Cách làm bản thân luôn hạnh phúc

Từ VLOS
(đổi hướng từ Bản thân Luôn Hạnh phúc)
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Bạn cảm thấy buồn chán hay không hạnh phúc về khía cạnh nào đó trong cuộc sống? Mọi thứ đang trở nên tồi tệ và bạn muốn cuộc sống của mình lạc quan hơn? Khiến bản thân luôn vui vẻ chính là có cảm giác hạnh phúc và thỏa mãn với cuộc sống. Cảm xúc lạc quan còn có lợi cho sức khỏe và tuổi thọ.[1][2] Bạn có thể học cách làm bản thân vui vẻ trong cuộc sống bằng cách: yêu thương và chấp nhận bản thân, suy nghĩ thực tế, tham gia các hoạt động tích cực, và làm việc chăm chỉ để đạt được mục tiêu cá nhân.

Các bước[sửa]

Yêu thương và Chấp nhận Bản thân[sửa]

  1. Duy trì thái độ lạc quan về bản thân. Chấp nhận bản thân là phần quan trọng để bạn có thể yêu thương và khiến bản thân luôn vui vẻ.[3]
    • Chấp nhận con người hiện tại của chính mình thay vì tập trung quá nhiều vào việc thay đổi bản thân.
    • Suy nghĩ và nói chuyện với chính mình theo cách tích cực: “Tôi yêu con người mình. Tôi chấp nhận mọi điều về bản thân hiện tại – ngay cả những điều tôi muốn thay đổi. Con người tôi ở thời điểm hiện tại hoàn toàn ổn.”
  2. Xác định phẩm chất tốt của bản thân. Nhận thức được những điều tuyệt vời về bản thân có thể giúp bạn khuếch trương niềm hạnh phúc về chính con người mình. Nhắc bản thân nhớ về những phẩm chất đó mỗi khi gặp khó khăn giúp bạn duy trì cảm giác hạnh phúc về chính mình. Bạn là đặc biệt và duy nhất.
    • Suy nghĩ trong đầu hoặc viết ra danh sách những điều bạn thích ở bản thân. Đọc danh sách này hoặc tự nhắc bản thân mỗi khi cảm thấy thất vọng về chính mình. Bạn có thể liệt kê đặc điểm mình thích ở bản thân như tính cách, mái tóc, niềm đam mê, đôi mắt, gu thời trang, lòng từ bi và thái độ mạo hiểm.
    • Tốt bụng là một phẩm chất tuyệt vời. Đếm số lần bạn đối xử tốt với ai đó trong tuần vừa qua. Bạn có thể ghi chép nhật ký hoặc tài liệu trên Word. Chú ý vào số lần bạn thể hiện sự tốt bụng có thể tăng mức độ hạnh phúc.[4]
  3. Chấp nhận nhu cầu phát triển. Ai cũng có đặc điểm cần cải thiện, điều đó hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, đừng chỉ dừng lại ở sai sót cá nhân, hãy coi đây là cơ hội để bản thân trưởng thành hơn.
    • Sẵn sàng đón nhận trải nghiệm mới giúp bạn tập trung vào sự phát triển cá nhân. Thử những điều mới như một môn nghệ thuật khác (hội họa, điêu khắc), du lịch tới vùng đất mới, thử làm những điều mà bạn sợ (ví dụ nói chuyện trước đám đông).
    • Chú ý và khen thưởng những thành tích và thay đổi. Điều này giúp bạn tập trung vào những thay đổi tích cực và khích lệ bản thân tiến xa hơn trong quá trình phát triển cá nhân.
  4. Tập trung vào thành tích thay vì thất bại trong quá khứ.[3] Đôi khi con người cảm thấy không hài lòng với những điều diễn ra trong quá khứ. Thay vì suy nghĩ quá nhiều về mặt tiêu cực, bạn nên tập trung vào khía cạnh tích cực của quá khứ.
    • Lập danh sách những thành tích bạn đã đạt được. Ví dụ: tốt nghiệp, vượt qua bài kiểm tra, hoàn thành dự án, hay hoàn thành một tác phẩm nghệ thuật.
    • Tha thứ cho bản thân vì những lỗi lầm trong quá khứ. Hãy coi chúng là cách để bạn học hỏi và trưởng thành. Lỗi lầm không định nghĩa con người bạn. Giờ đây bạn có thể quyết định trưởng thành và làm tốt hơn.

