Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Ứng phó với người đang giận dữ
Từ VLOS
Ứng phó với người đang giận dữ với mình quả là không dễ dàng. Cơn giận có thể bùng lên hầu như trong bất kỳ tình huống nào: trước một người bạn hay người lạ, ở nhà hoặc ngoài đường. Những cuộc chạm trán nảy lửa cũng có thể xảy ra ở nơi làm việc, với đồng nghiệp, với người quản lý hay khách hàng. Điều này dễ xảy ra nhất là khi nghề nghiệp của bạn đòi hỏi phải tiếp xúc với công chúng, chẳng hạn như những ngành nghề cung cấp dịch vụ hoặc xử lý tài chính.[1] Những tình huống như vậy có thể cũng thường gặp, nhưng vẫn khó chịu và gây bối rối. Bạn không thể điều khiển cách phản ứng của người khác, nhưng vẫn có những chiến thuật mà bạn có thể áp dụng để giữ an toàn và kiểm soát hành vi của mình.[2]
Mục lục
Các bước[sửa]
Giữ An toàn cho Bản thân[sửa]
-
Rời
khỏi
tình
huống
có
vẻ
nguy
hiểm.
Không
phải
lúc
nào
bạn
cũng
có
thể
rời
khỏi
tình
huống
căng
thẳng
ngay
lập
tức,
chẳng
hạn
như
khi
một
khách
hàng
la
hét
với
bạn
trong
lúc
bạn
đang
làm
việc.
Tuy
nhiên,
nếu
cảm
thấy
mình
đang
gặp
nguy
hiểm,
bạn
cần
rời
khỏi
nơi
đó,
hoặc
cố
gắng
giữ
khoảng
cách
giữa
bạn
và
mối
đe
dọa
càng
xa
càng
tốt.
- Nếu đối mặt với một người đang giận dữ ở trong nhà hoặc tại nơi làm việc, bạn hãy tới một nơi an toàn, chỗ công cộng thì càng tốt. Tránh những chỗ không có lối thoát như phòng tắm hoặc những nơi có các vật dụng có thể làm vũ khí như nhà bếp.[3]
- Nếu phải đương đầu với một khách hàng giận dữ trong lúc bạn đang làm việc, bạn hãy cố gắng giữ khoảng cách không gian giữa bạn và khách hàng đó. Đứng sau quầy hoặc xa khỏi tầm với của người đó.[4]
-
Gọi
hỗ
trợ.
Bạn
có
quyền
được
an
toàn.
Tùy
vào
hình
thức
và
tính
nghiêm
trọng
của
mối
đe
dọa,
bạn
có
thể
gọi
một
người
bạn
đến
giúp.
Nếu
cảm
thấy
tình
huống
nguy
hiểm
sắp
xảy
ra
đến
nơi,
bạn
hãy
gọi
số
113
(cảnh
sát
phản
ứng
nhanh).
Nếu
sống
ở
Mỹ,
bạn
gọi
số
911
hoặc
dịch
vụ
cấp
cứu.[5]
- Nếu đang ở nơi làm việc, bạn hãy gọi cho người có trách nhiệm như người quản lý hoặc bảo vệ.[4]
-
Tạo
thời
gian
“tạm
nghỉ”.
Nếu
tình
huống
căng
thẳng
nhưng
chưa
đến
mức
nguy
cấp,
bạn
hãy
đề
nghị
tạm
dừng.
Dùng
câu
với
chủ
ngữ
là
“Tôi”,
chẳng
hạn
như
“Tôi
cần
15
phút
để
bình
tĩnh
lại
trước
khi
chúng
ta
nói
chuyện”.
Trong
thời
gian
“tạm
nghỉ”,
bạn
nên
làm
việc
gì
đó
thư
giãn
để
kiềm
chế
cảm
xúc
và
để
người
kia
bình
tĩnh
lại.
Nên
gặp
lại
nhau
vào
thời
gian
và
địa
điểm
cụ
thể
để
thảo
luận
về
vấn
đề.[3]
- Luôn dùng những câu có chủ ngữ là “Tôi” khi đề nghị tạm dừng, dù bạn cho rằng lỗi hoàn toàn là ở người kia. Câu nói “Tôi cần chút thời gian để suy nghĩ” có thể làm họ nguôi giận mà không đẩy họ vào thế đề phòng.
- Tránh những câu có vẻ trách cứ như “Có lẽ anh cần có thời gian tạm dừng” hoặc “Bình tĩnh lại đi”. Ngay cả khi bạn cảm thấy điều đó là đúng thì những câu như vậy sẽ khiến người kia thủ thế và thậm chí có thể khiến họ giận dữ hơn nữa.
- Đừng ngại đề nghị tạm dừng lần nữa nếu người kia vẫn có thái độ gây hấn và giận dữ. Tốt nhất là cả hai bên đều làm một việc gì đó để trấn tĩnh và xoa dịu trong thời gian tạm dừng.
- Nếu vài lần tạm dừng vẫn không khiến người kia bình tĩnh lại được, bạn nên nghĩ đến việc đề nghị dừng lại và thảo luận về vấn đề đó khi có mặt một bên thứ ba trung lập. Bên thứ ba có thể là chuyên gia trị liệu, người quản lý nhân sự hay một nhân vật tinh thần, v.v...[3]
Kiểm soát Phản ứng của Bản thân[sửa]
-
Hít
một
hơi
thật
sâu.
Những
tình
huống
căng
thẳng
như
khi
ai
đó
giận
dữ
với
bạn
có
thể
kích
thích
phản
ứng
“chiến
đấu
hay
bỏ
chạy”,
khiến
tim
bạn
đập
nhanh,
hơi
thở
nông
và
nhanh
đồng
thời
tiết
ra
hormone
gây
stress
đi
khắp
cơ
thể.[6]
Hãy
chống
lại
phản
ứng
này
bằng
việc
hít
thở
sâu
để
trấn
tĩnh
lại.
Bạn
đừng
quên:
Hai
người
cùng
nổi
giận
thì
tình
huống
sẽ
tệ
hơn
gấp
đôi.[7]
- Hít vào trong khi đếm đến 4. Bạn phải thấy phổi và bụng của mình phồng ra khi hít vào.[8]
- Nín lại 2 giây, sau đó từ từ thở ra trong khi đếm đến 4.
- Khi thở ra, bạn cần tập trung thả lỏng các cơ trên mặt, cổ và vai.
- Kiểm soát cảm xúc của bạn. Phản ứng điềm tĩnh với người đang giận dữ sẽ giúp tháo ngòi nổ cho một tình huống căng thẳng. Phản ứng bằng một thái độ cũng giận dữ sẽ chỉ khiến cho căng thẳng leo thang và mọi việc thường trở nên tồi tệ hơn. Đi dạo, thiền, và đếm ngược từ số 50 là những phương pháp giúp cho cảm xúc của bạn lắng xuống.[9]
-
Tránh
cho
rằng
người
kia
nhắm
vào
mình.
Quả
là
khó
mà
tách
bạch
những
cảm
giác
riêng
tư
khi
đối
mặt
với
một
người
đang
giận
dữ.
Bạn
cần
nhớ
rằng
sự
giận
dữ
thường
là
dấu
hiệu
cho
thấy
người
kia
chưa
biết
cách
phản
ứng
sao
cho
lành
mạnh
và
quyết
đoán
đối
với
tình
huống
mà
họ
cho
là
có
tính
đe
dọa.[7]
Các
nghiên
cứu
đã
chỉ
ra
rằng
khi
người
ta
cho
rằng
sự
giận
dữ
của
người
kia
không
thuộc
tránh
nhiệm
của
mình
thì
ít
có
khả
năng
họ
cảm
thấy
bực
bội
vì
việc
đó.[10]
- Cơn giận dữ leo thang do nhiều yếu tố: sự bất an, không có nhiều lựa chọn, hành vi thiếu tôn trọng, hay những phản ứng hung hăng hoặc thụ động trước một vấn đề.
- Con người cảm thấy bất an khi cảm giác của họ về một điều không thể đoán trước chạm đến một ngưỡng nào đó. Khi mức độ cơ bản về trật tự và an toàn bị đe dọa, người ta có thể phản ứng trong giận dữ. [11]
- Con người có thể phản ứng một cách thù địch nếu sự lựa chọn của họ bị giới hạn. Điều này xuất phát từ cảm giác bất lực vì họ ít được lựa chọn trong một tình huống.[11]
- Khi cảm thấy mình không được tôn trọng, người ta có thể phản ứng một cách tức giận. Ví dụ, nếu bạn nói với ai đó bằng giọng điệu cáu kỉnh hoặc không tôn trọng thời gian của người khác, họ có thể sẽ nổi giận với bạn.[11]
- Người ta có thể nổi giận để khiến cho bản thân cảm thấy dễ chịu hơn. Nếu ai đó cáu giận, bạn hãy nghĩ đến khả năng rằng họ đang phản ứng với một điều gì đó trong cuộc sống riêng của họ chứ không phải với việc bạn làm.[12]
- Nếu đã làm điều gì sai với người đó, bạn hãy chịu trách nhiệm cho hành động của mình và xin lỗi. Bạn không bao giờ phải chịu trách nhiệm cho phản ứng của người kia; không ai “làm” người nào đó tức giận được. Tuy nhiên, nhận trách nhiệm cho hành động sai của mình có thể giúp cho người kia xử lý cảm giác tức giận và tổn thương của họ.
-
Giữ
bình
tĩnh.
Nói
chuyện
với
giọng
điệu
điềm
đạm.
