Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Bắt đầu lại
Từ VLOS
(đổi hướng từ Bắt đầu Lại)
Bắt đầu lại từ đầu là một trong những việc khó khăn nhất mà chúng ta phải làm. Tuy nhiên, hầu hết chúng ta vào một thời điểm nào đó trong cuộc sống, bị buộc phải làm điều đó. Bất kể là bạn cảm thấy đau đớn sau sự ra đi của người thân, chia tay người yêu, hay mất việc, thì việc thích nghi với hoàn cảnh mới là một phần vô cùng quan trọng để trở lại với cuộc sống. Sau đây là một vài lời khuyên giúp bạn thực hiện điều đó.
Mục lục
Các bước[sửa]
Sau khi Ly hôn hoặc Chia tay[sửa]
-
Tự
làm
bản
thân
phân
tâm.
Có
thể
là
bạn
vừa
trải
qua
một
cuộc
ly
hôn
tốn
nhiều
thời
gian
làm
cho
bạn
căng
thẳng
và
hao
tổn
sinh
lực.
Hoặc
bạn
vừa
chia
tay
người
yêu.
Bất
kể
là
gì,
việc
gặm
nhấm
nỗi
đau
là
vô
cùng
tồi
tệ.
Bạn
có
một
tâm
hồn
đẹp,
nhưng
để
nó
bị
quá
khứ
cuốn
đi
thì
bạn
không
thể
tận
hưởng
cuộc
sống
hiện
tại.
Mục
đích
ở
đây
không
phải
là
xóa
bỏ
quá
khứ
–
làm
như
vậy
là
chối
bỏ
trách
nhiệm
–
nhưng
hãy
để
quá
khứ
sang
một
bên
đến
khi
bạn
đủ
sức
để
đối
mặt
với
những
gì
đã
xảy
ra.
- Dựa vào bạn bè và gia đình. Đặc biệt là bạn bè, họ sẽ giúp bạn quên đi nhiều thứ. Lên một buổi hẹn ăn kem, xem phim với một vài cô bạn gái, khi bạn xem một bộ phim nhẹ nhàng (nhưng tuyệt vời) với những người thật sự hiểu bạn. Hoặc đi cắm trại với vài người bạn thân, khi bạn có thể nhóm lửa nướng những con cá vừa câu được (nhưng nếu bạn quên đem theo diêm thì xin chúc mừng bạn!). Bất kể là làm việc gì, hãy làm cùng với những người bạn. Họ sẽ giúp bạn nhận ra rằng cuộc sống này còn nhiều thứ để quan tâm hơn là một người nào đó.
- Loại bỏ những thứ làm bạn nhớ đến người yêu cũ ra khỏi tầm mắt. Bạn không cần phải đốt hết những tấm ảnh của chồng/vợ cũ hoặc người yêu cũ, nhưng có thể là bạn nên cất kĩ chúng ở một nơi nào đó. Một lần nữa, mục đích của việc này không phải là phủ nhận sự tồn tại của người ấy, mà là để bạn không nhìn thấy và không nghĩ tới những chuyện cũ đến khi tâm trí của bạn thật sự ổn để đối mặt với sự thật một cách chín chắn và trách nhiệm.
- Đi du lịch một thời gian. Nếu bạn cảm thấy tất cả những kỉ niệm liên quan tới người cũ đều ở cùng một nơi, hãy xem xét đến chuyện đi nghỉ mát một thời gian. Đi đến nơi mà bạn vẫn luôn ao ước nhưng chưa có cơ hội viếng thăm: có thể là Ấn Độ, Châu Âu, hoặc một nơi nào đó ở gần nhưng làm bạn cảm thấy xa lạ. Việc này là dành cho bạn, nên đừng lo lắng phải thết đãi bản thân. Đến một vùng đất mới sẽ làm bạn quên đi những kỉ niệm liên quan đến người cũ trong một thời gian ngắn, và bạn cũng có dịp chiều chuộng sự tò mò của bản thân như một đứa trẻ trong cửa hàng bánh kẹo. Hãy lên kế hoạch trở về nhà sau một tháng.
-
Nhận
thức
được
vấn
đề.
