Bớt ngây thơ

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Một số người có thể gọi bạn là "ngây thơ" nếu bạn quá cả tin hoặc thiếu trải nghiệm với thế giới xung quanh.[1] Người ngây thơ dễ tin vào người khác, và bản tính ngây thơ đó thường khiến họ dễ bị lừa gạt hoặc tổn thương. Ngây thơ không phải lúc nào cũng là đức tính xấu; nó có thể giúp bạn thêm lạc quan và khéo léo.[2] Tuy nhiên, nếu muốn bớt ngây thơ, bạn nên mạnh dạn trải nghiệm nhiều hơn, thay vì rụt rè né tránh. Bạn cũng nên có sự đề phòng nhất định trong một vài hoàn cảnh xã hội.

Các bước[sửa]

Mở rộng tầm Mắt nhìn ra Thế giới[sửa]

  1. Gặp gỡ nhiều người có hoàn cảnh xã hội khác nhau. Đôi khi, một số người bị cho là ngây thơ bởi vì cách nhìn nhận thế giới còn hạn hẹp hay sự trải đời còn hạn chế. Bước ra thế giới bên ngoài và tương tác với những người có cuộc sống hoàn toàn khác biệt có thể là một kinh nghiệm học hỏi giúp bạn hiểu được thế giới với cái nhìn rộng lớn hơn.[3]
    • Bạn có thể ngây thơ bởi vì bạn lớn lên trong sung túc và mù mờ về những người kém may mắn hơn bạn. Kết bạn với những người xuất thân từ địa vị kinh tế xã hội khác nhau sẽ giúp bạn trân trọng sự may mắn mà bạn có.
    • Cá nhân lớn lên trong thị trấn nhỏ thường hay ngây thơ hơn người có lối sống thành thị. Đến thăm một thành phố và kết nối với mọi người nơi đây có thể giúp bạn thêm tự tin và mang lại cho bạn kiến thức về sự khác biệt giữa thế giới xung quanh và thế giới bạn sống.
    • Tình bạn giữa người với người từ nhiều nền văn hóa khác nhau sẽ giúp bạn phát triển sự đồng cảm đối với người khác, cũng như tôn trọng tín ngưỡng và tập quán văn hóa.[3]
    • Bạn có thể thử tham gia câu lạc bộ văn hóa tại cộng đồng địa phương, hoặc học một ngoại ngữ. Nếu bạn quen biết nhiều người có văn hóa và địa vị xã hội khác nhau, thì hãy hỏi họ (tất nhiên là với thái độ lịch sự) về phong tục tập quán, quan điểm, và trải nghiệm của họ. Bạn chỉ có thể học hỏi thêm nhiều điều khi sẵn lòng lắng nghe.
  2. Tham gia trải nghiệm mới lạ. Một số người ngây thơ là bởi vì họ được nuôi dưỡng trong môi trường bảo bọc quá kỹ. Có thể bố mẹ không cho phép bạn tham dự bữa tiệc hay chơi đùa với đứa trẻ khác cùng lứa tuổi, do đó bạn đã bỏ lỡ nhiều trải nghiệm đáng nhớ.
    • Bù đắp khoảng thời gian bị mất bằng việc thực hiện tất cả những hoạt động thú vị mà bạn có thể nghĩ ra để thay đổi tầm nhìn của bạn về thế giới và mọi người trong thế giới đó. Nhảy dù, đi bộ đường dài/cắm trại ở công viên quốc qua, viết tiểu thuyết, hay học ngoại ngữ.
    • Trải nghiệm mới lạ sẽ kích thích tế bào não phát triển.[4] Vì vậy, bạn không chỉ mở rộng cơ hội thể hiện cách ứng xử và sưu tầm nhiều câu chuyện hay để kể lại, mà còn giúp ích cho sức khỏe bộ não.
  3. Bước ra khỏi vùng thoải mái. Khi bạn luôn làm mọi thứ theo một cách nhất định, sẽ có chút gian nan khi bạn đột nhiên thay đổi hướng cuộc đời. Tuy nhiên, bạn sẽ không bao giờ biết chính xác được bạn tài giỏi đến mức nào hay bạn có khả năng làm được gì nếu không thoát ta khỏi một nơi mà bạn đã ở trong đó quá lâu.
