Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
An tâm
Từ VLOS
Dù được đưa ra một cách có chủ ý hoặc vô thức, nhiều quyết định của bạn ảnh hưởng đến cảm giác an tâm trong lòng bạn. Đối với một số người, cảm giác an tâm nghĩa là có một công việc ổn định, thú vị và thu nhập cao. Với một số người khác, an tâm có thể là cảm giác an toàn về cảm xúc, chẳng hạn như tạo dựng sự tin cậy trong một mối quan hệ hoặc cảm nhận sự an toàn bên trong mình. Khi học được cách chủ tâm lựa chọn, bạn có thể tạo dựng một cuộc sống tích cực và an toàn hơn cho mình trong đời sống cá nhân và cả trong nghề nghiệp.
Mục lục
Các bước[sửa]
Tạo an toàn về cảm xúc[sửa]
-
Thực
hành
chánh
niệm.
Chánh
niệm
là
việc
thực
hành
quan
sát
những
suy
nghĩ
và
cảm
giác
của
mình,
nhằm
nuôi
dưỡng
nhận
thức
tích
cực
về
bản
thân
và
môi
trường
xung
quanh
ở
thời
khắc
hiện
tại.[1]
Nghiên
cứu
cho
thấy
thực
hành
chánh
niệm
có
thể
giúp
bạn
có
cảm
giác
an
tâm
hơn
về
bản
thân
và
về
những
mối
quan
hệ
với
những
người
khác,
và
từ
đó
dần
dần
bạn
có
cảm
giác
hài
lòng.[2]
- Cố gắng tập hít thở với sự chú tâm. Chậm rãi hít vào khi đếm đến năm, nín thở trong năm giây, sau đó từ từ thở ra trong năm giây.
- Tập trung vào thời khắc hiện tại.
- Mỗi lần tâm trí bắt đầu đi lan man, bạn hãy tập trung trở lại cảm giác mà cơ thể bạn cảm nhận và những thông tin về giác quan xung quanh bạn.
- Việc tu dưỡng chánh niệm đòi hỏi tính kiên nhẫn và thực hành nhiều. Nỗ lực thực hiện hàng ngày, và dần dần bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn, an tâm hơn và bình yên hơn.[3]
-
Thử
kết
nối
với
mọi
người.
Sự
hỗ
trợ
tinh
thần
từ
những
người
mà
bạn
yêu
thương
và
tin
cậy
có
thể
đem
lại
cho
bạn
một
cảm
giác
vô
cùng
an
tâm.
Làm
lành
với
một
người
bạn
từng
có
mối
bất
hòa
với
bạn
và
khôi
phục
lại
mối
kết
giao
đó
trong
cuộc
sống,
xin
sự
hỗ
trợ
hoặc
lời
khuyên
từ
những
người
gần
gũi
nhất
với
bạn
để
làm
mới
lại
cảm
xúc
cộng
đồng.[4]
- Việc mở rộng vòng tay với bè bạn và nhen nhóm lại tình bạn ngày xưa có thể nhắc nhớ bạn rằng trong cuộc sống này có những người yêu thương và quan tâm đến bạn.
- Những lời tâm sự chân thành với người thân thiết có thể giúp bạn củng cố mối quan hệ với người đó. Nhớ tỏ lòng yêu thương và ủng hộ bạn bè, người yêu hay người nhà của mình, và cũng yêu cầu họ đáp lại như thế.
-
Đáp
ứng
những
nhu
cầu
tình
cảm
của
bản
thân.
Mọi
người
ai
cũng
có
nhu
cầu
về
tình
cảm
mà
chúng
ta
không
ngừng
cố
gắng
thỏa
mãn
bằng
tình
yêu,
tình
bạn
và
tình
thân
trong
gia
đình.
Mỗi
dạng
gắn
kết
cho
chúng
ta
những
cảm
giác
khác
nhau
về
sự
dễ
chịu,
an
tâm
và
chấp
nhận.
Nếu
bạn
đang
cảm
thấy
bất
an
về
tình
cảm
thì
có
lẽ
đang
có
một
hoặc
nhiều
mối
quan
hệ
chủ
yếu
trong
cuộc
sống
của
bạn
chưa
được
đáp
ứng.[5]
- Nhìn lại những mối quan hệ trong cuộc sống của bạn một cách trung thực. Có bao giờ bạn cảm thấy không được yêu thương và quan tâm trong những mối quan hệ đó? Bạn có cảm thấy yên tâm với những người bên cạnh, hay bạn luôn cảm thấy có chút gì bất an?
- Nếu thấy rằng một trong những mối quan hệ trong cuộc sống của mình gây cho bạn cảm giác bất an, bạn hãy thử nói chuyện với một người bạn/ người yêu/ hoặc người nhà về cảm nhận của mình. Xác định điều mà người đó có thể làm khác đi, và hãy nói chuyện một cách trung thực nhưng đầy thương yêu về những nhu cầu của bạn và làm sao để những mong mỏi đó được đáp ứng.
-
Học
cách
tin
tưởng.
Nhiều
người
cảm
thấy
bất
an
về
tình
cảm
do
thiếu
lòng
tin.
Điều
này
có
thể
bắt
nguồn
từ
kết
cục
đáng
buồn
của
một
tình
yêu
hoặc
tình
bạn
trong
quá
khứ,
hoặc
đơn
thuần
chỉ
do
nỗi
lo
sợ
bị
bỏ
rơi
đã
ăn
sâu
trong
đầu
bạn.
Cho
dù
nguyên
nhân
gây
ra
cảm
giác
hoài
nghi
đó
là
gì,
bạn
cũng
cần
biết
rằng
bạn
không
thể
đi
hết
cuộc
đời
khi
thiếu
sự
tin
tưởng
vào
mọi
người.
Không
phải
chỉ
vì
một
lần
kết
thúc
tồi
tệ
(thậm
chí
nhiều
lần
như
thế)
mà
mọi
mối
quan
hệ
hay
tình
bạn
cũng
có
kết
thúc
như
vậy.
- Tự hỏi bản thân rằng phải chăng sự hoài nghi của bạn bắt nguồn từ sự thiếu tin tưởng bản thân. Nhiều người áp đặt nỗi lo sợ và cảm xúc tiêu cực của mình lên những người khác một cách vô thức. Liệu có phải bạn không tin tưởng đối phương bởi bạn hoài nghi chính mình?[6]
- Đôi khi bản chất của sự ngờ vực người khác là do bạn thiếu tin tưởng chính mình để có thể đi đến quyết định sáng suốt. Nếu muốn thiết lập tình yêu hay tình bạn với ai đó, bạn cần xác định liệu mình có sẵn sàng chấp nhận rủi ro bị tổn thương không. Hãy đặt niềm tin vào mình và tin tưởng rằng bạn biết cách xử trí nếu tình huống đó xảy ra.[7]
Tìm cảm giác an tâm về bản thân[sửa]
-
Ngừng
so
sánh
mình
với
những
người
khác.
Một
trong
những
điều
mà
bạn
có
thể
gây
tổn
thương
cho
lòng
tự
trọng
của
mình
là
so
sánh
bản
thân
với
người
khác.
Điều
này
là
đúng
khi
bạn
so
sánh
về
thể
chất,
chẳng
hạn
như
nhìn
vào
hình
thể
của
mình
và
so
sánh
với
những
diễn
viên
và
người
mẫu
trên
truyền
thông.[8]
Nó
cũng
đúng
khi
bạn
so
sánh
về
trí
tuệ,
sự
sáng
tạo
và
sự
nghiệp
của
mình
với
những
người
khác.
- Tìm ra phong cách riêng và công nhận vẻ đẹp của mình. Bạn là một cá nhân độc đáo và tuyệt vời; và việc so sánh cuộc sống/ cơ thể/ sự nghiệp của mình với người khác sẽ gây tác hại to lớn cho chính bạn.
- Nhớ rằng bạn là người chịu trách nhiệm cuối cùng cho hạnh phúc của chính mình, trong đó có sự hài lòng của riêng bạn và tình yêu thương dành cho bản thân. Hãy đối xử tốt với chính mình và tôn trọng con người mình trong khoảnh khắc hiện tại chứ không phải con người trong tương lai mà bạn đang mong muốn trở thành.
-
Nhận
ra
và
điều
chỉnh
những
niềm
tin
tiêu
cực
của
bạn.
Mỗi
người
đều
có
một
hệ
thống
niềm
tin
cốt
lõi;
chúng
quyết
định
cảm
nhận
của
bạn
về
bản
thân
trong
bối
cảnh
rộng
lớn
hơn
của
thế
giới
bên
ngoài.
Nhiều
niềm
tin
hình
thành
từ
khi
chúng
ta
còn
bé,
nhưng
một
số
niềm
tin
khác
phát
triển
(hoặc
có
thể
điều
chỉnh)
vào
giai
đoạn
muộn
hơn
trong
cuộc
sống.
Lòng
tin
cốt
lõi
tiêu
cực
được
xây
dựng
trên
những
trải
nghiệm
tiêu
cực
trong
cuộc
sống,
trên
những
kỳ
vọng
phi
lý
và
thành
kiến,
và
trên
những
đánh
giá
tiêu
cực
về
bản
thân.[9]
- Hãy tự hỏi mình, phải chăng những trải nghiệm của bạn trong cuộc sống đã khiến bạn tin rằng mình có điều gì đó “sai”, sau đó hãy hỏi rằng khái niệm “bình thường” của bạn dựa trên điều gì.
- Bạn có thể liên hệ một con người, nơi chốn hay sự kiện cụ thể nào đó với bất cứ niềm tin tiêu cực mà bạn có không? Nếu có, tại sao bạn nghĩ rằng niềm tin đó hoàn toàn là sự thực khi nó dựa trên ý kiến của một người hoặc một sự kiện tiêu cực?
- Hãy thành thực tự hỏi, “Có bao giờ mình nói với người khác những điều mình nghĩ về cơ thể, về sự nghiệp hay lối sống của họ không?” Nếu bạn không nói những lời gây tổn thương với những người khác, vậy thì tại sao bạn lại nói như thế với chính bản thân mình?
- Xem xét lại các bằng chứng ủng hộ những niềm tin tiêu cực của bạn. Những niềm tin tiêu cực đó thực ra đang dựa trên điều gì, và liệu có bất cứ điều gì có hơi hướng tích cực nảy ra từ những niềm tin đó không?
- Tạo ra những cơ hội mới cho những trải nghiệm an toàn, lành mạnh và tích cực mà bạn chưa từng trải qua. Tiếp cận những tình huống mà trước đây bạn thường tránh né (miễn là chúng an toàn) và đối mặt với những thách thức cho đến cùng thay vì từ bỏ những khát vọng của mình.
- Làm những điều tốt đẹp cho bản thân, những điều an toàn, thú vị và khiến bạn cảm thấy hài lòng với mình.
- Thử quyết đoán hơn với những người xung quanh trong cuộc sống của bạn. Không nên hống hách, nhưng bạn hãy nói lên những suy nghĩ và ý kiến của mình.
-
Công
nhận
và
ngợi
khen
những
ưu
điểm
của
mình.
Trong
cuộc
sống
quay
cuồng
hàng
ngày,
bạn
có
thể
dễ
quên
đi
mình
là
người
tài
năng,
mạnh
mẽ
và
thú
vị
như
thế
nào.
Có
lẽ
bạn
càng
khó
nhớ
về
những
điểm
mạnh
của
mình
hơn
nếu
lòng
tự
trọng
của
bạn
xuống
thấp.
Hãy
dành
vài
phút
mỗi
ngày
để
ngẫm
nghĩ
về
những
ưu
điểm
của
mình
và
thử
viết
nhật
ký
để
thấy
lòng
tự
trọng
của
bạn
đổi
thay
thế
nào
khi
bạn
dành
nhiều
thời
gian
hơn
để
khen
ngợi
mình.[10]
- Liệt kê những ưu điểm của bạn. Tiếp đó làm một bản liệt kê khác về các thành quả của bạn. Bản liệt kê thứ ba là về những phẩm chất/cá tính mà bạn ngưỡng mộ ở người khác, và (ở một mức độ nào đó) cũng có trong bạn. Thường xuyên đọc ba bản liệt kê này và cứ vài tuần lại thử viết ra ba bản liệt kê mới. Giữ lại các bản liệt kê cũ và so sánh giữa các bản cũ và bản mới sau vài tháng để xem có thay đổi nào không.
