Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Ẵm thỏ
Từ VLOS
Thỏ là loài vật nuôi khá phổ biến và là người bạn đồng hành tuyệt vời. Chúng có nhiều kích cỡ, màu sắc khác nhau và thích tiếp xúc với người. Việc chăm sóc thỏ bao gồm hành động nhấc và ẵm chúng. Tuy nhiên, có nhiều chú thỏ cần phải được làm quen trước để người có thể đụng chạm vào.
Mục lục
Các bước[sửa]
Nhấc thỏ[sửa]
-
Cho
thỏ
làm
quen.
Trước
khi
ẵm
thỏ
lần
đầu
tiên,
bạn
nên
để
chúng
cảm
thấy
thoải
mái
khi
ở
gần
bạn.[1]
- Hành động từ tốn. Nếu chuồng thỏ ở dưới đất, bạn nên bắt đầu bằng cách ngồi bên cạnh chuồng. Chiều cao của con người có thể khiến động vật nhỏ sợ hãi và hành động ngồi xuống có tác dụng làm giảm chiều cao và giúp cho thỏ bớt sợ hơn.
- Không vội vã hấp tấp. Đặt tay bên cạnh chuồng thỏ và khuyến khích chúng đánh hơi tay bạn. Giữ nguyên vị trí tay ở đó trong vài phút, nói chuyện nhẹ nhàng, an ủi giống như khi đang nói với người đang sợ hãi hoặc không thoải mái.
- Cho ăn thức ăn vặt. Nếu thỏ không có dấu hiệu gây hấn, bạn có thể mang ít rau diếp hoặc cà rốt đưa vào trong chuồng. Không nên ép buộc thỏ phải ăn, mà chỉ nên đưa tay lại gần để chúng có thể ngửi được mùi rau quả. Chú thỏ thân thiện sẽ dễ dàng lấy thức ăn từ tay bạn.
- Tìm hiểu thái độ e dè. Cũng giống như con người, thỏ có bản tính hướng ngoại và hướng nội. Thái độ ngượng ngập không có nghĩa là thỏ hung hăng hay không thích bạn; chúng cần thời gian để tìm hiểu thêm về người mà mình đang tiếp xúc.
- Thử vuốt ve thỏ. Nếu đã cho thú cưng ăn vặt và chúng không có biểu hiện hung hăng hoặc sợ hãi, bạn có thể âu yếm chúng. Vuốt ve từ phần đỉnh đầu dọc xuống phần xương sống, và ngưng lại ở phần hông. Nếu thỏ tỏ vẻ thân thiện, nhưng không tiến lại gần, bạn có thể nắm tay lại để bàn tay nhỏ hơn và không làm chúng sợ hãi. Dùng mu bàn tay hoặc ngón tay nhẹ nhàng vuốt ve phần đầu và tai thỏ.
- Luồn tay dưới nách thỏ. Bạn nên nhấc chúng lên theo cách này để luôn hỗ trợ phần trọng lượng cơ thể. Bước đầu tiên đó là luồn tay thuận dưới nách thỏ, lòng bàn tay hướng lên trên, nhẹ nhàng điều chỉnh tay giống như cái nôi. Tay đặt sau cùi chỏ, dịch lại gần chân trước.
-
Nâng
và
hỗ
trợ.
Dùng
tay
thuận
nâng
thỏ
lên
bằng
một
lực
duy
nhất,
trong
khi
đỡ
phần
rìa
và
hai
chân
sau
bằng
tay
kia.
Nếu
lần
đầu
chưa
thành
công
thì
bạn
cũng
không
nên
lo
lắng.
Con
thỏ
có
thể
bất
kham
hoặc
bạn
vẫn
chưa
quen
với
động
tác
này.
Bạn
cần
hết
sức
kiên
nhẫn,
cho
thú
cưng
ăn
vặt
cho
đến
khi
chúng
cảm
thấy
thoải
mái.
Ghi
nhớ
rằng
điều
quan
trọng
là
phải
nâng
và
đỡ
chân
trước
và
sau
của
thỏ
cùng
một
lúc.
- Luôn chuẩn bị sẵn sàng đặt thỏ xuống sàn hoặc vào trong chuồng. Đề phòng thỏ kháng cự, hoặc cố gắng nhảy ra khỏi vòng tay của bạn khiến chúng bị thương.
Ẵm thỏ[sửa]
- Ẵm thỏ. Nâng niu sát ngực, giữ nhẹ phần thân của chúng. Cơ thể của bạn đóng vai trò bảo vệ thỏ để chúng cảm thấy an toàn hơn. Đôi khi thỏ sẽ trườn lên ngực trong lúc bạn đang ẵm chúng. Khi đó bạn nên điều chỉnh lại sao cho phần bụng của thú cưng tiếp xúc với phần thân và không tạo áp lực lên phần lưng của thỏ vì có thể khiến chúng sợ hãi.