Suy nghĩ Thực tế và Lạc quan[sửa]

  1. Tin tưởng vào hạnh phúc của bản thân. Niềm tin của chính bạn về hạnh phúc sẽ ảnh hưởng đến cảm giác thật sự của bạn.[5] Thật không may, nhiều người cho rằng hạnh phúc là thứ họ không thể với tới hay chưa thể đạt được. Nếu suy nghĩ theo hướng đó, bạn sẽ đối mặt với khoảng thời gian khó khăn để lấp đầy những khoảng trống. Những người hạnh phúc đơn giản vì họ tin rằng mình hạnh phúc, họ không tìm kiếm vật chất hay trải nghiệm khiến họ vui vẻ; họ chỉ quan tâm những gì mình có và như vậy đã tuyệt vời rồi. Do đó, nếu bạn tin rằng mình hạnh phúc thì bạn thật sự đang hạnh phúc.
    • Thay vì nhìn tình huống theo hướng bi quan, hãy suy nghĩ theo hướng tích cực.
    • Chú ý cao độ vào khía cạnh tích cực của cuộc sống. Điều gì tạo nên niềm hạnh phúc? Ví dụ, những người có thái đô lạc quan và vui vẻ thường là người có mối quan hệ tốt với mọi người, biết chăm sóc cuộc sống gia đình, và có định hướng về sự nghiệp (hoặc đang làm việc để đạt được nó). Suy nghĩ về những điều này và cách chúng làm bạn cảm thấy hạnh phúc hơn.
    • Nếu bạn có suy nghĩ rằng mình không hạnh phúc hay "Tôi không hài lòng như mình muốn", bạn cần xác định toàn bộ bằng chứng chống lại suy nghĩ này. Tự nói với bản thân, "Hiện tại tôi đã có tất cả những gì mình muốn. Tôi hạnh phúc vì mọi điều mặc dù chúng không hoàn hảo. Nhưng chúng đủ tốt cho bản thân tôi."
  2. Luôn nuôi dưỡng hy vọng. Hy vọng có mối liên kết mạnh mẽ tới hạnh phúc và hài lòng về cuộc sống.[6] Hy vọng kết hợp cùng suy nghĩ mọi chuyện sẽ ổn và hy vọng điều tốt nhất (không mong đợi điều tồi tệ xảy ra). Tập trung vào điều bạn hy vọng sẽ xảy ra trong tương lai.
    • Tin rằng mọi chuyện rồi sẽ tốt đẹp, hoặc đi theo đúng hướng mặc dù chưa chuẩn xác theo kế hoạch bạn đặt ra.
    • Cách để nuôi hy vọng chính là nắm bắt được suy nghĩ tiêu cực: "Sẽ không có gì thay đổi. Tôi không thể khắc phục điều này." Những suy nghĩ vô vọng này sẽ khiến tâm trạng bạn chán nản. Nếu nhận ra những suy nghĩ kiểu này, bạn có thể lập tức nói với bản thân rằng "Đây là suy nghĩ vô vọng. Tôi là người có hy vọng. Có thể tôi không hoàn toàn khắc phục được vấn đề, nhưng tôi có thể thay đổi điều gì đó trong tình huống này. Ít nhất tôi có thể thay đổi suy nghĩ của mình về chuyện này." Tập trung vào việc thay đổi suy nghĩ của bản thân và bạn có thể trở thành người có hy vọng.
