Bảo quản vitamin và thực phẩm chức năng

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Vitamin và thực phẩm chức năng là một phần quan trọng trong nhiều liệu pháp và chế độ ăn giúp duy trì sức khỏe. Vitamin và thực phẩm chức năng thường có giá khá cao, do đó bạn nên biết cách bảo quản để không bị lãng phí. Hầu hết các vitamin và thực phẩm chức năng nên được bảo quản ở nơi khô thoáng hoặc trong tủ lạnh. Bạn phải luôn đọc kỹ nhãn sản phẩm và bảo quản theo hướng dẫn ghi trên bao bì. Bên cạnh đó, để xa vitamin và thực phẩm chức năng khỏi tầm tay trẻ nhỏ và vật nuôi ngay cả khi các sản phẩm này đã được đựng trong hộp kín.

Các bước[sửa]

Bảo quản vitamin và thực phẩm chức năng ở nơi khô thoáng[sửa]

  1. Không bảo quản trong tủ phòng tắm. Nhiều người thường để vitamin và thực phẩm chức năng trong tủ phòng tắm. Tuy nhiên, theo nghiên cứu, độ ẩm trong phòng tắm có thể làm giảm dần hiệu quả và hiệu lực của vitamin. Chất lượng vitamin bị suy giảm trong điều kiện ẩm ướt được gọi là hiện tượng Tan chảy.
    • Để vitamin và thực phẩm chức năng trong tủ phòng tắm sẽ làm giảm chất lượng và thời hạn sử dụng của sản phẩm, do đó bạn sẽ không nhận được đầy đủ giá trị dinh dưỡng xứng đáng với chi phí đã bỏ ra.
    • Ngoài ra, mỗi lần đóng, mở lọ vitamin và thực phẩm chức năng trong điều kiện ẩm ướt là một lần tạo cơ hội cho hơi ẩm xâm nhập.
    • Một số vitamin còn đặc biệt dễ bị phân hủy trong điều kiện ẩm ướt, chẳng hạn như các vitamin tan trong nước như vitamin nhóm B, vitamin C, thiamin và vitamin B6.[1]
  2. Không bảo quản vitamin và thực phẩm chức năng trong tủ lạnh. Vitamin và khoáng chất có thể bị giảm chất lượng nếu bảo quản trong tủ lạnh. Mặc dù môi trường trong tủ lạnh thường mát và tối, nhưng độ ẩm rất cao, do đó không thích hợp để bảo quản khô. Chỉ bảo quản vitamin và thực phẩm chức năng trong tủ lạnh nếu nhãn sản phẩm hướng dẫn làm như vậy.[2]
  3. Không để vitamin và thực phẩm chức năng gần bếp hoặc bồn rửa. Nhà bếp có thể là một nơi lý tưởng để bảo quản vitamin và thực phẩm chức năng nhưng hơi ẩm và chất béo trong quá trình nấu ăn sẽ tỏa ra trong không khí và ảnh hưởng đến viên vitamin. Thêm vào đó, nhiệt độ và độ ẩm trong nhà bếp thường tăng lên và hạ xuống sau mỗi lần sử dụng bếp và lò nướng.
    • Bồn rửa trong nhà bếp là khu vực sản sinh nhiều độ ẩm.
    • Nếu muốn, chỉ nên bảo quản vitamin và thực phẩm chức năng trong tủ khô cách xa bếp nấu và bồn rửa.[3]
  4. Cân nhắc việc bảo quản vitamin và thực phẩm chức năng trong phòng ngủ. Phòng ngủ là nơi tốt nhất để bảo quản thực phẩm chức năng vì có độ ẩm ổn định, điều kiện mát mẻ và khô ráo. [1]
    • Không để vitamin và thực phẩm chức năng gần cửa sổ đang mở hoặc gần ánh nắng để tránh ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
    • Không để sản phẩm gần bộ tản nhiệt hoặc bất kỳ nguồn nhiệt nào khác.[3]
    • Bảo quản vitamin và thực phẩm chức năng ở nơi kín đáo và an toàn. Để xa tầm tay trẻ nhỏ và vật nuôi ngay cả khi sản phẩm được đựng trong hộp kín.
  5. Sử dụng hộp kín khí. Để tránh ẩm, bạn nên cất vitamin và thực phẩm chức năng trong hộp chứa có nắp đậy kín. Không được mở bao bì nguyên gốc của sản phẩm. Thay vào đó, bạn nên cất sản phẩm còn nguyên bao bì trong hộp kín hơi.
    • Hộp chứa màu đục có tính chắn sáng rất tốt. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng hộp màu hổ phách hoăc hộp đựng đã sơn màu. Hộp đựng tối màu giúp bảo vệ thực phẩm chức năng khỏi tác động của ánh nắng. [2]

Bảo quản vitamin và thực phẩm chức năng trong tủ lạnh[sửa]

