Chăm sóc cây lưỡi hổ (cây rắn)

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Lưỡi hổ (Sansevieria trifasciata) là loài cây có lá dài màu xanh đậm, mọc thẳng đứng với sọc ngang gợn sóng có màu nhạt. Loài cây này có tên gọi “cây rắn” do có đường sọc trên lá. Ngoài ra chúng còn có tên gọi cây lưỡi mẹ chồng/vợ do phần đầu nhọn của lá. Ngoài ra còn có loại cây giống hình dạng hoa hồng với phần lá ngắn và thường được gọi là cây lưỡi mèo. Tất cả các loài cây lưỡi hổ đều có thể thích ứng và dễ dàng chăm sóc. Dưới đây là một vài lời khuyên chăm sóc cây lưỡi hổ.

Các bước[sửa]

Trồng cây[sửa]

  1. Trồng cây lưỡi hổ đúng cách.
    • Sử dụng đất trồng cây cảnh chất lượng tốt thay vì đất vườn.
    • Chỉ đổi chậu mới khi rễ cây bắt đầu làm nứt chậu.

Đặt cây vào vị trí[sửa]

  1. Đặt cây lưỡi hổ ở nơi có ánh sáng phù hợp.
    • Đặt cây lưỡi hổ ở bậu cửa sổ hướng về phía đông, tây hoặc bắc vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Nếu cửa sổ hướng về phía nam, bạn nên đặt cây cách xa cửa khoảng 30 cm về phía bên trong suốt cả năm. (Lời khuyên này được áp dụng ở khu vực bắc bán cầu.)
    • Bố trí đèn huỳnh quang sáng hoặc loại đèn khác. Cách này sẽ cung cấp đủ ánh sáng để cây lưỡi hổ phát triển tốt.
  2. Sử dụng màn mỏng để giảm cường độ ánh sáng mặt trời trong ngày.
  3. Xoay chậu một phần tư góc hàng tuần để cây tiếp xúc đều với ánh sáng.
  4. Đặt cây ở nhiệt độ phòng từ 5 đến 30 độ C.

Tưới nước[sửa]

  1. Sử dụng tỷ trọng kế để kiểm tra độ ẩm của đất hàng tuần. Tưới nước khi chỉ số gần bằng 0 hoặc khi đất khô để tránh thối rễ.
    • Kiểm tra độ ẩm bằng tay: Bảo đảm rằng bề mặt chậu khô khi chạm vào trước khi tưới nước vào mùa xuân và hè.
  2. Tưới ít nước vào mùa đông hoặc trong phòng điều hòa lạnh. Chờ cho đến khi chậu khô hẳn rồi mới tưới nước.
    • Tưới nước khi thấy lá rũ xuống và chậu đã khô nước.
  3. Tưới cây lưỡi hổ đúng cách.
    • Sử dụng nước ở nhiệt độ phòng.
    • Nếu có thể bạn nên sử dụng nước chưng cất hoặc nước mưa. Nếu dùng nước máy thì nên để ngoài tối thiểu 48 tiếng để làm bay clo, fluoride, v.v... Tốt hơn là nên để một tuần
  4. Tưới dọc theo thân cây. Bạn không nên tưới vào giữa cụm lá. Tưới cho đến khi nước chảy ra khỏi đáy chậu và đổ nước thừa trong khay ngay lập tức.

Bón phân[sửa]

  1. Bón phân cho cây lưỡi hổ một lần vào mùa xuân bằng phân bón cây cảnh trộn theo hướng dẫn trên bao bì.
    • Trộn phân 20-20-20 với nước và bón cho cây vào mùa xuân.

Chăm sóc thông thường[sửa]

  1. Dùng khăn ẩm lau sạch lá cây lưỡi hổ nếu bị dính bẩn.
  2. Đổi chậu mới khi cây phát triển kích cỡ lớn hơn chậu cũ. Dấu hiệu cần phải thay chậu khác bao gồm: Khi rễ bắt đầu mọc ra khỏi lỗ thoát nước hoặc nếu chậu bị nứt (chậu đất sét).
    • Tưới nước kỹ sau khi thay chậu.
    • Thêm đất vào chậu mới sau khi thay cây.

Lời khuyên[sửa]

  • Cây lưỡi hổ (cây rắn) có nhiều màu sắc khác nhau. Một số loại cây có viền sọc màu vàng hoặc trắng đục. Cây lưỡi mèo có thể có màu hồng.
  • Cây lưỡi hổ là một trong những loài cây cảnh lâu đời nhất, khởi đầu do người Trung Hoa cổ trồng trong nhà.
  • Loại phân bón cân bằng phù hợp đó là Flora-Nova Grow NPK (7-4-10). Phân bón này ngăn chặn tình trạng dư thừa và cung cấp nhiều chất dinh dưỡng vi lượng cũng như chất dinh dưỡng đa lượng.
  • Cây lưỡi hổ (cây rắn) ra nhiều hoa nhỏ màu trắng và có mùi thơm ngát vào mùa hè nếu chúng nhận đủ ánh sáng và được tưới nước phù hợp.
  • Loài cây này thải oxy vào ban đêm, do đó chúng thích hợp đặt trong phòng ngủ.

Cảnh báo[sửa]

  • KHÔNG BAO GIỜ được dùng Miracle Gro cho cây lưỡi hổ! Nếu không chúng sẽ chết. Lý do là vì hàm lượng NPK trong phân bón này là 24-8-16, quá nhiều ni tơ có thể làm cháy cây dẫn đến chết rễ.
  • Cây lưỡi hổ gây độc đối với thú cưng, đặc biệt là mèo. Có rất ít tài liệu nói đến vấn đề này, nhưng nếu ăn phải cây lưỡi hổ, đặc biệt là tiếp xúc với "chất chiết xuất từ lá", con người có thể bị phát ban và/hoặc viêm thanh quản tạm thời.

Những thứ bạn cần[sửa]

  • Đất trồng cây cảnh
  • Phân bón cây cảnh

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  • Editors, Sunset Magazine, Sunset National Garden Book, Menlo Park, CA, Sunset Books, 1997 pg 488.
  • Hessayon, Dr.D.G., The Houseplant Expert, London, England, Expert Books, 1994, pg. 204.