Không
lớn
tiếng
hoặc
la
hét
để
phản
ứng
lại
với
một
người
đang
giận
dữ.
Hãy
dùng
ngôn
ngữ
cơ
thể
điềm
tĩnh
nhưng
quả
quyết.[13]
- Tránh rũ người xuống hoặc khoanh tay trước ngực. Cử chỉ đó cho thấy rằng bạn đang chán chường hoặc không muốn giao tiếp.[14]
- Giữ cho cơ thể thư thái. Hãy tỏ ra quả quyết: đứng với hai bàn chân vững vàng trên mặt đất, vai đưa ra sau, ngực vươn tới trước và giao tiếp bằng mắt với người kia. Ngôn ngữ cơ thể như vậy cho thấy bạn đang bình tĩnh và kiểm soát được bản thân, nhưng bạn không phải là người dễ bị bắt nạt.[15]
- Cẩn thận đừng có cử chỉ gây hấn như nắm chặt tay hoặc nghiến chặt hàm. Xâm phạm “không gian riêng” của người khác (thông thường là 1 mét) cũng là một dấu hiệu cho thấy bạn đang trở nên hung hăng.[16]
- Đứng chéo góc với người đang giận dữ thì tốt hơn là đối diện với họ. Vị trí này có vẻ ít thách thức hơn.[2]
-
Cẩn
thận
đừng
để
xảy
ra
đổ
vỡ
trong
giao
tiếp.
Giữ
điềm
tĩnh
khi
ai
đó
đang
giận
dữ
với
bạn
không
phải
là
việc
dễ
dàng,
nhưng
quan
trọng
là
cần
phải
duy
trì
sự
giao
tiếp
bình
tĩnh
và
điềm
đạm.
Nếu
để
ý
thấy
bất
cứ
dấu
hiệu
nào
sau
đây
len
lỏi
vào
cách
cư
xử
của
bạn
thì
nghĩa
là
việc
giao
tiếp
đang
xấu
đi
và
bạn
cần
chấn
chỉnh
lại
ngay:[17]
- La hét
- Đe dọa
- Chửi rủa
- Dùng những câu nói kích động hoặc cường điệu
- Đưa ra những câu hỏi gây hấn
Giao tiếp với Người đang Giận dữ[sửa]
-
Biết
khi
nào
không
nên
nói
chuyện.
Một
số
dấu
hiệu
thể
chất
và
cảm
xúc
có
thể
là
những
manh
mối
quan
trọng
cho
thấy
khi
nào
thì
sự
giao
tiếp
bị
đổ
vỡ.
Những
dấu
hiệu
này
được
mô
tả
bằng
những
từ
viết
tắt
trong
tiếng
Anh
là
H.A.L.T.,
biểu
thị
cho
từ
Hungry
(đói),
Angry
(giận
dữ),
Lonely
(cô
đơn)
và
Tired
(mệt
mỏi).
Những
yếu
tố
này
khiến
một
tình
huống
đã
căng
thẳng
lại
càng
thêm
gay
gắt
và
khó
giải
quyết.
Tất
nhiên
là
người
này
đã
sẵn
tức
giận
với
bạn,
nhưng
nếu
cơn
giận
của
họ
không
hạ
nhiệt
(ngay
cả
sau
một
thời
gian
tạm
dừng),
hoặc
nếu
kèm
theo
yếu
tố
nào
khác
thì
tốt
nhất
là
nên
hoãn
tranh
luận
cho
đến
khi
các
nhu
cầu
về
thể
chất
và
cảm
xúc
của
người
đó
được
đáp
ứng.
Tóm
lại,
chúng
ta
sẽ
bàn
về
từng
yếu
tố
để
biết
tại
sao
chúng
gây
cản
trở
cho
việc
giao
tiếp
và
giải
quyết
vấn
đề.[18]
- Khi chúng ta đang ở trong trạng thái đói thì những suy nghĩ hợp lý và có chủ đích thường bị ném ra ngoài cửa sổ. Cơ thể của bạn đang “cạn nhiên liệu” và bạn có thể nói hoặc làm bất cứ điều gì chỉ để nạp thêm năng lượng. Nghiên cứu cho thấy con người và loài vật khi đói thường liều lĩnh hơn. Cái đói tác động lên các kỹ năng và hành vi ra quyết định – hai điều mà chắc hẳn bạn hoàn toàn không muốn mất kiểm soát trong một cuộc chạm trán.[19]
- Giận dữ Là một cảm xúc mà ít người học được cách thể hiện sao cho có tính xây dựng. Thông thường, cơn giận dữ được bộc lộ cùng với sự xúc phạm, chửi rủa, nhạo báng và thậm chí là bạo lực thể chất. Hơn nữa, trong thực tế người ta thường tức giận khi cảm thấy bị tổn thương, bối rối, ghen tuông hoặc bị phản bác. Khi những cảm xúc bên trong thổi bùng cơn giận, dường như người ta thiếu khả năng xem xét tình huống một cách khách quan và không cố gắng tìm giải pháp. Tốt nhất là nên dành không gian và thời gian cho người đang tức giận để những cảm xúc của họ lắng xuống trước khi hai bên có thể giao tiếp một cách hiệu quả.
