Loét áp - tơ

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Loét Áp - tơ (Aphthous ulcer) dân gian gọi là nhiệt miệng là chứng bệnh thường gặp, chiếm khoảng 10% dân số với các mức độ khác nhau, từ thỉnh thoảng mới bị và cũng nhanh khỏi đến thường xuyên tái phát và bị rất nặng lâu khỏi làm ảnh hưởng nhiều đến ăn uống và giao tiếp.

I. TRIỆU CHỨNG VÀ DIỄN BIẾN[sửa]

Loét Aphthous không có mối liên quan đến thể trạng béo hay gầy, khỏe hay thường xuyên ốm yếu. Một số trường hợp thấy có tính chất gia đình, trong nhà có nhiều người cùng bị. Bệnh biểu hiện có tính chất chu kỳ lặp lại gần giống nhau , mỗi đợt kéo dài khoảng 10 - 15 ngày, bắt đầu bằng việc xuất hiện một hoặc vài ba đốm trắng nhỏ hơi đau, hơi nổi gồ lên trong niêm mạc miệng. Đốm trắng này to dần rồi vài ngày sau đồng loạt vỡ ra tạo thành vết loét. Vết loét lớn dần, nông, thường không quá lớp biểu mô, bờ nham nhở, ăn mặn rất xót, nói đau cản trở giao tiếp. Nếu không có biến chứng nặng vết loét tự lành dần sau 7- 10 ngày.

Loét Áp-tơ diễn biến theo 3 giai đoạn, các lần tái phát cũng diễn ra tương tự:

Giai đoạn Triệu chứng Hình ảnh
Giai đoạn đầu Xuất hiện các điểm tổn thương , có thể là một điểm hoặc nhiều điểm trong niêm mạc miệng với đặc điểm là những nốt nhỏ 1 –2 mm hơi rắn và hơi gồ lên mặt niên mạc, hơi đau. Sau vài ngày các điểm này lớn dần bên trong có dịch viêm nổi phồng căng bóng hoặc vỡ rất nhanh để lại ổ hoại tử Lomieng1 zpsc29f0f29.jpg
Giai đoạn hoại tử Khi các mụn nước vỡ, hình thành ổ hoại tử là những đốm to 2 – 3 mm màu vàng nhạt, xơ dai bám phủ trên mặt, mảng hoại tử này sẽ tan rã dần thành dịch viêm hòa lẫn vào nước bọt và đi xuống đường tiêu hóa, giai đoạn này thường ngắn , chỉ kéo dài 1- 2 ngày hoặc ngắn hơn nữa. Lomieng2.jpg
Giai đoạn ổ loét Đây là giai đoạn kéo dài nhất, thường từ 5 - 7 ngày, có thể tới 15 ngày hay lâu hơn nữa. Thông thường bệnh nhân không chú ý , khi thấy ăn mặn xót và nói đau mới phát hiện thì bệnh đã tiến triển tới giai đoạn nảy rồi, (nhiều người nói tự nhiên tôi thấy bị loét ở miệng ăn mặn xót)

Thông thường nếu không có biến chứng các vết loét tự lành không để lại sẹo sau 5 - 7 ngày, bệnh nhân ăn uống sinh hoạt bình thường, rồi lại tái diễn đợt khác tương tự. Tùy từng người, và trên cùng một người bệnh cũng tùy từng thời gian mà thời gian lành bệnh dài ngắn khác nhau.

Lomieng3.jpg


Hình ảnh ổ viêm ổ viêm bị hoại tử ổ loét điển hình
Lomieng1 zpsc29f0f29.jpg Lomieng2.jpg Lomieng3.jpg


aaa.

II. NGUYÊN NHÂN[sửa]

Nguyên nhân chính xác của loét aphthous (nhiệt miệng) chưa được biết rõ, nhưng sự thiếu hụt vitamin B12 ,sắt , axit folic, thể chất chấn thương, đột ngột giảm cân, dị ứng thức ăn, phản ứng của hệ miễn dịch có thể góp phần vào sự phát triển của chúng. Nicorandil và một số loại hóa trị liệu cũng được ghi nhận có liên quan với loét aphthous

Chấn thương vùng miệng là nguyên nhân phổ biến nhất, trầy xước do bàn chải đánh răng, rách với thực phẩm sắc hoặc mài mòn,sau khi mất răng làm răng giả có thể gây loét aphthous do gây chấn thương màng nhầy.

