Chữa lành lở miệng nhanh chóng

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Lở miệng gây cảm giác khó chịu, ngứa ngáy và thậm chí khiến bạn thấy xấu hổ. Đây là điều mà bạn không muốn phải đối đầu. Rất may mắn là có nhiều cách điều trị lở miệng. Thậm chí tuyệt vời hơn nữa là có những cách chặn đứng sự phát triển và ngăn ngừa vết lở xuất hiện ngay từ đầu.

Các bước[sửa]

Phòng ngừa lở miệng[sửa]

  1. Tránh yếu tố kích thích lở miệng. Có nhiều yếu tố có thể gây lở miệng và tốt hơn hết bạn nên cẩn thận khi mùa lở miệng đến. Căng thẳng và thiếu ngủ cũng có thể gây lở miệng nên bạn cần đảm bảo có giấc ngủ ngon.
    • Bị cảm lạnh, sốt hoặc cảm cúm sẽ làm tăng nguy cơ lở miệng vì lúc này hệ miễn dịch trở nên yếu đi.[1] Vì vậy, bạn cần đảm bảo bổ sung cho cơ thể thật nhiều vitamin cần thiết.
    • Kinh nguyệt, mang thai và thay đổi hormone có thể kích thích lở miệng.[1] Tất nhiên không có cách nào ngăn chặn các yếu tố này nhưng bạn có thể chuẩn bị cho cơn lở miệng sắp đến gần.
    • Căng thẳng có thể kích thích lở miệng[1] nên bạn cần cố gắng thư giãn. Dành một chút thời gian trong ngày để thiền, hít thở sâu hay đơn giản là thưởng thức một tách trà ấm, miễn là bạn cảm thấy thư thái hơn.
    • Mệt mỏi có thể kích thích lở miệng[1] nên bạn cần ngủ đủ giấc. Chợp mắt khi cần. Caffeine có thể giúp giảm mệt mỏi nhưng không giúp chống lại lở miệng. Lở miệng là cách cơ thể cho biết bạn đang thiếu ngủ nên điều tốt nhất bạn có thể làm là đi ngủ.
    • Tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng có thể kích ứng miệng và gây lở miệng.[1] Nếu môi tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng, bạn nên chườm đá cho môi trong vài phút, càng sớm càng tốt. Ngoài ra, nên tìm mua son môi hoặc son dưỡng chống nắng, chỉ số SPF 15 hoặc cao hơn và thoa thường xuyên trong suốt cả ngày.
  2. Phát hiện lở miệng trước khi bệnh xuất hiện. Nhận biết dấu hiệu lở miệng sẽ giúp bạn nhanh chóng hành động trước khi lở miệng hình thành. Có nhiều dấu hiệu giúp bạn nhận biết (tất nhiên, có một trong những dấu hiệu này cũng chưa chắc chắn bạn bị lở miệng nhưng bạn vẫn cần cảnh giác hơn):
    • Đau, nhói, bỏng rát, ngứa, tê và đau quanh môi có nghĩa là lở miệng đang hình thành.[2]
    • Sốt và các triệu chứng cảm cúm, cảm lạnh khác thường đi kèm với lở miệng, cũng chính vì vậy mà lở miệng còn được gọi là “mụn rộp do sốt”.
    • Chảy nước dãi và tăng tiết nước bọt có thể là dấu hiệu bệnh lở miệng sắp xuất hiện.[2]
  3. Ngăn chặn lở miệng phát triển. Giai đoạn tiền triệu của lở miệng kéo dài khoảng 6-48 tiếng trước khi xuất hiện rõ.[2] Trong thời gian này, bạn có thể áp dụng các phương pháp sau để ngăn lở miệng hình thành trên môi. Đây cũng là thời điểm tốt nhất để ngăn chặn lở miệng, thay vì chờ đến khi lở miệng lan rộng và gây khó chịu.
    • Chườm đá viên hoặc túi chườm lạnh.[3] Thực hiện cách này mỗi tiếng một lần hoặc càng thường xuyên càng tốt.
    • Cho túi trà vào nước nóng, chờ nguội rồi chườm lên vùng môi bị kích ứng.[3] Lở miệng sẽ phát triển mạnh ở nhiệt độ cao nên bạn cần đảm bảo chờ túi trà nguội hoàn toàn trước khi chườm lên môi.
  4. Bảo vệ môi khỏi ánh nắng.[4] Thoa son dưỡng chống nắng có chỉ số SPF ít nhất là 15. Thoa lại thường xuyên trong suốt cả ngày.
  5. Giữ sức khỏe. Cảm lạnh không gây lở miệng nhưng có thể kích ứng lở miệng. Khi cơ thể mệt mỏi do sốt, cảm lạnh hoặc cảm cúm, hệ miễn dịch sẽ yếu đi và phải chống lại bệnh, tạo điều kiện cho lở miệng phát triển.
    • Đảm bảo bổ sung đủ vitamin cần thiết. Ăn nhiều rau đa dạng về màu sắc, ăn nhiều cá hồi, hoa quả và các loại hạt.
    • Uống bạch trà và lục trà. Cả hai loại trà này đều giàu chất chống oxy hóa, giúp tăng cường hệ miễn dịch và thanh lọc độc tố khỏi cơ thể.
    • Uống nhiều nước.
    • Ngủ đủ giấc.