- Cô đơn là khi người ta cảm thấy bị tách biệt khỏi những người khác. Một người không có cảm giác cộng đồng sẽ khó mà giữ sự khách quan trong lúc chạm trán với người khác.
- Cảm giác mệt mỏi trong lúc tranh cãi có thể là một nhân tố tai hại. Kém ngủ dẫn tới tâm trạng xấu, chức năng nhận thức kém và biểu hiện không tốt. Tình trạng mệt mỏi cũng tác động đến khả năng ra quyết định. Bạn có thể thấy được giải pháp một cách rõ ràng nếu được nghỉ ngơi đầy đủ, nhưng sự uể oải có thể khiến cuộc tranh cãi quanh quẩn hàng tiếng đồng hồ mà không thấy lối ra.[20]
-
Hiểu
về
sự
giận
dữ
của
người
kia.
Khi
ai
đó
hét
vào
mặt
bạn,
có
lẽ
bạn
chẳng
hề
muốn
hiểu
về
cơn
giận
của
họ.
Tuy
nhiên,
cơn
giận
thường
là
phản
ứng
trước
cảm
giác
bị
hiểu
lầm
hoặc
bị
phớt
lờ.[3]
Việc
nhận
ra
rằng
người
kia
đang
giận
dữ
không
đồng
nghĩa
với
việc
cho
rằng
họ
đang
cư
xử
đúng.[9]
- Thử nói những câu như, “Tôi biết là anh đang tức giận. Tôi muốn hiểu chuyện gì đang xảy ra. Điều gì khiến anh tức giận vậy?” Việc này cho thấy rằng bạn đang cố gắng nhìn sự việc dưới góc độ của người kia, và như thế có thể sẽ giúp họ cảm thấy khá hơn.
- Cố gắng tránh những câu nghe như phán xét. Bạn đừng hỏi kiểu như “Sao mà anh lại nổi điên lên như vậy?”
- Hỏi về những việc cụ thể. Bình tĩnh hỏi về sự việc cụ thể mà người kia đang phản ứng. Ví dụ, “Anh đã nghe thấy tôi nói gì khiến anh bực bội?” Điều này có thể khuyến khích người kia nguôi bớt và suy nghĩ rằng tại sao họ lại giận – và có thể họ sẽ nhận ra mọi chuyện chỉ là hiểu lầm
-
Kiềm
chế
không
bắt
người
kia
im
lặng.
Bảo
người
kia
im
đi
hoặc
ngăn
họ
biểu
hiện
cảm
xúc
cũng
không
giúp
cho
tình
huống
tốt
hơn.
Làm
như
vậy
là
bạn
càng
khiến
họ
giận
dữ
hơn.[9]
- Việc bảo người kia im lặng ngụ ý rằng bạn không nghĩ cảm giác của họ là chính đáng. Hãy nhớ rằng mặc dù bạn không hiểu được cảm giác mà người kia đang trải qua, nhưng đối với họ nó là rất thật. Việc bác bỏ điều đó sẽ không giúp bạn làm dịu tình hình.[21]
-
Lắng
nghe
người
kia.
Hãy
là
người
biết
lắng
nghe
tích
cực.
Hãy
tỏ
ra
bạn
có
chú
ý
đến
người
kia
qua
cách
giao
tiếp
bằng
mắt,
gật
đầu
và
dùng
những
từ
như
“ờ,
ờ”
hoặc
“ừm,
ừm”.[6][22]
- Đừng để người kia bắt gặp bạn đang chuẩn bị đề phòng khi họ đang nói. Tập trung vào điều họ nói.[2]
- Lắng nghe lý do khiến người kia giận dữ. Cố gắng tưởng tượng ra tình huống qua lăng kính của họ. Nếu ở địa vị của họ, bạn có cảm giác giống như họ không?
-
Xác
định
lại
những
điều
người
kia
vừa
nói.
Một
lý
do
khiến
tình
huống
căng
thẳng
leo
thang
là
sự
hiểu
lầm.
Khi
người
kia
nói
với
bạn
về
lý
do
họ
tức
giận,
bạn
hãy
xác
định
lại
điều
vừa
nghe.[22]
- Dùng câu tập trung vào “tôi”. Ví dụ, “Tôi vừa nghe anh nói rằng anh tức giận vì đây là cái điện thoại thứ ba anh mua ở chỗ chúng tôi và nó không hoạt động có phải không ạ?”
- Nói những câu như “Có vẻ như anh đang nói là_______” hoặc “Anh muốn nói là_______?” sẽ giúp bạn chắc chắn rằng bạn hiểu người kia. Điều này cũng có thể giúp người kia cảm thấy họ được hiểu rõ, và nhờ đó họ có thể nguôi giận.