Hy
vọng
rằng,
sau
tất
cả,
bạn
vẫn
muốn
bước
ra
ngoài
và
tìm
kiếm
người
mà
bạn
thật
sự
muốn
gắn
bó
cùng.
Để
làm
được
việc
đó,
hãy
thừa
nhận
rằng
bạn
cần
phải
thay
đổi
một
vài
thứ
như
thói
quen,
tính
cách
và
cách
xử
sự.
Không
ai
trong
chúng
ta
là
hoàn
hảo,
nhưng
những
người
biết
thay
đổi
khi
cần
luôn
thành
công
trong
việc
duy
trì
các
mối
quan
hệ.
- Trao đổi với chuyên gia tình yêu hoặc nhà tâm lý. Các chuyên gia tình yêu hiểu được những gì làm nên một mối quan hệ và những gì giết chết nó. Trao đổi với chuyên gia sẽ giúp bạn hiểu được những khía cạnh trong mối quan hệ trước mà bạn cần thay đổi.
- Viết thư hoặc email cho người cũ để hỏi nhận xét. Bất kể bạn làm gì, đừng chất vấn hoặc đổ lỗi cho người ấy vì mối quan hệ đổ vỡ. Mục đích ở đây không phải là để phân thắng bại, mà để nhận ra lỗi sai. Nói cho họ biết là bạn đang cố gắng thay đổi bản thân và muốn nhận được nhận xét chân thành từ người biết rõ bạn. Hỏi người ấy một cách lịch sự để họ liệt kê những thứ thật sự đã làm ảnh hưởng đến mối quan hệ, và những gì bạn nên làm khác đi. Ghi nhớ những gì người ấy nói; người ấy không hề muốn làm tổn thương bạn, mặc dù sự thật sẽ làm mất lòng. Một bức thư nhẹ nhàng, đầy đủ ý nghĩa có thể giúp bạn hàn gắn mối quan hệ với người ấy. Kể cả khi hai người chỉ có thể là bạn bè, nó cũng là một bước đi đúng hướng.
- Tha thứ cho bản thân và người cũ. Chia tay với người mà bạn yêu thương làm bạn cảm thấy vô cùng hoang mang. Đừng đổ lỗi cho người ấy vì những sai lầm đã xảy ra: đây là một trò chơi dành cho cả hai người. Thay vì day dứt với lỗi lầm hoặc sự oán hận, hãy quên nó đi. Việc đổ lỗi chỉ làm bạn trở nên gay gắt; nếu bạn cố gắng sửa chữa những vấn đề xảy ra trong mối quan hệ trước, thì không có lý do gì để cảm thấy tội lỗi. Cố gắng quên đi những điều tiêu cực, để khi bạn yêu một người mới, bạn sẽ cho người ấy tất cả sự tin tưởng mà họ xứng đáng và sự tự tin vốn có của bạn.
-
Từ
từ
bắt
đầu
một
mối
quan
hệ
mới.
Hẹn
hò
sau
khi
chia
tay
cũng
giống
như
tìm
một
việc
làm
mới
trong
thị
trường
lao
động:
nếu
bạn
nghỉ
quá
lâu
trước
khi
tìm
được
công
việc
mới,
người
khác
sẽ
tự
hỏi
liệu
có
gì
đó
không
ổn
với
bạn
(mặc
dù
việc
nghi
ngờ
này
rất
nực
cười).
Việc
đau
buồn
khi
phải
chia
tay
với
người
mình
yêu
là
đúng,
nhưng
khi
bạn
tự
tách
mình
ra
khỏi
những
người
khác
càng
lâu
thì
sẽ
càng
khó
để
bắt
đầu
lại.
- Nhờ bạn bè mai mối. Bạn bè là những người giỏi nhất trong việc nhận xét tính cách của bạn. Họ biết những gì làm bạn yêu và những gì làm bạn ghét. Nhờ họ mai mối bạn với ai đó sẽ rất hiệu quả. Vì cả hai bạn đều quen cùng một người hoặc nhóm bạn, có nghĩa là hai bạn sẽ dễ dàng hòa hợp với nhau hơn. Chỉ cần bạn không đổ lỗi cho bạn bè nếu hai người không thành đôi; vì bạn bè có ý tốt nhưng họ không thể biết là bạn có thích hay không. Tuy nhiên, cứ hẹn hò, hãy nghĩ một cách lạc quan là bạn xứng đáng với tình yêu trong cuộc sống và háo hức được gặp người mới.
