Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Bổ sung Vitamin B
Từ VLOS
Vitamin B thực chất là một nhóm gồm 8 loại vitamin khác nhau. Ngoài việc giúp cơ thể phân giải thức ăn để tạo ra năng lượng, các loại vitamin B còn giúp ngăn ngừa đau đầu, hỗ trợ hệ miễn dịch, đảm bảo sức khỏe cho phụ nữ mang thai và nhiều công dụng khác. Một chế độ ăn uống cân bằng thường cung cấp đủ nhu cầu hàng ngày về mỗi loại vitamin B của cơ thể. Tuy nhiên, bổ sung thêm vitamin B cũng rất có lợi cho sức khỏe.
Mục lục
Các bước[sửa]
Tìm hiểu về Vitamin nhóm B[sửa]
- Biết rằng có 8 loại vitamin trong nhóm vitamin B. Mỗi vitamin có vai trò hơi khác nhau đối với sức khỏe. Tùy thuộc vào từng trường hợp mà bạn cần bổ sung một loại vitamin B nhất định. Ví dụ, phụ nữ mang thai cần tăng cường tiêu thụ vitamin B9 (axit folic); trong khi đó, người ăn chay cần bổ sung vitamin B12 – loại vitamin chỉ có trong sản phẩm từ thịt. [1] Bên cạnh đó, bệnh nhân vừa phẫu thuật dạ dày hoặc phẫu thuật tương tự thường thiếu hụt vitamin B12 do tình trạng hấp thu kém.
- Bổ sung thêm vitamin B1 (thiamine) để tăng cường hệ miễn dịch. Thiamine cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phân giải cacbon-hydrat để giải phóng năng lượng.[2] Nếu bạn đang luyện tập sức bền, bổ sung thêm vitamin B1 có thể giúp giảm mệt mỏi. [3] Ngoài ra, bạn nên cân nhắc việc uống thực phẩm chức năng bổ sung thiamine để hỗ trợ quá trình chuyển hóa trong trường hợp hàm lượng cacbon-hydrat tăng.[4]
-
Ăn
thực
phẩm
giàu
vitamin
B2
(riboflavin)
cho
làn
da
khỏe
mạnh
và
ngăn
ngừa
đau
đầu.
Riboflavin
là
chất
chống
ôxi
hóa
giúp
ngăn
ngừa
tổn
thương
tế
bào,
đặc
biệt
là
tế
bào
da.[2]
Vitamin
này
còn
hỗ
trợ
sản
sinh
máu,
hỗ
trợ
hệ
miễn
dịch
và
chuyển
hóa
thức
ăn
thành
năng
lượng.
Tiêu
thụ
400
mg
riboflavin
hàng
ngày
được
chứng
minh
là
giúp
giảm
tần
suất
đau
đầu.[7]
- Hàm lượng khuyến cáo mỗi ngày: 1,1 mg/ngày (phụ nữ); 1,3 mg/ngày (nam giới). [5]
- Thực phẩm giàu vitamin B2 nhất: hạt hạnh nhân; thịt đỏ; cá thu, cá hồi di cư và cá hồi không di cư; trứng luộc chín; thịt lợn; nấm; hạt vừng; mực, hàu, nghêu và sò; phô mai sữa dê; rau bina (cải bó xôi) hoặc rau dền.[8]
-
Bổ
sung
vitamin
B3
(niacin)
để
giúp
tăng
hàm
lượng
HDL
(cholesterol
tốt),
đặc
biệt
là
ở
người
thường
xuyên
uống
rượu
bia.
[9]
Niacin
cũng
hỗ
trợ
hệ
miễn
dịch
và
quá
trình
phân
giải
thức
ăn
thành
năng
lượng.
Thiếu
hụt
vitamin
B3
có
thể
dẫn
đến
các
vấn
đề
về
da,
mệt
mỏi,
trầm
cảm
và
khó
tiêu
nhưng
thường
hiếm
xảy
ra.
