Đuổi rắn

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Tuy rằng một số loài rắn có thể mang lại lợi ích cho vườn tược, nhưng vẫn có nhiều lý do chính đáng tại sao chủ nhà lại sợ những người bạn hay luồn lách đến nỗi phải xua đuổi chúng. Cách tốt nhất để đuổi rắn đó là loại bỏ toàn bộ những yếu tố thu hút chúng đến vườn nhà ngay từ ban đầu.

Các bước[sửa]

  1. Tìm hiểu về các loại rắn ở địa phương. Một số loài thuộc bản địa, và mỗi loài rắn có độ nguy hiểm khác nhau. Rắn Ga-tơ (rắn không độc có sọc dài ở Mỹ) thực ra lại giúp ích cho khu vườn và thường tránh xa con người. Những loài khác, chẳng hạn như rắn chuông, lại nguy hiểm hơn và tốt nhất nên đuổi chúng ra khỏi vườn. Có kiến thức về những loài rắn thường xuất hiện giúp bạn giảm căng thẳng về việc phải xua đuổi chúng hoặc giúp bạn nhận thức được tầm quan trọng của hành động này.
    • Ngoài ra, hành vi của rắn thường giống nhau, một số con thích những nơi có thể ẩn nấp và nguồn thức ăn lại thay đổi tùy theo từng loài. Bạn cần tìm hiểu những loài rắn đáng quan tâm để tập trung xua đuổi chúng hiệu quả hơn.
  2. Dọn dẹp sân vườn.[1] Vườn tược hỗn độn là nơi hấp dẫn đối với rắn vì có khả năng cung cấp nơi trú ẩn ấm áp và tối. Lá cây, phân trộn, rơm rạ, vỏ bào, củi, và cỏ đều là những nơi tiện nghi đối với rắn, vì thế bạn nên dọn dẹp chúng ra khỏi vườn.
  3. Tránh trồng cây cao. Cũng giống như vườn tược hỗn độn, một vài loại cây bụi và thực vật khác có thể tạo nơi ẩn nấp lý tưởng cho rắn. Cắt cỏ là cách hiệu quả để tránh thu hút rắn bò vào vườn. Cây bụi và sân vườn kín nhiều cây cối dày đặc cũng thu hút rắn. Nếu thật sự lo lắng về loài vật này, bạn nên dọn dẹp hoặc chặt bớt cây. Tuy nhiên, nếu muốn bảo tồn thực vật, bạn nên di chuyển chúng sang khu vực khác cách xa sân vườn và nền nhà.
  4. Dọn dẹp nguồn nước dưới đất. Một số loài rắn thích nước và có thể bơi lội trong đó, khiến cho các nguồn nước dưới đất trở thành một nơi hấp dẫn. Bạn nên dọn sạch các vũng nước lớn trước khi chúng mời gọi những người khách không nên đến và đặt ao nước cách xa ngôi nhà cũng như theo dõi rắn trong đó. Ngay cả khay nước dành cho chim cũng có thể gây ra vấn đề vì chúng thu hút côn trùng và chuột làm cho rắn phải chú ý.
  5. Giải quyết loài vật gây hại. Rắn thường đến những nơi có nhiều nguồn thức ăn. Nếu gặp phiền phức với chuột hoặc côn trùng lớn, chẳng hạn như châu chấu và gián, bạn cũng không tránh khỏi rắc rối với loài rắn. Bạn có thể đặt bẫy hoặc thuốc diệt côn trùng để xua đuổi chúng ra khỏi nhà, khi đó rắn cũng sẽ biến mất.
  6. Bịt kín lỗ hổng. Nếu phát hiện rắn trong vườn và đang lo lắng về việc đuổi chúng ra khỏi nhà, bạn nên tìm và sửa chữa lỗ hổng dưới nền nhà, hầm để xe, hoặc cửa chắn an toàn. Cẩn thận kiểm tra những khu vực này và nếu phát hiện có lỗ hổng, cho dù lớn hay nhỏ, bạn cũng nên bịt kín lại ngay lập tức. Ngay cả lỗ nhỏ bằng một phần tư cũng đủ lớn để một số loài rắn chui vào.