  3. Suy nghĩ về mặt tích cực của mỗi tình huống. Nhiều người chỉ nhìn theo hướng tiêu cực của tình huống. Hãy cố gắng kiên trì vượt qua trở ngại trong cuộc sống và tập trung vào những điều giúp bạn học hỏi và trưởng thành hơn trong nghịch cảnh. Tiêu cực và tích cực luôn tồn tại song song, suy nghĩ về chúng sẽ giúp bạn chọn đúng đường để tiến gần hơn tới hạnh phúc.
    • Nếu bạn hoặc người thân yêu gặp trở ngại trong công việc hay tình huống cá nhân, hãy nhìn vào khía cạnh tích cực thay vì tiêu cực của tình huống. Ví dụ, xác định cách mà tình huống xấu này khiến bạn trở nên mạnh mẽ hơn: xây dựng tính cách, dạy bạn về các tình huống, và hình thành khả năng chịu đựng về mặt cảm xúc.
    • Nếu bạn mất việc, bạn nên suy nghĩ về triển vọng tìm thấy một công việc tốt hơn, được trả lương cao hơn và có số giờ làm ngắn hơn, điều này giúp bạn có cuộc sống hàng ngày thoải mái và dễ chịu hơn.
  4. Rèn luyện lòng biết ơn hàng ngày. Có thể coi lòng biết ơn là một trong số những vật chỉ thị tốt nhất của hạnh phúc và khỏe mạnh.[6]
    • Có sức khỏe là có tất cả.[7] Bạn nên biết ơn vì bản thân khỏe mạnh để có thể tập trung vào phát triển niềm hạnh phúc.
    • Lên danh sách (trong tâm trí, trên giấy, trong nhật ký hay trên máy tính) về mọi điều bạn biết ơn. Bao gồm: gia đình, bạn bè, công việc, vật nuôi, người yêu, giải trí, âm nhạc, chính phủ, sự an toàn, thực phẩm, tiền bạc và nhà cửa. Khi cảm thấy thiếu thốn, tự nhắc bản thân nhớ về những điều khiến bạn thấy biết ơn. Bạn đã có rất nhiều thứ rồi.
  5. Làm chủ cảm xúc. Những con người hạnh phúc nhất đôi khi cũng cảm thấy buồn.[8] Thừa nhận rằng đôi khi bạn cũng có cảm giác đau khổ: tức giận, sợ hãi, lo lắng, căng thẳng và đau buồn.[7]
    • Bày tỏ cảm xúc khi cần. Làm vậy có thể giúp bạn cảm thấy vui vẻ hơn. Khi kìm nén cảm xúc quá lâu, chúng có thể bùng phát theo chiều hướng tiêu cực (chẳng hạn như tức giận và bạo lực). Tuy nhiên, giải tỏa một chút theo những cách lành mạnh như tập đấm bốc khi cảm thấy tức giận có thể giúp bạn cân bằng cảm xúc trong một thời gian dài.

