Bách Khoa Thư Hà Nội

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Bách khoa thư Hà Nội gồm 18 tập được in trên khoảng 7.000 trang khổ A4, là công trình do gần 200 nhà khoa học uy tín trong nhiều lĩnh vực biên soạn trong 17 năm. Bách khoa thư Hà Nội giới thiệu những thành tựu văn hóa, khoa học của Thủ đô trong suốt 1.000 năm (1010-2010), nêu lên những tri thức về thiên nhiên, xã hội và con người Hà Nội trên các lĩnh vực: lịch sử, địa lý, chính trị, khoa học, giáo dục, văn học, nghệ thuật…

  1. Tập 1: Lịch sử
    Lịch sử Hà Nội trước hết là lịch sử của các lớp cư dân đã từng nối tiếp nhau sinh sống và lao động sáng tạo trên đất Hà Nội. Về mặt này, những phát hiện khảo cổ học trong những thập kỉ gần đây cho biết, cách nay khoảng vài vạn năm, trên đất Hà Nội đã có cuộc sống của con người mà dấu tích để lại là những công cụ đá thô sơ thuộc hậu kì thời đồ đá cũ tìm thấy trên những doi đất cao ở Đông Anh.
  2. Tập 2: Địa lý
    Gần một ngàn năm kể từ khi miền đất Đại La cửa sông Tô Lịch được Lý Công Uẩn – vị vua đầu tiên của triều Lý- đánh giá là “nơi thắng địa”, “tiện nghi núi sông sau trước” và chọn làm kinh đô nước Đại Việt với tên Thăng Long. Trải qua bao nhiêu triều đại, trải qua bao nhiêu biến cổ tự nhiên và lịch sử, người dân Việt Nam nói chung, người dân Thăng Long nói riêng vốn yêu nước, cần cù, siêng năng đã tự hào kể rằng chúng ta đã xây dựng nên một Long Thành- Hà Nội
  3. Tập 3: Chính trị
    Chính trị là tất cả các hoạt động, những vấn đề gắn với quan hệ giai cấp, dân tộc, quốc gia và các tập đoàn xã hội xoay quanh một vấn đề trọng tâm, là giành, giữ và sử dụng chính quyền Nhà nước. Trong xã hội có giai cấp đối lập với lợi ích, trước hết và cơ bản là lợi ích kinh tế, các quan hệ giữa những giai cấp này là những quan hệ đối kháng: Nhà nước thành tâm điển của quan hệ các giai cấp, nắm trong tay quyền lực xã hội.
  4. Tập 4: Pháp luật
    Hình thức pháp luật xuất hiện trước tiên ở Việt Nam là phong tục tập quán (gọi là tập quán pháp luật, luật tập quán) cùng với sự ra đời của Nhà nước Văn Lang. Do chưa có chữ viết, phong tục tập quán lúc này là luật tập quán truyền miệng. Tài liệu dân tộc học cho biết, ở xã hội sơ khai hồi đó, mỗi cộng đồng đều có luật tục. Chỉ có điều pháp luật thời đó mang tinh thần bình đẳng dân chủ thời xưa.
  5. Tập 5: Kinh tế
    Mùa thu năm Canh Tuất (1010), vua Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về Thăng Long - vùng đất ven Sông Hồng. Với vị trí địa lí đặc biệt nằm giữa vùng đồng bằng Bắc Bộ cùng với những điều kiện giao thông thủy bộ thuận lợi, Thăng Long đã thực sự trở thành trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của một quốc gia phong kiến độc lập. Trong suốt thời kì phong kiến, nhiều triều đại đều chọn Thăng Long làm kinh đô của đất nước.

Một số tập khác: