Bắt đầu kế hoạch phát triển bản thân

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Vào thời điểm nào đó, ai cũng đều muốn cải thiện hoặc thay đổi một vài điều trong cuộc sống. Một kế hoạch phát triển bản thân có thể giúp bạn đạt được những mục tiêu mình luôn mơ ước. Dù bạn muốn chinh phục thêm nhiều thử thách, tăng cường năng suất làm việc hoặc thay đổi những thói quen không lành mạnh, việc lập kế hoạch phát triển bản thân là một cách tuyệt vời để đảm bảo thành công của bạn.

Các bước[sửa]

Trở thành người Có Mục tiêu[sửa]

  1. Xác định điều mà bạn muốn thay đổi[1]. Chuẩn bị một mảnh giấy, hoặc bắt đầu một cuốn nhật ký mới. Viết ra những mặt không suôn sẻ trong cuộc sống của bạn. Nhiều chuyên gia tin rằng sẽ tốt hơn khi mỗi lần bạn chỉ hướng tới một mục tiêu để giữ mình tập trung, tuy nhiên, bạn có thể muốn thực hiện nhiều mục tiêu cùng lúc. Xác định những lĩnh vực cụ thể trong cuộc sống đã tạo gánh nặng cho bạn trong nhiều năm tháng. Ví dụ, nếu bạn hút thuốc, bây giờ chính là thời điểm thích hợp để quyết tâm từ bỏ! Một số lĩnh vực bạn nên cân nhắc:
    • Sức khỏe và sự cân đối
    • Các mối quan hệ
    • Sự nghiệp
    • Tài chính
    • Những thói quen và lựa chọn lối sống
    • Giáo dục
  2. Viết ra các mục tiêu của bạn. Lấy một tờ giấy và bắt đầu viết ra những điều bạn muốn đạt được. Khi bạn viết ra những mục tiêu của mình, nhiều nghiên cứu cho thấy bạn sẽ tích cực dốc sức thực hiện chúng hơn.[2] Tạo ra bốn đề mục phía trên cùng trang giấy. Đề mục đầu tiên nên là "Lĩnh vực Mục tiêu" và bốn đề mục sau đó nên là "Một Tháng," "Sáu Tháng," "Một Năm," và "Năm Năm." Nếu muốn, bạn có thể tiếp tục với "Mười Năm" và tương tự như vậy. Dưới phần lĩnh vực mục tiêu, hãy lên danh sách những điều bạn muốn thay đổi. Ví dụ, "Sự nghiệp" hoặc "Tài chính." Phía dưới các đề mục thời gian, hãy viết ra những điều mà bạn muốn mình thay đổi được vào thời điểm đó.
    • Chắc chắn rằng những mục tiêu của bạn được viết dưới dạng câu khẳng định. Ví dụ, "Tôi sẽ..." chứ không phải là "Tôi có thể" hay "Tôi hy vọng rằng..." Các tuyên bố của bạn càng tự tin bao nhiêu thì chúng sẽ thúc đẩy bạn nhiều bấy nhiêu.
    • Viết ra cụ thể những mục tiêu của mình. Ví dụ, thay vì viết "Tôi sẽ giảm cân", hãy thử "Tôi sẽ giảm 2 cân bằng cách tăng cường vận động và giảm thiểu năng lượng hấp thụ."
    • Ở phía dưới cùng của trang giấy, hãy tạo một phần với tên gọi "Các bước Hành động" và viết ra những bước bạn cần thực hiện để thúc đẩy bản thân hướng tới mục tiêu. Ví dụ, "Tôi sẽ đi bộ một cây rưỡi mỗi ngày" hoặc "Tôi sẽ ăn một phần rau trộn mỗi ngày."
  3. Chắc chắn rằng các mục tiêu của bạn có thể thực hiện được.[3] Bạn có đủ kỹ năng, kiến thức, công cụ và tài nguyên để biến những mục tiêu của mình thành hiện thực không? Ví dụ, bạn có thể cân nhắc tham gia một lớp học ban đêm, đầu tư vào trang thiết bị thể dục, hoặc thuê cố vấn kinh doanh. Nếu đã làm tất cả mọi việc trong khi chuẩn bị, bạn sẽ có nhiều cảm hứng và sẵn sàng hơn để thực hiện những mục tiêu của mình.
  4. Tìm một cố vấn. Đa số các doanh nhân thành đạt thường có những cố vấn tuyệt vời trên suốt chặng đường của họ. Hãy tìm một doanh nhân, vận động viên hoặc người của công chúng thành đạt mà bạn ngưỡng mộ. Nếu bạn quen biết với họ, hãy hỏi thử liệu họ có hứng thú để tư vấn cho bạn hay không. Nếu bạn không biết họ, hãy tìm hiểu về cách thức họ đạt được những mục tiêu của chính mình. Học hỏi những điều họ đã làm và tìm nguồn cảm hứng cũng như động lực từ họ. Nhiều khả năng họ sẽ có một trang blog hoặc một bài viết chia sẻ câu chuyện thành công của chính mình. Ví dụ, "Tôi đã kiếm được một triệu đô-la đầu tiên như thế nào..."[4]