    • Không nên an phận với một cuộc sống bình thường chỉ bởi vì bạn cảm thấy thoải mái. Nỗ lực hết mình cho điều gì đó mới lạ và đặc biệt. Bạn sẽ am hiểu hơn về thế giới trong quá trình tiến bộ.
    • Bước ra khỏi vùng thoải mái còn giúp bạn tiếp thêm nguồn năng lượng mới cho cuộc sống và tạo sự liên kết với một phần của bản thân, mà cho đến thời điểm hiện tại, vẫn đang chịu an phận. Càng có nhiều cơ hội mới và thử thách sẽ mang lại năng suất làm việc tốt hơn, sức sáng tạo và mức độ hài lòng được tăng cường.[5]
  4. Đi du lịch nhiều hơn. Khám phá nhiều địa điểm mới mẻ sẽ làm thế giới trở nên nhỏ bé hơn, cho dù đó là thành phố gần kề hay vòng quanh thế giới. Bạn sẽ nhanh chóng lột bỏ lớp da cũ "xanh xao" và dần trở nên thông thạo hơn với việc đi đây đó khắp nơi.[6]
    • Kỹ năng xã hội của người ngây thơ thường tiến triển chậm, và là nguyên nhân khiến họ ít có cơ hội bước ra thế giới bên ngoài. Tuy nhiên, bằng việc đi du lịch vòng quanh thế giới, bạn có thể cải thiện kỹ năng xã hội và thay đổi tầm nhìn, cũng như giao tiếp với người khác trong nước và khắp thế giới.
    • Ví dụ, đi du lịch một mình sẽ tăng bản năng tự nhiên và thử thách bản thân, để rồi khi bạn trở về nhà, thì việc làm quen bạn mới, ăn một mình ở nhà hàng, hay đi xem phim một mình sẽ trở nên dễ dàng hơn. Tự bay trên đôi cánh của mình còn tăng sự tự tin và giảm bớt sự phụ thuộc vào bạn đồng hành, từ đó bạn sẽ có nhiều cơ hội gặp gỡ bạn mới và tham gia nhiều trải nghiệm mới lạ.[7]
    • Chắc chắn rằng bạn luôn sẵn sàng đón nhận trải nghiệm mới mẻ. "Sốc văn hóa" là trạng thái khi gặp một nền văn hóa khác biệt với nền văn hóa nước nhà. Tình trạng này rất thực tế, và có thể có tác động lớn nếu bạn là một người hoàn toàn ngây thơ. Chấp nhận rằng khi đi du lịch, bạn sẽ đối mặt với nhiều trải nghiệm và mọi người thì rất khác biệt, và bạn sẽ trải qua khoảng thời gian cảm thấy khó chịu với trải nghiệm đó. Đó là toàn bộ việc cần phải học về cuộc sống mới ở nơi khác.[8]
  5. Trở thành tình nguyện viên. Như việc gắn kết với những người có hoàn cảnh khác nhau mang lại cho bạn cái nhìn mới về cuộc sống, thì giúp đỡ người khốn khó cũng tương tự thế. Thêm vào đó, để bản thân bước ra khỏi môi trường thiếu sự trải nghiệm, bạn sẽ nỗ lực giải quyết vấn đề và giúp cải thiện cộng đồng.[9]
    • Dù bạn tin hay không, thì việc tình nguyện thậm chí rất tốt cho sức khỏe. Nó mang lại hiệu quả tích cực đối với sức khỏe thể chất và tinh thần, bao gồm mang lại cho mọi người cảm giác có mục đích để phấn đấu và hạnh phúc, đầy đủ.[10]
    • Cân nhắc xem bạn có khả năng gì để giúp đỡ. Nhiều cơ hội tình nguyện không đòi hỏi kỹ năng nào đặc biệt, nhưng nếu bạn thành thạo trong lĩnh vực máy tính hoặc là "người hòa đồng", bạn có thể nắm bắt cơ hội phù hợp với kỹ năng và tính cách của mình.[11]