- Nhờ bạn thân, người nhà hoặc người yêu ghi một danh sách những đặc tính tốt nhất ở bạn. Nhờ họ viết ra lý do nào khiến họ quan tâm đến bạn, điều gì đã làm nên con người đặc biệt ở bạn, và điều gì bạn làm tốt hơn bất cứ ai khác. Luôn giữ bản danh sách này bên mình và đọc kỹ mỗi khi bạn cảm thấy không hài lòng với bản thân.
-
Chăm
sóc
tốt
cho
mình.
Nếu
bạn
đang
cảm
thấy
bất
an
về
bản
thân,
có
lẽ
gần
đây
bạn
đã
không
dành
nhiều
thời
gian
để
chăm
sóc
cho
những
nhu
cầu
của
mình.
Ai
cũng
có
nhu
cầu
về
vật
chất
và
tinh
thần,
và
nếu
không
được
đáp
ứng,
chúng
ta
thường
cảm
thấy
phiền
muộn.
Hãy
chăm
sóc
mình
hàng
ngày,
và
bạn
có
thể
cảm
thấy
thoải
mái
tự
tin
hơn
nhiều
với
chính
mình.[10]
- Dành thời gian hàng ngày chăm sóc vệ sinh cá nhân. Nhớ đánh răng và dùng chỉ nha khoa làm sạch răng mỗi ngày, tắm vòi sen hay ngâm mình trong bồn tắm, tạo kiểu tóc, cạo râu và cắt giũa móng.
- Áp dụng chế độ dinh dưỡng cân bằng. Đảm bảo nạp đủ vitamin và dưỡng chất, tránh các thức ăn không tốt cho sức khỏe.
- Tập luyện thể chất nhiều hơn. Tìm cách tập thể dục mỗi ngày như đi bộ, đạp xe để chạy việc vặt thay vì đi xe máy hay ô tô. Ngoài việc đi bộ và đạp xe mỗi ngày, cố gắng tập những bài tập cardio mạnh mẽ ba lần mỗi tuần.
- Mặc những bộ trang phục khiến bạn cảm thấy hài lòng với bản thân. Cho dù thấy dễ chịu trong những bộ đồ ôm sát cơ thể hay những bộ quần áo rộng rãi hơn, bạn hãy nghĩ xem kiểu trang phục nào khiến bạn thoải mái và tự tin nhất để mặc hàng ngày.
- Đảm bảo ngủ đủ giấc. Tùy theo độ tuổi, đa số người lớn cần 7-9 tiếng ngủ mỗi đêm.[11]
-
Phát
triển
các
mục
tiêu
SMART.
Một
cách
hay
để
bạn
cảm
thấy
an
tâm
và
tự
tin
hơn
là
hoàn
thành
các
mục
tiêu.
Nhiều
người
cảm
thấy
lo
âu
khi
họ
không
đạt
được
những
mục
tiêu
của
mình,
nhưng
thay
vì
trách
cứ
bản
thân,
bạn
hãy
suy
nghĩ
xem
liệu
các
mục
tiêu
của
bạn
có
khả
thi
không,
hay
thậm
chí
có
đo
lường
được
không.
Các
chuyên
gia
nhất
trí
rằng
việc
phát
triển
các
mục
tiêu
SMART
(Specific
-
cụ
thể,
Measurable
-
đo
lường
được,
Achievable
-
khả
thi,
Results-focused
-
chú
trọng
kết
quả
và
Time-bound
-
giới
hạn
thời
gian)
có
thể
giúp
bạn
đặt
ra
các
mục
tiêu
có
ý
nghĩa,
đồng
thời
cho
bạn
một
ý
thức
về
mục
đích
và
thành
công.[12]
- Specific (cụ thể) – rõ ràng và đơn giản trong việc xác định chính xác điều mà bạn muốn làm.
- Measurable (đo lường được) – đặt ra các mục tiêu mà bạn có thể đo lường được. Cách duy nhất để bạn biết mình đang thực sự tiến đến mục tiêu là phải có thước đo tiến trình đó.
- Achievable (khả thi) – những mục tiêu của bạn nên có chút thách thức, nhưng cuối cùng phải mang tính thực tế để bạn có thể thực sự đạt được.
