Bế sóc sin sin

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Thỏ, chuột nhảy và chuột lang được nuôi phổ biến để làm cảnh, tuy nhiên sóc sinsin lại là một loài thú cưng rất thú vị. Cũng như thỏ, chuột nhảy, chuột lang thì sóc sinsin thuộc loài gặm nhấm với bộ lông mềm và chiếc đuôi dài vừa phải.[1] Loài sóc bắt nguồn từ Nam Mỹ này sẽ cảm thấy thoải mái nếu chúng được nuôi dạy từ khi còn nhỏ. Hãy học cách bế một cách thuần thục để lũ sóc sinsin cảm thấy an toàn.

Các bước[sửa]

Cho sóc sinsin làm quen với bạn[sửa]

  1. Cho chúng thời gian. Nếu bạn là chủ nhân mới của chúng, hãy để chúng thích nghi với lồng nuôi mới của mình. Cho sóc vài ngày làm quen với các vật dụng trong nhà. Khi bạn sẵn sàng cho việc gặp gỡ, hãy rửa tay thật sạch. Đảm bảo rằng bàn tay của bạn luôn được sạch sẽ và không có bất cứ mùi hương nào khác ngoài mùi cơ thể của bạn.
  2. Để chú sóc sinsin quen với bạn. Sử dụng thức ăn để tiếp cận chúng một cách thân thiện. Nắm một ít thức ăn (cỏ khô, rau xanh hay một mẩu xương rồng nhỏ) trong lòng bàn tay, giữ cho bàn tay được bằng phẳng. Sóc sinsin sẽ đến gần để do thám. Hãy để chúng đánh hơi và tự lấy thức ăn từ tay người.[2]
    • Khi chú sóc đã cảm thấy thoải mái và bắt đầu gặm nhấm, hãy giữ thức ăn trên ngón tay. Cho sóc ăn bằng tay khoảng một vài ngày cho đến khi nó thật sự thoải mái.

Tiếp cận sóc sinsin[sửa]

  1. Tiếp cận sóc sinsin một cách chậm rãi. Hầu hết sóc sinsin đều khá nhát, vì vậy bạn cần thật chậm rãi và ít áp đảo. Chúng không thường xuyên cắn ai tuy nhiên vẫn có thể cắn khi cảm thấy sợ.[1]
  2. Trò chuyện một cách nhẹ nhàng và tránh làm sóc hoảng sợ. Những con sóc sinsin thường ngủ ngày và hoạt động nhiều về đêm. Đây là lý do vì sao chúng thích môi trường yên tĩnh vào ban ngày.[1]
    • Nên nhớ rằng, sóc sinsin thuộc động vật gặm nhấm và là thú săn mồi. Điều này đồng nghĩa với việc chúng thường chạy và trốn để phòng vệ. Nếu chú sóc né tránh, bạn cũng đừng nên đuổi theo.[3] Bị rượt đuổi chỉ làm cho chúng càng thêm hoảng sợ.

Cầm và bế sóc sinsin[sửa]

  1. Giữ sóc bằng một chiếc khăn bông. Hãy dùng găng tay bằng da hoặc khăn bông để đón lấy thú cưng của bạn, nhất là khi đối tượng là một chú sóc sinsin ưa ngọ nguậy. Điều này sẽ giúp bảo vệ tay của bạn nếu bị cắn. Hãy cứ giữ sóc bằng chiếc khăn trong lòng bàn tay và âu yếm nó một lúc. Tuy chỉ vài phút ngắn ngủi nhưng điều này sẽ mang đến thành công trong việc làm quen với người bạn mới nếu như bạn thật sự cố gắng.[2]
    • Bế sóc bằng một chiếc khăn bông cũng sẽ tránh làm chúng bị bẩn và rụng lông. Nên nhớ rằng chỉ được dùng những chiếc chăn nhẹ hoặc khăn lông. Ôm ấp chú sóc quá lâu sẽ khiến nhiệt độ cơ thể nó bị tăng cao.[4]
  2. Đặt tay của bạn xung quanh ngực sóc sinsin một cách nhẹ nhàng. Nên đặt lòng bàn tay dưới bụng sóc và đồng thời xòe các ngón tay lên trên lưng. Như vậy thì khi bạn nhấc lên hay di chuyển bàn tay cũng sẽ nâng đỡ thân sau và hai chi sau của chú sóc.[5]
    • Hoặc, bạn có thể đón lấy sóc từ đằng sau tại vị trí giữa đuôi và bụng dưới. Đặt chúng lên trên cánh tay còn lại để tránh làm chấn thương. Không được đong đưa sóc.[1][6][7]
  3. Bế sóc sinsin đặt ngay thân trên của chúng ta. Ôm chúng giữa ngực và hai tay của bạn một cách cẩn thận. Nên nhớ rằng một tay của bạn phải đặt ngay phần thân dưới và chân của chúng. Nếu bạn nhổ lông của chú sóc, rất có thể sẽ để lại một mảng da bị trụi lông và phải mất vài tháng mới có thể mọc lại được.[1][8]
    • Một vài con sóc sinsin rất thích được người khác nâng 2 chân trước của mình vì điều này cho phép chúng được ngồi ở tư thế thẳng đứng.
  4. Đặt chúng trở lại lồng nuôi một cách chậm rãi và nhẹ nhàng. Khi đang bế sóc sinsin, hãy nhẹ nhàng hạ người và mở cửa lồng. Nên nhớ rằng không được ôm quá chặt. Đưa chúng qua cổng một cách cẩn thận và đặt vào bên trong lồng nuôi. Bạn vẫn nên nâng niu thân sau và chân của chúng trong khi thực hiên quá trình này.

Lời khuyên[sửa]

  • Không được rượt đuổi hoặc dồn sóc sinsin vào thế bí. Chúng sẽ cảm thấy bị đe dọa và có thể cắn lại bạn.
  • Luôn sẵn sàng chuẩn bị để ngăn chúng nhảy ra khỏi tay của bạn. Để tay không quá cao so với mặt đất hoặc gần những vị trí có bề mặt mềm mại nhằm ngăn chặn chấn thương với sóc.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]