Cẩn thận hơn trong mối Quan hệ Xã hội[sửa]

  1. Tỉnh táo hơn. Khi bước ra khỏi môi trường quen thuộc, bạn sẽ nhận ra rằng cho dù ở đâu cũng sẽ có người tốt và kẻ xấu. Bạn nên ý thức được loại người xung quanh mình.
  2. Xác định xem mọi người có đáng tin hay không. Cẩn thận quan sát người nào đó mới quen trước khi đánh giá xem họ có đáng tin hay không. Khoan phán xét mọi người cho đến họ tự bộc lộ bản chất không đáng tin.
    • Nếu bạn có xu hướng đánh giá mọi việc quá vội vã và hấp tấp, hãy dẫn theo một ai đó trong buổi hẹn gặp đầu tiên với người mới quen để có thêm ý kiến trước khi bắt đầu xây dựng tình bạn hoặc mối quan hệ tình cảm mới.
    • Bộ não người thường chỉ mất một phần nghìn giây để đánh giá xem một người có đáng tin cậy hay không, do đó, đừng nên thất vọng với chính mình trong trường hợp bạn chọn nhanh chóng tin tưởng vào phẩm chất tốt đẹp nhất của con người.[12] Bớt ngây thơ không có nghĩa là bạn phải trở thành một người hoài nghi.
  3. Nhận biết dấu hiệu của tính không trung thực.[13] Gặp gỡ ai đó mới quen có thể mang lại cảm giác mới lạ và thú vị, nhưng bạn cần theo dõi một số biểu hiện nhất định để biết được liệu người đó có yêu thương bạn thật lòng hay không.
    • Không phải bất cứ người nói dối nào cũng nhìn đi chỗ khác khi nói dối. Những người nói dối có kinh nghiệm vẫn có thể giao tiếp bằng mắt, ngay cả khi đang lừa gạt bạn.
    • Đứng ngồi không yên có thể là một dấu hiệu của tính không trung thực, nhất là nếu hành động này chỉ xảy ra trong suốt sự việc hoặc câu chuyện cụ thể nào đó, thay vì là một thói quen thường ngày.[14]
    • Ngôn ngữ cơ thể khác ám chỉ tính không trung thực bao gồm hắng giọng liên tục, tay để phía sau cổ, (giống như nghịch dây chuyền), dựa ra đằng sau, hay thiếu "cử chỉ dứt khoát" như chỉ trỏ hoặc nghiêng đầu. Một biểu hiện duy nhất thường không phải là bằng chứng cho thấy một người đang nói dối, và một vài hành động này có thể chỉ đơn thuần là biểu lộ sự lo lắng. Tuy nhiên, nếu bạn thấy nhiều dấu hiệu trên xuất hiện cùng một lúc, đó có thể là tín hiệu của sự dối trá.[15]
    • Nên thận trọng với người mới quen mà lại quan tâm đến bạn quá mức. Những người cố gắng tìm hiểu quá nhiều về bạn trong thời gian ngắn có thể là tín hiệu nguy hiểm cần cảnh giác, đặc biệt là nếu họ can thiệp sâu vào cuộc sống riêng tư, công việc, và tình hình tài chính của bạn. Dạng người này thường có động cơ tiềm ẩn khi muốn kết bạn với bạn.[16]
  4. Lắng nghe nhiều hơn, nói ít hơn. Tham gia nói chuyện xã giao hời hợt cho đến khi bạn cảm thấy thoải mái với người mới quen. Lắng nghe điều người đó đang nói nhiều hơn thay vì chia sẻ quá nhiều điều về bản thân bạn. Thêm nữa, lối cư xử này đối với người bạn mới có thể được xem là một lợi ích bởi vì hầu hết mọi người đều hứng thú chia sẻ về bản thân họ và cảm thấy vui sướng khi có ai đó sẵn sàng lắng nghe.
    • Giữ kín bí mật. Người ngây thơ thường tin tưởng người lạ quá nhanh. Đừng để cho bất cứ ai biết về cuộc sống riêng và công việc của bạn, ngoại trừ gia đình và người bạn thân đáng tin cậy nhất hoặc người yêu. Tránh chia sẻ quá nhiều.[17]
    • Kiếm chề nói chuyện một cách nóng vội.[18] Nếu bạn là người hiếm khi suy nghĩ trước khi nói, thì hãy hành động để tránh nói ra điều gì đó có thể khiến bạn hối tiếc. Tạm dừng lại và cẩn thận suy nghĩ từng lời trước khi nói.
  5. Học cách đọc suy nghĩ người khác. Những gì mọi người nói hoàn toàn khác so với những gì họ cảm thấy trong lòng. Từ ngữ chỉ chiếm 7% trong việc truyền đạt thông tin. 55% thuộc về ngôn ngữ cơ thể và 30% thuộc về giọng nói.[19]
    • Có phải người mới quen đang ngồi cách xa và xoay lưng về phía bạn không? Điều này có thể tiết lộ rằng người đó không thích bạn.
    • Có phải người mới quen nhét tay vào giữa hai chân, đút tay vào túi áo, hay đặt sau lưng không? Điều này có thể ám chỉ rằng người đó không hứng thú với cuộc trò chuyện hay sự tương tác.
    • Kiểm tra dấu hiệu ngôn ngữ cơ thể đáng ngờ. Tư thế hai cánh tay mở rộng vuông góc với bạn cho thấy rằng ai đó cảm thấy thoải mái với những gì đang diễn ra.
    • Có phải người mới quen đang nghiến răng hay mím môi không? Đây là biểu hiện cho thấy người đó đang có cảm giác căng thẳng trong hoàn cảnh hiện tại.
    • Nếu trong thâm tâm, bạn nghĩ rằng một ai đó có đáng nghi hoặc không trung thực, thì hãy giữ khoảng cách với người đó ngay lập tức. Học cách tin vào bản năng của mình.
  6. Nhận ra rằng bạn không thể "sửa chữa" mọi người. Đôi khi, con người có thể bị cho là ngây thơ nếu họ tin rằng họ có thể "sửa chữa" người khác bằng cách giúp đỡ, yêu thương hay đặt niềm tin vào họ, v.v. Điều này đặc biệt phổ biến trong mối quan hệ yêu đương. Để bớt ngây thơ, bạn nên thừa nhận rằng mỗi người phải có trách nhiệm cho hành vi và hành động của riêng họ.[16]
    • Ví dụ, một dấu hiệu phổ biến của mối quan hệ tình cảm không lành mạnh là một người tin rằng "tình yêu" của anh/cô ấy có thể giúp ai đó từ bỏ hành vi không đúng mực hay giúp người đó trở thành người tốt hơn. Mặc dù bạn dĩ nhiên là có thể hỗ trợ người bạn đời, nhưng bạn không thể "sửa chữa" họ bằng tình yêu.
  7. Tự tin vào bản thân. Ngay cả khi bạn ngây thơ, thì bạn vẫn có điểm gì đó đặc biệt để góp phần vào thế giới. Thực ra, người ngây thơ có thể chấp nhận rủi ro, mạo hiểm và có năng suất làm việc cao hơn những người từng trải nhưng lại luôn nghi ngờ bản thân họ. Học cách chấp nhận con người bạn một cách tự nhiên.
  8. Cho bản thân thêm thời gian. Bạn không thể thay đổi bản tính ngây thơ chỉ sau một đêm. Cho bản thân một khoảng thời gian để điều chỉnh và trở nên thận trọng hơn với mọi người xung quanh. Trước khi bắt đầu bất cứ mối quan hệ nào, hãy nghỉ ngơi một khoảng thời gian cho đến khi bạn cảm thấy mình có thể đánh giá được ý định của người khác.

