Băng Cốc

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Bangkok, hay Băng Cốc, (tiếng Thái: กรุงเทพมหานคร Krung Thep Maha Nakhon; phiên âm cũ: Vọng Các) là thủ đô và đồng thời là thành phố đông dân nhất của Thái Lan. Bangkok có diện tích 1568,7 km2 và nằm trong châu thổ sông Chao Phraya ở miền Trung Thái Lan với dân số khoảng 8 triệu người. Nếu tính cả vùng đô thị Bangkok thì dân số của thành phố lên đến hơn 14 triệu, chiếm hơn 1/5 dân số cả nước và vượt trội hơn tất cả những vùng đô thị khác ở Thái Lan.

Từ 1 thị trấn nhỏ trong vương quốc Ayutthaya vào thế kỉ 15, Bangkok nhanh chóng mở rộng nhờ thương mại và trở thành nơi tọa lạc của 2 thủ đô là Thonburi vào năm 1768 và Rattanakosin năm 1782. Với vai trò thủ đô vương quốc Xiêm, Bangkok chứng kiến sự hiện đại hóa nhanh chóng của đất nước cùng những biến động chính trị lớn của Thái Lan từ thế kỉ 19 cho đến nay. Thành phố phát triển mạnh mẽ từ những năm 1960 đến 1980 và ngày nay đóng vai trò quan trọng hàng đầu về chính trị, kinh tế, giáo dục và truyền thông của nước Thái Lan hiện đại.

Sự bùng nổ kinh tế của khu vực Đông Nam Á những năm 1980 và 1990 đã thúc đẩy nhiều công ty đa quốc gia đặt trụ sở khu vực tại Bangkok. Bangkok hiện là một trung tâm kinh tế và tài chính trong khu vực. Thành phố đóng vai trò một điểm trung chuyển trong giao thông quốc tế và nổi lên như một đầu tàu trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, nghệ thuật, thời trang và giải trí. Về du lịch, Bangkok nổi tiếng với nhịp sống về đêm sôi động và nhiều di tích lịch sử văn hóa.

Lịch sử[sửa]

Lúc đầu, Bangkok chỉ là một nơi buôn bán và cộng đồng dân cư cảng nhỏ, gọi là Bang Makok, để từ đó phục vụ cho Ayuttaya, lúc đó là thủ đô của nước Thái (còn gọi là nước Xiêm - Siam), cho tới khi Ayuttaya bị Miến Điện xâm chiếm năm 1767. Một thủ đô mới đã được thiết lập ở Thonburi (hiện nay là một phần của Bangkok) trên bờ tây sông Chao Phraya. Vua Rama I đã xây dựng cung điện trên bờ sông phía đông năm 1782 và đổi tên thành phố thành Krung Thep, nghĩa là "thành phố của các vị thần". Cái tên Bangkok thường chỉ được dùng để chỉ quận Thonburi, nhưng lại được đa số người nước ngoài dùng để chỉ cả thành phố.

Krung Thep, hay Krung Thep Maha Nakhon (กรุงเทพมหานคร), là viết tắt của tên chính rất dài: Krung Thep Maha Nakhon Amon Rattanakosin Mahinthara Ayutthaya Mahadilok Phop Noppharat Ratchathani Burirom Udom Ratchaniwet Mahasathan Amon Phiman Awatan Sathit Sakkathattiya Witsanu Kamprasit (กรุงเทพมหานคร อมรรัตนโกสินทร์ มหินทรายุธยามหาดิลก ภพนพรัตน์ ราชธานีบุรีรมย์ อุดมราชนิเวศน์ มหาสถาน อมรพิมาน อวตารสถิต สักกะทัตติยะ วิษณุกรรมประสิทธิ์), có nghĩa là "Thành phố của các thánh thần, thành phố vĩ đại của những vị thần bất tử, thành phố châu báu tráng lệ của thần Indra, chiếc ngai vàng của đức vua Ayutthaya, thành phố của đền đài tráng lệ, thành phố của cung điện và lãnh địa hoành tráng nhất của Hoàng gia, ngôi nhà của thần Vishnu và tất cả các vị thần." Nếu nguyên văn tên thủ đô, tên Bangkok dài gần 1 trang giấy. Đây được xem là tên thủ đô dài nhất thế giới.

Phân chia hành chính[sửa]

Xem chi tiết: Danh sách quận của Bangkok

Bangkok được chia thành các quận (เขต khet). Các quận lại được chia thành 154 phường (แขวง khwaeng).