Người
uống
rượu
thường
xuyên
thường
bị
thiếu
hụt
niacin
vì
rượu
cản
trở
hấp
thu
niacin.
[10]
- Hàm lượng khuyến cáo mỗi ngày: 14 mg/ngày (phụ nữ); 16 mg/ngày (nam giới). [5]
- Thực phẩm giàu vitamin B3 nhất: cá ngừ, cá thu, cá hồi, cá kiếm, cá bơn; thịt gà và thịt gà tây; thịt lợn, thịt đỏ hoặc gan; nấm; lạc; hạt hướng dương. [11]
- CẢNH BÁO: Sử dụng liều cao thực phẩm bổ sung axit nicotinic (nguồn niacin) có thể gây đỏ bừng da trong thời gian ngắn và tổn thương gan trong thời gian dài.[2]
- Bổ sung vitamin B5 (axit pantothenic) cho một làn da khỏe mạnh. Uống thực phẩm bổ sung vitamin B5 hàng ngày được chứng minh là giúp giảm mụn trứng cá, [12] cũng như ngăn ngừa rụng tóc và bạc tóc. Có thể dễ dàng bổ sung axit pantothenic cho cơ thể vì loại vitamin này gần như có trong hầu hết các loại thịt và rau. [2]
-
Bổ
sung
vitamin
B6
(pyridoxine)
để
ngủ
ngon
và
ngăn
ngừa
trầm
cảm.
Vitamin
B6
tham
gia
sản
xuất
các
chất
dẫn
truyền
thần
kinh
giúp
điều
hòa
giấc
ngủ
và
tâm
trạng
như
serotonin,
norepinephrine,
dopamine
và
melatonin.
[15]
Ngoài
ra,
pyridoxine
rất
quan
trọng
trong
việc
sản
sinh
tế
bào
hồng
cầu.
Do
đó,
thiếu
hụt
vitamin
B6
sẽ
dẫn
đến
thiếu
máu.
[16]
Người
bị
rối
loạn
chức
năng
thận
hoặc
rối
loạn
tự
miễn
và
người
uống
rượu
thường
xuyên
thường
bị
thiếu
hụt
vitamin
B6.[16]
- Hàm lượng khuyến cáo mỗi ngày: 1,6 mg/ngày (cho cả nam giới và phụ nữ).[5]
- Thực phẩm giàu vitamin B6 nhất: hạt hướng dương; hạt hồ trăn; cá ngừ, cá hồi, cá bơn, cá kiếm; thịt gà tây và thịt gà; thịt lợn và thịt đỏ; hoa quả sấy khô; chuối; quả bơ; rau bina (cải bó xôi).[17]
- CẢNH BÁO: Tiêu thụ hơn 200 mg vitamin B6 mỗi ngày có thể dẫn đến tình trạng tê liệt không thể phục hồi ở chân và tay.[2]
- Ăn thực phẩm giàu vitamin B7 (biotin) giúp làn da khỏe mạnh và ngăn ngừa tình trạng giòn tóc và giòn móng.[18] Lợi khuẩn đường ruột sản xuất đủ lượng biotin cho hầu hết tất cả mọi người. [19] Tuy nhiên, chế độ ăn có hàm lượng cacbon-hydrat thấp thường cần nhiều biotin hơn để xử lý chất béo và protein. Vì vậy, người có chế độ ăn ít carbohydrate nên cân nhắc việc tăng cường tiêu thụ biotin để ngăn ngừa thiếu hụt loại vitamin này.[20]
- Bổ sung thêm vitamin B9 (axit folic) vào chế độ ăn uống để ngăn ngừa thiếu máu và mất trí nhớ chậm[23] hoặc khi đang mang thai. Hàm lượng axit folic khuyến cáo mỗi ngày là 400 mcg, tuy nhiên phụ nữ mang thai nên tiêu thụ thêm 200 mcg mỗi ngày để ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở thai nhi.[2]
-
Bổ
sung
vitamin
B12
(cobalamin)
cho
hệ
thần
kinh
khỏe
mạnh.