- Không thêm mắm thêm muối hoặc diễn đạt lời của người kia khác đi khi bạn xác định lại. Ví dụ như, nếu họ than phiền rằng bạn đã đón anh ấy muộn trong 6 ngày qua, bạn đừng nói kiểu như, “Tôi nghe anh nói rằng anh điên tiết vì lúc nào tôi cũng đi muộn.” Thay vì thế, bạn tập trung vào lời mà anh ta thực sự nói: “Tôi nghe anh nói rằng anh tức giận là vì tôi đã đến muộn trong 6 ngày qua.”
-
Dùng
những
câu
tập
trung
vào
“tôi”
để
truyền
đạt
điều
mà
bạn
mong
muốn.
Nếu
người
kia
vẫn
tiếp
tục
la
hét
hoặc
tỏ
thái
độ
hung
hăng,
bạn
hãy
dùng
những
câu
với
chủ
ngữ
là
“tôi”
để
nói
lên
mong
muốn
của
bạn.
Điều
này
sẽ
giúp
lời
nói
của
bạn
không
nghe
như
lời
trách
cứ.
- Ví dụ như, khi người kia đang la hét với bạn, bạn có thể nói những câu như: “Tôi muốn giúp anh, nhưng tôi không hiểu anh đang nói gì vì anh nói to quá. Anh có thể nhắc lại nhỏ hơn được không?”
-
Thông
cảm
với
người
kia.
Cố
gắng
xem
xét
tình
huống
dưới
góc
độ
của
họ.[23]
Việc
này
giúp
bạn
kiềm
chế
được
phản
ứng
cảm
xúc
của
chính
mình.
Nhờ
đó
bạn
còn
có
thể
giao
tiếp
một
cách
hiệu
quả
với
người
đó.[21][2]
- Nói những câu như “Việc đó nghe bực thật” hoặc “Tôi hiểu tại sao anh lại bực bội” có thể giúp hạ nhiệt. Đôi khi người ta chỉ muốn thể hiện cảm giác bực dọc. Một khi đã được người khác thấu hiểu, họ có thể sẽ nguôi giận.
- Bạn cũng có thể thầm nghĩ rằng người kia đang bực bội và họ đang cố hết sức để bộc lộ cảm giác của họ. Như thế bạn có thể điều chỉnh tình huống trong tâm trí bạn.[11]
- Đừng coi nhẹ vấn đề của người kia. Cho dù trong mắt bạn đó chỉ là chuyện nhỏ, nhưng rõ ràng họ đang rất bức xúc.[23]
-
Tránh
đề
cập
đến
ý
định
của
bạn.
Thay
vào
đó
bạn
nên
nghĩ
đến
hậu
quả.
Khi
ai
đó
nổi
điên
với
bạn
nghĩa
là
họ
cảm
thấy
bị
bạn
đối
xử
không
tốt
theo
cách
nào
đó.
Phản
ứng
đầu
tiên
của
bạn
có
thể
là
tự
vệ
và
kể
ra
ý
định
của
bạn.
Ví
dụ,
bạn
cố
gắng
đừng
nói
“Em
đã
định
đi
lấy
bộ
vest
từ
hiệu
giặt
ủi
về
cho
anh
rồi,
nhưng
vì
em
đi
làm
về
muộn
quá.”
Mặc
dù
ý
định
của
bạn
là
tốt,
nhưng
ở
thời
điểm
này
người
kia
không
quan
tâm.
Họ
chỉ
đang
nghĩ
đến
hậu
quả
từ
các
hành
động
của
bạn,
và
đó
là
nguyên
nhân
khiến
họ
bực
bội.[24]
- Thay vì tuyên bố về ý định tốt của mình, bạn nên cố gắng đặt mình vào địa vị của người kia và để ý đến hành động của bạn đã tác động đến họ như thế nào. Bạn nên có ghi nhận như, “Em biết là em gây khó khăn cho anh vào buổi họp ngày mai vì đã quên đi lấy bộ vest”.
- Dường như quan niệm này khiến bạn cảm thấy như bạn không trung thành với niềm tin của mình. Bạn có thể thực sự cảm thấy rằng mình đã làm đúng và bứt rứt với việc phải chấp nhận mình sai. Nếu là như vậy, bạn hãy cố tưởng tượng rằng người kia không phải nổi giận với bạn mà là với ai đó hoặc điều gì đó khác. Suy nghĩ xem có thể giải quyết tình huống như thế nào nếu bạn không phải là “người làm sai”.
Hóa giải Cơn Giận[sửa]
- Xử lý tình huống với đầu óc cởi mở. Khi đã lắng nghe người kia nói, bạn hãy suy nghĩ xem có thể xử lý tình huống như thế nào.[3]
-
Đề
xuất
giải
pháp.