- Results-focused (chú trọng kết quả) – thước đo tiến trình thực hiện mục tiêu của bạn phải là kết quả bạn làm được chứ không chỉ là những hành động. Đừng đo lường tiến trình của mình chỉ bằng sự cố gắng tiến đến mục tiêu. Hãy đo lường bằng khối lượng thành quả mà bạn đạt được trên con đường chạm tới đích cuối cùng. Góp nhặt từng thắng lợi “nho nhỏ” trên con đường bạn đi.
- Time-bound (giới hạn thời gian) – cho bản thân một khung thời gian thực tế. Đừng kỳ vọng rằng kết quả đến ngay tức khắc, nhưng cũng đừng dễ dãi cho mình hàng năm trời quẩn quanh chỉ với chút ít cố gắng. Xác định thời gian hoàn thành hợp lý và thực tế đồng thời hứa với bản thân hoàn thành trước thời hạn cuối đó.
-
Tha
lỗi
cho
mình
và
cho
người
khác.
Khi
sống
trong
thế
giới
này,
có
lẽ
bạn
từng
làm
người
khác
tổn
thương
và
cũng
từng
có
ai
đó
gây
tổn
thương
cho
bạn.
Những
điều
đáng
buồn
này
xảy
ra
có
thể
là
cố
ý
hoặc
vô
tình,
nhưng
nhiều
người
khó
có
thể
gạt
ra
khỏi
ký
ức
của
mình.
Tuy
nhiên,
dù
có
nghiền
ngẫm
mãi
về
những
điều
đáng
tiếc
đó
bao
nhiêu
lần
thì
bạn
cũng
không
thể
xóa
bỏ
những
gì
đã
xảy
ra.
Việc
đó
sẽ
chỉ
hành
hạ
bạn
và
càng
khiến
bạn
cảm
thấy
tồi
tệ
về
mình
và
những
người
khác.[13]
- Đừng quên rằng những lỗi lầm cho bạn cơ hội để trưởng thành. Có thể bạn từng làm tổn thương người khác hoặc bị ai đó làm tổn thương, nhưng điều quan trọng là bạn học được từ lỗi lầm của mình, và người làm bạn tổn thương cũng học được từ lỗi lầm của họ.
- Thay vì cứ mãi gặm nhấm những điều mà bạn ước gì mình đã làm khác đi, bạn hãy ý thức rằng mình muốn làm khác đi vào ngay lúc này. Hiện tại là khoảng thời gian duy nhất mà bạn có thể thay đổi, bởi quá khứ không thể đổi thay, và tương lai không tồn tại vào lúc này.
- Trong khoảnh khắc này, bạn hãy tập trung vào việc làm sao để trở thành “phiên bản” tốt nhất của chính mình và tìm cách để nó trở thành sự thực.
-
Tìm
những
điều
mà
bạn
cảm
thấy
biết
ơn.
Dành
thời
gian
mỗi
ngày
để
nghiền
ngẫm
về
những
con
người
và
hoàn
cảnh
đem
lại
cho
bạn
cuộc
sống
như
hôm
nay.
Tất
nhiên
là
không
phải
mọi
người
và
mọi
việc
luôn
luôn
tốt
đẹp,
nhưng
chắc
hẳn
bạn
cũng
trải
qua
những
thời
khắc
tuyệt
vời
trong
đời
và
có
lẽ
bạn
cũng
gặp
được
những
người
đáng
yêu
và
truyền
cảm
hứng
cho
bạn.
Đừng
quên
rằng
có
thể
bạn
không
được
như
ngày
hôm
nay
nếu
những
người
khác
không
cho
bạn
lòng
yêu
thương,
và
nếu
bạn
không
được
sinh
ra
trong
hoàn
cảnh
đã
định.[13]
- Không ai có cuộc sống luôn hoàn hảo. Trên thực tế, nhiều người phải vật lộn cả cuộc đời. Bất kể cuộc sống của bạn có khó khăn đến đâu, hãy cố gắng nhớ rằng đâu đó còn những cuộc đời vất vả hơn, và những người đó có lẽ đang ngưỡng mộ cuộc sống của bạn.
- Biết ơn những người cho bạn lòng yêu thương và dạy bạn biết thương yêu. Nghĩ xem cuộc sống sẽ buồn và cô đơn thế nào nếu không có tình yêu mà người khác trao tặng cho bạn, ít nhất ở vài thời điểm trong cuộc sống của bạn.
- Cố gắng trân trọng những điều nho nhỏ trong cuộc sống. Ngắm mặt trời mọc và lặn mỗi ngày, góp nhặt những sự kiện mà bạn đã trải qua để nhìn thấy một ngày mới – biết rằng có nhiều người không thể biết được những điều tương tự đang xảy ra ngay lúc này.
Cảm thấy an tâm về tài chính[sửa]
-
Xác
định
điều
mà
bạn
hy
vọng
đạt
được.
An
tâm
về
tài
chính
nghĩa
là
gì
đối
với
bạn?
Nếu
bạn
chỉ
nghĩ
đó
đơn
thuần
là
giàu
có,
có
lẽ
bạn
không
có
ước
mơ
thực
tế.
Nhưng
nếu
bạn
cho
rằng
đó
là
trả
hết
nợ
nần,
có
tiền
tiết
kiệm
lo
cho
con
học
đại
học
hoặc
để
dành
khi
về
hưu,
vậy
thì
bạn
đang
có
một
mục
đích
thực
tế
mà
bạn
có
thể
phấn
đấu
hướng
tới.[14]
- Việc có ý tưởng rõ ràng về mục đích và lý do của việc dành dụm sẽ giúp bạn giữ được động lực và đi đúng hướng.
- Khi đã xác định rõ mục đích, bạn có thể nhờ chuyên viên tư vấn tài chính giúp tìm các phương thức đầu tư hoặc tiết kiệm tiền.
-
Đánh
giá
tình
hình
hiện
tại.
Nếu
muốn
có
cảm
giác
an
toàn
về
tài
chính,
đầu
tiên
bạn
cần
đánh
giá
tình
hình
tài
chính
hiện
tại
của
mình
để
xác
định
điều
gì
cần
thay
đổi
(nếu
có).
Bắt
đầu
với
việc
xem
xét
tình
hình
tài
chính
của
bạn,
bao
gồm
tiền
tiết
kiệm
và
chi
phí.[14]
- Ghi lại thu nhập và tiền tiết kiệm của bạn (nếu có).
- Theo dõi chi tiêu hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng. Bỏ một quyển sổ nhỏ trong túi hoặc ví và ghi lại mọi khoản chi tiêu của mình. Trong đó bao gồm những thứ bạn đã mua sắm, các hóa đơn thanh toán và ngày/giờ chi tiêu những khoản đó. Bạn cũng nên ghi chú cảm giác của bạn khi mua sắm bất cứ món nào.
- Rà soát lại kiểu chi tiêu của bạn. Bạn có xu hướng mua sắm mỗi khi buồn hoặc căng thẳng không? Có món nào bạn mua một cách tùy hứng mà không thực sự cần thiết, hoặc liệu bạn có thể mua ở đâu đó với giá rẻ hơn không?
- Đảm bảo không chi tiêu nhiều hơn số tiền bạn kiếm được, vì thói quen đó có thể nhanh chóng đẩy bạn vào cảnh nợ nần, và bạn rất khó phục hồi tài chính khi khoản nợ vượt quá khoản có.
- Tìm cách giảm chi tiêu. Bạn không nhất thiết phải tước đi mọi thứ đem đến cho bạn niềm vui, nhưng cũng nên đặt giới hạn và ranh giới cho mình. Đừng mua sắm “thả ga” tùy hứng, và đừng mua những món vô dụng mà bạn không thực sự cần đến.
-
Cắt
giảm
chi
phí.
Một
số
chi
phí
như
tiền
thuê
nhà,
chi
phí
sinh
hoạt
và
thực
phẩm
là
không
thể
không
chi.
Tuy
nhiên,
ngay
cả
với
những
món
thiết
yếu
đó,
bạn
cũng
có
thể
tiêu
ít
hơn
nhờ
mua
sắm
một
cách
thông
minh
và
tránh
những
chi
phí
không
cần
thiết.[15]
- Mỗi lần đi mua thực phẩm, nhớ đem theo danh sách các thứ cần mua và đánh dấu vào đó.
- Mỗi khi có thể, bạn nên tranh thủ mua các món đang giảm giá, bình dân/nhãn hiệu bình thường, hoặc mua sỉ. Như vậy bạn có thể tiết kiệm được khá nhiều tiền mà vẫn mua được các món cần thiết nhưng với giá rẻ hơn.