Vitamin
B12
giúp
tế
bào
thần
kinh
và
hồng
cầu
luôn
khỏe
mạnh,
cũng
như
tham
gia
quá
trình
tạo
ADN.[25]
Thiếu
vitamin
B12
có
thể
gây
thiếu
máu
và
cuối
cùng
sẽ
làm
tổn
thương
dây
thần
kinh.
[2]
Hầu
hết
mọi
người
đều
nạp
vitamin
B12
thông
qua
ăn
uống,
tuy
nhiên,
một
số
ít
trường
hợp
có
thể
gặp
khó
khăn
trong
việc
hấp
thụ
vitamin
này,
dẫn
đến
thiếu
máu
do
thiếu
vitamin
B12.[25]
Ngoài
ra,
người
ăn
chay
nên
biết
rằng
vitamin
B12
chỉ
có
trong
các
sản
phẩm
từ
thịt,
do
đó
họ
cần
sử
dụng
thực
phẩm
chức
năng
hoặc
thực
phẩm
tăng
cường
vitamin
B12.
- Đối với người đang loại bỏ caffeine ra khỏi chế độ ăn, vitamin B12 có thể giúp giảm các triệu chứng khi cai nghiện caffeine.
- Hàm lượng khuyến cáo mỗi ngày: 2,4 mcg/ngày (cho cả phụ nữ và nam giới)[5]
- Thực phẩm giàu vitamin B12 nhất: nghêu, sò và hàu; gan, gan ngỗng béo và pa-tê; cá thu, cá hồi di cư và cá hồi không di cư, cá ngừ và cá trích; cua; thịt đỏ; sữa; phô mai Thụy Sĩ; trứng.[26]
- Thực phẩm chứa vitamin B12 dành cho người ăn chay: đậu phụ lụa tăng cường vitamin B12, sữa đậu nành tăng cường, ngũ cốc tăng cường.
Ăn Chế độ ăn Giàu Vitamin nhóm B[sửa]
- Chọn đúng thực phẩm để tối đa hóa lượng vitamin nhóm B. Nếu muốn tập trung bổ sung một loại vitamin, bạn có thể ăn nhiều các thực phẩm được liệt kê ở trên. Hoặc bạn có thể tạo ra một chế độ ăn giàu vitamin nhóm B bằng cách ăn những thực phẩm bao gồm tất cả các vitamin B. Ví dụ, món salad rau bina (cải bó xôi) với trứng luộc chín và hạt hướng dương sẽ cung cấp hàm lượng cao tất cả các vitamin B.