Cảnh báo[sửa]

  • Khi ở trong một môi trường mới hay gặp gỡ người mới quen, hãy luôn thông báo cho một ai đó biết vị trí của bạn bằng cách đưa cho họ địa chỉ hoặc cho họ biết cách để tiếp cận bạn trong trường hợp nguy cấp. Luôn gặp gỡ người mới ở nơi công cộng.
  • Mặt trái của việc chia sẻ quá nhiều thông tin vượt quá giới hạn của buổi trò chuyện, gặp gỡ trực tiếp. Chú ý không chia sẻ thông tin cá nhân trên mạng xã hội.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. http://www.oxforddictionaries.com/us/definition/american_english/naive
  2. http://www.forbes.com/sites/willyfoote/2014/11/19/the-value-of-naivete-three-tips-for-aspiring-entrepreneurs/
  3. 3,0 3,1 http://ctb.ku.edu/en/table-of-contents/culture/cultural-competence/building-relationships/main
  4. http://www.prevention.com/health/brain-health/stimulate-brain-cell-growth
  5. https://www.psychologytoday.com/blog/the-athletes-way/201310/stepping-outside-your-comfort-zone-keeps-you-sharp
  6. http://www.forbes.com/sites/lealane/2015/03/06/yes-travel-is-extraordinarily-good-for-you-experts-show-how-and-why/2/
  7. http://www.cnn.com/2012/02/14/travel/solo-travel-benefits/
  8. http://www.cie.uci.edu/prepare/shock.shtml
  9. http://www.nationalservice.gov/serve-your-community/benefits-volunteering
  10. http://www.nationalservice.gov/about/role_impact/performance_research.asp#HBR
  11. http://www.nationalservice.gov/sites/default/files/documents/VIA_tips_volunteering.pdf
  12. http://psych.nyu.edu/freemanlab/pubs/2014Freeman_JNeuro.pdf
  13. http://psychcentral.com/blog/archives/2012/09/26/how-to-detect-deceit-a-model-from-former-cia-officers/
  14. https://www.psychologytoday.com/blog/alternative-truths/201103/spotting-lies-amidst-the-truth
  15. https://www.psychologytoday.com/blog/let-their-words-do-the-talking/201411/9-subtle-signs-someones-lying-you
  16. 16,0 16,1 http://www.conflictmanagementinc.com/uploads/Universal_Red_Flags.pdf
  17. https://medicinetoday.com/oversharing-online-bad-habit/
  18. https://www.psychologytoday.com/blog/rediscovering-love/201105/speaking-you-think-foot-in-mouth-syndrome-in-committed-relationships
  19. https://www.psychologytoday.com/blog/emotional-freedom/201402/three-techniques-read-people

Liên kết đến đây