Tin tưởng vào Bản thân[sửa]

  1. Có lòng tin vào bản thân và quá trình cố gắng của chính bạn. Bước đầu tiên để xác định mục tiêu là bạn phải có lòng tin vào thành công của chính mình. Nếu không tin rằng mình hoàn toàn có thể thay đổi cuộc sống của bản thân và đạt được những điều mà mình mong muốn, tốt nhất bạn nên từ bỏ việc xác định mục tiêu và làm điều khác đi. Nếu bạn nghi ngờ bản thân mình, hãy quan sát thế giới xung quanh. Tất cả mọi thứ đều bắt đầu với một ý nghĩ duy nhất! Hãy loại bỏ những tiếng nói tiêu cực trong bạn, chẳng hạn như "tôi có đủ tốt không?" Có, bạn đủ tốt.[5]
  2. Dốc hết sức lực của bạn[6]. Nếu bạn cảm thấy rằng sự cam kết của mình đang dao động, hãy đọc lại những mục tiêu bạn đã đặt ra. Đồng thời, hãy viết về cách thức và lý do bạn sẽ cam kết thực hiện từng mục tiêu; tại sao những mục tiêu này lại quan trọng với bạn, chúng có ý nghĩa như thế nào với bạn, vì sao thành quả lại cần thiết và bạn sẽ làm gì để biến chúng trở thành hiện thực. Nếu không dốc hết sức lực của mình, sẽ rất khó để bạn bước tiếp. Trong quá trình chinh phục các mục tiêu, có thể bạn sẽ muốn kiểm tra lại mức độ cam kết của chính mình.
    • Tự hỏi rằng bạn có đang nỗ lực hết mình hay không.
    • Kiểm tra lại để chắc chắn rằng bạn đang theo đuổi từng mục tiêu.
    • Nếu bạn vấp ngã, hay chắc chắn rằng bạn sẽ muốn cam kết trở lại và tiếp tục tiến lên.
    • Học hỏi từ kinh nghiệm của bạn, dù thành công hay thất bại.[5]
  3. Hình dung thành quả của bạn. Nhiều chuyên gia tin rằng việc dành ra vài phút mỗi ngày để hình dung về những mục tiêu cụ thể sẽ tạo tác động đáng kể tới mức độ thành công của bạn. Trong vài trường hợp, các nghiên cứu đã cho thấy rằng việc rèn luyện tinh thần cũng có hiệu quả tương tự như rèn luyện thể chất vậy. Trước khi đi ngủ vào mỗi đêm, hãy thử nhắm mắt và hình dung thành công của bạn.[7]
  4. Trò chuyện với một người bạn về mục tiêu của bạn[8]. Trò chuyện với những người ủng hộ bạn, ví dụ như gia đình và bạn bè, về những mục tiêu cá nhân sẽ tạo cảm hứng để bạn hoàn thành chúng cũng như khiến cam kết của bạn vững vàng hơn. Bạn bè và gia đình của bạn đôi lúc sẽ hỏi về tiến độ của bạn, giúp bạn giữ tập trung vào những mục tiêu đã đặt ra. Nếu không kể với ai về những mục tiêu của bản thân, bạn sẽ dễ dàng từ bỏ chúng mà không cảm thấy chút hối hận nào.
  5. Luôn có thái độ tích cực. Tất cả những người thành công đều từng mơ ước những điều không tưởng, nhưng thay vì để khó khăn khiến họ dừng bước, họ quyết định tiến lên. Hãy giữ cho suy nghĩ của mình luôn tích cực, vì ý nghĩ của bạn chính là những trở ngại lớn nhất trên con đường hướng tới thành công. Khi bạn đang lái xe, hoặc lúc ở nhà, hãy mở một đĩa CD nào đó tạo cảm hứng cũng như động viên bạn vững bước. Hãy nhớ quan sát bức tranh toàn cảnh.
    • Đừng để chuyện bé xé ra to.
    • Đừng để những nỗi sợ hãi mơ hồ ngăn trở bạn thực hiện những điều mình mong muốn.
    • Tìm những điểm tích cực trong hoàn cảnh tiêu cực.
    • Nỗ lực hết sức để gây dựng và sống trong một môi trường tích cực.
    • Tạo ra giá trị và sự tích cực tới cuộc sống của những người xung quanh.