- Ăn nhiều cá hồi. Cá hồi là nguồn protein ít chất béo và chứa rất nhiều vitamin nhóm B. Đặc biệt, bữa ăn gồm cá hồi cung cấp hàm lượng cao 6 trong 8 loại vitamin B là: B2, B3, B5, B6, B7, B12. Cá hồi không di cư chứa nhiều vitamin B1, B2, B5 và B12 hơn hầu như tất cả các thực phẩm khác. Thêm vào đó, bạn có thể ăn luân phiên cá thu (giàu vitamin B2, B3, B12) và cá ngừ (giàu vitamin B3, B6, B12) trong chế độ ăn.[27]
- Ăn nhẹ bằng hạt hướng dương hoặc thêm hạt hướng dương vào món salad. 1/4 cốc hạt hướng dương sẽ cung cấp 43% nhu cầu vitamin B1, 28% nhu cầu vitamin B6, 24% nhu cầu vitamin B5, 20% nhu cầu vitamin B9 và 18% nhu cầu vitamin B3 mỗi ngày. Ngoài ra, hạt hướng dương còn rất giàu vitamin B7.[28]
- Tăng cường thịt trong chế độ ăn. Thịt bò, thịt lợn, thịt cừu nạc là nguồn cung cấp dồi dào vitamin nhóm B. Thịt đỏ chứa hàm lượng cao vitamin B2, B3, B5, B6, B7 và B12, trong khi đó, thịt lợn rất giàu vitamin B1, B2, B3, B5 và B6. Mặc dù không bằng các loại thịt trên nhưng thịt gà và thịt gà tây rất giàu vitamin B3, B5 và B6. [27]
- Thêm rau bina (cải bó xôi) vào món salad, ốp-lết hoặc các món ăn khác. Rau bina rất giàu vitamin B2, B6, B7 và B9. Mặc dù hàm lượng ít hơn nhưng các loại rau xanh khác cũng rất giàu vitamin nhóm B.[27]
- Cố gắng ăn nhiều trứng luộc chín. Trứng luộc là món ăn nhẹ tuyệt vời, dễ mang theo và là nguyên liệu hoàn hảo để trang trí salad. Trứng là nguồn thực phẩm dồi dào vitamin B2, B5, B7 và B12. Bạn có thể luộc chín vài quả trứng và đem bảo quản trong tủ lạnh để dùng dần.[27]
- Bánh mì mà bạn ăn phải đảm bảo được làm từ bột mì nguyên cám. Bánh mì rất giàu vitamin B1, B7, và B9. Bánh mì trắng thường chứa rất ít vitamin nhóm B, còn bánh mì Pháp lại rất giàu vitamin B9.[27]
- Uống thức uống chứa cồn có chừng mực. Không chỉ thực phẩm nên ăn mà thực phẩm không nên ăn cũng ảnh hưởng đến lượng vitamin trong cơ thể. Uống quá nhiều đồ uống chứa cồn sẽ cản trở khả năng hấp thụ vitamin B3 [10] và B6. [29]
- Hạn chế uống cà phê, trà và soda. Caffeine cản trở hấp thu vitamin B1. Ngoài ra, caffeine còn có tính lợi tiểu, do đó sẽ làm mất đi một lượng đáng kể vitamin nhóm B vì các vitamin này tan trong nước.[30]
Sử dụng Thực phẩm Chức năng Bổ sung Vitamin B[sửa]
- Uống thực phẩm chức năng để tăng lượng vitamin B hằng ngày. Bạn có thể mua thực phẩm bổ sung vitamin nhóm B để bổ sung thêm tất cả các vitamin B hoặc thực phẩm bổ sung một loại vitamin riêng lẻ như axit folic (B9). Ngoài ra, vitamin tổng hợp thường chứa hầu hết hoặc tất cả các vitamin B.
-
Hãy
nhớ
rằng
thực
phẩm
mới
là
nguồn
cung
cấp
dinh
dưỡng
tốt
nhất.
Trong
một
số
trường
hợp,
chẳng
hạn
như
phụ
nữ
mang
thai
uống
axit
folic,
thực
phẩm
chức
năng
là
cách
dễ
dàng
và
hiệu
quả
để
đảm
bảo
tiêu
thụ
đủ
một
loại
vitamin
riêng
biệt.
Tuy
nhiên,
thực
phẩm
chức
năng
vẫn
chỉ
mang
tính
chất
bổ
sung.
Thực
phẩm
toàn
phần
vẫn
là
tốt
nhất
vì:[31]
- Thực phẩm chứa một hỗn hợp phức tạp nhiều chất dinh dưỡng. Các chất dinh dưỡng này hoạt động cùng nhau và mang đến lợi ích vượt trội hơn hẳn thực phẩm bổ sung.
- Thực phẩm như rau củ, ngũ cốc, hoa quả và các loại đậu chứa chất xơ giúp ngăn ngừa bệnh tim, bệnh tiểu đường loại 2 cùng nhiều căn bệnh khác.
