10 việc nên làm sau khi cài Ubuntu
Ubuntu được người dùng ưu ái với nhiều tính năng thân thiện, ổn định và cập nhật thường xuyên. Nếu bạn đang có ý định chuyển sang thử nghiệm “chim cánh cụt” và chọn Ubuntu, 10 việc nên làm sau khi cài hệ điều hành sau đây sẽ rất hữu ích.
Trong điều kiện hiện nay, Linux đã trở thành đối thủ xứng tầm của Windows vì chi phí thấp, thậm chí là miễn phí, ổn định và tương đối thân thiện dễ sử dụng. Phiên bản Ubuntu dành cho desktop đã được tối ưu hóa khá kỹ về dung lượng, tốc độ. Tuy nhiên, vẫn cần một vài can thiệp tùy biến để biến hệ điều hành này hoạt động thật sự hiệu quả.
Mười việc “bếp núc” sau đây được thực hiện trên Hardy (8.04 64 Bit), phiên bản được hỗ trợ dài hạn (long term support). Tuy nhiên, bạn vẫn có thể thực hiện được trên các phiên bản khác, như 9.04 mới phát hành thử nghiệm gần đây.
Mục lục
- 1 1. Cài đặt công cụ sao lưu phục hồi dữ liệu
- 2 2. Cài đặt gói codec để thưởng thức nội dung đa phương tiện
- 3 3. Cài đặt font Windows
- 4 4. Cài đặt trình thưởng thức nội dung số đa năng VLC
- 5 5. Cài ứng dụng ghi đĩa
- 6 6. Cải thiện chất lượng âm thanh
- 7 7. Sử dụng phím "Windows"
- 8 8. Để trình xử lý văn bản gedit nhớ được nhiều tài liệu hơn
- 9 9. Tăng tốc khởi động trên các hệ thống CPU đa nhân
- 10 10. Cài đặt môi trường ảo hóa qua trình Virtualbox
- 11 Xem thêm
1. Cài đặt công cụ sao lưu phục hồi dữ liệu[sửa]
Lệnh:
sudo aptitude install sbackup
Không điều gì tệ hại hơn việc mất các dữ liệu quan trọng như ảnh, email, nhạc, tài liệu... khi hệ điều hành hỏng hóc. Lệnh trên sẽ cài đặt Simple Backup Suite. Với nhiều người, đây là giải pháp sao lưu hoàn hảo dành cho phiên bản desktop. Bạn có thể lựa chọn thư mục muốn sao lưu, sau đó quá trình sẽ được thực hiện tự động, đồng bộ dữ liệu ra thiết bị lưu trữ ngoại vi. Với Sbackup, bạn sẽ cảm thấy an tâm hơn với Linux khi việc khôi phục dữ liệu rất đơn giản. Bạn cũng có thể cài đặt qua apt:sbackup.
2. Cài đặt gói codec để thưởng thức nội dung đa phương tiện[sửa]
Lệnh:
sudo aptitude install ubuntu-restricted-extras && sudo aptitude install w64codecs
Bạn sẽ cảm thấy khá ngạc nhiên sau khi cài Ubuntu, hệ điều hành vẫn chưa sẵn sàng với các định dạng nội dung số quen thuộc trên Windows. Lúc này, hãy cài thêm các codecs mở rộng. Bạn có thể dễ dàng trải nghiệm với hàng loạt định dạng nội dung số như mov, mpg, avi, wmv, mp3 vv... Hãy thực hiện lệnh trên, ở phiên bản 32 bit, thay w64codec bằng w32codec. Bạn cũng có thể cài gói này qua apt:ubuntu-restricted-extras và apt:w64codecs
3. Cài đặt font Windows[sửa]
Lệnh:
sudo apt-get install msttcorefonts && sudo fc-cache -fv
Nếu quen dùng các font trên Windows, bạn hãy thực hiện lệnh trên để trở về “mái nhà xưa”. Lệnh này sẽ cài các font cơ bản nhất của Microsoft reload bộ nhớ tạm.