- Thử hẹn hò qua mạng. Mạng internet đã làm thay đổi cách chúng ta tương tác và liên hệ với người khác trong thế kỉ 21. Hẹn họ qua mạng có ít áp lực nhưng hiệu quả cao; bạn có thể chọn trò chuyện với người mà bạn muốn nhưng không làm cho người mà bạn muốn tránh cảm thấy bối rối. Nếu bạn muốn thử hẹn hò qua mạng, hãy chắc chắn rằng bạn điền thông tin cá nhân một cách trung thực. Điều đó có nghĩa là bạn sẽ đưa lên tấm hình chân thật nhất của bạn (nhưng không kém phần lộng lẫy!) và nói rõ những gì bạn thích và không thích. Nếu như bạn không muốn gặp gỡ ai đó và phát hiện là họ hoàn toàn khác so với trong ảnh, vậy thì tại sao lại làm thế với người khác?
- Hãy cứ thử, chỉ cần bạn trung thực. Có thể là bạn không muốn cam kết gắn bó với bất kỳ thứ gì ngay lúc này, sau khi vừa trải qua một mối quan hệ nghiêm túc. Vậy thì hãy chọn một mối quan hệ không quá gò bó, chỉ cần bạn cho đối phương biết chuyện gì đang diễn ra. Có lẽ bạn chưa muốn kể ngay cho người ấy biết về mối quan hệ cũ, nhưng hãy kể với họ – trước khi trở nên thân mật – rằng bạn chưa muốn phải cam kết cho một mối quan hệ. Việc này sẽ tốt cho cả hai phía: nó sẽ giúp bạn tìm ra người phù hợp và tránh làm tan nát trái tim đối phương như những gì bạn vừa trải qua.
Sau khi Mất đi Người thân[sửa]
-
Đừng
ngại
tỏ
lòng
thương
tiếc.
Mất
đi
người
thân
vô
cùng
đau
đớn,
nhưng
những
chuyện
đột
ngột
này
là
một
phần
của
cuộc
sống.
Thay
vì
giả
vờ
nghĩ
rằng
cái
chết
sẽ
không
bao
giờ
xảy
ra,
hãy
chấp
nhận
sự
thật
là
người
thân
đã
ra
đi
và
hãy
nhắc
nhở
bản
thân
rằng
cuộc
sống
là
vô
cùng
quý
giá.
Thương
tiếc
là
tỏ
lòng
tôn
kính
với
người
thân
yêu
cũng
giống
như
tỏ
lòng
cảm
kích
với
cuộc
sống.
- Nếu bạn theo tín ngưỡng tôn giáo, hãy tìm sự an ủi trong giáo lý. Lời lẽ trong giáo lý sẽ truyền cảm hứng cho những tín đồ tôn giáo trên khắp thế giới. Đọc những gì mà tôn giáo của bạn nói về cái chết – bạn sẽ học được những thứ mà bạn chưa từng biết. Nếu bạn ở trong một nhóm đức tin, hãy cùng cầu nguyện và thờ phụng với mọi người. Đừng ngại dựa vào họ khi cần, đó là những gì mà họ sẽ làm.
- Hãy khóc khi cần. Đừng nghĩ rằng bạn cư xử đúng mực trước mặt người khác. Bạn nên cư xử đúng với cảm giác của bạn: nếu bạn thấy buồn, hãy khóc. Khóc thường làm cho hầu hết mọi người cảm thấy tốt hơn khi họ chưa khóc[1]. Hãy tìm một bờ vai để dựa vào khi bạn khóc, vì cứ khóc một mình sẽ làm bạn cảm thấy bạn cô đơn trong thế giới này, nhưng thật ra là bạn không hề như vậy. Có rất nhiều người ở xung quanh bạn mặc dù không biết bạn đang làm gì nhưng vẫn yêu con người bạn.
- Nghi thức tang lễ, như đám tang, là rất quan trọng. Cho dù bạn chọn cách tưởng nhớ người thân đã mất như thế nào, hãy nhớ rằng nghi thức tiễn đưa là điều quan trọng. Nó giúp chúng ta chấp nhận sự ra đi của ai đó, mặc dù trước ngày tang lễ diễn ra trong suy nghĩ của chúng ta vẫn luôn phủ nhận sự thật này[2]. Tang lễ giúp ta tưởng nhớ người đã khuất và giúp chúng ta hàn gắn nỗi đau.