Hãy
suy
nghĩ
lý
trí,
truyền
đạt
rõ
ràng
và
bình
tĩnh.
Cố
gắng
đưa
ra
giải
pháp
tập
trung
vào
điều
mà
người
kia
truyền
đạt
đến
bạn.[23]
- Ví dụ như, nếu người kia tức giận vì con của bạn ném bóng vỡ cửa kính nhà họ, bạn hãy nói ra việc mà bạn sẵn sàng làm. Ví dụ: “Con gái tôi ném quả bóng làm vỡ kính cửa sổ nhà chị. Tôi có thể gọi người đến sửa và thay kính trong vòng 2 ngày. Hoặc chị có thể gọi người đến thay và gửi cho tôi hóa đơn”.
-
Hỏi
về
các
lựa
chọn
khác.
Nếu
người
kia
không
thích
giải
pháp
mà
bạn
đề
nghị,
bạn
hỏi
họ
về
giải
pháp
mà
họ
cảm
thấy
hài
lòng.[23]
Ví
dụ,
bạn
có
thể
hỏi
“Ý
của
chị
như
thế
nào
trong
trường
hợp
này?”
- Cố gắng đề nghị một giải pháp tập trung vào “chúng ta” để khuyến khích sự hợp tác. Ví dụ, “Thôi được, chị không đồng ý đề nghị của tôi, nhưng tôi vẫn muốn biết liệu chúng ta có thể tìm ra cách để giải quyết. Chúng ta có thể làm gì cho việc này?”[3]
- Nếu người kia đề nghị một việc mà bạn thấy phi lý, bạn cũng đừng bắt đầu buông câu rủa. Thay vì thế, bạn hãy đưa ra đề nghị khác. Ví dụ: “Tôi nghe chị nói rằng chị muốn tôi thay kính cửa sổ và trả tiền công làm sạch thảm cho cả căn nhà của chị. Tôi nghĩ tôi thay kính cửa sổ và trả tiền làm sạch thảm phòng khách nhà chị là công bằng. Chị xem như vậy có được không?”
- Việc cố gắng tìm ra điểm chung của bạn và người đang giận dữ có thể giúp chuyển hướng và tìm ra giải pháp cho vấn đề.[11] Thí dụ, bạn có thể nói những câu như “Tôi hiểu rằng sự công bằng là quan trọng đối với chị. Đối với tôi cũng vậy…” Điều này ngỏ ý rằng bạn đang nỗ lực để đạt được mục tiêu chung.[2]
-
Tránh
dùng
từ
“nhưng”.
“Nhưng”
được
coi
là
“sự
xóa
bỏ
bằng
lời
nói”,
vì
nó
hoàn
toàn
phủ
nhận
những
gì
bạn
vừa
nói.
Khi
nghe
thấy
từ
“nhưng”
là
người
ta
có
xu
hướng
không
nghe
nữa.
Họ
chỉ
nghe
thấy
câu
”Anh
đã
sai.”[25]
- Ví dụ, bạn đừng nói những câu như “Tôi hiểu anh đang nói gì NHƯNG tôi cần phải______”
- Thay vào đó, bạn hãy dùng câu với từ “và” như “Tôi hiểu ý anh VÀ tôi thấy rằng cần phải ______”
-
Cảm
ơn
người
kia.
Nếu
đã
tìm
được
giải
pháp,
bạn
hãy
gói
gọn
cuộc
đối
thoại
với
một
câu
cảm
ơn.
Việc
này
thể
hiện
sự
tôn
trọng
của
bạn
với
người
kia
và
nhờ
đó
họ
sẽ
cảm
thấy
như
các
nhu
cầu
của
mình
đã
được
đáp
ứng.[23]
- Ví dụ, nếu đã thỏa thuận được với một khách hàng đang giận dữ, bạn có thể nói: “Cảm ơn chị đã giúp chúng tôi sửa chữa vấn đề.”
- Chờ một thời gian. Trong một số trường hợp, cơn giận của người kia có thể không tan biến ngay, cho dù bạn đã làm mọi việc có thể để giải quyết tình huống. Điều này đặc biệt đúng trong những tình huống gây tổn thương sâu sắc, chẳng hạn như người kia cảm thấy bị phản bội hoặc bị lợi dụng theo cách nào đó. Bạn nên chấp nhận rằng có thể phải mất một thời gian để những cảm giác giận dữ của người kia nguội bớt, và không nên thúc ép.
- Tìm một bên thứ ba đóng vai trò hòa giải nếu cần. Không phải mâu thuẫn nào cũng có thể giải quyết, và không phải cơn giận nào cũng hạ nhiệt cho dù bạn có kiên nhẫn giữ bình tĩnh và tỏ ra tôn trọng. Nếu bạn đã thử các chiến thuật trên mà vẫn không có tiến triển thì có lẽ lúc này bạn phải rời khỏi. Một bên thứ ba như chuyên gia trị liệu, người đàm phán hoặc quản lý nhân sự có thể giúp thương lượng trong tình huống này.[3]
-
Cân
nhắc
nhờ
sự
giúp
đỡ
chuyên
môn.