- Cố gắng mua đồ dùng rồi mỗi khi có thể.
- So sánh giả cả trước khi mua. Chịu khó tìm kiếm các quảng cáo trên mạng và trên báo, bạn có thể tìm được ở đâu đó cùng một món hàng với giá thấp hơn.
- Nấu ăn ở nhà. Càng ít ăn ngoài càng tốt, đem bữa trưa và phích cà phê đi làm hàng ngày. Việc này sẽ giúp bạn tiết kiệm được khá nhiều tiền, và bạn có thể dùng số tiền đó vào việc khác hoặc bỏ vào tài khoản tiết kiệm.
- Tìm các hình thức giải trí miễn phí hoặc có chi phí thấp. Có nhiều phim mà bạn có thể tìm xem được trên mạng miễn phí hoặc với giá thấp (qua các website hợp pháp), hoặc đến thư viện mượn sách, đĩa CD và phim miễn phí.
- Điều chỉnh máy điều nhiệt vào ban ngày khi bạn không ở nhà và ban đêm khi ngủ. Cố gắng chỉ dùng máy điều hòa hoặc máy sưởi khi bạn ở nhà và đang thức. (Tuy nhiên, nếu có nuôi thú cưng bạn cần nhớ rằng chúng cần nhiệt độ dễ chịu cả ngày và đêm, ngay cả khi bạn không có nhà).
- Đừng mua sắm bằng tiền vay ngân hàng hoặc bằng thẻ tín dụng. Nên dành dụm đến khi bạn có đủ tiền mua những thứ món bạn muốn để tránh bị áp lực (và nợ nần).[16]
-
Tăng
thu
nhập.
Nếu
bạn
đang
làm
việc
bán
thời
gian,
hãy
thử
tìm
thêm
một
công
việc
nữa,
hoặc
tìm
một
nghề
toàn
thời
gian.
Ngay
cả
khi
đang
làm
việc
toàn
thời
gian,
bạn
vẫn
có
thể
tìm
những
nghề
tay
trái
khác
để
kiếm
thêm
tiền
tiêu
vặt.
Và
nếu
công
việc
hiện
tại
đã
cho
bạn
đủ
tiền
tiêu
thì
số
tiền
bạn
kiếm
được
từ
nghề
tay
trái
có
thể
bỏ
vào
tài
khoản
tiết
kiệm
của
bạn![17]
- Tìm kiếm ở phần thông báo cần người trên báo hoặc danh sách công việc liệt kê trên các website.
- Tìm những công việc dễ làm để không ảnh hưởng đến lịch làm việc của bạn. Có thể bạn tìm được những công việc như dắt chó đi dạo, trông trẻ hoặc thậm chí là những công việc tự do lặt vặt.
-
Mở
một
tài
khoản
tiết
kiệm.
Có
thể
bạn
phải
mất
một
thời
gian
để
tiết
kiệm
tiền,
nhưng
không
sao.
Phần
đông
mọi
người
đều
phải
tốn
nhiều
công
sức
lên
kế
hoạch
và
làm
việc
siêng
năng
để
tiết
kiệm,
nhưng
phần
thưởng
an
toàn
tài
chính
bạn
nhận
được
là
xứng
đáng.
Một
cách
hay
để
bắt
đầu
dành
dụm
là
mở
tài
khoản
tiết
kiệm.
Bạn
có
thể
bắt
đầu
bằng
số
tiền
nhỏ
thôi
–
ví
dụ
như
để
dành
ra
khoảng
400.000
đồng
mỗi
tháng
hoặc
cho
mỗi
chi
phiếu.
Dần
dần
số
tiền
để
dành
hàng
tuần
hoặc
hàng
tháng
này
sẽ
dồn
lại
thành
một
số
tiền
tiết
kiệm
kha
khá.[18]
- Nhiều tổ chức tài chính cho phép bạn tự động chuyển một phần tiền từ chi phiếu vào tài khoản tiết kiệm.