Dùng thuốc[sửa]

  1. Thoa kem giảm đau và chống lại triệu chứng lở miệng. Nên nhớ rằng nhiều loại kem thoa chỉ giúp giảm triệu chứng và không giúp ích cho quá trình hồi phục.[5] Có thể thử các loại kem thoa sau:
    • Docosanol (Abreva) được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ FDA chấp thuận và có bán ở dạng thuốc không kê đơn.[6]
    • Topical Acyclovir và Penciclovir (Denavir) có thể được bác sĩ chỉ định.[5]
  2. Đi khám bác sĩ để được kê đơn thuốc kháng vi-rút. Thuốc giúp giảm thời gian lở miệng và có nhiều loại khác nhau, nhưng bạn sẽ cần có đơn thuốc của bác sĩ. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc uống hoặc kem nhưng kem thường hoạt động hiệu quả nhất và nhanh chóng nhất.
    • Có thể thử dùng Acyclovir[4] (Xerese, Zovirax).[7]
    • Ngoài ra còn có Famciclovir[4] (Famvir).[7]
    • Hoặc có thể thử dùng Valacyclovir[4] (Valtrex).[7]
  3. Thuốc giảm đau chứa Ibuprofen hoặc Tylenol. Thuốc này không điều trị lở miệng nhưng sẽ giúp giảm cảm giác khó chịu do lở miệng. Nhớ rằng lở miệng vẫn có thể lây ngay cả khi bạn không thấy đau nên vẫn cần phải cẩn thận.[4]

Dùng nguyên liệu tại nhà[sửa]

  1. Thoa lô hội lên vùng môi kích ứng. Lô hội giúp giảm đau và tăng tốc độ hồi phục nên sẽ là nguyên liệu tuyệt vời giúp chữa lành lở miệng.[8]
  2. Dùng đá viên hoặc túi chườm lạnh để làm lạnh khu vực bị lở. Cách này giúp giảm sưng, đỏ và giảm triệu chứng lở miệng. Mặc dù vậy, chườm lạnh sẽ không giúp tăng tốc độ hồi phục.[3]
  3. Thoa Visine để giảm đỏ. Visine không thực sự giúp lở miệng hồi phục nhanh hơn nhưng có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn nên là lựa chọn phù hợp để giảm triệu chứng lở miệng.[3]
  4. Thoa sáp dưỡng ẩm. Sáp dưỡng ẩm giúp lở miệng nhanh lành và bảo vệ vết lở miệng khỏi nhiễm khuẩn.
  5. Dùng tăm bông làm ướt vết lở miệng, sau đó nhúng tăm bông vào muối hoặc muối nở rồi thoa lên vết lở miệng. Để vài phút cho muối thấm và lưu dẫn dịch rồi rửa sạch. Lặp lại nhiều lần nếu cần. Muối có thể khiến bạn thấy hơi rát.