Các yếu tố khác, như là chất kích thích hóa học hoặc thương tích nhiệt cũng có thể dẫn đến sự phát triển của vết loét. Sử dụng kem đánh răng mà không có natri lauryl sulfat (SLS) có thể làm giảm tần số loét aphthous, nhưng một số nghiên cứu đã cho thấy không có mối liên quan giữa SLS trong kem đánh răng và loét aphthous. Bệnh Celiac đã được đề xuất như một nguyên nhân gây loét aphthous; nghiên cứu nhỏ đối với bệnh nhân bị bệnh celiac (33%) đã chứng tỏ một kết luận về mối liên quan giữa bệnh và kiểm soát loét aphthous, một số bệnh nhân được hưởng lợi từ loại bỏ gluten từ chế độ ăn uống của họ. Loét miệng aphthous cũng thường thấy trong bệnh Crohn.

III. SỰ GIỐNG VÀ KHÁC NHAU GIỨA LOÉT AP-TƠ VÀ NHIỆT MIỆNG[sửa]

Nhiệt miệng là tên gọi theo dân gian chỉ tất cả các trường hợp bị lở loét trong miệng. Trong dân gian thường kết luận là bị " nhiệt miệng " khi có bất kỳ vết loét nào trong miệng , không phân biệt cụ thể từng trường hợp , bao trùm tất cả các vết lở loét trong miệng , cứ có lở loét là bị " nhiệt miệng ".

Loét Áp - tơ mô tả tình trạng lở loét trong miệng, có tính đặc thù riêng ,được lặp lại nhiều lần theo một trình tự diễn biến gần giống nhau. Như vậy, có thể hiểu " Nhiệt miệng " là một khái niêm chung chỉ mọi biểu hiện lở loét miệng , còn loét áp tơ là một bệnh cảnh riêng , có tính đặc thù , trong các trường hợp bị lở loét ở miệng , đồng thời nó chiếm đa số các trường hợp bị nhiệt miệng nặng .

Nhiệt miệng là một triệu chứng do nhiều nguyên nhân: do răng cắn phải, chấn thương sây sát, do rối loạn dinh dưỡng - nội tiết, suy nhược cơ thể, do thay đổi đột ngột chế độ ăn uống sinh hoạt, do sử dụng thuốc dài ngày...thấy xuất hiện các vết lở loét trong miệng nhưng thường nhanh khỏi do sự tự điều chỉnh của cơ thể hoặc do loại bỏ được nguyên nhân, ít hoặc không tái lại từng đợt

Loét áp-tơ các vết loét thường nhiều sâu và to hơn, thời gian loét kéo dài (có khi tới 15 ngày), đồng thời diễn biến lặp lại tương tự như lần trước với tần suất dày, bệnh có mối liên quan đến cơ chế tự miễn

IV. CHỮA TRỊ[sửa]

1 - Dùng thuốc bôi tạo màng ngăn

Đây là phương pháp mới được đưa ra để chữa trị bệnh nhiệt miệng: dùng thuốc bôi trực tiếp lên vết loét, phối hợp 4 loại thuốc: Sunfamethoxazon, trimethoprim, Serathiopeptit, hoạt chất tạo màng ngăn.Thuốc vào trong miệng gặp nước bọt và dịch huyết tương rỉ ra từ chỗ tổn thương tạo thành màng đủ sức chịu đựng được sự tấn công của nước bọt và dịch thức ăn từ 6 - 8 giờ, cứ 6- 7 giờ bôi thuốc một lần sẽ tạo được màng ngăn cách vết loét với dịch khoang miệng, từ đó làm cho vết loét rất nhanh lành. Đồng thời thuốc có tác dụng chống nhiễm khuẩn, kháng viêm, ngăn chặn hiện tượng tái phát. Kết hợp uống thêm vitamin, thuốc tăng cường chức năng gan hoặc kháng sinh nếu thấy cần thiết

Sau 6 - 7 lần bôi thuốc xuất hiện các dấu hiệu lành vết loét, sau 1 - 2 lần bôi thuốc ăn mặn không xót (do thuốc tạo màng ngăn). Tiếp tục bôi thuốc khi loét tái phát (do đặc điểm của bệnh là tái diễn từng đợt cho, nên chỉ bôi thuốc lúc có viêm loét) thấy dễn biến viêm loét nhẹ dần và thưa dần rồi khỏi, bệnh khỏi theo lộ trình giảm dần và thưa dần.

Phương pháp này là đề tài nghiên cứu cấp bộ của trung tâm TB Nội khoa do bác sĩ Đỗ hữu Thảnh (01674198250)và cộng sự tiến hành, được hoàn thiện từ năm 1990 được khảo nghiệm tại Huyện Tân yên, tỉnh Bắc giang, cho kết quả khỏi bệnh rất cao, đạt 87 % khỏi bệnh.

2- Dân gian chữa nhiệt miệng

Trong dân gian tồn tại nhiều bài thuốc chữa nhiệt miệng là những thức phẩm có tính mát như : Bột sắn dây, chè đỗ đen, chè xanh, Rau ngót, Rau má... đồng thời kiêng kỵ các thức ăn có tính nóng.