  1. Đọc nhãn sản phẩm trước. Một số vitamin và thực phẩm chức năng cần được bảo quản trong tủ lạnh theo yêu cầu ghi trên bao bì sản phẩm. Hầu hết các vitamin và thực phẩm chức năng nên được bảo quản ở nhiệt độ phòng. Tuy nhiên, có một số loại buộc phải bảo quản lạnh.[3]
    • Vitamin dạng lỏng, một số axit béo thiết yếu và probiotic (lợi khuẩn) là những sản phẩm cần được bảo quản lạnh.
    • Probiotic chứa lợi khuẩn hoạt động có thể chết nếu tiếp xúc với nhiệt, ánh sáng hoặc không khí. Do đó, bảo quản probiotic trong tủ lạnh là vô cùng cần thiết.
    • Tuy nhiên, không phải tất cả các axit béo thiết yếu, vitamin dạng lỏng và probiotic đều phải được bảo quản trong tủ lạnh. Vì vậy, tốt nhất bạn nên kiểm tra nhãn sản phẩm trước.
    • Vitamin và thực phẩm chức năng dạng lỏng thường được hướng dẫn bảo quản trong tủ lạnh hơn các dạng khác.
    • Tủ lạnh cũng là môi trường bảo quản tốt nhất của một số vitamin tổng hợp.[3]
  2. Bảo quản vitamin trong hộp kín. Đảm bảo đậy nắp thật chặt để không khí ẩm không thể xâm nhập. Cất vitamin và thực phẩm chức năng trong tủ lạnh nhưng đậy nắp không kín sẽ tạo cơ hội cho không khí ẩm xâm nhập và làm giảm nghiêm trọng chất lượng sản phẩm.[4]
    • Để hộp chứa xa tầm tay của trẻ nhỏ hoặc vật nuôi.
    • Ngay cả khi vitamin và thực phẩm chức năng đã được bảo quản trong hộp kín, bạn cũng phải đảm bảo không để trẻ nhỏ hoặc vật nuôi tiếp xúc với sản phẩm.
  3. Tách biệt vitamin và thực phẩm chức năng ra khỏi thực phẩm thường bằng hộp kín khí. Cất thực phẩm chức năng trong hộp kín khí và tách biệt với thực phẩm thường nhằm ngăn ngừa ô nhiễm tiềm tàng. Thực phẩm dễ hỏng thường có xu hướng bị ôi, thiu trong tủ lạnh, do đó, bạn nên bảo quản vitamin và thực phẩm chức năng trong hộp chứa kín khí và riêng biệt.
    • Nếu thực phẩm bổ sung không được bảo quản riêng biệt và để gần thực phẩm bị hỏng, nấm hoặc vi khuẩn có thể lây lan.
    • Lưu ý giữ nguyên bao bì gốc của vitamin và thực phẩm chức năng.
    • Hộp kín khí không thể ngăn ngừa hơi ẩm hoàn toàn vì mỗi lần mở nắp hộp sẽ tạo cơ hội cho không khí ẩm xâm nhập. [5]

Bảo quản vitamin và thực phẩm chức năng một cách an toàn[sửa]

  1. Luôn đọc nhãn sản phẩm trước. Để đảm bảo bảo quản vitamin và thực phẩm chức năng an toàn và đúng cách, bạn phải luôn đọc nhãn sản phẩm trước. Hướng dẫn trên nhãn sản phẩm sẽ chỉ cho bạn cách và nơi bảo quản thực phẩm chức năng.
    • Một số thực phẩm chức năng cần được bảo quản bằng cách khác biệt và chỉ được liệt kê trên bao bì sản phẩm.
    • Nhãn sản phẩm vitamin và thực phẩm chức năng còn tư vấn cho bạn về liều lượng khuyến cáo.
    • Nhãn sản phẩm vitamin và thực phẩm chức năng còn cung cấp thông tin về thời hạn sử dụng sản phẩm.
    • Một số vitamin và thực phẩm chức năng sẽ không giữ được lâu một khi đã mở nắp.[3]
  2. Để vitamin và thực phẩm chức năng xa tầm tay trẻ nhỏ. Bạn nên trông trẻ nhỏ cẩn thận để chúng không tiếp xúc với vitamin, thực phẩm chức năng hoặc các chất độc hại tiềm ẩn. Nên để các sản phẩm này trong tủ hoặc trên kệ cao để trẻ nhỏ không thể với tới. Bạn cũng nên cất sản phẩm vào trong tủ có khóa kín để trẻ không thể chạm vào.[2]
    • Để vitamin và thực phẩm chức năng xa tầm tay trẻ em, ngay cả khi đã cất vào hộp chứa có nắp đậy kín.[3]
    • Tất cả các vitamin và thực phẩm chức năng đều có thể gây hại nếu trẻ nhỏ sử dụng.
    • Liều lượng vitamin và thực phẩm chức năng thường áp dụng cho người lớn và không thích hợp đối với trẻ nhỏ.
  3. Không sử dụng vitamin và thực phẩm chức năng đã hết hạn sử dụng. Nếu bảo quản tốt vitamin và thực phẩm chức năng, bạn có thể duy trì hiệu lực của sản phẩm trong thời gian dài. Tuy nhiên, tuyệt đối không được tiêu thụ vitamin hoặc thực phẩm chức năng đã quá hạn sử dụng.[3]

Nguồn và Trích dẫn[sửa]