Ngoài
việc
nhờ
dịch
vụ
đàm
phán,
một
cách
giúp
ích
nữa
là
nhờ
bác
sĩ
trị
liệu
hay
chuyên
gia
tâm
lý,
những
người
được
đào
tạo
trong
việc
giải
quyết
xung
đột
hoặc
kiểm
soát
cơn
giận.
Đặc
biệt
là
khi
người
giận
dữ
có
vai
trò
quan
trọng
trong
cuộc
sống
của
bạn
như
vợ
hoặc
chồng,
cha
mẹ,
anh
chị
em
ruột
hoặc
con
cái.
Nếu
bạn
và
người
đó
liên
tục
cãi
cọ,
hoặc
nếu
một
người
có
xu
hướng
dễ
dàng
bùng
nổ
cơn
giận
chỉ
vì
nguyên
cớ
nhỏ
nhặt,
có
thể
bạn
cần
người
có
chuyên
môn.
Không
những
giúp
hòa
giải
trong
tình
huống
đó,
họ
còn
dạy
cho
bạn
những
kỹ
năng
giao
tiếp
và
giải
quyết
vấn
đề
một
cách
hiệu
quả.
- Bác sĩ trị liệu có thể hướng dẫn thành viên trong gia đình hoặc bạn của bạn cách thư giãn, phương pháp vượt qua cảm giác tức giận, các chiến thuật diễn đạt cảm xúc và cách nhận ra suy nghĩ tiêu cực gây ra cơn giận.[26]
Xin lỗi một cách Hiệu quả[sửa]
-
Suy
nghĩ
về
điều
mà
bạn
đã
làm
khiến
người
kia
giận
dữ.
Nếu
đã
làm
sai,
bạn
cần
sửa
chữa
tình
huống
bằng
cách
xin
lỗi
và
chuộc
lỗi.
[27]
- Đừng cố bào chữa cho hành vi của bạn. Nếu bạn đã làm điều gì đó sai đối với người kia, bạn cần nhận ra lỗi lầm của mình.
- Suy nghĩ xem xin lỗi vào lúc nào thì tốt hơn, khi đang tương tác với họ hay khi họ đã bình tĩnh lại.
- Xét xem liệu lời xin lỗi có thành tâm và có ý nghĩa trong tình huống đó không. Bạn không nên xin lỗi nếu không muốn, vì xin lỗi trong trường hợp đó chỉ làm căng thẳng leo thang.
-
Thể
hiện
sự
cảm
thông
và
hối
tiếc.
Bạn
cần
tỏ
cho
người
kia
thấy
rằng
bạn
thấy
hối
hận
vì
những
lời
nói
hoặc
hành
động
của
bạn
đã
ảnh
hưởng
đến
họ.[27]
- Có thể bạn không định làm người kia tức giận hoặc làm tổn thương cảm xúc của họ. Cho dù ý định của bạn là thế nào, bạn cũng cần nhận ra rằng hành vi của bạn đã tác động tiêu cực đến người kia.
- Đầu tiên lời xin lỗi nên nói về sự ăn năn. Ví dụ, bạn có thể bắt đầu bằng cách nói “Xin lỗi anh. Tôi biết là tôi đã làm anh giận.”
-
Nhận
trách
nhiệm
cho
hành
động
của
bạn.
Lời
xin
lỗi
của
bạn
cần
phải
đi
kèm
với
việc
nhận
trách
nhiệm
để
tăng
tính
hiệu
quả
và
làm
dịu
tình
hình.
Nói
cách
khác,
bạn
cần
biểu
lộ
rằng
bạn
đã
nhận
ra
hành
động
của
mình
đã
góp
phần
làm
hoặc
tổn
thương
cảm
giác
của
người
kia
hoặc
khiến
họ
thất
vọng.[27]
- Câu nói nhận trách nhiệm có thể là “Em xin lỗi. Em biết vì em đi muộn mà chúng ta đã bỏ lỡ sự kiện đó."
- Hoặc bạn cũng có thể nói “Anh xin lỗi. Anh biết em bị ngã là do sự bất cẩn của anh.”
-
Đề
nghị
đền
bù.
Lời
xin
lỗi
là
vô
nghĩa
trừ
khi
bạn
đề
xuất
cách
sửa
chữa
tình
hình
hoặc
tránh
để
việc
đó
xảy
ra
sau
này.[27]
- Lời đề nghị sửa chữa tình hình có thể bao gồm đề nghị giúp đỡ người kia hoặc cách thức để bạn không lặp lại sai lầm đó nữa.