Trở nên Quy củ hơn[sửa]

  1. Lập danh mục các nguồn lực. Có rất nhiều cách để tự giáo dục nhằm tiếp thu thêm kiến thức về các lĩnh vực mà bạn muốn trau dồi. Tiếp xúc với thông tin về những chủ đề mà bạn cam kết cải thiện sẽ giúp bạn theo kịp được những tiến bộ gần đây nhất trong các lĩnh vực ưa thích, đồng thời tạo nguồn cảm hứng cho bạn.
    • Đọc báo chí địa phương để biết thêm về các lớp học.
    • Đến thư viện địa phương và tìm sách để đọc.
    • Học hỏi từ kinh nghiệm, kiến thức của người khác và đăng ký một khóa học hoặc chuyên đề trên mạng tạo cảm hứng cho bạn.
    • Hỏi những người bạn đã thành công trong những lĩnh vực mà bạn muốn cải thiện và các nguồn tài nguyên mà họ đã sử dụng.
  2. Luôn ghi chép. Ghi chép là một quá trình chủ động và khiến bạn trở thành người chủ động học hỏi. Trong quá trình theo dõi chuyên đề hoặc lắng nghe một đĩa CD truyền cảm hứng, hãy viết ra những điều bạn đã học được. Những điều đó sẽ được áp dụng vào cuộc sống của bạn như thế nào? Việc ghi chép sẽ giữ cho những thông tin mà bạn đang học hỏi luôn tươi mới và giúp bạn theo dõi tiến độ của chính mình.
  3. Xem xét mục tiêu của bạn mỗi tuần. Thật lòng mà nói, nếu không nghĩ về những mục tiêu của mình, bạn sẽ không thể biến chúng thành sự thật. Nếu bạn không cố gắng thực hiện mục tiêu của mình, chúng sẽ đơn thuần chỉ là những điều ước. Vào một khoảng thời gian định sẵn, giả dụ như mỗi buổi sáng thứ hai, hãy xem lại tiến bộ của bạn trong tuần trước và đặt ra những công việc mới cho tuần tiếp theo, những bước đi sẽ thúc đẩy bạn đến gần mục tiêu cuối cùng hơn. Đọc lại những mục tiêu của mình hàng tuần sẽ nhắc nhở bạn về tầm quan trọng của chúng và giúp bạn nhận thức rõ ràng về những điều mình thực sự mong muốn trong cuộc sống.[9]
    • Kiểm tra xem bạn có đang theo kịp những thời hạn mình đã đặt ra hay không. Có lẽ bạn cần hành động với tần suất cao hơn và thực hiện thêm nhiều bước nhỏ để đạt được các mục tiêu của mình.
    • Hãy chắc chắn rằng bạn vẫn đang thử thách chính mình. Nếu mục tiêu đang trở nên quá dễ dàng để đạt được, có thể bạn sẽ muốn chúng khó khăn hơn đôi chút bằng cách thêm vào một vài yếu tố mới. Ví dụ, "Tôi chạy ba cây số mỗi ngày" thay vì "Tôi chạy 750 mét mỗi ngày."
    • Kiểm tra xem các mục tiêu có còn tạo cảm hứng cho bạn hay không. Nếu không, hãy điều chỉnh chúng cho đến khi bạn cảm thấy hứng khởi hơn.

Lời khuyên[sửa]

  • Bắt đầu với những mục tiêu mà bạn có thể đạt được trong thời gian ngắn, bạn sẽ không bị nản chí bởi khoảng thời gian cần thiết để hoàn thành.
  • Đừng nóng vội. Hãy thực hiện từng bước một để đạt được những kết quả tích cực.
  • Ăn mừng thành công khi bạn hoàn tất một mục tiêu mà mình đặt ra.
  • Khi tìm kiếm thông tin, hãy lựa chọn những quyển sách, đĩa CD và các khóa học liên quan. Ví dụ, nếu bạn muốn trả hết nợ nần, hãy tìm đọc những quyển sách về sự tự do tài chính.
  • Có một người đồng minh đáng tin cậy để đảm bảo rằng bạn sẽ không từ bỏ.

Cảnh báo[sửa]

  • Hãy nhớ rằng những thay đổi này cần thời gian. Kiên định theo đuổi chúng sẽ đem tới thành công thực sự cho bạn.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây