Bệnh tay, chân, miệng
Mục lục
Bệnh tay, chân, miệng là gì?[sửa]
Bệnh tay, chân, miệng (TCM) là bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ với các biểu hiện thường gặp là sốt và các nốt phồng rộp trong miệng gây đau miệng. Biểu hiện ban đầu thường là sốt nhẹ, không muốn ăn, quấy khóc, mệt mỏi và đau họng. Sau một đến hai ngày, trẻ bị sốt và đau miệng nhiều hơn. Ban đầu các nốt màu đỏ xuất hiện trong miệng của trẻ (trên lưỡi, lợi và phía trong má) sau đó các nốt này sưng tấy và thường trở thành các vết loét; một số chỗ phồng rộp. Đôi khi các nốt ban đỏ cũng xuất hiện ở bàn tay, bàn chân (có khi ở mông của trẻ). Các vết ban đỏ thường không gây ngứa.
Bệnh TCM có phải là bệnh lở mồm long móng hay không?[sửa]
Câu trả lời là KHÔNG. Nhiều người nhầm lẫn giữa bệnhh TCM và lở mồm long móng (LMLM) do tên gọi và vị trí xuất hiện các nốt viêm loét. Bệnh LMLM hay gặp ở đại gia súc, cừu và lợn. Bệnh TCM và LMLM do hai loại virus khác nhau gây ra.
Nguyên nhân gây bệnh TCM là gì?[sửa]
Virus gây bệnh thuộc nhóm các enterovirus. Virus gây bệnh TCM thường gặp là coxsackievirus A16 (Hà Nội) và enterovirus 71 (TP Hồ Chí Minh)
Mức độ nguy hiểm của bệnh ra sao?[sửa]
Trẻ bị bệnh do coxsackievirus A16 thường hồi phục sau 7 đến 10 ngày. EV71 có thể gây biến chứng viêm màng não, viêm não có thể dẩn đến tử vong.
Đây có phải là bệnh lây?[sửa]
ĐÚNG! Bệnh TCM có thể lây từ người sang người. Các dịch tiết từ chỗ bị viêm loét, nước bọt, dịch từ miệng, từ họng của trẻ bệnh có thể gây nhiễm cho trẻ khác. Các đồ dùng chăm sóc trẻ ốm như thìa, bình sữa v.v cũng có thể mang trùng. Bệnh TCM không lây truyền giữa người và động vật.
Thời gian biểu hiện bệnh sau khi trẻ bị nhiễm virus?[sửa]
Các biểu hiện của bệnh thường thấy khoảng 3-7 ngày sau khi trẻ bị nhiễm virus. Sốt thường là triệu chứng đầu tiên.
Độ tuổi nào dễ bị mắc bệnh?[sửa]
Bệnh TCM thường gặp ở trẻ dưới 10 tuổi nhưng đôi khi cũng gặp bệnh ở người trưởng thành. Như vậy có thể nói tất cả mọi người đều có thể bị nhiễm virus nhưng không phải ai bị nhiễm virus cũng phát bệnh. Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và thiếu niên mẫn cảm hơn với virus.
Mức độ nguy hiểm cho các phụ nữ mang thai ra sao?[sửa]
Virus gây bệnh TCM rất phổ biến nên phụ nữ mang thai thường tiếp xúc với chúng, đặc biệt vào mùa hè và mùa thu. Cũng như với những người trưởng thành khác, phụ nữ mang thai có nguy cơ nhiễm virus cao hơn nếu trước đây họ chưa từng bị nhiễm virus và kháng thể chống virus chưa hình thành trong cơ thể. Những phụ nữ tiếp xúc với trẻ bị TCM cũng có nguy cơ nhiễm và bị bệnh cao hơn.
Phụ nữ có thai bị nhiễm virus có thể bị sốt nhẹ hoặc hoàn toàn không có biểu hiện triệu chứng. Tuy nhiên, còn thiếu bằng chứng về ảnh hưởng của virus đến thai nhi và quá trình mang thai. Mặc dù vậy, nếu mẹ bị nhiễm virus trong giai đoạn cuối của thai kỳ có thể là nguyên nhân gây nhiễm virus cho trẻ sơ sinh. Các biểu hiện của bệnh ở trẻ sơ sinh bị nhiễm virus từ mẹ thường trầm trọng và nguy nhiễm hơn.
Bệnh đã từng xảy ra ở đâu và khi nào?[sửa]
Bệnh được phát hiện ở mọi nơi trên toàn thế giới và thường gặp vào các tháng mùa hè, mùa thu. Những vụ dịch điển hình đã sảy ra ở Malaysia (năm 1997), Đài loan (1998). Hiện nay (2008) nhiều trẻ em tại Trung Quốc và Việt Nam đã mắc bệnh.
Phương pháp chẩn đoán bệnh?[sửa]
Ngoài virus gây bệnh TCM thì nhiều loại virus khác cũng có thể gây triệu chứng viêm loét tương tự. Tuổi của bệnh nhân là một căn cứ trong chẩn đoán phân biệt. Kiểm tra triệu chứng bệnh của trẻ và lời kể của bố mẹ trẻ cũng là cơ sở cho các bác sỹ chẩn đoán. Các phương pháp chẩn đoán trong phòng thí nghiệm không cho kết quả ngay lập tức mà thường phải đợi 2 đến 4 tuần nên hay được sử dụng là căn cứ khoa học cho nghiên cứu dịch tễ và phòng bênh cho cộng đồng hơn là cho các trường hợp bệnh cụ thể.
Phương pháp điều trị bệnh ra sao?[sửa]
Chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh. Các biện pháp điều trị làm giảm triệu chứng như giảm sốt, giảm đau do các vết loét trong miệng, điều trị các vết loét ở tay, chân thường được áp dụng. Chú ý việc ăn uống (cho trẻ ăn lỏng, mềm, dễ tiêu hóa, giữ vệ sinh cho trẻ và các dụng cụ chăm sóc trẻ đề phòng lây nhiễm cho các trẻ khác v.v. là các biện pháp cần thiết.
Có thể phòng bệnh được hay không?[sửa]
Không có biện pháp phòng bệnh đặc hiệu nhưng nguy cơ nhiễm bệnh sẽ thấp nếu các biện pháp giữ vệ sinh được chú ý. Các biện pháp này rất đơn giản như rửa tay, rửa dụng cụ ăn uống và đồ dùng khác bằng nước sạch, nước sôi, nước rửa... Tránh hôn trẻ hay dùng chung đồ với trẻ bị bệnh chưa được vệ sinh...
Phòng bệnh ở các nơi giữ trẻ, trường học ra sao?[sửa]
- Cách ly trẻ có các triệu chứng của bệnh: Sốt, các nốt phát ban, vết loét ở miệng, tay, chân...
- Sau khi bệnh nhân không còn biểu hiện các triệu chứng thì virus vẫn có thể tồn tại trong cơ thể và có thể tiếp tục được bài tiết ra ngoài môi trường nên cần chú ý thời gian cách ly.
- Vệ sinh nhà trẻ, lớp học.
- Người lớn cũng có thể bị nhiễm virus (nhưng không phát bệnh) và có thể lây bệnh cho trẻ.
Các biện pháp cần thiết:
VỆ SINH thân thể và dụng cụ cho cả người lớn và trẻ nhỏ!
Nguồn: CDC [1]
Xem thêm[sửa]
- Bệnh tay chân miệng trên Wikipedia tiếng Việt
- Diệt trùng để phòng tránh bệnh tay chân miệng