Bạn cũng có thể cài các font của Windows qua apt:msttcorefonts
4. Cài đặt trình thưởng thức nội dung số đa năng VLC[sửa]
Lệnh:
sudo aptitude install vlc
Người dùng Linux có ít lựa chọn hơn so với khi dùng Windows, nhất là các ứng dụng đa phương tiện. Tuy nhiên, với VLC, trình tiện ích này sẽ có thể giúp bạn giải quyết hầu như mọi tác vụ liên quan đến nội dung số. Gần như VLC có thể chơi mọi định dạng media, từ MP3 đến DVD, thậm chí ứng dụng này còn có thể chuyển phát nội dung số tới các máy tính khác hay lên cả... tivi. Dĩ nhiên, bạn cũng có thể cài qua: apt:vlc
5. Cài ứng dụng ghi đĩa[sửa]
Lệnh:
sudo aptitude install k3b
Gnome trên Ubuntu 9.04 đã tích hợp sẵn trình ghi đĩa. Tuy nhiên, với nhiều người k3b vẫn là lựa chọn tối ưu khi thực hiện các tác vụ liên quan đến ghi đĩa DVD/CD. Giao diện khá thân thiện và dễ sử dụng. Bạn cũng có thể cài k3b qua: apt:k3b
6. Cải thiện chất lượng âm thanh[sửa]
Gõ lệnh:
sudo gedit /etc/pulse/daemon.conf
và thay đổi dòng sau:
; default-sample-channels = 2
thành
default-sample-channels = 6
7. Sử dụng phím "Windows"[sửa]
Sử dụng các phím tắt sẽ tiết kiệm khá nhiều thời gian. Trên Ubuntu, bạn vẫn có thể cài phím “Windows” quen thuộc.
Vào:
System -> Preferences -> Keyboard Shortcuts
Kéo xuống và nhấp vào "Show panel menu" (Thông báo "New accelerator menu..." sẽ xuất hiện).
Lúc này, bạn chỉ cần nhấp nút Windows một lần. Chọn “Close” và bạn sẽ thấy phím Windows đã làm việc. Nếu bạn muốn đổi sang chế độ mặc định, trên thế hệ Hardy 8.04 sẽ là tổ hợp phím Alt + F1
8. Để trình xử lý văn bản gedit nhớ được nhiều tài liệu hơn[sửa]
Trên môi trường GUI, gedit tỏ ra khá hiệu quả khi cần xử lý nhanh các văn bản đơn giản. Tuy nhiên, ứng dụng này không nhớ được nhiều văn bản sử dụng gần đây. Bạn hãy thực hiện thao tác tùy biến sau để gedit có thể nhớ được nhiều tập tin mới biên tập gần đây hơn:
Lệnh:
sudo gconf-editor
Trên cửa sổ xuất hiện (sau khi sử dụng lệnh trên), chọn apps -> gedit2 -> preferences -> ui -> recent
Chọn "max_recents" và thay đổi mặc định từ 5 sang 10
9. Tăng tốc khởi động trên các hệ thống CPU đa nhân[sửa]
So với các bộ máy đơn nhân, vi xử lý đa nhân trên thế hệ PC mới có thể giúp hệ thống được vận hành đồng thời. Nhằm tận dụng được sức mạnh của thế hệ vi xử lý mới, bạn hãy thực hiện tùy biến sau trên Ubuntu:
Lệnh:
sudo perl -i -pe 's/CONCURRENCY=none/CONCURRENCY=shell/' /etc/init.d/rc
Sau đó, khởi động lại máy với lệnh: sudo shutdown -r now
10. Cài đặt môi trường ảo hóa qua trình Virtualbox[sửa]
Đôi khi bạn muốn chạy một ứng dụng có trên OS khác không phải của Ubuntu. Môi trường ảo hóa sẽ đơn giản hóa việc này giúp bạn mà không cần phải nhờ tới ứng dụng Wine quen thuộc hay khởi động lại và chọn OS khác nếu cài nhiều hệ điều hành trên máy. Bạn có thể cài Virtualbox qua lệnh: sudo aptitude install virtualbox
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng liên kế apt để cài ứng dụng này: apt:virtualbox
- Nguồn: Theo NHẬT VƯƠNG - TTO