-
Học
cách
chấp
nhận.
Mất
đi
người
thân
yêu
sẽ
làm
cho
bạn
cảm
thấy
thật
không
công
bằng,
nhưng
đừng
cố
giữ
trong
lòng
sự
oán
giận
hoặc
căm
tức.
Bạn
sẽ
khỏe
mạnh
hơn
và
hạnh
phúc
hơn
khi
bạn
biết
chấp
nhận.
Sự
chấp
nhận
trong
trường
hợp
này
là
thừa
nhận
bạn
có
nặng
lực
hữu
hạn
và
cuộc
sống
của
bạn
không
thể
gắn
bó
hoàn
toàn
với
người
đã
ra
đi,
cho
dù
bạn
có
yêu
họ
rất
nhiều
khi
họ
còn
sống.
- Viết nhật ký như là một cách để chấp nhận sự mất mát. Dành 15 phút mỗi ngày – nếu hơn 15 phút mỗi ngày sẽ làm cho việc thương tiếc thêm tồi tệ[3] — viết về cảm giác của bạn, bạn yêu người đó như thế nào nào và tại sao, cuộc sống của bạn sẽ ra sao sau một năm. Viết ra suy nghĩ của bạn là cách tốt nhất để giải tỏa tâm trạng. Nó cũng là một cách để lưu lại cảm xúc của bạn. Việc này sẽ giúp bạn hiểu sâu hơn về cảm xúc của mình khi nhìn lại những gì đã viết.
- Thiền hoặc cầu nguyện. Thiền và cầu nguyện tạo ra niềm tin cơ bản cho sự chấp nhận: có nhiều điều trên thế giới này chúng ta vẫn chưa hiểu (có thể là không bao giờ hiểu), vì thế giới có rất nhiều thứ to lớn và vĩ đại hơn chúng ta. Khi bạn thiền, hãy cố gắng đạt đến trạng thái tâm tịnh, xua tan mọi mọi ý nghĩ từ sự tưởng tượng, và để khoảnh khắc đó cuốn đi buồn phiền. Chỉ khi bạn hoàn toàn bất lực, bạn mới đạt được sức mạnh. Khi cầu nguyện, hãy tìm đến đấng tối cao để có thêm sự hiểu biết, thừa nhận sự yếu kém của bản thân nhưng cố gắng học hỏi. Sự thỉnh cầu này là sự tin tưởng khi bạn tìm đến sự giúp đỡ của đấng tối cao.
-
Gặp
gỡ
mọi
người.
Nỗi
đau
về
mặt
tinh
thần
sau
khi
mất
đi
người
thân
yêu
không
thể
xoa
dịu
ngay
lập
tức.
Tuy
nhiên,
nó
sẽ
tan
biến
theo
thời
gian.
Với
sự
giúp
đỡ
từ
gia
đình
và
bạn
bè,
viết
thương
của
bạn
sẽ
thành
sẹo
–
không
còn
đau
khi
chạm
vào,
nhưng
trở
thành
ký
ức
về
chuyện
đã
qua
và
là
thông
điệp
chứng
tỏ
rằng
bạn
đã
vượt
qua
nỗi
đau
ấy.
- Nhờ sự hỗ trợ từ gia đình. Bất kể bạn gắn bó như thế nào với gia đình, hãy nhớ rằng mọi người yêu bạn sâu sắc chỉ vì bạn là chính bạn. Hãy tìm đến sự an ủi của họ. Ở bên họ lâu hơn khi có thể. Hãy để cho họ biết rằng bạn mong muốn được giúp đỡ họ bất kỳ khi nào họ cần bởi vì họ cũng có lúc đau buồn. Cho đi để được nhận lại. Tình thân là thứ mà ngay cả cái chết cũng không thể lấy đi.
