 2 thìa (12,5-25 kg) hoặc 3 thìa (> 25 kg) vào thực phẩm.[3]
- Nên chuyển sang cho chó ăn thực phẩm đóng hộp nếu chó thường ăn thực phẩm khô. Thực phẩm đóng hộp thường ướt, do đó có thể di chuyển dễ dàng trong hệ tiêu hóa của chó.[4] Tuy nhiên, chỉ nên cho chó ăn thực phẩm đóng hộp trong vài ngày để tránh làm chó bị tiêu chảy.
- Cho chó uống 1/4-1/2 cốc sữa. Sữa thường gây tiêu chảy nhưng lactose trong sữa có thể giúp giảm táo bón.[3]
- Cứ cách 12-24 tiếng, bạn nên rắc bột thực phẩm chức năng bổ sung chất xơ chứa vỏ hạt mã đề vào thực phẩm của chó (1/4 thìa cà phê cho chó <12,5 kg, 1/2 thìa cà phê cho chó nặng từ 12,5-25 kg và 1 thìa cà phê cho chó > 25 kg). Chất xơ bổ sung giúp thực phẩm đi qua đường ruột dễ dàng hơn. Bạn có thể mua thực phẩm chức năng bổ sung chất xơ không kê đơn tại hiệu thuốc.[3]
- Cho chó uống nhiều nước khi tăng hàm lượng chất xơ trong chế độ ăn.[4]
- Nếu các phương pháp trên không giúp giảm táo bón sau 1 tuần và chó có vẻ trở bệnh nặng thêm, bạn nên đưa chó đến phòng khám thú y để tiếp tục điều trị.[4]
Ngăn ngừa và kiểm soát táo bón[sửa]
-
Bổ
sung
thêm
chất
xơ
vào
chế
độ
ăn
của
chó.
Bổ
sung
chất
xơ
là
phương
pháp
ngăn
ngừa/kiểm
soát
cũng
như
điều
trị
táo
bón.
Giống
như
khi
điều
trị
táo
bón,
bạn
có
thể
rắc
bột
chất
xơ
chứa
vỏ
hạt
mã
đề
vào
thực
phẩm
của
chó.
Bên
cạnh
đó,
bạn
cũng
có
thể
cho
chó
ăn
nhiều
rau
tươi
để
tăng
hàm
lượng
chất
xơ.
Cà
rốt,
đậu
Hà
Lan
và
đậu
xanh
là
những
loại
rau
củ
bạn
có
thể
cho
chó
ăn.[3]
- Đảm bảo cho chó uống nhiều nước khi tăng cường bổ sung chất xơ. Đường tiêu hóa sẽ thải ra nhiều phân nếu có chất xơ. Nếu chó không uống đủ nước, phân sẽ không thể đi qua hậu môn và gây táo bón thêm cho chó.
- Tăng cường cho chó hoạt động. Hoạt động thể chất giúp kích thích nhu động ruột của chó, nhờ đó có thể đẩy thực phẩm dễ dàng và ngăn ngừa tắc phân trong ruột. [4] Không nên cho chó hoạt động quá tích cực, thay vào đó chỉ cần dắt chó đi dạo 15 phút mỗi ngày.[3]
- Hạn chế cho chó ăn cỏ. Chó rất ít khi ăn cỏ nhưng một khi đã ăn, cỏ có thể khiến chó bị táo bón. Bạn nên ngăn chó ăn cỏ ngoài sân hoặc trong lúc đi dạo. [2]
- Dắt chó đi vệ sinh thường xuyên. Nếu chó biểu hiện dấu hiệu muốn đi vệ sinh, bạn nên cho chó ra ngoài. Ngăn không cho chó đi vệ sinh càng khiến phân dễ mắc kẹt trong đường ruột và tăng nguy cơ táo bón.[3]
-
Chải
lông
cho
chó
thường
xuyên.
Chó
lông
dài
thường
dễ
bị
táo
bón
vì
lông
dài
quanh
hậu
môn
rất
dễ
bị
dính
phân.
Nếu
có
thể
thoải
mái
tỉa
lông
cho
chó,
bạn
nên
ngâm
lông
trong
nước
ấm
để
dễ
tỉa
hơn.
Nếu
gặp
khó
khăn
khi
tỉa
lông
vùng
hậu
môn,
bạn
có
thể
chải
lông
theo
nếp
cho
chó.[3]
- Chó có thể ăn lông của chính mình và dễ bị táo bón nếu bạn để chó tự chuốt lông. Giúp chó chải lông hoặc đưa chó đến tiệm chải lông thường xuyên sẽ giúp giảm nguy cơ chó tự ăn lông.[3]
-
Thiến
chó.
Đối
với
chó
đực
già,
tuyến
tiền
liệt
có
thể
phình
to
và
khiến
phân
khó
đi
qua
đường
ruột
hơn.
Nếu
bác
sĩ
thú
y
xác
định
nguyên
nhân
gây
táo
bón
là
do
phì
đại
tuyến
tiền
liệt,
bạn
nên
đưa
chó
đi
thiến
để
ngăn
ngừa
táo
bón
nặng
thêm.
[2]
- Phì đại tuyến tiền liệt chỉ một những bệnh gây táo bón. Bên cạnh đó, thoát vị đáy chậu hoặc bệnh túi hậu môn cũng có thể gây táo bón. Nếu chó thường xuyên bị táo bón, bạn nên đưa chó đi khám thú y để xác định và điều trị bệnh lý tiềm ẩn.
Lời khuyên[sửa]
- Chó già thường rất dễ bị táo bón,[1] nguyên nhân một phần là do ít vận động hơn chó nhỏ. Khi chó già ít vận động, nhu động đường ruột thường trì trệ và tăng khả năng táo bón. Nếu nuôi chó già, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ cách giúp chó ngăn ngừa táo bón.
- Bên cạnh các liệu pháp tại nhà, bác sĩ thú y có thể kê đơn thuốc điều trị táo bón như thuốc tăng cường nhu động ruột và thuốc xổ. Nếu táo bón ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của chó, bác sĩ thú y có thể truyền dịch qua tĩnh mạch chó để bổ sung thêm nước vào đường ruột.[2]
- Chó bị bệnh khớp có thể gặp khó khăn khi đại tiện. Bác sĩ thú y có thể khuyến nghị cho chó dùng thuốc giảm đau khớp.
- Khối u đường ruột cũng có thể gây táo bón vì gây dồn nén và giảm kích thước ruột, trực tràng và hậu môn. Bác sĩ thú y có thể chẩn đoán khối u đường ruột cho chó.
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ 1,0 1,1 1,2 1,3 1,4 1,5 http://pets.webmd.com/dogs/dog-constipation-causes-treatment
- ↑ 2,00 2,01 2,02 2,03 2,04 2,05 2,06 2,07 2,08 2,09 2,10 http://www.petmd.com/dog/emergency/common-emergencies/e_dg_constipation#
- ↑ 3,00 3,01 3,02 3,03 3,04 3,05 3,06 3,07 3,08 3,09 3,10 http://www.vetinfo.com/treatment-dog-constipation.html
- ↑ 4,0 4,1 4,2 4,3 http://www.petguide.com/health/dog/sure-fire-dog-constipation-home-remedies/