- Thực phẩm còn chứa nhiều chất hữu ích khác như chất chống ôxi hóa và hóa chất thực vật giúp chống tổn thương tế bào cũng như ngăn ngừa bệnh ung thư và bệnh tim mạch.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dùng thực phẩm chức năng. Thực phẩm chức năng có thể gây tác dụng phụ hoặc tương tác thuốc. Phụ nữ mang thai, trẻ em hoặc người đang bị bệnh phải đặc biệt thận trọng khi sử dụng thực phẩm chức năng.[32]
- Phải đảm bảo rằng bạn đang sử dụng nguồn cung cấp vitamin tốt. Phân tích trong phòng thí nghiệm đã chỉ ra rằng: một số thực phẩm chức năng chứa nhiều hoặc ít vitamin hơn so với con số được ghi trên nhãn sản phẩm hoặc chứa thêm các thành phần không được liệt kê. Để đảm bảo có thể nạp vào đúng các chất được ghi trên nhãn sản phẩm, bạn nên mua vitamin có con dấu của Dược Điển Hoa Kỳ, ConsumerLab hoặc NSF International - ba tổ chức kiểm duyệt vitamin.[32]
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/bvitamins.html
- ↑ 2,0 2,1 2,2 2,3 2,4 2,5 2,6 http://www.nhs.uk/Conditions/vitamins-minerals/Pages/Vitamin-B.aspx
- ↑ http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4241913/
- ↑ http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3257732/
- ↑ 5,0 5,1 5,2 5,3 5,4 5,5 http://www.ext.colostate.edu/pubs/foodnut/09312.html
- ↑ http://www.healthaliciousness.com/articles/thiamin-b1-foods.php
- ↑ http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/15257686
- ↑ http://www.healthaliciousness.com/articles/foods-high-in-riboflavin-vitamin-B2.php
- ↑ http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3329393/
- ↑ 10,0 10,1 http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/druginfo/natural/924.html
- ↑ http://www.healthaliciousness.com/articles/foods-high-in-niacin-vitamin-B3.php
- ↑ http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/24831048
- ↑ http://umm.edu/health/medical/altmed/supplement/vitamin-b5-pantothenic-acid
- ↑ http://www.healthaliciousness.com/articles/foods-high-in-pantothenic-acid-vitamin-B5.php
- ↑ http://umm.edu/health/medical/altmed/supplement/vitamin-b6-pyridoxine
- ↑ 16,0 16,1 http://ods.od.nih.gov/factsheets/VitaminB6-Consumer/
- ↑ http://www.healthaliciousness.com/articles/foods-high-in-vitamin-B6.php
- ↑ http://www.huffingtonpost.com/2013/09/30/biotin-hair-skin-nails_n_4016804.html
- ↑ http://www.medicalnewstoday.com/articles/219718.php
- ↑ http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/24012088
- ↑ http://www.nutri-facts.org/eng/vitamins/vitamin-b7-biotin/intake-recommendations/
- ↑ http://www.fitday.com/fitness-articles/nutrition/vitamins-minerals/8-foods-rich-in-biotin.html
- ↑ http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/25601573
- ↑ http://www.healthaliciousness.com/articles/foods-high-in-folate-vitamin-B9.php
- ↑ 25,0 25,1 http://ods.od.nih.gov/factsheets/VitaminB12-Consumer/
- ↑ http://www.healthaliciousness.com/articles/foods-high-in-vitamin-B12.php
- ↑ 27,0 27,1 27,2 27,3 27,4 http://www.healthaliciousness.com
- ↑ http://www.whfoods.com/genpage.php?tname=foodspice&dbid=57
- ↑ http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC301849/
- ↑ http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/druginfo/natural/965.html
- ↑ http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/nutrition-and-healthy-eating/in-depth/supplements/art-20044894
- ↑ 32,0 32,1 http://ods.od.nih.gov/HealthInformation/DS_WhatYouNeedToKnow.aspx