- Ở bên cạnh bạn bè. Nếu bạn bè chưa thể đến với bạn, hãy là người chủ động mua thức ăn đến gặp họ, ở bên cạnh và chia sẻ yêu thương. Giống như gia đình, những người bạn tốt sẽ yêu thương bạn và cố gắng thấu hiểu những gì bạn đang trải qua. Hãy giành thời gian bên cạnh bạn bè để quên đi nỗi buồn; vì bạn đã đắm chìm trong buồn phiền một thời gian. Ra ngoài xem phim, ngắm nhìn thiên nhiên hung vĩ, hoặc chỉ đơn giản nói về thời trang, chính trị, hoặc thể thao là những gì bác sĩ khuyên bạn nên làm. Bạn bè sẽ nhắc nhở bạn tận dụng tốt thời gian của mình.
- Nếu người đã khuất là người yêu của bạn, hãy nghĩ đến việc hẹn hò một lần nữa. Tự hỏi bản thân: Người yêu của bạn muốn bạn bước tiếp, sống trọn vẹn và hạnh phúc hay cứ day dứt về sự mất mát của họ, tự phạt bản thân bằng sự vô cảm và cô đơn? Sẽ cần một khoảng thời gian để sẵn sàng yêu thêm một lần nữa, đặc biệt là khi hai người đã ở bên nhau một thời gian dài. Tuy nhiên, tiếp tục hẹn hò hay không là một việc cá nhân mà chỉ có bạn mới quyết định được. Nhưng hãy yên tâm là tình yêu có muôn hình vạn trạng, và có lẽ cách tuyệt nhất để tưởng nhớ đến người yêu cũ là dạy cho một người khác biết ý nghĩa của tình yêu đích thực.
Sau khi Mất Việc hoặc Thôi Việc[sửa]
-
Xác
định
mục
tiêu
của
bạn.
Bạn
muốn
làm
gì
trong
cuộc
đời?
Câu
trả
lời
cho
câu
hỏi
này
sẽ
giúp
bạn
xác
định
được
bạn
muốn
gì
trong
công
việc
tiếp
theo.
Bạn
có
thích
làm
việc
ngoài
trời,
với
thiên
nhiên
không?
Giúp
đỡ
người
khác
thì
sao?
Bạn
muốn
giàu
có
và
không
ngại
hy
sinh
thời
gian
dành
cho
gia
đinh
và
trải
qua
những
đêm
không
ngủ.
Xác
định
mục
tiêu
và
con
đường
sự
nghiệp
tiếp
theo
sẽ
giúp
bạn
đạt
được
chúng.
- Bạn muốn tiếp tục làm việc trong lĩnh vực cũ hay chuyển sang lĩnh vực mới? Các chuyên gia nói rằng trung bình một người sẽ thay đổi công việc bảy lần trong cuộc đời.[4] Hãy tự hỏi bản thân bạn có hài lòng với công việc cũ không. Nếu bạn không hài lòng, thử xác định xem đó là vì thực trạng của công việc (ví dụ như là một người sếp tồi tệ, vì người giỏi sẽ làm cho công việc của bạn tuyệt vời) hay thực trạng của cả nền công nghiệp.
- Khi xem xét đến một lĩnh vực mới, hãy tự hỏi: Nếu tiền bạc không phải là vấn đề, thì tôi sẽ làm việc gì chỉ đơn giản là vì tôi yêu nó? Bất kể câu trả lời của bạn như thế nào, bạn sẽ có cơ hội tìm được công việc mà bạn muốn. Nếu không có công việc phù hợp với câu trả lời của bạn, hãy tính đến việc tạo ra dịch vụ hoặc sự nghiệp kinh doanh riêng của chính bạn. Lợi ích của việc làm chủ bản thân là rất nhiều, nhưng điều quan trọng nhất là bạn được tự đặt ra mức lương cho bản thân.
- Có thể là bạn không có câu trả lời cho câu hỏi trên. Bạn biết bạn không muốn làm gì, nhưng không biết bạn muốn làm gì. Đừng lo: có rất nhiều người ở cùng tình trạng như bạn. Làm một bài kiểm tra tính cách — được ước tính là có khoảng 2.500 bài[5]— hoặc đọc những quyển sách truyền cảm hứng. Nhiều loại sách với thông tin bổ ích, hấp dẫn, đa chiều được viết dành riêng cho những người muốn đổi công việc và tìm việc. Ba quyển sách mà bạn có thể tham khảo ngay là What Color Is Your Parachute? (Chiếc dù và hướng đi thông minh) của tác giả Richard Nelson Bolles, Do What You Are (tạm dịch "Hãy làm việc mà bạn muốn") của Barbara Barron-Tieger, và The Adventures of Johnny Bunko (Cuộc phiêu lưu của Johnny Bunko) của Daniel H. Pink.