Kinh tế[sửa]

Bangkok là trung tâm kinh tế của Thái Lan. Năm 2005, thành phố tạo ra Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) theo sức mua thực tế (PPP) là 220 tỷ USD vào GDP, chiếm 43% tổng GDP của Thái Lan. GDP danh nghĩa là: 72,5 tỷ USD.

Dân cư[sửa]

Dân số đăng ký nằm 2005 là 5.658.953 người[1]. Tuy nhiên con số này không bao gồm số dân không đăng ký. Phần lớn dân Bangkok là người Thái. Người Thái gốc Hoa là cộng đồng thiểu số lớn nhất[2]. Gần đây, Bangkok trải qua giai đoạn làn sóng dân nhập cư ngoại quốc, cư trú lâu dài. Cư dân ngoại quốc cư trú lâu dài có người Hoa từ Trung Hoa Đại lục 250.000 người, người Ấn 85.000 người, trong đó hơn 80% có hai quốc tịch Thái và nước ngoài [3] 44.000 người Nhật,[4], 6.000 người Mỹ, 45.000 người châu Âu (cộng đồng người châu Âu lớn thứ nhì ở châu Á sau Singapore), 15.000 người Đài Loan, 7.000 người Hàn Quốc, 6.000 người Nigeria, 8.000 người ở các quốc gia nói tiếng Ả Rập, 25.000 người Malaysia và 4.000 người Singapore [cần dẫn nguồn]. Có xấp xỉ 400.000-600.000 người nhập cư bất hợp pháp từ Campuchia, Myanma, Nga, Ukraina, Pakistan, Nigeria, Ấn Độ, Bangladesh, Trung Quốc và các quốc gia khác [cần dẫn nguồn]. 92% dân số theo đạo Phật. Các đạo khác là đạo Hồi (6%), Thiên Chúa giáo (1%), Do Thái giáo, đạo Bà La Môn (0,6%) và các tôn giáo khác. Có 400 ngôi chùa, 55 nhà thờ Hồi giáo, 10 nhà thờ Thiên chúa, 2 ngôi đền đạo Bàla môn, 2 giáo đường Do Thái ở Bangkok.

Giao thông[sửa]

Một hệ thống kênh rạch (khlong) chằng chịt đã làm cho thành phố được gọi là "Venezia phương Đông" vào lúc mà để đi lại người ta toàn phải dùng xuồng. Ngày nay phần lớn các con kênh đều được lấp để biến thành các con đường giao thông lớn. Bangkok là một thành phố nổi tiếng về kẹt xe.

Đường sắt[sửa]

Tập tin:Bangkok skytrain sunset.jpg
Đường tàu trên không ở Bangkok lúc hoàng hôn

Năm 1999, khai trương 2 đường tàu sắt trên không, và hệ thống tàu điện ngầm cũng được đưa vào sử dụng vào tháng 7 năm 2004.

Hàng không[sửa]

Sân bay quốc tế Bangkok, thường gọi là "Don Mueang", sân bay bận rộn nhất ở Đông Nam Á, nằm ở phía bắc thành phố. Sân bay này ngày nay chỉ phục vụ các chuyến bay từ Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh tới Bangkok của hai hãng giá rẻ Nok Air và AirAsia và phục vụ các chuyến bay nội địa của Thái Lan, xây từ năm 1919, sân bay quốc tế Suvarnabhumi thay thế Don Mueang trở thành sân bay lớn nhất Thái Lan, và tham vọng vượt qua cả Sân bay Quốc tế Changi Singapore của Singapore.

Các điểm tham quan chính[sửa]

Địa lý[sửa]

Khí hậu[sửa]

Hạn chế[sửa]

Thủ đô Bangkok được xem là thủ đô có nạn tắc đường khá phổ biến, tuy có hệ thống giao thông dày đặc và hoàn thiện, thế nhưng thủ đô Bangkok vẫn nhức nhối với nạn tắc đường. Ngoài ra, sự chênh lệch giàu nghèo khá rõ nét, ô nhiễm môi trường và hệ thống cây xanh yếu kém trong nội ô.

Tham khảo[sửa]

  1. “Area, population, density and houses in Bangkok Metropolis by districts: 2005”. 2005 Statistics, Bangkok Metropolitan Administration. Bangkok Metropolitan Administration Data Center. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  2. Bangkok (Thailand). Britannica Online Encyclopedia.
  3. “Area, Indian in Thailand: 2005”. 2005 Statistics, Bangkok Metropolitan Administration. Bangkok Metropolitan Administration Data Center. Bản chính lưu trữ Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định.. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  4. “Japan-Thailand Relations”. MOFA. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..

Liên kết đến đây