- Ví dụ, bạn có thể nói “Em xin lỗi. Em biết vì em đi muộn mà chúng ta đã bỏ lỡ sự kiện đó. Từ giờ trở đi em sẽ đặt báo thức trên điện thoại trước một tiếng để chuẩn bị.”
- Hay một ví dụ khác, “Anh xin lỗi. Anh biết em bị ngã là do sự bất cẩn của anh. Lần sau anh sẽ chú ý hơn về chỗ để đồ đạc của anh”.
Lời khuyên[sửa]
- Đừng bao giờ ngại ngần đề nghị được ngồi một mình vài phút trước khi xử lý một tình huống căng thẳng. Điều này sẽ giúp bạn giảm sức ép trong tình huống đó và kiểm soát được cảm xúc của mình.
- Cố gắng nói lời xin lỗi sao cho thật chân thành. Con người rất giỏi phát hiện sự hạ cố hoặc giả dối, và việc đó như đổ thêm dầu vào lửa.
- Bạn đừng quên: Bạn không thể kiểm soát được phản ứng của người khác. Bạn chỉ có thể kiểm soát được cách ứng xử của mình.
Cảnh báo[sửa]
- Đề phòng với người nói những câu như “Tại sao lúc nào anh cũng làm tôi bực mình thế?” Đây là một dấu hiệu cho thấy họ không nhận trách nhiệm cho những hành động của họ.
- Nếu cảm thấy mình đang gặp nguy hiểm, bạn hãy gọi sự trợ giúp hoặc cố gắng rời khỏi tình huống đó.
- Về phần mình, bạn không nên dùng ngôn ngữ hoặc hành vi thô bạo.
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ https://www.osha.gov/OshDoc/data_General_Facts/factsheet-workplace-violence.pdf
- ↑ 2,0 2,1 2,2 2,3 2,4 https://access.ewu.edu/caps/facultystaffres/defusinganger
- ↑ 3,0 3,1 3,2 3,3 3,4 3,5 3,6 http://www.ext.colostate.edu/pubs/consumer/10237.html
- ↑ 4,0 4,1 http://www.claremont.wa.gov.au/Libraries/ContentDocs/Dealing_with_Violent_or_Agressive_Customers.sflb.ashx
- ↑ http://www.shrm.org/templatestools/toolkits/pages/dealingwithviolenceintheworkplace.aspx
- ↑ 6,0 6,1 http://www.angermanagementresource.com/angry-people.html
- ↑ 7,0 7,1 http://psychcentral.com/blog/archives/2012/07/26/how-to-switch-off-an-angry-person/
- ↑ http://www.health.harvard.edu/mind-and-mood/relaxation-techniques-breath-control-helps-quell-errant-stress-response
- ↑ 9,0 9,1 9,2 http://academicaffairs.ucsd.edu/_files/ug-ed/uaac/Dealing_with_an_Angry_Individual.pdf
- ↑ http://pss.sagepub.com/content/23/4/346.short
- ↑ 11,0 11,1 11,2 11,3 11,4 http://www.medicalteams.org/docs/default-source/Volunteer-Materials/preventing_and_diffusing_anger_and_hostility.pdf?sfvrsn=2
- ↑ http://psycnet.apa.org/journals/psp/81/1/17/
- ↑ http://www.bodylanguageexpert.co.uk/bodylanguagetodealwithdifficultpeople.html
- ↑ http://www.northeastern.edu/careers/blog/keep-calm-and-body-language/
- ↑ http://changingminds.org/techniques/body/assertive_body.htm
- ↑ http://www.cci.health.wa.gov.au/docs/Assertmodule%202.pdf
- ↑ http://www.health.qld.gov.au/mentalhealth/docs/aggressive.pdf
- ↑ http://www.chinnstreetcounseling.com/zomerland/zomerland_11.shtml
- ↑ http://bigthink.com/risk-reason-and-reality/the-risks-of-hunger-it-makes-you-take-more-risks
- ↑ http://greatergood.berkeley.edu/article/item/sleep_before_you_bicker
- ↑ 21,0 21,1 21,2 http://www.mindtools.com/pages/article/dealing-with-angry-people.htm
- ↑ 22,0 22,1 22,2 http://www.mindtools.com/CommSkll/ActiveListening.htm
- ↑ 23,0 23,1 23,2 23,3 23,4 http://bottomlinehealth.com/how-to-handle-someone-elses-rage/
- ↑ https://www.psychologytoday.com/blog/how-we-work/201304/what-do-when-you-ve-made-someone-angry
- ↑ http://strategicdiscipline.positioningsystems.com/blog-0/bid/82716/Verbal-Eraser-Destroys-Positive-Reinforcement
- ↑ http://www.apa.org/topics/anger/help.aspx
- ↑ 27,0 27,1 27,2 27,3 http://www.umass.edu/fambiz/articles/resolving_conflict/meaningful_apology.html