-
Dựa
vào
mạng
lưới
quan
hệ
trong
cuộc
sống.
Bởi
vì
thật
sự
là
như
vậy.
Nhiều
người
chỉ
ứng
tuyển
vào
những
công
việc
mà
họ
tìm
thấy
trên
mạng
mà
không
dùng
đến
sức
mạnh
của
các
mối
quan
hệ.
Mạng
lưới
quan
hệ
của
bạn
là
những
người
xung
quanh
bạn
có
thể
là
các
chuyên
gia,
người
có
thể
giúp
bạn
tìm
việc.
(Hãy
nhớ
rằng,
việc
xây
dựng
mạng
lưới
quan
hệ
cũng
có
nghĩa
là
bạn
sẽ
giúp
đỡ
những
người
khác).
Nhiều
người
không
hề
biết
rằng
một
số
công
việc
không
được
đăng
trên
các
trang
mạng
tìm
việc,
hoặc
nhiều
công
ty
tạo
ra
công
việc
cho
người
mà
họ
muốn.
- Tham gia các buổi hướng nghiệp. Buổi hướng nghiệp chủ yếu là để bạn lấy thông tin nên nó ít trang trọng hơn so với một buổi phỏng vấn thật sự và bạn cũng không cần mong đợi người được phỏng vấn sẽ tuyển dụng bạn. Ngoài ra, tham gia buổi hướng nghiệp giúp bạn có cái nhìn sâu hơn về việc làm và mở rộng mạng lưới quan hệ. Mời một chuyên gia trong lĩnh vực mà bạn yêu thích đi ăn trưa hoặc uống cà phê, nói với họ rằng bạn chỉ muốn gặp họ trong 20 phút và đưa ra những câu hỏi sâu sắc về sự nghiệp và công việc của họ. Cuối buổi nói chuyện, hãy nhờ họ giới thiệu thêm ba người mà bạn nên gặp. Nếu may mắn, họ sẽ ấn tượng với bạn và có thể giúp bạn tìm một công việc.
- Chuẩn bị bài giới thiệu bản thân. Bài giới thiệu bản thân này sẽ được trình bày ngắn gọn với các chuyên gia trong 30 giây bao gồm bạn là ai và mục tiêu của bạn là gì. Việc đưa thông tin ngắn gọn là rất cần thiết trong những sự kiện nơi mà bạn gặp gỡ rất nhiều người và bạn cần phải giới thiệu bản thân. Nên nhớ giới thiệu bản thân một cách ngắn gọn nhưng đầy hấp dẫn. Khi ai đó yêu cầu bạn giới thiệu bản thân, họ không muốn mất 5 phút để nghe bạn kể về thời đại học hoặc quá trình công tác một cách khô khan. Họ muốn nghe gì đó ngắn gọn, súc tích và ấn tượng. Nếu bạn cho họ những gì bạn muốn thì bạn đang đi đúng hướng!
- Tham dự những sự kiện chuyên ngành và mở rộng mối quan hệ. Có thể là khi còn đi học bạn đã có dịp làm quen với hội cựu sinh viên quy mô và năng động, họ thường tổ chức các bữa tối gặp mặt hàng tuần hoặc mỗi hai tháng. Hoặc bạn có cơ hội tham gia sự kiện chuyên ngành mà bạn thường đến khi còn làm công việc cũ. Bất kể là gì, hãy nhớ ra ngoài và gặp gỡ mọi người. Gặp các chuyên gia là cách tuyệt vời nhất để tìm được một công việc. Nếu bạn thông minh, thu hút, vui tính và đáng yêu, mọi người sẽ chú ý và muốn giúp đỡ bạn. Hãy nhớ làm việc tương tự cho những người khác. Nét đẹp của mạng lưới quan hệ là mọi người đồng ý giúp đỡ lẫn nhau.
-
Theo
đuổi
ước
mơ.