3- Thuốc Đông y chữa nhiệt miệng

1 - Thuốc viên uống : AN THẢO :

Được bào chế từ bài thuốc đông y cổ phương có tác dụng Thanh nhiệt, lương huyết, dưỡng âm, điều trị hiệu quả chứng vị nhiệt gây ra nhiệt miệng, loét miệng, lưỡi, viêm lợi, chảy máu chân răng, hôi miệng. AN THẢO là thuốc thảo dược trị nhiệt miệng đầu tiên tại Việt Nam.

2– Thuốc nước uống : KHẢU VIÊM THANH

Thuốc được bào chế từ các vị thuốc: Dư cam tử, địa hoàng có chức năng bổ âm, giải độc, hạ nhiệt;xích thược có tác dụng thanh nhiệt, hoạt huyết hoá ứ, kháng khuẩn tiêu viêm, bổ âm thanh nhiệt, giải độc hoá ứ, cân bằng âm dương để điều tiết sinh lý của cơ thể người, nâng cao toàn diện khả năng miễn dịch của cơ thể, điều trị chứng viêm loét miệng. Thuốc có tác dụng dưỡng âm trợ dương, dưỡng huyết hoá ứ, thanh nhiệt hạ hoả, nâng cao khả năng miễn dịch.

V. NHỮNG TRƯỜNG HỢP KHÔNG PHẢI LÀ NHIỆT MIỆNG[sửa]

Tên bệnh Triệu chứng Hình ảnh
Bệnh tưa lưỡi Bệnh tưa lưỡi ( miền nam gọi là đẹn ) thường ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 1 tuổi , nhưng cũng có thể xuất hiện ở trẻ trên 10 tuổi . Bệnh do một loại nấm có tên gọi là Candida albicans thường có trong miệng của trẻ gây ra, đây là loại nấm cơ hội, luôn hiện diện trong cơ thể mỗi người và phát triển mạnh khi vệ sinh không tốt hoặc sức đề kháng kém, nấm cũng có thể lây nhiễm từ mẹ trong khi sinh hoặc nhiễm thứ phát sau sinh Tua-luoi.jpg
Lưỡi bản đồ Đây là bệnh lành tính thường gặp ở lứa tuổi lớn hơn , đôi khi có cả ở người lớn , không ảnh hưởng đến ăn uống , nếu bị nặng có ảnh hưởng ít đến vị giác . Hiện nay nguyên nhân của bệnh viêm lưỡi bản đồ vẫn chưa được biết rõ và không có thuốc điều trị đặc hiệu để chữa hết bệnh viêm lưỡi bản đồ mà nó có thể hết một cách tự nhiên. Bé vẫn sống và sinh hoạt bình thường. Một số trường hợp kèm viêm loét gây đau ảnh hưởng đến ăn uống thì chỉ cần dùng thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm. Luoibando.jpg
Ung thư lưỡi Thường gặp là ung thư tế bào vẩy phát sinh từ sự biến đổi ác tính biểu mô phủ lưỡi hoặc các mô liên kết cấu trúc lưỡi . Ðây là loại ung thư thường gặp nhất ở vùng miệng và lưỡi.Việc chẩn đoán là phải dựa trên kết quả sinh thiết tế bào , phát hiện thấy tế bào ác tính Ung-thu-luoi-2.jpg
Bệnh chân tay miệng Bệnh thường ở lứa tuổi trẻ mẫu giáo . Nguyên nhân chính gây bệnh là do virut Coxsakie 16, một týp rất lành tính gây ra và người bệnh tự khỏi sau vài ngày. Hiện nay một số ít trường hợp do virut Entero 71 và một số týp virut khác cũng gây ra bệnh tay chân miệng. Các tác nhân này nguy hiểm hơn virut Coxsakie A16 rất nhiều, đặc biệt là virut Entero 71 có thể gây biến chứng ở não và tim và phổi . Bệnh thường là lành tính , tự khỏi nếu không có biến chứng , bệnh chủ yếu lây nhiễm qua đường tiêu hóa, trực tiếp phân - miệng hoặc gián tiếp qua nước, thực phẩm, tay bẩn... bị ô nhiễm phân người bệnh , một số ít lây qua đường hô hấp . Chan-tay-mieng.jpg

VI. MỘT SỐ ĐIỀU NÊN BIẾT VỀ NHIỆT MIỆNG[sửa]

Nhiệt miệng thường không nguy hiểm , nhiều trường hợp nó là 1 triệu chứng của bệnh khác , tuy nhiên ở một số người bị rất nặng , trong cộng đồng có nhiều quan niệm khác nhau trái chiều về " Nhiệt miệng "

+ Nhiệt miệng là tên gọi theo dân gian , chỉ tình trạng trong miệng có những lở loét . Trong các sách bệnh học của y học hiện đại , các y văn của y học cổ truyền không có BỆNH NHIỆT MIỆNG , y học hiên đại mô tả hội chứng LOÉT ÁP- TƠ , y học cổ truyền mô tả chứng KHẨU CAM .

