Bắt thằn lằn làm thú cưng

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Bạn có muốn nuôi một con thú cưng yên tĩnh, sạch sẽ, không cần quá nhiều không gian và thời gian chăm sóc? Giải pháp cho bạn đó là thằn lằn. Chúng dễ tìm, dễ bắt và nhất là “dễ nuôi”.[1]

Các bước[sửa]

Chuẩn bị nhà cho thú cưng mới[sửa]

  1. Lấy một bể kính với chiều dài khoảng 60cm, rộng 30cm và sâu 30cm. Hãy chắc chắn bể rằng không có bất kì kẻ hở nào để thằn lằn trốn thoát.[2]
  2. Sử dụng đèn UVB hoặc miếng lót nhiệt để nhà mới của chú thằn lằn có nhiệt độ thích hợp. Thằn lằn là loài động vật máu lạnh sống phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường bên ngoài. Nhiệt độ trong bể thấp nhất là 27 độ C và ở khu vực tắm nắng là 35 độ C.[2]
    • Không sử dụng đá đã được nung nóng vì có thể làm cho thằn lằn bị bỏng.
  3. Chọn lót sàn dễ dàng giặt sạch. Khăn giấy và giấy báo là những vật dụng rẻ tiền dễ thay đổi phù hợp cho thằn lằn có kích thước vừa và nhỏ.
  4. Thêm vào bể những loại cây có nhánh nhỏ, vỏ cây hoặc hộp để trốn. Thằn lằn thích tự vệ bằng cách ẩn náu.[2]

Bắt thằn lằn[sửa]

  1. Xác định vị trí khu vực mà bạn có thể nhìn thấy thằn lằn thường xuyên. Thằn lằn thích nơi ấm áp và ánh sáng mặt trời ,vì vậy hãy tìm những nơi có nhiều nắng.
  2. Bắt thằn lằn bằng cách đặt bẫy hoặc sử dụng cần câu.
    • Đặt bẫy: Tìm một hộp không mùi và cắt một khe hở. Đặt hộp vào nơi mà bạn nhìn thấy thằn lằn và để thêm mồi côn trùng sống. Kiểm tra bẫy hai hoặc ba lần một ngày. Có thể mất vài ngày để bắt được thằn lằn, do đó hãy chắc chắn mồi phải được thay khi cần thiết.
    • Sử dụng cần câu thằn lằn: Tìm một chiếc gậy dài ít nhất 01 m và một đoạn chỉ nha khoa. Buộc chỉ nha khoa vào một đầu gậy. Tạo một nút thòng lọng ở đầu dây vừa đủ to với cổ của thằn lằn. Từ từ tiếp cận con thằn lằn và nhẹ nhàng vòng thòng lọng vào cổ của nó. Thời gian lý tưởng nhất để bắt thằn lằn là vào buổi sáng vì chúng chưa kịp sưởi ấm và sẽ di chuyển chậm hơn.[3]
  3. Xác định xem thằn lằn của bạn thuộc giống nào bằng cách truy cập Thế giới Động vật. Tắc kè, tắc kè hoa, và thằn lằn bóng chân ngắn là các loại thằn lằn phổ biến có thể làm thú cưng.

Tiếp cận thằn lằn[sửa]

  1. Cầm thú cưng mới của bạn một cách cẩn thận. Thằn lằn, như bao động vật khác, cũng có thể cảm thấy đau đớn. Một số dấu hiệu cho thấy nó đang khó chịu như cắn, vùng vẫy, cào, và muốn lẩn trốn.[4]
  2. Nắm thằn lằn trong tay và giữ yên đầu nó giữa ngón tay cái và ngón tay trỏ của bạn.
    • Nắm chặt nó trong tay của bạn, giữ một trong hai chân trước của nó giữa ngón cái và ngón trỏ. Tuy nhiên với phương pháp này, con thằn lằn dường như có khả năng sẽ vùng vẫy và cắn bạn.[5]
  3. Đặt một tay nhẹ nhàng lên lưng thằn lằn. Dùng tay kia nắm quanh sườn với một lực vùa đủ để giữ nó nằm yên.
  4. Đảm bảo kiểm soát toàn bộ trọng lượng cơ thể và chiều dài của thằn lằn để nó thoải mái. Hãy bình tĩnh và vuốt ve nó một cách dịu dàng.[4]

Chăm sóc thằn lằn[sửa]

  1. Cung cấp nước cho thằn lằn hàng ngày. Tùy thuộc vào loại thằn lằn, dùng một bình đựng nước cạn, một bát nước có bọt bong bóng (đối với loài thằn lằn thích uống nước có bọt), hoặc phun sương vào vách bể hàng ngày (đối với loài thằn lằn sống trên cây và sa mạc).[2]
  2. Mua côn trùng như dế sống, sâu nhỏ hoặc ấu trùng từ các cửa hàng thú cưng để cho thằn lằn ăn từ 5 đến 7 lần một tuần. Hãy chắc chắn mua côn trùng có kích thước phù hợp cho thằn lằn của bạn.[6]
    • Bỏ 6 con côn trùng vào bể để xem thằn lằn sẽ ăn bao nhiêu con. Thức ăn "thừa" có thể gây nguy hiểm cho thằn lằn trong khi nó đang ngủ, vì vậy điều quan trọng là không cho quá nhiều côn trùng vào bể.
  3. Làm sạch bể bất cứ khi nào nó có mùi hôi hoặc thấy có chất thải động vật.
    • Thay lót sàn. Nếu là giấy, bỏ toàn bộ và thay thế bằng khăn giấy hoặc báo mới. Nếu là sỏi hoặc thảm, giặt sạch sẽ và đặt lại vào bể.
    • Làm sạch khung bể. Một phương pháp hiệu quả là trộn rượu với nước theo tỉ lệ 1:2 và thêm vào 1-2 giọt nước rửa chén. Nhớ lau bể thật khô.[2]

Lời khuyên[sửa]

  • Nếu thằn lằn trốn thoát, hãy đi tìm ngay lập tức.
  • Đừng thả thằn lằn trở lại tự nhiên nếu đã nhốt nó trong thời gian dài.
  • Không nuôi nhiều thằn lằn đực
  • Đối với phối giống: đảm bảo bạn có đủ không gian và chỉ có một đực. Sự kết hợp giống tốt nhất là một đực và bốn cái.

Cảnh báo[sửa]

  • Kéo cổ chú thằn lằn ra khỏi thòng lọng cần câu càng nhanh càng tốt nếu không nó có thể vùng vẫy và gây ngẹt thở chính mình.
  • Đảm bảo bạn có các biện pháp phòng ngừa thích hợp khi tiếp xúc với vật nuôi mới. Thằn lằn cũng như tất cả động vật khác, có thể mang mầm bệnh và gây nhiễm trùng.[7]

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây