Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Trồng cà chua bằng hạt
Từ VLOS
Bạn có muốn trồng cây cà chua mọc từ dưới đất lên không? Chỉ cần những quả cà chua chín và lành có sẵn trong bếp, bạn có thể trồng được nhiều cây cà chua thật đặc sắc trong vườn nhà. Bằng cách làm theo các hướng dẫn đơn giản, bạn sẽ học được cách trồng một cây cà chua từ hạt, dù là chọn mua hạt giống đóng gói hay lên men hạt từ quả cà chua.
Mục lục
Các bước[sửa]
Chuẩn bị hạt[sửa]
-
Mua
hạt
giống
hoặc
dùng
hạt
trong
quả
cà
chua.
Bạn
có
thể
mua
hạt
giống
trên
mạng
ở
các
trang
trao
đổi
hạt
giống,
tại
vườn
ươm
hoặc
từ
các
nhà
làm
vườn.
Bạn
cũng
có
thể
mua
hạt
giống
ở
khu
vực
bán
đồ
làm
vườn
ở
siêu
thị.
Nếu
muốn
lấy
hạt
giống
từ
cây,
bạn
cần
ít
nhất
một
quả
từ
cây
cà
chua
đó.
Đảm
bảo
lấy
quả
từ
cây
cà
chua
được
trồng
bằng
hạt
giống
thuần
chủng
(heirloom)
hoặc
hạt
giống
thụ
phấn
tự
nhiên
(open
pollinated).
Nếu
bạn
chọn
những
quả
cà
chua
từ
cây
lai
(hybrid)
hoặc
cây
trồng
từ
hạt
đã
được
xử
lý
hóa
chất,
kết
quả
có
thể
sẽ
không
được
như
ý.
Cà
chua
có
thể
được
phân
loại
theo:
- Heirloom hoặc Hybrid: Cà chua heirloom là loại cà chua sở hữu gien di truyền qua nhiều thế hệ mà không có hiện tượng thụ phấn chéo. Về bản chất, chúng là giống cà chua thuần chủng. Cà chua hybrid là loại lai giữa hai giống.
- Sinh trưởng hữu hạn hay vô hạn: Đây là phương pháp phân loại dựa trên khoảng thời gian cây cho quả. Cây sinh trưởng hữu hạn cho quả trong vài tuần, trong khi cây sinh trưởng vô hạn cho quả suốt mùa đến khi điều kiện khí hậu trở nên quá lạnh. Cây sinh trưởng vô hạn cũng phát triển lớn hơn và đòi hỏi được chăm sóc nhiều hơn bằng việc cắt tỉa và cắm cọc chống đỡ.
- Hình dạng: Cà chua cũng được phân thành bốn loại dựa theo hình dạng: cà chua globe, cà chua beefsteak, cà chua paste và cà chua anh đào. Cà chua globe có hình dạng phổ biến nhất, cà chua beefsteak to nhất, cà chua paste thường được dùng làm nước sốt, cà chua anh đào có kích thước nhỏ, vừa ăn và thường dùng trong món rau trộn.[1]
- Cắt đôi quả cà chua và múc phần thịt quả bên trong ra hộp nhựa. Bạn cần hộp có nắp đậy hờ để đựng phần thịt và hạt cà chua trong vài ngày. Sẽ có một lớp mốc phát triển trên hạt cà chua. Quá trình này giúp diệt trừ nhiều loại bệnh trên hạt, vốn có thể ảnh hưởng đến các cây cà chua ở thế hệ sau.
- Dán nhãn lên hộp đựng. Nếu đang lên men nhiều loại cà chua khác nhau, bạn nhớ dán nhãn ghi giống cà chua lên các hộp đựng để tránh trộn lẫn các loại. Đậy hờ nắp hộp, nhớ đừng đậy chặt để ô-xy có thể vào được bên trong.
- Đặt hộp ở nơi ấm áp nhưng không có ánh nắng trực tiếp. Quá trình lên men hạt trông khá gai mắt và có mùi khó chịu, do đó bạn nên để ở những nơi khuất như bên dưới bồn rửa hoặc trong nhà để xe (miễn là ấm áp).
- Đảo hạt cà chua mỗi ngày cho đến khi xuất hiện một lớp mốc trắng trên bề mặt. Thông thường thời gian để mốc hình thành mất khoảng 2-3 ngày. Bạn cần nhớ thu hoạch hạt ngay sau khi mốc hình thành để tránh hạt nảy mầm trong hộp.
- Thu hoạch hạt. Đi găng tay, hớt lớp mốc ra. Hạt cà chua sẽ chìm dưới đáy hộp.
- Rót nước vào hộp để làm loãng hỗn hợp. Để cho hạt lắng xuống đáy và chắt chất lỏng qua một cái rây. Cẩn thận, đừng để trôi mất hạt. Dùng nước rửa kỹ hạt cà chua sau khi thu được hạt trong rây.
- Rải hạt cà chua lên bề mặt không dính và để vài ngày cho khô. Đĩa dẹt gốm hoặc thủy tinh, giấy lót nướng bánh, mảnh gỗ dán hoặc lưới che cửa sổ đều dùng được. Nếu bạn rải hạt lên giấy hoặc vải thì khi hạt khô sẽ rất khó lấy ra. Khi hạt đã khô, bạn có thể cất trong túi ni lông kín cho đến khi sẵn sàng trồng. Nhớ dán nhãn cho từng loại hạt.
- Bảo quản hạt ở nơi mát và tối. Bạn cũng có thể cất hạt trong hộp đậy kín và bỏ vào tủ lạnh để mô phỏng mùa đông, nhưng nhớ đừng bỏ hạt vào ngăn đông để tránh làm hỏng hạt.
Gieo hạt[sửa]
- Gieo hạt và để cây con trong nhà khoảng 6-8 tuần trước đợt sương giá cuối cùng. Để chuẩn bị cho cây cà chua ra ngoài trời, bạn cần trồng cây con trong nhà khi ngoài trời còn lạnh. Nhiệt độ lạnh vào đầu mùa xuân có thể làm cây còi cọc, thậm chí giết chết cây non. Bạn nên bắt đầu trồng cây con trong nhà để tăng khả năng thành công.
-
Mua
các
chậu
than
bùn
nhựa
hoặc
các
chậu
nhỏ
tương
tự
để
trồng
cây
con.
Bạn
có
thể
tìm
được
các
chậu
này
ở
các
vườn
ươm
hoặc
cửa
hàng
bán
đồ
làm
vườn.
- Đổ hỗn hợp đất ẩm vào chậu. Hỗn hợp đất có thể bao gồm 1/3 rêu than bùn, 1/3 đá vermiculite thô và 1/3 phân trộn. Nhớ tưới nước cho đất ẩm trước khi gieo hạt.
- Gieo 2-3 hạt vào mỗi chậu, sâu khoảng 0,5 cm. Lấp đất lên và vỗ nhẹ.
- Đặt chậu cây trong phòng có nhiệt độ khoảng 21 đến 27 độ C cho đến khi hạt nảy mầm. Dời chậu cây ra nơi có ánh nắng toàn phần hoặc sử dụng đèn trồng cây khi hạt đã nảy mầm.
-
Phun
nước
cho
hạt
mỗi
ngày
trong
7-10
ngày
đầu.
Khi
thấy
mầm
cây
nhú
ra,
bạn
nên
bớt
số
lần
tưới.
Cây
thường
chết
do
bị
tưới
quá
nhiều
(làm
thối
rễ
cây)
hơn
là
tưới
quá
ít,
do
đó
bạn
nên
tưới
chừng
mực
sau
khi
cây
nảy
mầm.
- Bạn cũng có thể ngâm chậu gieo hạt trong nước để rễ cây hút nước từ dưới lên. Việc phun nước có thể không đủ để nước ngấm vào rễ.
- Kiểm tra chậu cây mỗi ngày. Khi cây đã nhô lên khỏi mặt đất, chúng sẽ lớn khá nhanh.[2]
Trồng cây con[sửa]
- Chú ý khi các cây mọc cao ít nhất khoảng 15 cm. Khi không còn nguy cơ sương giá và cây đạt đến độ cao cần thiết là lúc bạn có thể đánh cây ra ngoài trồng.
- Rèn cho cây cứng cáp. Khoảng 1 tuần trước khi chuyển cây ra ngoài trồng, bạn cần phải điều chỉnh dần cho chúng thích nghi với nhiệt độ ngoài trời. Dần dần cho cây tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, ban đầu đặt ở nơi có bóng râm một phần, sau đó mỗi ngày tăng dần thời gian đặt cây ngoài trời. Bắt đầu với khoảng một tiếng trở xuống, sau đó tăng dần lên.
-
Chuẩn
bị
không
gian
trong
vườn.
Bạn
cần
loại
đất
thoát
nước
tốt
và
giàu
chất
hữu
cơ.
- Cân nhắc trộn thêm rêu than bùn vào đất để tăng độ thoát nước. Bạn cũng có thể trộn đất mùn vào đất.
- Để sử dụng rêu than bùn, bạn cần lấy ra khoảng một nửa đất và trộn với một lượng rêu than bùn bằng với lượng đất. Trộn hỗn hợp đất và rêu than bùn trở lại vào khu đất trồng cây.
-
Kiểm
tra
độ
pH
trong
đất.
Cà
chua
sinh
trưởng
tốt
nhất
trong
đất
có
độ
pH
từ
6
đến
7.
- Phòng khuyến nông ở địa phương có thể cung cấp các phương tiện kiểm tra đất kèm hướng dẫn. Sau khi điều chỉnh độ pH, bạn cần kiểm tra lại lần nữa.
- Nếu độ pH thấp hơn 6, bạn cần bổ sung vôi dolomite vào đất để tăng độ pH.