Hiểu về bệnh lở miệng[sửa]

  1. Hiểu rằng lở miệng là do nhiều chủng vi-rút Herpes simplex virus (HSV) gây ra. Bao gồm HSV-1 và HSV-2, cả hai đều có thể ảnh hưởng đến vùng mặt và bộ phận sinh dục.[1] Khi lây nhiễm, vi-rút Herpes sẽ tồn tại cùng với bạn suốt đời. Không có cách nào giúp loại bỏ chúng nhưng bạn có thể giảm tần suất vi-rút hoành hành.
  2. Cẩn trọng để tránh lây lan vi-rút HSV. Đây là lý do bạn cần xác định dấu hiệu của lở miệng để tránh lây cho người khác.
    • Không dùng chung dụng cụ ăn uống hay thức uống với người khác, đặc biệt khi lở miệng đang xảy ra.
    • Không dùng chung khăn tắm, dao cạo râu hay bàn chải đánh răng.
    • Không dùng chung son môi, son dưỡng, son dưỡng bóng.
    • Không hôn người khác khi đang bị lở miệng. Bạn có thể đổi sang hôn gió hoặc hôn kiểu Eskimo cho đến khi lở miệng khỏi.
    • Quan hệ tình dục đường miệng, đặc biệt là trong thời gian bị lở miệng, có thể lây truyền vi-rút HSV từ môi đến bộ phận sinh dục hoặc ngược lại.

Lời khuyên[sửa]

  • Rửa tay thường xuyên khi bị lở miệng. Bạn không nên chạm tay vào vết lở miệng nhưng để đề phòng trường hợp vô tình, bạn nên rửa tay thật sạch khi có thể.
  • Tăng cường hệ miễn dịch bằng cách bổ sung vitamin và uống bạch trà, lục trà,…sẽ giúp phòng ngừa lở miệng ngay từ đầu.
  • Dùng tăm bông để thoa son môi hoặc son dưỡng thay vì thoa trực tiếp lên môi.
  • Tìm mua son môi và son dưỡng chống nắng có chỉ số SPF ít nhất là 15 và thoa thường xuyên.
  • Nhận biết dấu hiệu lở miệng sắp xuất hiện (được liệt kê ở trên) để ngăn chặn trước khi lở miệng hình thành trên môi và tránh những vết lở xấu xí khiến bạn xấu hổ.
  • Dùng tăm bông để thoa lô hội lên vết lở miệng. Sau đó, đặt một miếng khăn giấy nhỏ lên vết lở miệng. Lặp lại cách này nhiều lần.
  • Không chạm hoặc liếm môi vì như vậy sẽ khiến vết lở miệng lâu lành.
  • Dùng nước cốt chanh cô đặc để chữa lở miệng nhanh chóng.

Cảnh báo[sửa]

  • Dùng muối để vệ sinh vết lở miệng có thể gây rát.
  • Không chạm tay vào vết lở miệng. Làm vậy sẽ khiến lở miệng lâu lành và tăng nguy cơ lây truyền vi-rút.
  • Không che vết lở miệng bằng cách trang điểm. Phấn nền và kem che khuyết điểm chỉ khiến lở miệng bị kích ứng.
  • Thực phẩm mặn hoặc có tính axit sẽ khiến bạn khó chịu hơn khi chúng tiếp xúc với vết lở miệng. Ví dụ, hoa quả họ cam chanh có thể gây rát đáng kể.
  • Không dùng lại tăm bông, khăn giấy, khăn mặt, khăn tắm đã tiếp xúc với lở miệng.
  • Giặt sạch và thay vỏ gối mỗi đêm trong thời gian bị lở miệng.
  • Khi rửa vết lở miệng, cần đảm bảo KHÔNG để nước dính vào mắt (trong bất kỳ trường hợp nào). Nước từ vết lở miệng nếu dính vào mắt sẽ mang vi-rút HSV vào mắt, gây nhiễm trùng hoặc loét giác mạc.
  • Nếu lở miệng nghiêm trọng và thường xuyên tái phát, bạn nên đi khám bác sĩ hoặc bác sĩ da liễu.
  • Trong thời gian bị lở miệng, không nên hôn hoặc quan hệ tình dục qua đường miệng để tránh lây truyền vi-rút.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]