  7. Rắc bột lưu huỳnh xung quanh nhà. Giải pháp này chưa được khoa học chứng minh, nhưng một số người tin rằng có tác dụng. Chỉ riêng mùi của lưu hình cũng có thể xua đuổi rắn hoặc đơn giản là xua đuổi loài gây hại và côn trùng làm thức ăn của rắn. Một ít bột lưu huỳnh được xem là hiệu quả trong việc đuổi rắn. Tuy nhiên không nên áp dụng giải pháp này nếu bạn có trẻ nhỏ hoặc thú cưng trong nhà và chúng rất độc hoặc thậm chí có thể gây tử vong nếu nuốt phải.
  8. Tạo sự rung động.[2] Nếu từng phát hiện rắn trong nhà hoặc sân vườn, và nghi ngờ rằng hiện tại có vài con ẩn nấp trong đó, bạn nên khởi động máy cắt cỏ hoặc máy xới xung quanh vườn trước khi làm việc. Không nên ấn máy cắt cỏ hoặc máy xới xuống đất vì bạn chỉ cần dọa thay vì giết chúng. Rung động phát ra từ những chiếc máy này thường đủ khả năng làm cho rắn sợ hãi, đặc biệt là rắn Ga-tơ.
  9. Dùng hóa chất xua đuổi.[3] Bạn có thể mua thuốc đuổi rắn trên mạng và tại cửa hàng tiện dụng hoặc cây cảnh. Một số loại thuốc có hiệu quả với loài này hơn so với loài khác, vì thế bạn nên nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi mua. Ngoài ra, loại thuốc này cũng độc hại đối với người, động vật khác, cũng như môi trường. Để giảm thiểu rủi ro liên quan, bạn nên đọc kỹ nhãn mác và tuân theo chỉ dẫn khi dùng thuốc một cách chính xác.
  10. Dựng rào ngăn cản rắn. HIệu quả của phương pháp này tùy thuộc vào loại rắn bản địa và cách chúng thường xuyên di chuyển, nhưng có một số loại rào chuyên dụng có tác dụng đối với nhiều loài rắn. Bạn có thể tự xây rào ngăn cản rắn vào vườn, hoặc thuê chuyên gia thực hiện công việc này.
  11. Đặt bẫy. Nếu nghi ngờ có rắn, hoặc lo lắng về việc rắn bò vào nhà trước khi áp dụng biện pháp xua đuổi, bạn có thể đặt bẫy bằng máy hoặc keo dưới tầng hầm hoặc chỗ để xe. Tuy nhiên, trước khi đặt bẫy, bạn nên liên lạc với nhân viên kiểm soát động vật địa phương hoặc cơ quan động vật hoan dã nhằm đảm bảo rằng bạn thực hiện quy trình an toàn và hợp pháp.

Cảnh báo[sửa]

  • Khi xử lý rắn độc, bạn nên liên lạc với chuyên gia ngay từ đầu. Tiếp xúc với rắn độc là hành động rủi ro có thể dẫn đến bị rắn cắn và phải nhập viện. Vì thế, bạn nên để cho chuyên gia xử lý.
  • Không dùng băng phiến để đuổi rắn. Chúng không những độc hại nếu thú cưng hoặc trẻ em nuốt phải, mà còn là hành động bất hợp pháp khi dùng chúng để đuổi rắn. Băng phiến là thuốc trừ sâu được đăng ký bởi EPA. Vì thế chúng phải được sử dụng theo hướng dẫn trên nhãn mác. Nếu sử dụng không đúng như hướng dẫn sẽ vi phạm luật. Sản phẩm băng phiến không được đăng ký dùng để đuổi rắn.

Những thứ bạn cần[sửa]

  • Thuốc đuổi rắn
  • Rào ngăn cản rắn
  • Thuốc đuổi sâu bọ và động vật gây hại
  • Băng phiến
  • Bột lưu huỳnh

Nguồn và Trích dẫn[sửa]