- Nếu độ pH cao hơn 7, bạn có thể giảm độ pH trong đất bằng cách trộn thêm lưu huỳnh dạng hạt vào đất.
- Đào một hốc đất sâu khoảng 60 cm. Hốc đất phải đủ sâu để bạn có thể trồng cây cà chua con sao cho chỉ có ¼ cây nhô lên trên mặt đất. Bỏ một nắm chất hữu cơ như phân trộn dưới đáy hốc đất. Điều này sẽ giúp cây tăng trưởng và khỏi bị sốc khi mới trồng.
-
Cẩn
thận
nhấc
cây
ra
khỏi
chậu
và
đặt
vào
hốc
đất.
Cố
gắng
đừng
làm
đứt
rễ
trong
quá
trình
trồng.
Đặt
cây
xuống
hốc
đất
sao
cho
khi
lấp
đất
thì
những
chiếc
lá
đầu
tiên
của
cây
chạm
vào
bề
mặt
đất.
Vỗ
nhẹ
lên
mặt
đất
sau
khi
trồng
cây.
- Nhớ tỉa bỏ các lá cây ở mức ngang bằng hoặc thấp dưới bề mặt đất. Cà chua có thể bị bệnh nếu lá cây tiếp xúc với đất.
- Bón phân cho cây. Bạn có thể bón phân cho cây bằng bột cá, phân gà hoặc phân bón hữu cơ trộn sẵn với hàm lượng ni-tơ thấp hoặc phân bón có hàm lượng phốt pho cao. Sau đó cẩn thận tưới nước. Bạn cần bón phân mỗi tháng một lần.
- Cắm cọc hoặc giàn cạnh cây cà chua. Việc này sẽ giúp chống đỡ cho cây khi chúng phát triển và cũng để dễ hái quả trên cành. Cẩn thận kẻo làm đứt rễ cây.
Chăm sóc cây[sửa]
- Thường xuyên tưới nước và bón phân cho cây. Tưới nước vào gốc cây để tránh nấm mốc phát triển trên lá cây. Tưới cây bằng phân bón rong biển dạng lỏng và rải một lớp phân trộn trực tiếp lên đất xung quanh cây. Thực hiện bước này mỗi tuần để tăng sản lượng quả.[3]
- Ngắt chồi cây. Nếu muốn kích thích cây sinh trưởng tốt và cho quả nhiều hơn, bạn hãy dùng tay ngắt các chồi cây khi chúng xuất hiện. Chồi cây mọc ra từ các chạc ba giữa các cành cây và thân chính. Để lại vài chồi gần ngọn cây để tránh tình trạng cháy nắng.
- Thu hoạch quả vào lúc quả ngon nhất. Sau khi trồng khoảng 60 ngày, cà chua bắt đầu cho quả. Kiểm tra quả hàng ngày khi chúng bắt đầu chín để đảm bảo có hương vị thơm ngon nhất. Nhẹ nhàng vặn cuống quả và tránh kéo cành cây.
Lời khuyên[sửa]
- Một số hạt cần thời gian dài mới khô hoàn toàn. Bạn cần để khô hạt trong hai tuần (hoặc lâu hơn đối với hạt to) nếu cần.
- Quạt trần rất tốt trong việc lưu thông không khí khi cây con được trồng trong nhà.
- Cà chua beefsteak đặc biệt được ưa thích trong món bánh mì kẹp. Cà chua Ý hoặc cà chua paste dùng để nấu, đóng hộp và làm nước ép. Cà chua anh đào thường dùng trong món rau trộn.
- Hãy kiên nhẫn khi trồng cây vì cây nào cũng cần thời gian phát triển.
- Trồng cà chua ở không gian rộng hơn; cà chua sẽ cho nhiều quả hơn.
- Nếu sống trong vùng nhiều mưa, bạn sẽ thu được kết quả tốt nhất khi che chắn cho cây. Cây cà chua không ưa ẩm ướt và dễ bị bệnh nếu lá cây thường bị ướt.
- Khi tưới cà chua, bạn nhớ đừng để ướt lá cây, chỉ tưới nước vào đất và không tưới lên cây.
Cảnh báo[sửa]
- Không bao giờ phơi hạt trực tiếp dưới nắng nếu nhiệt độ vượt quá 29 độ C. (thậm chí dưới nắng ở nhiệt độ 29 độ C thì các hạt màu sẫm vẫn có thể bị tổn hại vì chúng thường hấp thụ nhiệt nhiều hơn các hạt sáng màu).
- Sâu bọ có thể gây hại cho cà chua, trong đó có sâu ngài đêm, ruồi trắng và giun tròn.
- Các bệnh như bệnh nấm fusarium và bệnh héo cây do nấm verticillium khá phổ biến, nhưng bạn có thể ngăn chặn các bệnh này bằng cách trồng các giống cây kháng bệnh, luân canh cây trồng và giữ sạch đất vườn.[2]