Aristotle
Aristotle (384-322 Tr.CN)
sinh năm 384 tr.CN. tại Stagia miền bắc Hy Lạp. Bố ông (Nichomachus) là bác sĩ cho hoàng gia Macedonia. Lúc đầu ông theo học ngành y. Năm 367 ông được gửi đến Athen học triết học với thầy Plato cho đến năm 347. Là một học sinh xuất sắc nên Aristotle được chỉ định đảm nhận một số bài giảng cho Plato. Khi Plato qua đời, Aristotle không được chỉ định thay thế vị trí của Plato để điều hành học viện. Ông rời Athen và dành thời gian cho du lịch. Một số tài liệu cho rằng có thể ông đã học sinh học tại Asia Minor (vùng Tiểu Á, bây giờ là Thổ Nhĩ Kỳ) và các đảo của nó. Năm 338 ông trở về Macedonia làm trợ lý cho Alexander đại đế. Sau khi Alexander đại đế chiếm Athen, Aristotle quay lại Athen và lập trường học. Khi Alexander chết, người Athen nổi dậy chống lại chế độ Macedonia, lúc đó Aristotle lâm vào tình khạng khó khăn về chính trị. Để khỏi phải chết ống dời đến đảo Euboea và mất ở đó vào năm 322 tr.CN
Ông được cho là tác giả của khoảng 150 luận thuyết. Trong số đó, 30 luận thuyết được lưu lại đề cập đến nhiều lĩnh vực từ sinh học, vật lý học đến đạo đức, mỹ học và chính trị. Mặc dù thầy của ông (Plato) đã đặt những giả thuyết về hiện thực, sự vĩnh cửu nhưng chỉ dựa trên nhận xét và suy luận. Aristotle xây dựng học thuyết dựa trên những thực tế trải nghiệm, thực nghiệm. Ông cho rằng sự vật, bao gồm cả những sinh vật, được cấu thành bởi vật chất có thực như một tảng đá hoa cương vẫn giữ tính chất của nó mặc dù đã được người thợ chạm làm thay đổi hình dạng. Một hạt giống hay một phôi thai có khả năng phát triển thành một cây hay một cơ thể động vật. Trong vật chất sống, hình dạng được xác định bởi "linh hồn": Cây cối có linh hồn dạng thấp nhất; động vật có linh hồn dạng cao hơn nên có cảm giác, và ở con người, có lý trí. Động vật được phân biệt với nhau bằng phương thức sống, cách hoạt động và quan trọng nhất là ở mối quan hệ với cá thể khác.
Những nghiên cứu và nhận xét của ông về động vật là những tổng hợp ở mức cao, được đánh giá nhiều thế kỷ sau khi ông mất. Những quan sát của ông về giải phẫu bạch tuộc, mực, động vật giáp xác và những động vật không xương sống ở biển tương đối chính xác và chỉ có thể tổng hợp được bằng cách mổ và quan sát trực tiếp. Ông mô tả quá trình phát triển của phôi gà; phân biệt cá voi và cá heo với các loại cá khác; mô tả dạ dày nhiều ngăn của động vật nhai lại; mô tả tính tổ chức của ong; cá mập đẻ ra cá con...nhưng nhiều quan sát của ông sau nhiều thế kỷ vẫn không được xác nhận.
Ông xếp các động vật có những đặc điểm tương tự nhau thành các giống và sau đó phân biệt các loài trong cùng một giống. Ông chia động vật thành hai nhóm: Nhóm có máu và nhóm không có máu (hoặc ít nhất là không có máu đỏ). Sự phân biệt của ông tương ứng với phân biệt của chúng ta sau này giữa động vật có xương sống và động vật không xương sống. Các động vật có máu bao gồm 5 loại: vivaparous quadrupeds (động vật có vú), chim, oviparous quadrupeds (bò sát và lưỡng thê), cá và cá voi (lúc đó ông không xếp cá voi vào với các động vật có vú). Các động vật không có máu bao gồm cephalopods (như bạch tuộc), giáp xác, côn trùng (gồm cả nhện, bọ cạp, rết), động vật có vỏ đá vôi (như thân mềm, da gai và các động vật hình cây - zoophytes).
Về khoa học trái đất: Ông đã đề cập đến trong học thuyết về khí tượng học (meteorology) bao gồm những tổng hợp về sự tác động đến không khí, nước, các phần của trái đất. Ông mô tả trái đất và đại dương; nêu lý thuyết về sự thay đổi của trái đất; sự bốc hơi, ngưng tụ hơi nước, tạo mưa và trở về trái đất (chu kỳ của nước); bàn luận về gió, động đất (nhưng lúc đó ông cho động đất là do gió ngầm gây ra); mô tả sấm, chớp, cầu vồng, sao băng, sao chổi và ngân hà (ông cho là do hiện tượng không bình thường của khí quyến). Tổng hợp lại sẽ thấy trong những mô tả trái đất của ông co những ý tưởng hiện đại.
Vào cuối thời kỳ Trung cổ, những học thuyết của ông được phát hiện lại và được nhiều họa giả thời đó tin tưởng, tôn sùng. Họ kết hợp các học thuyết của ông với học thuyết cơ đốc giáo thành hệ thống triết học kinh viện (scholastism). Triết học Aristotle trở thành triết học chính thức của nhà thờ thiên chúa Roma. Một số khám phá khoa học vào thời Trung cổ và thời Phục hưng bị chỉ trích đơn giản chỉ vì chúng không được tìm thấy trong các thuyết của Aristotle. ...
Nguyễn Bá Tiếp
Bài liên quan
Liên kết đến đây
- Chân dung những nhà khoa học nổi tiếng
- Biện chứng
- Đối xứng
- Động vật
- Giáo dục
- Johannes Kepler
- Lực
- Nghệ thuật
- Nhiếp ảnh
- Phục Hưng
- Xem thêm liên kết đến trang này.