- Một số ngân hàng đưa ra chương trình “giữ lấy tiền lẻ” (hoặc các chương trình tương tự), trong đó mỗi giao dịch ghi nợ/séc được làm tròn đến con số chẵn gần nhất, và số tiền lẻ sẽ được đưa vào tài khoản tiết kiệm của bạn. Đây là một cách nhanh chóng và dễ dàng để tăng số tiền tiết kiệm mà thậm chí bạn không thực sự để ý đến.
- Cố gắng tránh dùng số tiền tiết kiệm trừ khi thực sự khẩn cấp. Nếu có thể hoãn việc mua sắm cho đến kỳ nhận chi phiếu tiếp theo, bạn nên cố gắng làm như vậy và đừng đụng vào tiền tiết kiệm.
Lời khuyên[sửa]
- Đừng để bất cứ ai khiến bạn nản lòng.
- Nếu có những lúc nào đó cảm thấy cuộc sống có quá nhiều áp lực, bạn đừng để trong lòng – hãy viết những điều đó ra trên giấy, tâm sự với một người bạn hoặc đến gặp chuyên viên tư vấn.
- Ngủ đủ giấc, ăn uống lành mạnh và rèn luyện thân thể. Tự chăm sóc bản thân là bước đầu tiên để cảm thấy vui hơn và an tâm hơn trong cuộc sống.
- Tìm những mẫu người tích cực và cố gắng phỏng theo thần tượng. Tuy nhiên đừng làm trái với bản chất của mình - bạn nên tìm cách kết hợp những mặt tích cực mà bạn ngưỡng mộ vào tính cách riêng của bạn.
- Nhớ rằng những thời điểm khó khăn luôn đến rồi đi, nhưng mọi thứ cuối cùng rồi sẽ qua. Hãy tìm sự an ủi từ những người xung quanh, những người quan tâm đến bạn, và biết rằng mọi việc sẽ tốt hơn.
Cảnh báo[sửa]
- Nếu bị chìm ngập trong cảm giác bất an và cảm thấy không thể xử lý được, bạn hãy tìm sự giúp đỡ. Nói chuyện với chuyên gia trị liệu về các phương pháp để kiểm soát stress và cố gắng chạm đến cảm giác lành mạnh hơn, an tâm hơn về bản thân.
- Giữ hình ảnh tiêu cực về chính mình rất có hại cho bạn.
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ https://www.psychologytoday.com/basics/mindfulness
- ↑ http://www.apa.org/monitor/2012/07-08/ce-corner.aspx
- ↑ https://www.psychologytoday.com/articles/200811/the-art-now-six-steps-living-in-the-moment
- ↑ https://www.psychologytoday.com/blog/emotional-fitness/201303/10-ways-feel-more-secure-in-insecure-world
- ↑ https://www.psychologytoday.com/blog/everybody-marries-the-wrong-qperson/201207/feeling-secure-in-relationships
- ↑ https://www.psychologytoday.com/blog/anxiety-zen/201507/10-steps-restoring-trust-in-relationships
- ↑ https://www.psychologytoday.com/articles/200203/how-can-you-learn-trust-again
- ↑ https://gdhr.wa.gov.au/-/media-and-body-image
- ↑ http://www.cci.health.wa.gov.au/docs/SE_Module%208_July%2005.pdf
- ↑ 10,0 10,1 https://www.psychologytoday.com/blog/hide-and-seek/201205/building-confidence-and-self-esteem
- ↑ http://www.webmd.com/sleep-disorders/features/adult-sleep-needs-and-habits
- ↑ http://www.hr.virginia.edu/uploads/documents/media/Writing_SMART_Goals.pdf
- ↑ 13,0 13,1 https://www.psychologytoday.com/blog/the-integrationist/201308/building-healthy-self-esteem
- ↑ 14,0 14,1 http://www.forbes.com/sites/northwesternmutual/2013/05/20/5-steps-to-take-control-of-your-financial-security/#7b2373f671ee
- ↑ http://www.consumer-action.org/modules/articles/manage_your_money_en
- ↑ https://www.psychologytoday.com/blog/emotional-fitness/201209/7-tips-about-money-and-emotions
- ↑ http://www.forbes.com/sites/rent/2015/10/01/how-to-save-money-even-when-it-feels-impossible/2/#3fb9fe2e6e30
- ↑ http://www.forbes.com/sites/rent/2015/10/01/how-to-save-money-even-when-it-feels-impossible/#dd5d8be3109e