- Âu yếm thỏ. Vỗ nhẹ trong khi giữ cố định tay không thuận. Chà xát tai và/hoặc vai thỏ đồng thời luồn tay dưới bụng. Nếu thỏ cảm thấy thoải mái, bạn có thể thay bàn tay đang giữ phần bụng của chúng bằng cẳng tay và đợ phần hông của thú cưng. Dùng bàn tay trên cùng cánh tay nâng niu phần ngực giữa hai chân trước. Cách này giúp thỏ ở vị trí an toàn nhưng bạn vẫn có thể âu yếm chúng bằng tay kia.[2]
-
Ngồi
xuống
với
thỏ.
Sau
khi
âu
yếm
một
lúc,
bạn
có
thể
ngồi
xuống
và
cho
phép
thỏ
tựa
lên
bụng
hoặc
nằm
vào
lòng.
- Ngồi trên ghế nệm, hoặc dựa vào tường và từ từ ngồi xuống cho đến khi phần hông chạm sàn nhà. Lúc này bạn nên cho phép thỏ di chuyển tự do xung quanh và trong lòng bạn.
- Âu yếm và kết hợp khen ngợi thỏ. Điều này giúp thú cưng tạo liên kết tích cực với con người, cũng như hành động nhấc và ẵm của bạn. Thỏ hay e dè có thể trở nên tự tin hơn.
- Chơi đùa với thỏ. Nếu thỏ liên kết hành động ẵm với vui chơi, chúng sẽ cảm thấy thoải mái hơn. Dựng mô hình ngôi nhà bằng bìa cứng cho thú cưng chơi đùa, hoặc để chúng khám phá xung quanh. Xếp sàn bowling để thỏ chơi đùa. Khi làm quen với thú cưng, bạn sẽ biết được chúng thích chơi loại trò chơi nào.[3]
- Đặt thỏ lại vào trong chuồng. Sau khi âu yếm và cho thỏ chơi đùa, bạn nhấc chúng lên và nhẹ nhàng đặt lại vào trong chuồng. Thỏ có thể không thích quay trở lại chuồng và bắt đầu kháng cự. Không nên để tuột thú cưng khỏi tay nhưng cũng không nên giữ quá chặt có thể gây thương tích cho chúng.
Thích nghi với thỏ có nhu cầu đặc biệt[sửa]
- Tìm hiểu thỏ. Nhiều con thỏ thích được ẵm và âu yếm, nhưng một số thì không thích điều này. Chúng chỉ cho phép người thật sự gần gũi đụng chạm vào. Nếu bạn là người lạ, điều quan trọng là nên hỏi chủ nhân của chúng nhằm tìm hiểu tính cách của thỏ trước khi tiếp xúc với chúng.
- Cân nhắc kích cỡ của thỏ. Bạn có thể ẵm thỏ con một cách dễ dàng, nhưng nếu thỏ nặng 7 hoặc 10 kg thì như thế nào? Lưu ý rằng những con thỏ cỡ lớn này cần một lực lớn mới có thể nâng chúng lên và rất khó cố định phần khối lượng cơ thể. Khi đó bạn nên ẵm thỏ sang phần bên cơ thể của mình, để hai bàn chân trước đặt lên cánh tay đang đợ phần bụng của chúng.[4]
- Làm quen với thỏ già. Đây là loài động vật có cấu trúc xương nhẹ hơn kích thước cơ thể, và càng lớn tuổi thì xương càng yếu đi. Khi tiếp xúc với thỏ già, bạn cần hết sức nhẹ nhàng, hoặc, vì lý do sức khỏe, hạn chế âu yếm chúng.[5]
-
Hành
động
từ
tốn
với
thỏ
có
tính
e
dè.
Một
số
con
có
ấn
tượng
xấu
về
hành
động
nhấc
hoặc
ẵm.
Nếu
tiếp
xúc
với
những
con
hay
ngượng
ngập
không
thích
vuốt
ve,
bạn
nên
cho
chúng
làm
quen
bằng
cách
cho
thỏ
vào
chuồng
và
xách
theo
bên
mình.[4]
- Lót khăn hoặc nệm vào trong chuồng để thỏ cảm thấy thoải mái.
- Cho thỏ tiếp xúc từ từ với chuồng, tạo điều kiện cho chúng chơi đùa hoặc làm quen với mùi của chuồng.
- Đặt thức ăn vào chuồng để thỏ có trải nghiệm tốt đẹp. Sau một thời gian, thú cưng sẽ tự động nhảy vào chuồng khi biết bạn cần di chuyển chúng đi.
Cảnh báo[sửa]
- Không nhấc thỏ lên bằng tai, đuôi, hoặc chân. Đây là những bộ phận nhạy cảm và có thể làm chúng có ấn tượng xấu khi tiếp xúc với con người vì chỉ mang lại sự đau đớn cho chúng.
- Không ẵm thỏ quá lâu hoặc mạnh bạo với chúng. Cột sống của thỏ khá yếu và bạn phải nhẹ nhàng với chúng. Nếu thỏ bị ép phải kháng cự nhiều, chúng có thể tự làm tổn thương bản thân mình.
- Không di chuyển đột ngột khi ở gần thỏ. Chúng là loài bị săn trong thế giới tự nhiên và có bản năng sợ hãi những thứ di chuyển với tốc độ nhanh. Thay vào đó, bạn nên tiếp cận thỏ từ từ, nhấc chúng lên thật từ tốn và đặt vào trong chuồng nhẹ nhàng.