+ Bệnh có tính cơ địa , mức độ nặng nhẹ rất khác nhau ở từng người và ở cùng một người cũng thay đổi ( khi nhiều , khi ít ) theo tình trạng sức khỏe hoặc chế độ làm việc - sinh hoạt . Nhiều người cả đời không bao giờ bị nhiệt miệng ( chiểm tỷ lệ 86 % ) , có người thỉnh thoảng mới bị và nhanh khỏi ( tỷ lệ khoảng 12 % ) . Nhưng cũng có người bị thường xuyên ( chiếm tỷ lệ khoảng 2 % ) , khỏi được vài ngày hoặc 1 – 2 tuần đã lại bị đợt khác , vết loét sâu và rộng làm ăn uống khó khăn , cơ thể gầy yếu suy nhược .... đã uống thuốc và chữa trị nhiều nhưng tình trạng bệnh vẫn không được cải thiện

+ Bệnh thường bắt đầu bằng sự xuất hiện mụn nước nhỏ rất dễ vỡ, để lại một vết lở nông ở niêm mạc miệng, hình tròn hoặc bầu dục, đường kính từ 2-10 mm, bờ rõ rệt, đáy màu vàng nhạt, xung quanh có một đường viền màu đỏ tươi, rất đau lúc nói hoặc khi ăn uống.Đa phần tự khỏi rồi lại tái diễn đợt khác , đôi khi liên quan đến tình trạng sức khỏe và chế độ ăn uống - sinh hoạt cho nên mọi người thường cho là do ăn phải thứ nóng nên bị " nhiệt "

+ Các vết loét xuất hiện ở mặt trong má, ở môi , ở lợi, ở đầu lưỡi, hai bên rìa lưỡi …, các vết loét phải ở vùng có nước bọt ( ở niêm mạc miệng ) ở các nơi khác không phải là nhiệt miệng

+ Bệnh thường không gây sốt, không gây sưng hạch vùng lân cận và tự khỏi (nếu không có biến chứng nặng). Nhiệt miệng diễn biến lành tính ít nguy hiểm chưa được y học quan tâm nghiên cứu nhiều , vết loét tự lành, không để lại sẹo . Đặc biệt có một số trường hợp vết loét sâu và tái diễn nhiều lần thì để lại sẹo ,sẹo này co kéo làm miệng bị co nhỏ lại không há to được.

+ Có nhiều cách chữa nhiệt miệng, tạo màng ngăn là phương pháp mới tỏ ra có hiệu quả, nhất là những trường hợp nặng, thường xuyên tái phát.

VII- PHÒNG NGỪA[sửa]

Thường xuyên sử dụng nước súc miệng không cồn có thể giúp ngăn ngừa hoặc giảm bớt tần suất của các vết loét. Trong thực tế, nghiên cứu đề nghị chính thức nước súc miệng để tạm thời có thể giúp giảm đau.

Trong một số trường hợp, thay đổi kem đánh răng có thể ngăn ngừa viêm loét aphthous, trong các nghiên cứu xem xét vai trò của natri sulfat dodecyl (natri lauryl sulfat hay SLS), một chất tẩy rửa có ở hầu hết các loại thuốc đánh răng. Sử dụng kem đánh răng không có hợp chất này, ở một số nghiên cứu cho thấy làm giảm số lượng, kích thước và tái phát loét.

làm răng giả là một chấn thương vật lý phổ biến có thể dẫn đến viêm loét aphthous, khung nha khoa được che phủ bằng sáp có thể làm giảm hiện tượng mài mòn niêm mạc này. Phòng tránh các loại chấn thương vật lý và hóa học sẽ ngăn chặn một số loét, nhưng thường là chấn thương do tai nạn, công tác phòng chống kiểu này thường không được thực hiện.

Thiếu hụt Kẽm (Zn) đã được phát hiện ở những người bị tái phát viêm loét aphthous. Các nghiên cứu nhỏ nghiên cứu vai trò của bổ sung kẽm hầu hết là có kết quả tích cực đặc biệt là đối với những người bị thiếu hụt, mặc dù một số nghiên cứu đã tìm thấy việc bổ sung kẽm không có tác dụng điều trị.

LIÊN KẾT NGOÀI[sửa]

XEM THÊM[sửa]