Có
lẽ
bạn
đã
biết
điều
này.
Bạn
không
thể
tìm
được
việc
nếu
bạn
không
chủ
động
tìm
kiếm.
Vậy
nên
hãy
đứng
dậy,
ngừng
ngay
trò
chơi
điện
tử,
ăn
vận
lịch
sự
và
bước
ra
ngoài.
Cách
duy
nhất
để
bạn
tìm
được
việc
là
liên
hệ
với
những
người
khác
thay
vì
đợi
họ
tìm
đến
bạn.
- Tự tìm thông tin. Liệt kê danh sách những nơi hoặc những người mà bạn muốn được cộng tác. Sau đó, tìm hiểu thật kỹ về họ. Tìm hiểu lịch sử, sứ mệnh và những điều thực tiễn của họ. Ngoài ra, hãy ăn trưa với một trong những nhân viên của họ nếu như có thể. Có nhiều thứ bạn không thể kiểm soát được khi tìm việc, nhưng bạn có thể kiểm soát nỗ lực tìm kiếm thông tin. Dành nhiều thời gian tìm hiểu kỹ công ty mà bạn muốn ứng tuyển hơn những ứng cử viên khác, nếu bạn được phỏng vấn, những nỗ lực của bạn sẽ được đền đáp.
- Chủ động tiếp thị bản thân. Bạn có thể gọi điện thoại hoặc gặp trực tiếp. Lên danh sách các tổ chức, công ty, hoặc người mà bạn muốn làm việc cùng, và gọi cho họ hoặc gặp trực tiếp tại văn phòng. Xin được nói chuyện với đại diện phòng Nhân sự và hỏi xem họ có vị trí nào đang tuyển dụng không. Nếu họ có, hãy chứng minh rằng bạn phù hợp với vị trí đó, thể hiện sự hiểu biết của bạn về những thực tiễn và mục tiêu của họ. Gửi hồ sơ của bạn hoặc email cho công ty sau buổi trò chuyện. Nếu bạn tạo được ấn tượng tốt cho đại diện phòng Nhân sự, bạn sẽ có cơ hội trúng tuyển cao hơn khi đến buổi phỏng vấn.
Lời khuyên[sửa]
- Đừng bao giờ nói: "Tôi nên làm khác đi" hoặc "nếu như tôi đưa họ đến bác sĩ sớm hơn thì…". Việc đổ lỗi cũng như tự đầu độc chính mình. Hãy chấp nhận những thứ đã xảy ra và tiếp tục sống bởi vì thật sự là bạn không thể thay đổi gì cả.
- Đừng bao giờ giữ trong lòng những suy nghĩ tiêu cực, gạt bỏ nó và thay thế bằng suy nghĩ tích cực, ví dụ như thay vì nghĩ “Tôi không đủ khả năng để làm công việc này” hãy nghĩ rằng “Đây là công việc hoàn toàn phù hợp với tôi” hoặc từ bỏ suy nghĩ “Tôi không còn trẻ để đi học” và thay thế bằng “Việc học không bao giờ là muộn và tôi háo hức khi được đến trường”. Hãy nghĩ theo chiều hướng tốt và đừng bao giờ nghĩ theo hướng xấu.
- Bạn luôn luôn có thể tiếp tục sống. Tin tưởng vào bản thân và đừng để những chuyện buồn làm bạn chùn bước.
- Sắp xếp lại nội thất. Đôi khi kỉ niệm trong một căn phòng hoặc ngôi nhà rất khó để xóa bỏ. Hãy dành thời gian để thay đổi vị trí đồ nội thất, tranh ảnh… Việc này sẽ đem đến cảm giác mới mẻ và những kỉ niệm trong nơi chốn mới sẽ chỉ còn là của riêng bạn.
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ http://www.webmd.com/balance/features/why-we-cry-the-truth-about-tearing-up
- ↑ http://griefwords.com/index.cgi?action=page&page=articles%2Fritual.html&site_id=3
- ↑ http://www.medicinenet.com/loss_grief_and_bereavement/page5.htm#how_can_people_cope_with_grief
- ↑ http://www.bizcommunity.com/Article/196/22/38336.html
- ↑ http://www.newyorker.com/reporting/2012/10/08/121008fa_fact_marx