Làm Điều Khiến Bạn Hạnh phúc[sửa]

  1. Tiếp tục dành thời gian với những người lạc quan. Tình yêu là yếu tố tiên đoán mạnh mẽ của hạnh phúc.[6] Các mối quan hệ chung chung mang tính cốt yếu về cảm giác hạnh phúc.[9] Ta cần tình bạn thỏa mãn cả hai bên và mối quan hệ với gia đình để khiến ta vui vẻ, đây là nhân tố tạo nên con người.[3]
    • Những người hạnh phúc có xu hướng hòa nhập xã hội nhiều hơn người không hạnh phúc.[8] Vậy nên hãy bước ra ngoài và hòa nhập xã hội.
    • Nếu bạn cảm thấy không thoải mái hay lo âu khi gặp gỡ người mới, bạn có thể dành thời gian với người quen cũ và cảm thấy an toàn. Từ đây bạn có thể tạo dựng sự tự tin và dần làm quen với cách giao tiếp với người lạ. Tự nhủ bản thân rằng "Mỗi người bạn đều từng là một người xa lạ."
    • Hãy nhớ rằng một mối quan hệ thân thiết với ai đó còn quan trọng hơn là kết giao với rất nhiều người nhưng chẳng hiểu rõ về họ.[8] Chất lượng quan trọng hơn số lượng. Vì vậy, bạn nên nuôi dưỡng và chăm sóc tình bạn hiện tại.
    • Bạn cần hiểu rằng các mối quan hệ là cho đi và nhận lại, hay còn gọi là có đi có lại. Đôi khi bạn cần thỏa hiệp. Hãy tỏ ra dễ chịu, linh hoạt và sẵn sàng thay đổi nếu cần.[8] Tuy nhiên, bạn nên tránh thỏa hiệp giá trị bản thân bằng bất cứ giá nào hay tham gia vào tình huống nguy hiểm.
    • Tạo dựng tình cảm và sự thân mật một cách tích cực với người khác. Chia sẻ suy nghĩ và cảm giác với bạn bè mà bạn tin tưởng. Đừng tự cô lập chính mình khi bạn buồn hay thất vọng. Nhiều khi bạn muốn ở một mình, điều này là bình thường, nhưng sau đó đừng quên nhận sự ủng hộ từ mọi người.
  2. Tránh ảnh hưởng tiêu cực. Những người tiêu cực và suy nghĩ bi quan của họ có thể trói buộc tinh thần bạn và khiến cuộc sống trở nên bi quan. Hãy tránh xa cách sống của họ và kết thân với những người biết cách sống và tận hưởng cuộc sống, họ sẵn sàng chia sẻ niềm hạnh phúc với người khác.
    • Thiết lập ranh giới với người làm bạn đau buồn. Nói “Không” khi cần thiết.
    • Dành thời gian để suy nghĩ về việc từ bỏ mối quan hệ hay tình bạn làm ảnh hưởng tới hạnh phúc của bạn.
  3. Thường xuyên tham gia hoạt động khiến bạn vui vẻ. Niềm vui thích là phần quan trọng của hạnh phúc và hài lòng trong cuộc sống.[9]
    • Tham gia các hoạt động và gặp gỡ người phù hợp, những người đem tới cơ hội hạnh phúc trong cuộc sống.
    • Chủ động tương quan với mức độ hạnh phúc.[10] Bạn có thể thử một số bộ môn thú vị sau: đi bộ đường dài, chèo thuyền kayak, lái cano, câu cá, làm vườn, khiêu vũ, quyền anh, hoặc yoga.
    • Tham gia hoạt động giải trí thú vị.[10] Một số ví dụ: xem phim, viết lách, vẽ tranh, nghe nhạc, khâu vá, đan và đọc sách.
    • Coi trọng kinh nghiệm hơn vật chất có thể khiến bạn hạnh phúc hơn.[11] Thay vì mua ô tô mới, bạn có thể đi du lịch tới một đất nước khác. Vật chất rồi sẽ tàn phai và biến mất trong khi ký ức ở bên ta rất lâu và kinh nghiệm là thứ tạo nên con người bạn.
  4. Giúp đỡ người khác. Quan tâm đến phúc lợi của người khác và thể hiện lòng tốt có thể khiến bạn hạnh phúc hơn.[3][4] Vì vậy, bạn cần lạc quan trong cả suy nghĩ và hành động bằng cách chia sẻ và giúp đỡ người khác. Có nhiều cách để giúp đỡ người khác, vì vậy hãy chọn cách vừa có lợi cho cuộc sống của họ vừa khiến bạn cảm thấy vui vẻ khi giúp cải thiện cuộc sống của người khác.
    • Tiêu tiền cho người khác giúp bạn hạnh phúc hơn.[12] Mua cho người vô gia cư một bữa ăn.
    • Biết thông cảm và đặt mình vào vị trí của người khác. Đôi khi biết lắng nghe và cảm thông là tất cả những gì bạn cần.
    • Giúp đỡ người khác bằng cách tham gia tình nguyện ở tổ chức hay bệnh viện địa phương. Ví dụ, bạn có thể phục vụ trong bếp ăn, giúp đỡ xây nhà cho các nạn nhân sống sót sau thiên tai.

Tham vọng Hướng tới Mục tiêu[sửa]

  1. Trở nên độc lập. Tự lập là yếu tố quan trọng để phát triển và duy trì cảm giác hạnh phúc và khỏe mạnh. Tự đặt mục tiêu cho bản thân; đừng phụ thuộc vào người khác, chỉ có bạn mới hiểu bản thân muốn gì.[3]
    • Đối chọi áp lực xã hội để tin tưởng và thực hiện mục tiêu. Luôn giữ niềm tin.
    • Điều chỉnh hành vi bản thân. Để hạnh phúc, bạn cần kiểm soát hành động của bản thân. Kiểm soát sự bốc đồng hay chính là khả năng dừng lại và suy nghĩ trước khi hành động, là phần không thể thiếu trong sự điều chỉnh.
    • Đánh giá bản thân theo tiêu chuẩn của chính mình thay vì những gì xã hội muốn bạn làm và trở thành.
  2. Thúc đẩy động lực. Giá trị và lợi ích sức mạnh dẫn đường của động lực.[13] Hiếu kỳ và nhiệt huyết cũng liên kết chặt chẽ với sự hài lòng và hạnh phúc trong cuộc sống.
    • Quan tâm đến điều gì đó mới mẻ. Thử một sở thích, hoạt động hay bài thể dục mới. Khám phá ý tưởng bạn chưa từng nghĩ tới.
  3. Khiến cuộc sống trở nên ý nghĩa. Ý nghĩa và mục đích liên kết chặt chẽ với hạnh phúc.[9] Điều này chính là có mục tiêu và tham vọng.
    • Nhớ rằng một mình tiền bạc không thể duy trì hạnh phúc. [14]
    • Đặt mục tiêu ngắn hạn cho mọi khía cạnh của cuộc sống. Thay vì đặt mục tiêu lớn lao cho bản thân, bạn nên đặt mục tiêu ngắn hạn và dễ hoàn thành hơn. Ví dụ, bạn muốn giảm cân, đừng đưa ra số kg phải giảm quá lớn. Bạn chỉ nên đặt mục tiêu giảm 5kg vì nó dễ hoàn thành hơn là giảm một lần 25kg. Tiếp tục đưa ra mục tiêu giảm 5kg từng lần một cho đến khi bạn nhận ra mình đã giảm được 25kg.
    • Suy nghĩ về thành tích trong giáo dục hay rèn luyện mà bạn có khả năng đạt được trong tầm tay thay vì xa vào những điều viển vông. Tìm khóa học thích hợp để bắt đầu tiến trình hướng tới mục tiêu.
  4. Duy trì môi trường làm việc tích cực. Nếu bạn đang đi làm thì hạnh phúc trong công việc cũng là yếu tố quan trọng. Dù gì thì bạn cũng dành 40 tiếng mỗi tuần để làm việc. [15] Nghiên cứu chỉ ra rằng môi trường làm việc tiêu cực có thể dẫn đến căng thẳng, kiệt sức và năng suất thấp.
    • Tìm một công việc: trả lương hợp lý, đảm bảo, có người giám sát hỗ trợ, bình đẳng và công bằng. Điều quan trọng là bạn cảm thấy bản thân có giá trị.[15]

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. http://www.wisebrain.org/papers/PosAffectHealth.pdf
  2. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2787693/
  3. 3,0 3,1 3,2 3,3 3,4 https://lemosandcrane.co.uk/resources/RISE%20psychological%20wellbeing%20in%20adulthood.pdf
  4. 4,0 4,1 http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1820947/
  5. http://faculty.wiu.edu/P-Schlag/articles/What%20is%20Positive%20Youth%20Development.pdf
  6. 6,0 6,1 6,2 http://www.viacharacterblog.org/wp-content/uploads/2013/12/Character-strengths-well-being-Park-Peterson-Seligman-2004.pdf
  7. 7,0 7,1 http://www.researchgate.net/profile/Christie_Scollon/publication/228761850_The_evolving_concept_of_subjective_well-being_The_multifaceted_nature_of_happiness/links/0f3175375b0f16af3d000000.pdf
  8. 8,0 8,1 8,2 8,3 http://mina.education.ucsb.edu/janeconoley/ed197/documents/DienerVeryhappypeople.pdf
  9. 9,0 9,1 9,2 http://deepblue.lib.umich.edu/bitstream/handle/2027.42/43062/10902_2004_Article_1278.pdf?sequence=1&isAllowed=y
  10. 10,0 10,1 http://www.howellfoundation.org/Upload/Events/9-25-12Intentional%20Happiness/IntentionalHappinessResearchArticles.pdf
  11. http://psych.colorado.edu/~vanboven/vanboven/Publications_files/vb_gilo_2003.pdf
  12. http://www.researchgate.net/profile/Lara_Aknin/publication/5494996_Spending_money_on_others_promotes_happiness/links/0c960536bc4c368a69000000.pdf
  13. https://lemosandcrane.co.uk/resources/RISE%20psychological%20wellbeing%20in%20adulthood.pdf
  14. http://www.researchgate.net/profile/Lara_Aknin/publication/5494996_Spending_money_on_others_promotes_happiness/links/0c960536bc4c368a69000000.pdf
  15. 15,0 15,1 https://iacp.memberclicks.net/assets/CBTBR/cbtbr-vol_55a.pdf

Liên kết đến đây